kết quả tìm kiếm
Tìm kiếm tổng cộng 13
-
Doanh thu ở nước ngoài trong quý II của top 100 công ty hàng đầu Hàn Quốc ↓20% do Covid19
Do hậu quả của đại dịch coronavirus mới (Covid19), doanh số bán hàng ra nước ngoài của 100 công ty hàng đầu Hàn Quốc trong quý II/2020 đã giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo kết quả phân tích dữ liệu công bố dựa trên báo cáo tài chính hợp nhất của 100 công ty hàng đầu về doanh thu tính đến năm ngoái, Liên đoàn Doanh nhân Hàn Quốc ngày 7 đã thông báo rằng doanh số bán hàng ở nước ngoài của 100 công ty hàng đầu đạt 146,3 nghìn tỷ KRW, giảm 19,8% so với quý II năm ngoái. Xu hướngdoanh thu bán hàng ở nước ngoài theo quý của 100 công ty hàng đầu Xét theo khu vực, châu Á giảm 24,0%, châu Mỹ 12,6% và châu Âu 11,2%. Đây là kết quả của việc tính hiệu suất bán hàng theo châu lục của 20 công ty hàng đầu công bố hiệu suất bán hàng ở nước ngoài theo khu vực và quốc gia trong số 100 công ty hàng đầu về doanh số bán hàng. Tuy nhiên, trong trường hợp 5 công ty lớn công bố doanh số bán hàng tại Trung Quốc bao gồm Samsung Electronics, Hyundai Motor Company, LG Electronics, SK Hynix và Hyundai Mobis, thì doanh số bán hàng tại Trung Quốc trong quý II tăng 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái và 19,6% so với quý trước. Đây là tốc độ tăng trưởng thực tế đạt 3,2% trong quý II/2020 khi nền kinh tế Trung Quốc phục hồi nhanh chóng kể từ khi đầu tư, tiêu dùng và sản xuất đạt mức thấp nhất vào tháng 2~3. FKI phân tích rằng nhu cầu đối với các sản phẩm liên quan tăng do việc mở rộng đầu tư vào cơ sở hạ tầng mới như truyền thông di động 5G, trí tuệ nhân tạo (AI) và IoT tại cuộc họp 'Lưỡng hội' (Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc và Hội nghị đàm phán chính trị nhân dân toàn quốc) vào tháng 5 vừa qua tại Trung Quốc. Kim Bong-man, người đứng đầu Văn phòng Hợp tác Quốc tế của FKI, cho biết "Điều kiện kinh doanh toàn cầu của các doanh nghiệp được ghi nhận là gặp nhiều khó khăn hơn so với thời kỳ khủng hoảng ngoại hối của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và khủng hoảng tài chính toàn cầu. Để khắc phục điều này, rất cần các chính sách đối ngoại có thể giúp các công ty Hàn Quốc tiến ra nước ngoài, chẳng hạn như mở rộng quyền thâm nhập đặc biệt vào các quốc gia thương mại và đầu tư lớn đông thời hợp tác tích cực hơn nữa với chính quyền địa phương của các quốc gia." Doanh thu ở nước ngoài trong quý II của top 100 công ty hàng đầu Hàn Quốc ↓20% do Covid19
-
7/10 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hàn quốc chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, doanh thu trung bình giảm 39%
Cứ 10 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hàn quốc thì có 7 doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 và doanh thu trung bình của các doanh nghiệp giảm tới 39%. Quảng trường GwangHwamun vắng bóng người sau khi 'giãn cách xã hội ' được nâng lên mức 2 Theo kết quả khảo sát của Gallup Korea với hơn 1.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ có doanh thu hàng năm từ 100 triệu won trở lên thì 77% trong số này cho biết doanh thu của họ đã giảm so với năm ngoái kể từ tháng 2 vừa qua. Cùng trong thời gian đó chỉ có 0,6% số doanh nghiệp tăng doanh thu. Mức giảm doanh thu trung bình là 39,2% và doanh số bán hàng trong lĩnh vực nghỉ dưỡng, lưu trú và nhà hàng, dịch vụ giáo dục giảm tới hơn 90%. Ngoài ra, thiệt hại của các doanh nghiệp ở khu vực Daegu và Gyeongbuk là lớn nhất, tiếp theo là Gwangju và Jeolla. Trong các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì hỗ trợ cho vay chiếm vị trí số 1 với 31% và đang có rất nhiều các doanh nghiệp có mong muốn giảm thuế và hỗ trợ quỹ ổn định việc làm. 7/10 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hàn quốc chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, doanh thu trung bình giảm 39%
-
