kết quả tìm kiếm
Tìm kiếm tổng cộng 12
-
Sau 1 năm bùng phát Covid19, số người tự kinh doanh giảm mạnh ở khu vực đô thị
Ông A, người điều hành một quán cà phê ở Seoul, đã báo cáo việc đóng cửa kinh doanh vào tháng 9 năm ngoái. Điều này là do lượng khách đến quán đã gần như không có do ảnh hưởng của coronavirus mới (Covid19). Ông A nói, "Khi làn sóng thứ hai diễn ra, Chính phủ tăng mức giãn cách xã hội lên mức 2,5 bước để ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh trong khu vực đô thị, chúng tôi đã không thể chịu đựng thêm được nữa." Có thể thấy, số lượng những cá nhân kinh doanh tự do ở Hàn Quốc giảm nhiều nhất ở khu vực thành thị. Biến động trong số lượng của cá nhân tự kinh doanh theo tỉnh và thành phố (đơn vị: nghìn người, %) Theo Cục Thống kê Quốc gia và Viện Nghiên cứu Doanh nghiệp Nhỏ vào ngày 25, số lượng cá nhân tự kinh doanh trung bình trên toàn quốc năm ngoái là 5.531.000, giảm 75.000 người (1,3%) so với năm trước đó. Thêm vào đó, số người phải tạm dừng kinh doanh hoặc phá sản so với các số người quyết định khởi nghiệp còn nhiều hơn tận 75.000 người. Trong số đó, cá nhân kinh tự kinh doanh ở Gyeonggi-do giảm 45.000 người xuống còn 1.272.000 người, lớn nhất trong số 17 tỉnh thành phố trên toàn Hàn Quốc. Tiếp theo là Seoul (-12.000 người), Incheon (-11.000 người), Gangwon (-10.000 người) và Daegu (-10.000 người). Theo đó ghi nhận tổng cộng 12 tỉnh thành phố (đã bao gồm cả những khu vực nói trên) đều có số lượng người tự kinh doanh giảm đi đáng kể. Ngoài ra tại Chungbuk con số này không thay đổi. Ngược lại, bốn khu vực bao gồm Busan (11.000 người), Jeonbuk (10.000 người), Gwangju (5.000 người) và Sejong (2.000 người) lại ghi nhận được mức tăng. Gangwon (-4,8%) giảm mạnh nhất, tiếp theo là Incheon (-4,0%), Daegu (-3,5%), Daejeon (-3,5%), Gyeonggi (-3,4%), và Seoul (-1,5%). Sự sụt giảm lớn nhất về số lượng lao động tự do trong khu vực đô thị được cho là do đợt bùng phát Covid19 lần thứ 2 và thứ 3 đã diễn ra tập trung ở khu vực thủ đô khiến biện pháp giãn cách xã hội ở khu vực này được tăng cường cao hơn so với các vùng khác. Ở khu vực đô thị, sau đợt dịch thứ ba, giãn cách xã hội mức 2,5 đã được thực hiện từ ngày ngày 8/12 năm ngoái, còn khu vực ngoài thủ đô áp dụng mức 2. Roh Min-sun, Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Tương lai tại Doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho biết: “Đối với những người tự kinh doanh ở khu vực đô thị, gánh nặng tiền thuê nhà và các chi phí khác tương đối cao hơn, và tác động từ việc tăng cường giãn cách xã hội là không thể tránh khỏi." Trong trường hợp của Gangwon-do, sự sụt giảm số người kinh doanh tự do chủ yếu là b sự thu hẹp của ngành du lịch. Ở Gangwon-do, có rất nhiều người tự kinh doanh nhà hàng và cơ sở lưu trú. Một quan chức của Hiệp hội Công nghiệp Dịch vụ Thực phẩm Hàn Quốc cho biết, "Có rất nhiều nhà hàng vẫn không thể kinh doanh dù cho có được phép mở cửa hoạt động. Thời gian tới sẽ còn ghi nhận nhiều nhà hàng phải đóng cửa hơn so với số liệu thống kê bởi hiện một số nhà hàng vẫn chưa nộp đơn phá sản là do vẫn còn hạn thuê mặt bằng." Sau 1 năm bùng phát Covid19, số người tự kinh doanh giảm mạnh ở khu vực đô thị