Naver vượt qua khủng hoảng Covid19, ghi nhận doanh thu quý II cao nhất trong lịch sử
Ngay cả trong bối cảnh khó khăn của khủng hoảng dịch coronavirus mới (Covid19) thì Naver cũng đã cho thấy tín hiệu vô cùng tích cực trong doanh số quý II năm nay nhờ vào sự phát triển của các doanh nghiệp lớn như mua sắm, quảng cáo, tài chính và nội dung và thâm hụt của các lĩnh vực kinh doanh ở Nhật Bản cũng đã ghi nhận giảm. Naver đã công bố vào ngày 30 rằng trong quý II/2020 doanh thu của công ty là 1.902,5 tỷ KRW và lợi nhuận hoạt động cũng đạt 230,6 tỷ KRW. Đây là mức tăng tương ứng 16,7% và 79,7% so với quý hai II ngoái. Và cũng là mức tăng 9,8% và 4,1% nếu so với quý I của năm nay. Đây là mức doanh số cao nhất trong lịch sử của Naver dựa trên cơ sở hàng quý. Trong bối cảnh của Covid19, tỷ lệ mua sắm trực tuyến tăng lên cùng với việc mở rộng quảng cáo đã giúp cho các lĩnh vực kinh doanh như tài chính, webtoon và đám mây (cloud) dẫn đầu sự tăng trưởng. Nhìn vào doanh số theo ngành, nhờ vào hiệu quả của sự gia tăng nhu cầu mua sắm trực tuyến và đưa vào sử dụng chế độ thành viên Naver Plus, nền tảng kinh doanh chủ lực đã tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái và 3,7% so với quý trước đó tương đương với mức 777,2 tỷ KRW. Doanh thu của bộ phận nền tảng CNTT là 180,2 tỷ KRW, tăng 70,2% so với quý II/2019 và 21,6% so với quý I/2020, nhờ vào việc tăng mua sắm trực tuyến, mở rộng các điểm thanh toán bên ngoài của Naver Pay và sự tăng trưởng của Cloud·Works Mobile. Quảng cáo tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái và 21,3% so với quý trước đó lên 174,7 tỷ KRW, với việc mở rộng các quảng cáo theo dạng performance-type. Nhờ sự tăng trưởng của các webtoons đạt 64 triệu người dùng toàn cầu và nối lại hoạt động của các nghệ sĩ thông qua dịch vụ phát sóng video 'V Live', doanh thu của dịch vụ nội dung tăng 58,9% so quý hai năm ngoái và 43,8% so với quý đầu năm nay, tương đương mức 79,6 tỷ KRW. Doanh số của LINE và các nền tảng khác tăng 16,7% so với cùng kỳ năm ngoái và 8,8% so với quý trước đó, tương đương với lên 690,8 tỷ KRW. Naver vượt qua khủng hoảng Covid19, ghi nhận doanh thu quý II cao nhất trong lịch sử
-
Lợi nhuận của Samsung SDS giảm mạnh trong Quý 2 năm 2020
Samsung SDS Co., một đơn vị dịch vụ CNTT của Tập đoàn Samsung, vào thứ Sáu đã báo cáo thu nhập trong quý thứ hai của năm trong bối cảnh ảnh hưởng bởi COVID 19. Lợi nhuận ròng của công ty đạt 145,8 tỷ won (121,8 triệu USD) trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, giảm 24,7% so với một năm trước đó. Lợi nhuận hoạt động của công ty đã giảm 24% so với cùng kỳ xuống còn 196,7 tỷ won trong quý II, công ty cho biết trong một hồ sơ báo cáo định kỳ. Doanh số giảm 7,5% so với cùng kỳ xuống 2,56 nghìn tỷ won trong giai đoạn được trích dẫn. Samsung SDS cho biết sự sụt giảm xảy ra khi đại dịch trì hoãn các dự án của họ. Hoạt động kinh doanh dịch vụ CNTT của công ty đã đạt doanh số 1,31 nghìn tỷ won trong quý II, giảm 15,9% so với một năm trước. Nhưng doanh thu của dịch vụ gia công quy trình kinh doanh hậu cần đã tăng 3,3% so với cùng kỳ lên 1,24 nghìn tỷ won. Trong nửa cuối năm, Samsung SDS dự kiến sẽ phục hồi các khoản đầu tư CNTT từ các doanh nghiệp mặc dù môi trường kinh tế đầy thách thức. Công ty cho biết họ sẽ tập trung vào một hệ thống đám mây và các giải pháp thông minh cho sản xuất để đảm bảo nhiều cơ hội kinh doanh hơn trong tương lai. Lợi nhuận của Samsung SDS giảm mạnh trong Quý 2 năm 2020
-
Doanh số của các tập đoàn lớn của Hàn Quốc trong quý I/2020 ↑5,1% so với cùng kỳ năm ngoái
Trong quý đầu tiên của năm nay, doanh số của Top 50 tập đoàn có vốn hóa thị trường hàng đầu đã tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Cổng thông tin việc làm Job Korea đã công bố vào ngày 10 rằng đó là kết quả của việc phân tích tình trạng doanh số bán hàng quý đầu tiên của 38 trong số 50 công ty hàng đầu đã công bố doanh thu trong quý đầu tiên. Doanh thu của các tập đoàn này trong quý I/2020 đạt tổng cộng 254.960 tỷ KRW. Đây là mức tăng 5,14% so với tổng doanh thu 242.490 tỷ KRW trong cùng kỳ năm ngoái. Công ty đứng đầu về doanh số trong quý đầu năm nay không ai khác chính là Samsung Electronics với 55.320 tỷ KRW. Đây là mức tăng 5,61% so với cùng kỳ năm ngoái (52.380 tỷ KRW). Vị trí thứ 2 thuộc về Hyundai Motors với doanh số 25.310 tỷ KRW, tăng 5,55% so với cùng kỳ năm ngoái (23.980 tỷ KRW). Thứ 3 là Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc (15.090 tỷ KRW), thứ 4 là LG Electronics (14.720 tỷ KRW) và thứ 5 là Kia Motors (14.560 tỷ KRW). So với cùng kỳ năm ngoái, NCsoft là công ty có mức tăng trưởng doanh số cao nhất với 730 tỷ KRW, tăng 103,8% so với cùng kỳ năm ngoái (350 tỷ KRW). Công ty lớn có mức tăng trưởng doanh số cao thứ 2 là Mirae Asset Daewoo với doanh thu trong quý đầu năm nay lên tới 9.080 tỷ KRW, tăng 93,7% so với cùng kỳ năm ngoái (4.680 tỷ KRW). Theo sau là Celltrion với tốc độ tăng trưởng doanh số là 68,2% (220 tỷ KRW → 370 tỷ KRW) và Samsung Biologics với mức tăng 65,3% (120 tỷ KRW → 200 tỷ KRW). Doanh số của các tập đoàn lớn của Hàn Quốc trong quý I/2020 ↑5,1% so với cùng kỳ năm ngoái
-
Top 500 doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2019…Buôn bán 'tàm tạm'·Lợi nhuận 'bết bát'
10 doanh nghiệp đứng đầu trong Top 500 doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2019 Doanh số của 500 công ty hàng đầu Hàn Quốc năm 2019 tăng nhẹ so với năm trước đó, nhưng lợi nhuận hoạt động lại ghi nhận sụt giảm mạnh. Theo ngành công nghiệp, các công ty thuộc lĩnh vực hóa dầu và phụ tùng ô tô là những doanh nghiệp xuất hiện nhiều nhất trong Top 500 công ty và Samsung Electronics vẫn chiếm vị trí đầu bảng mặc dù doanh số có giảm. Theo CEO Score (giám đốc Park Joo-Keun) 1 trang web chuyên đánh giá công ty vào ngày 10/6, trong số 33.000 công ty nộp báo cáo kiểm toán cho Dịch vụ giám sát tài chính, tổng doanh số của 500 doanh nghiệp hàng đầu trong năm 2019 (dựa trên cơ sở hợp nhất, các công ty riêng do doanh nghiệp nắm giữ) đạt tổng cộng 2.907.543 tỷ KRW. Con số này đã tăng 2,5% tương đương 72 nghìn 274,7 tỷ KRW so với tổng doanh số Top 500 doanh nghiệp năm 2018 (2.835.268,3 tỷ KRW). Tuy doanh số tăng nhưng lợi nhuận hoạt động của 500 doanh nghiệp hàng đầu chỉ đạt 163.426,7 tỷ đã giảm 26,8% tương đương 59.922 tỷ KRW so với năm 2018 (223.348,7 tỷ KRW). Năm ngoái, đã có 34 doanh nghiệp mới lọt vào top 500. Nếu xét theo ngành công nghiệp, lĩnh vực hóa dầu và tự động/phụ tùng ghi nhận nhiều công ty góp mặt trong Top 500 nhất với 45 doanh nghiệp. Đứng sau là doanh nghiệp trong các lĩnh vực như phân phối (44), vật liệu xây dựng (43), CNTT và điện tử (35), bảo hiểm (32), thực phẩm và đồ uống (32), hàng gia dụng (31) và dịch vụ (30). Nếu xét theo xếp hạng công ty, doanh số của Samsung Electronics lên tới 230.409 tỷ KRW giảm 5,5% so với năm trước nhưng vẫn giữ được vị trí số 1. Theo đó, hạng 1 đến hạng 7 vẫn là các doanh nghiệp giống như năm 2018 tuy nhiên Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc đã lần đầu tiên lọt vào Top 10 khi tăng từ hạng 27 (20.932 tỷ KRW) lên hạng 8 còn Hyundai Mobis và GS Caltex đã thay đổi thứ hạng cho nhau. Top 500 doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2019…Buôn bán 'tàm tạm'·Lợi nhuận 'bết bát'
-
Doanh thu của công ty du lịch tại Hàn Quốc trong quý II đều 'nằm bên bờ vực'
Quanh cảnh quầy bán tour của các công ty du lịch tại sân bay quốc tế Incheon, Seoul vắng vẻ đìu hiu vào ngày 22/4 Dịch coronavirus mới (Covid19) vẫn còn kéo dài khiến cho doanh số của các công ty du lịch lớn tại Hàn Quốc dự kiến sẽ giảm hơn 70% trong quý II/2020. Mặc dù thời điểm này mọi năm đã là lúc nhận đặt chỗ cho các sản phẩm trọn gói du lịch nước ngoài trước kỳ nghỉ hè, nhưng năm nay mọi chuyện lại vô cùng ảm đạm khi hầu như không có bất cứ đơn đặt phòng nào được ghi nhận. Hana Tour, công ty du lịch lớn nhất của Hàn Quốc cũng đã phải cho nhân viên nghỉ phép không lương bắt đầu từ tháng 6. Việc kích cầu du lịch nước ngoài hiện vẫn còn bất khả thi do phong tỏa biên giới quốc tế nên chính phủ Hàn Quốc đã chuẩn bị một kế hoạch để hồi sinh du lịch nội địa. Tuy nhiên, sự cố ổ dịch Itaewon và các ca lây nhiễm tập thể tại kho hàng ở Bucheon của Coupang đã làm gia tăng mối lo ngại về việc tái bùng phát của Covid19 và làm giảm đi đi kỳ vọng khôi phục nền công nghiệp du lịch nội địa Hàn Quốc. Theo F&Guide, một công ty thông tin tài chính vào ngày 1/6, dự báo doanh thu hợp nhất quý II của công ty Hana Tour được ước tính là 50,1 tỷ KRW, giảm 74,1% so với cùng kỳ năm ngoái (193,7 tỷ KRW). Khoản lỗ hoạt động dự kiến sẽ chuyển sang thâm hụt từ thặng dư 3,6 tỷ KRW trong cùng kỳ năm ngoái lên thành 27,5 tỷ KRW. Ước tính doanh thu quý II của Mode Tour dự kiến sẽ giảm 79,3% so với cùng kỳ năm ngoái (70,6 tỷ KRW) xuống 14,6 tỷ KRW. Thiệt hại hoạt động được ước tính là 11,5 tỷ KRW, và thâm hụt dự kiến sẽ mở rộng đáng kể so với quý II/2019 (200 triệu KRW). Người ta ước tính rằng thâm hụt quý quý I/2020 sẽ lớn hơn đáng kể so với con số 1,4 tỷ KRW. Trong quý I/2020 ngoài Hana Tour và Mode Tour, Lotte Tour Development cũng đã thâm hụt 7,6 tỷ KRW. Các công ty du lịch như Red Cap Tour (7,1 tỷ KRW) và Sejong (1,1 tỷ KRW) tuy vẫn ghi nhận lợi nhuận hoạt động nhưng thặng dư đã giảm đi ít nhiều. Với các công ty du lịch khác, chẳng hạn như Lotte Tour Development dự kiến sẽ ghi nhận doanh thu tồi tệ hơn trong quý II này. Tháng 4 vừa qua, với con số 31.425 khách du lịch khởi hành muốn đi du lịch nước ngoài đã giảm 98,6% so với cùng tháng năm ngoái (2.246.417). Số lượng khách du lịch nước ngoài đến thăm Hàn Quốc cũng giảm 98,2% xuống còn 29.415 người. Vì đa phần biên giới các nước hiện đang bị chặn và lệnh hạn chế di chuyển đã được ban hành trên toàn thế giới cùng với đó các biện pháp 'tự cách ly hai tuần' sẽ phải được tuân thủ khi nhập cảnh dự kiến sẽ khiến cho rất ít khách du lịch nước ngoài đến Hàn Quốc hoặc người Hàn Quốc đi du lịch nước ngoài trong thời gian này. Vào tháng 6, một số chuyến bay quốc tế đã nối lại trong nước và một số nước châu Âu đã đồng ý cho phép người nước ngoài vào nước này, nhưng vẫn không đủ để thúc đẩy du lịch nước ngoài. Ji In-Hae, một nhà nghiên cứu tại Hanwha Investment & Securities, cho biết "Điều này được hiểu rằng tỷ lệ đặt trước cho các sản phẩm du lịch trong vòng 3 tháng từ tháng 6 đến tháng 8 sẽ vẫn ở mức -99%. Vì các đường bay vẫn chưa được mở hoàn toàn và nếu chọn du lịch nước ngoài, việc 'cách ly 2 tuần' điều bắt buộc cho nên có thể thấy trên thực tế hầu hết các công ty du lịch đều đang phải đóng cửa." Các công ty du lịch hiện đang ở trong tình trạng vô cùng khó khăn và chỉ đang hoạt động 1 cách 'cầm cự'. Cho đến khi tình hình trong Covid19 dịu xuống ở một mức độ nào đó, các công ty này bắt đầu cố gắng cắt giảm chi phí bằng cách nhận trợ cấp duy trì việc làm của chính phủ hoặc cho nhân viên nghỉ phép không lương. Lần đầu tiên kể từ khi thành lập đến nay Hana Tour, công ty số 1 của Hàn Quốc cho nhân viên nghỉ phép không lương trong ba tháng kể từ tháng 6. Được biết đa số các cơ quan du lịch khác sẽ tiến hành cho nhân viên nghỉ phép từ tháng 8 đến tháng 9. Do lượng khách du lịch giảm mạnh, tình hình của các cửa hàng miễn thuế cũng không mấy khá khẩm hơn so với các công ty du lịch. Với tình trạng dịch COvid19 kéo dài như hiện nay, sau khi các cửa hàng miễn thuế trong sân bay phải đóng cửa thì ngay cả các cửa hàng miễn thuế trong thành phố cũng phải giảm bớt thời gian hoạt động. Kể từ ngày hôm nay, Lotte Duty Free đã tạm thời đóng cửa trung tâm thương mại của mình ở Yeondong, Jeju và Shilla Duty Free Jeju cũng sẽ đóng cửa ít nhất trong vòng một tháng và hiện chưa có quyết định cụ thể về thời gian mở cửa lại. Shinsegae Duty Free cũng quyết định đóng cửa các trung tâm miễn thuế tại Gangnam, Seoul và Busan vào mỗi Chủ nhật và Thứ Hai hàng tuần. Ước tính doanh thu hợp nhất của Hotel Shilla trong quý II dự kiến sẽ thấp hơn 38,9% so với cùng kỳ năm ngoái, ở mức 840,9 tỷ KRW. Khoản lỗ hoạt động dự kiến sẽ chuyển sang thâm hụt từ thặng dư 79,2 tỷ KRW trong quý hai năm ngoái thành 43,9 tỷ KRW. Đối với Shinsegae dự kiến doanh thu sẽ giảm 17,9% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 1.237,7 tỷ KRW, và lợi nhuận hoạt động dự kiến sẽ giảm 80,3% xuống còn 13,4 tỷ KRW. Doanh thu của công ty du lịch tại Hàn Quốc trong quý II đều 'nằm bên bờ vực'
-
Hàn Quốc: Lợi nhuận hoạt động của Top 50 doanh nghiệp nội địa năm 2019 đã giảm 61%
50 doanh nghiệp dẫn đầu trong doanh thu bán hàng của Hàn Quốc của năm 2019 đã ghi nhận giảm hơn 60% lợi nhuận hoạt động so với năm trước đó. Vào ngày 21/5, kết quả phân tích của Viện nghiên cứu tăng trưởng bền vững (CEO Shin Kyung-soo) chỉ ra rằng doanh số của 50 công ty ước tính đạt 830,9 nghìn tỷ KRW. So với năm 1984 khi lần đầu tiên khảo sát được tiến hành doanh số của năm 2019 đã tăng 21,6 lần, nhưng nếu so với năm 2018 thì con số này đã giảm 34,5 nghìn tỷ KRW tương đương 4,3%. Tổng doanh thu của 50 doanh nghiệp hàng đầu đã vượt qua mức 800 nghìn tỷ KRW (801,2 nghìn tỷ KRW) lần đầu tiên vào năm 2011 tuy nhiên đã chuyển sang tiêu cực kể từ năm 2012. Đến năm 2017 tổng doanh số bắt đầu ghi nhận tăng trở lại và tiếp tục tăng nhẹ trong 2 năm liên tiếp, nhưng lại 1 lần nữa quay đầu giảm vào năm ngoái. Trong số 50 doanh nghiệp hàng đầu trong năm ngoái, 30 trong số đó đã ghi nhận doanh số giảm so với năm trước đó. Doanh số của các công ty xây dựng lớn như Daewoo E&C, Daelim Industrial và GS E&C đều đã giảm 20% so với năm trước. SK Hynix cho thấy sự sụt giảm lớn nhất trong số các công ty được khảo sát, với doanh số giảm 37,2% từ 40,3 nghìn tỷ KRW xuống còn 25,3 nghìn tỷ KRW chỉ trong vòng 1 năm. Mặt khác, một số công ty, chẳng hạn như HDC Hyundai Development Development đã đạt tăng trưởng đáng kể và lọt vào Top 50 với vị trí thứ 48. Doanh số của HDC Hyundai Development Development tăng 50,7% từ 2.793,5 tỷ KRW lên 4.211,1 tỷ KRW nhờ hoạt động kinh doanh gia công mạnh mẽ. Ngoài ra, Hotel Shilla (4.567,7 nghìn tỷ KRW) và LG H&H (4.537 nghìn tỷ KRW) cũng được đưa vào Top 50 và lần lượt xếp thứ 45 và 46. Ngược lại, Công ty Đóng tàu & Kỹ thuật Hàng hải Hàn Quốc (thứ 32 → 54), SK Gas (thứ 46 → 79) và Công nghiệp nặng & Xây dựng Doosan (thứ 50 → 53) đã bị đẩy ra khỏi Top 50. Samsung Electronics, Hyundai Motors, LG Electronics, LG Chemicals, Samsung C&T, Korean Air là 8 tập đoàn luôn đứng trong Top 50 doanh nghiệp hàng đầu nếu xét về lợi nhuận hoạt động trong 36 năm liên tiếp từ năm 1984~2019. Kể từ sau năm 1984, POSCO và Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc, cũng đã lọt Top 50 trong hơn 30 năm. Năm ngoái, lợi nhuận hoạt động của 50 doanh nghiệp hàng đầu đã giảm 61% so với cùng kỳ xuống còn 87,7 nghìn tỷ KRW. Samsung Electronics và SK Hynix bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế ngành công nghiệp bán dẫn. CEO Shin Kyung-soo đánh giá "Doanh thu và lợi nhuận hoạt động của các công ty lớn đại diện cho nền kinh tế Hàn Quốc đang trong thời kỳ suy thoái. Để tồn tại, các tập đoàn lớn đang lên kế hoạch tái cấu trúc doanh nghiệp và nguồn nhân lực cũng như cố gắng cắt giảm các chi phí không cần thiết." Hàn Quốc: Lợi nhuận hoạt động của Top 50 doanh nghiệp nội địa năm 2019 đã giảm 61%
-
Walmart hưởng lợi từ đại dịch Covid19…Doanh thu quý I/2020 tăng vọt
Trái với phần đông các doanh nghiệp khác, Walmart nhà bán lẻ lớn nhất ở Mỹ không những không bị ảnh hưởng tiêu cực mà còn thu lợi được từ Covid19. Doanh thu quý đầu tiên của năm tài chính (tháng 2 đến tháng 4) tăng vọt do cơn sốt tích trữ hàng hóa vì tác động của dịch Covid19. Theo các nguồn tin nước ngoài như CNBC, Wal-Mart cho biết, trong quý đầu tiên, doanh số thương mại điện tử tại Mỹ đã tăng 74% và doanh số của các cửa hàng ngoại tuyến tăng 10%. Vì lo ngại việc lây lan của Covid19 nên số lượng khách trực tiếp tìm đến một cửa hàng ngoại tuyến đã giảm 6%, nhưng số lượt truy cập online lại tăng 16,5%. Đặc biệt, sau khi viện trợ thảm họa của chính phủ Hoa Kỳ được ban hành vào tháng 4, doanh số thương mại điện tử của Walmart đã thực sự bùng nổ. Nhìn chung, doanh thu toàn cầu của Wal-Mart tăng 8,6% so với cùng kỳ lên 134,62 tỷ USD và lợi nhuận ròng tăng 4% lên 4 tỷ USD. Nếu loại trừ thu nhập từ các khoản đầu tư vào Jingdong.com, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của Walmart ở Trung Quốc đã tăng nhẹ so với ước tính 1,18 USD/cổ phiếu của các chuyên gia Phố Wall. Doug McMillon, CEO của Walmart cho biế "Chúng tôi đang cố gắng nhập thêm nhiều hàng để đáp ứng nhu cầu cao của người tiêu dùng. Tôi cho rằng tình hình thị trường đầy biến động như hiện nay sẽ vẫn tiếp tục diễn ra trong vài tháng tới." Thời báo Tài chính (FT) chỉ ra rằng hoạt động của Wal-Mart hôm nay đã cho thấy khoảng cách giữa người chiến thắng và kẻ thua cuộc của ngành phân phối trong cuộc khủng hoảng Covid19. Nếu so với mức giảm 12,4% của S&P500, giá cổ phiếu của Wal-Mart đã tăng 8,5% kể từ đầu năm nay. Ngược lại, trong cùng ngày Kohls một chuỗi cửa hàng bách hóa cũng đã ghi nhận lỗ 541 triệu USD trong khoảng thời gian từ tháng 1~tháng 3 và doanh thu giảm 41%. Gần đây, các nhà phân phối hàng hóa của Mỹ như Niemann Markers và JC Penny đã nộp đơn xin phá sản do không thể vượt qua được những ảnh hưởng tiêu cực của Covid19. Walmart hưởng lợi từ đại dịch Covid19…Doanh thu quý I/2020 tăng vọt
-
Doanh số quý I/2020 của Google vượt quá mong đợi…Giá cổ phiếu giao dịch ngoài giờ 8%↑
Alphabet công ty mẹ của công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới Google, đã công bố doanh số bán hàng quý I/2020 vào ngày 28/4 (theo giờ địa phương). Nhờ tin tức này, giá cổ phiếu của Alphabet đã tăng hơn 8% trong các giao dịch ngoài giờ. Theo các phương tiện truyền thông lớn của nước ngoài như Tạp chí Phố Wall (WSJ), Alphabet đã công bố kết quả của quý đầu tiên sau khi thị trường chứng khoán New York đóng cửa phiên giao dịch. Báo cáo ghi nhận doanh thu 42,1 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2019. Con số này đã vượt quá kỳ vọng 40,4 tỷ USD mà các chuyên gia mong đợi. Doanh thu từ quảng cáo chiếm phần lớn tổng doanh thu của Alphabet trong quý I, lên tới 33,76 tỷ USD, tăng 14% so với một năm trước. Đồng thời cũng ghi nhận lợi nhuận hoạt động là 8 tỷ USD. Các số liệu trong quý đầu tiên không phản ánh đầy đủ tác động của việc cắt giảm chi tiêu của công ty để ứng phó với đại dịch Covid19, tuy nhiên doanh số ổn định của Alphabet cho thấy các doanh nghiệp 'khủng long' ở thung lũng Silicon của Mỹ có khả năng chống chọi với cuộc khủng hoảng Covid19 tương đối tốt, WSJ phân tích. Facebook và Microsoft (MS) lần lượt sẽ công bố doanh thu quý I/2020 vào ngày 29 còn Amazon và Apple sẽ công bố vào ngày 30. Cùng ngày, tuy Alphabet không đưa ra bất kỳ triển vọng nào cho lợi nhuận trong tương lai, nhưng Ruth Forat, Giám đốc tài chính (CFO) của Alphabet cũng có những đánh giá thận trọng về sự lạc quan rằng "Tôi nghĩ khoảng thời gian tồi tệ nhất dường như đã qua." Mặt khác, cổ phiếu của Alphabet đã đóng cửa giao dịch ở mức 1.232,59 USD tại Sở giao dịch chứng khoán New York vào ngày 28/4. Giá cổ phiếu của Alphabet đã giảm 7% từ đầu năm nay. Doanh số quý I/2020 của Google vượt quá mong đợi…Giá cổ phiếu giao dịch ngoài giờ 8%↑
-
Hai trong số ba công ty nước ngoài tại Hàn Quốc dự đoán doanh số sẽ sụt giảm do sự lây lan của Covid19
Ngày 4/3, Viện nghiên cứu kinh tế Hàn Quốc (KERI) cho biết, theo dữ liệu khảo sát về môi trường kinh doanh được thực hiện bởi Mono Research đối với 150 công ty có vốn đầu tư nước ngoài, 67,3% công ty được khảo sát trả lời rằng họ dự đoán sẽ có sự sụt giảm doanh số do Covid19. Cuộc khảo sát này được thực hiện từ ngày 17~21/2 với đối tượng là các công ty có hơn 100 nhân viên. Viện nghiên cứu kinh tế Hàn Quốc nói thêm rằng các tập đoàn lớn cũng đang rất lo lắng cho doanh số bán hàng của mình. Có 76,9% trong số 26 doanh nghiệp có hơn 300 nhân viên đưa ra dự đoán rằng doanh số của công ty sẽ giảm sút. 80,7% số doanh nghiệp được hỏi dự đoán rằng tình hình kinh tế của Hàn Quốc sẽ khó khăn hơn trong năm nay so với năm ngoái. Trong khảo sát này, 74,0% các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đã chọn ra các chính sách lao động gây gánh nặng nhất là chính sách rút ngắn thời gian làm việc và chính sách tăng mức lương tối thiểu. Tiếp theo, các chính sách về thuế (10,7%), quy định về ngành dịch vụ và ngành công nghiệp mới (4,7%) và quy định quản trị doanh nghiệp (4,7%) cũng được chọn là những chính sách gây trở ngại cho doanh nghiệp nước ngoài tại Hàn Quốc. Khi so sánh với cuộc khảo sát được thực hiện với 120 công ty vào tháng 5/2018, phản ứng tiêu cực dành cho chính sách lao động đã tăng thêm 9.0 điểm phần trăm. Trong số những thay đổi trong chính sách đầu tư nước ngoài, 56,0% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng việc bãi bỏ hệ thống miễn thuế doanh nghiệp đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài năm ngoái là có tác động lớn nhất. Trong số đó, việc mở rộng đối tượng nhận ưu đãi tiền mặt (26,7%) và tỷ lệ hỗ trợ tiền mặt (10,7%) đã giảm đi hơn. Trả lời cho câu hỏi về sự biến đổi điều kiện trong kinh doanh, 22.6% doanh nghiệp chọn câu trả lời là "Đã xuống cấp" còn 13.4% chọn "Đã được cải thiện". So với khảo sát trước, câu trả lời "Đã được cải thiện" đã giảm 9,1 điểm phần trăm còn lựa chọn "Đã xuống cấp" lại tăng thêm 0,9 điểm phần trăm. Trưởng phòng Phòng chính sách kinh tế Choo Kwang-ho cho biết "Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để thúc đẩy các hoạt động kinh tế là rất cấp bách tuy nhiên hiệu suất năm ngoái là 12,8 tỷ USD, giảm 26,0% so với năm trước đó. Năm nay, khi những tin tức tiêu cực như dịch Covid 19 tràn ngập, những lo ngại của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng ngày một nhiều hơn, do đó chính phủ nên tích cực thảo luận để giảm các quy định lao động và mở rộng hỗ trợ." Hai trong số ba công ty nước ngoài tại Hàn Quốc dự đoán doanh số sẽ sụt giảm do sự lây lan của Covid19
-
"Không có siêu thị vẫn sống tốt nhưng không thể sống thiếu cửa hàng tiện lợi"
Cửa hàng tiện lợi ở Hàn Quốc (CU - GS25 - 7eleven - Emart24) Hiện nay, người tiêu dùng ưa chuộng vào các mart (siêu thị mini) và cửa hàng tiện lợi. Cũng dần không thấy ai nói rằng "Vì giá cả quá đắt đỏ nên tôi thường không hay vào cửa hàng tiện lợi" nữa. Những con số chính là minh chứng cho điều này. Ngược lại với bối cảnh các mart lo lắng về việc giảm lợi nhuận hoạt động sẽ dẫn đến thâm hụt kinh doanh, lợi nhuận hoạt động của các cửa hàng tiện lợi lại đang tăng thêm. Dù cho việc mô hình mua sắm có chuyển từ ngoại tuyến (offline) sang trực tuyến (online) thì tất cả các loại hình offline cũng không giống nhau. Cửa hàng tiện lợi GS25 đã công bố lợi nhuận hoạt động của công ty đạt 256,5 tỷ KRW (khoảng 5.039,2 tỷ VND) vào năm ngoái, tăng 33,5% so với năm 2018. Ngoài GS25, lợi nhuận hoạt động của CU, vốn phân chia ngành công nghiệp cửa hàng tiện lợi với GS25, là gần 200 tỷ KRW (1966 tỷ KRW = khoảng 3.870 tỷ VND), tăng 3,7% so với năm trước đó. Ngược lại, lợi nhuận hoạt động của E-Mart năm ngoái là 150,7 tỷ KRW (khoảng 2.966,5 tỷ VND), giảm 67,4% so với năm trước đó. Lợi nhuận hoạt động năm 2018 là 462,8 tỷ KRW. Đã từng có thời gian lợi nhuận hoạt động cao nhất của E-Mart đạt được 700~800 tỷ KRW. Tình hình của Lotte Mart còn nghiêm trọng hơn. Năm ngoái, lợi nhuận hoạt động ghi nhận lỗ 24,8 tỷ KRW (khoảng 488,18 tỷ VND). Lợi nhuận hoạt động cửa hàng tiện lợi hiện vượt qua lợi nhuận hoạt động của các mart. Giới doanh nghiệp nhìn thấy hai lợi thế của các cửa hàng tiện lợi là phù hợp với xu hướng tiêu dùng gần đây. Đó là vị trí thuận lợi gần với người dân và nhạy cảm với các xu hướng. Một quan chức trong ngành cửa hàng tiện lợi cho biết: "Trong mỗi một con hẻm ở khu dân cư đều có ít nhất 1 cửa hàng tiện lợi, và thậm chí đôi khi bạn có thể thấy cả ba thương hiệu cửa hàng tiện lợi khác nhau trong cùng một con hẻm". Số lượng cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc đang tăng thêm 40.000 cửa hàng mỗi năm. Ngoài ra, hiện nay cửa hàng tiện lợi cũng có dịch vụ giao hàng. Khi Seven-Eleven tham gia vào hoạt động giao hàng vào tháng này thì không còn cửa hàng tiện lợi nào là không có dịch vụ giao hàng. Không giống như các siêu thị lớn và mart, cửa hàng tiện lợi là kênh phân phối tập trung vào độ tuổi 10 ~ 20. Theo đó, nếu như không nhạy cảm với xu hướng thì rất khó để tồn tại. Và trên thực tế, các cửa hàng tiện lợi vô cùng nhanh nhạy trong lĩnh vực này. Ví dụ, sau khi đạo diễn Bong Joon-ho đoạt bốn tượng vàng tại Giải thưởng Oscar, GS25 đã ngay lập tức cho ra mắt 'Chapaguri (1 loại mì ăn liền xuất hiên trong phim "Ký sinh trùng") set'. Một nhà bán lẻ cho biết: "Các cửa hàng tiện lợi đã trở thành một không gian mua sắm mới cho thế hệ trẻ làm tăng thêm niềm vui cho hoạt động tiêu dùng." "Không có siêu thị vẫn sống tốt nhưng không thể sống thiếu cửa hàng tiện lợi"
-
Youtube, doanh thu từ quảng cáo đạt hơn 15 tỷ USD
YouTube, nền tảng chia sẻ video lớn nhất thế giới, năm ngoái đã kiếm được hơn 15 tỷ USD từ quảng cáo. Theo CNBC vào ngày 3/2 vừa qua (theo giờ địa phương), công ty mẹ của Google, tập đoàn Alphabet đã công bố thu nhập quý IV năm ngoái và lần đầu tiên công bố doanh số quảng cáo của YouTube. Doanh thu quảng cáo của YouTube năm ngoái là 15,15 tỷ USD (khoảng 18 nghìn tỷ KRW), tăng 36% so với năm trước đó và tăng 86% so với năm 2017. Chỉ tính trong quý IV năm ngoái, tổng doanh thu quảng cáo trên YouTube đã đạt 4,72 tỷ USD. Hinh thức quảng cáo đáp ứng (responsive ad), nơi người dùng có thể mua sản phẩm trực tiếp khi nhấp chuột vào quảng cáo từ thương hiệu và video đánh giá sản phẩm, đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng doanh số. "Youtube đang phát triển vô cùng nhanh và doanh thu đạt được cũng cao hơn cả chúng ta mong đợi", công ty nghiên cứu thị trường của eMarkter cho biết. Ruth Porat giám đốc tài chính của Alphabet, cho biết phần lớn doanh thu từ quảng cáo trên YouTube đều dành cho những người sáng tạo (creator), tuy nhiên ông không tiết lộ con số cụ thể. Ngoài ra, doanh thu phi quảng cáo, bao gồm doanh thu từ chi phí đăng kí thuê bao, đã đạt 3 tỷ USD trong quý IV năm ngoái. Trước đây, khi công bố doanh thu các lĩnh vực khác ngoài quảng cáo của Google, công ty luôn công bố một cách chung chung bằng cụm từ "các lĩnh vực khác". Tuy nhiên, Giám đốc điều hành Sundar Pichai của Alphabet cho biết, công ty sẽ báo cáo doanh thu một cách cụ thể cho từng hạng mục như bộ phận tìm kiếm (Google Search), YouTube và đám mây (Google Cloud) trong tương lai. Ông cũng nói thêm rằng YouTube hiện đã có hơn 20 triệu người đăng kí thuê bao trả phí. Youtube, doanh thu từ quảng cáo đạt hơn 15 tỷ USD
1
TIN TỔNG HỢP
-
Đời sống Xã hội Các công ty thưởng Tết năm nay như thế nào?
-
Kinh tế Chính trị Các cửa hàng mỹ phẩm Hàn Quốc 'bị vùi dập' bởi đại dịch COVID 19
-
Kinh tế Chính trị Vật giá leo thang đầu năm mới chỉ là 'màn dạo đầu'
-
Đời sống Xã hội SK Bioscience sẽ quản lý việc phân phối vắc xin COVID-19 tại Hàn Quốc
-
VIỆT NAM Việt Nam chính thức khai mạc Đại hội lần thứ XIII của Đảng
-
Đời sống Xã hội Liệu có xảy ra tình trạng 'hỗn loạn giao hàng' vào Tết nguyên đán?