-
Chủ tịch Tesla - Elon Musk trở thành người giàu nhất thế giới
Ông chủ hãng xe điện Tesla đã vượt qua CEO Amazon để trở thành người giàu nhất hành tinh với khối tài sản lên đến 188,5 tỷ USD. Elon Musk Theo Bloomberg, trong phiên giao dịch 7/1, giá cổ phiếu Tesla tăng 4,8%, đẩy định giá công ty vượt mốc 730 tỷ USD. Đà tăng mạnh mẽ của giá cổ phiếu Tesla đã giúp Elon Musk soán ngôi Jeff Bezos trở thành người giàu nhất thế giới hiện nay. Tài sản ròng của vị tỷ phú gốc Nam Phi đã vượt 188,5 tỷ USD vào lúc 10h15 sáng tại New York, nhiều hơn ông Jeff Bezos - người nắm giữ vị trí này từ tháng 10/2017 - 1,5 tỷ USD. Ngoài điều hành Tesla, Musk còn là giám đốc điều hành của Space Exploration Technologies Corp., SpaceX - công ty có nhiều triển vọng trong cuộc đua không gian tư nhân. Năm 2020 là một năm thắng lợi của Elon Musk. Trong năm qua, giá trị tài sản ròng của Musk tăng hơn 150 tỷ USD, được đánh giá là lần tạo ra khối tài sản lớn như vậy nhanh nhất trong lịch sử. Cổ phiếu của Tesla tăng xấp xỉ 743% trong năm ngoái nhờ lợi nhuận ổn định và sự nhiệt tình từ Phố Wall cũng như các nhà đầu tư bán lẻ. Vị tỷ phú 49 tuổi hưởng lợi ích từ sự phát triển vượt bậc của Tesla bằng nhiều cách khác nhau. Ngoài 20% cổ phần đang nắm giữ, Musk còn sở hữu khoảng 42 tỷ USD lợi nhuận từ các quyền chọn mua cổ phiếu. Số cổ phiếu này đó đến từ hai khoản thưởng mà vị tỷ phú nhận được vào các năm 2012 và 2018 sau khi giúp Tesla hoàn thành các cột mốc đáng ghi nhớ. Đây là khoản lương thưởng lớn nhất được trả cho một giám đốc điều hành từng được ghi nhận. Mặc dù sở hữu khối tài sản khổng lồ, Elon Musk cho biết ít quan tâm đến những giá trị vật chất và sở hữu rất ít tài sản ngoài cổ phần đang nắm giữ tại Tesla và SpaceX. Trong một phỏng vấn với Axel Springer vào tháng trước, vị tỷ phú cho biết mục đích kiếm tiền của ông là để đẩy nhanh sự tiến hóa của nhân loại, bước sang nền văn minh du hành vũ trụ mới. "Tôi muốn đóng góp cho thành phố trên sao Hỏa trong tương lai. Điều này đòi hỏi tiêu tốn rất nhiều tiền", vị tỷ phú nói. Năm 2020 cũng chứng kiến nhiều tỷ phú thế giới giàu lên nhanh chóng nhờ tận dụng lợi thế thị trường. Theo Forbes, nhóm 500 người giàu nhất thế giới đã kiếm thêm 1.800 tỷ USD vào tổng tài sản của họ trong năm ngoái, tương đương mức tăng 31%. Trong đó, nhóm 25 người giàu nhất thế giới kiếm thêm ít nhất 50 tỷ USD. Chủ tịch Tesla - Elon Musk trở thành người giàu nhất thế giới
-
Khủng hoảng phân phối ngoại tuyến…Dịch Covid19 khiến các công ty phải tiếp tục giảm thiểu nhân lực
Tái cấu trúc lực lượng lao động trong ngành phân phối ngoại tuyến đang diễn ra mạnh mẽ. Các công ty lớn được gọi là “Big 3” trong ngành phân phối ngoại tuyến như Lotte, Shinsegae và Hyundai đã giảm hơn 2.400 nhân viên trong vòng 9 tháng đầu năm nay. Do sự lây nhiễm coronavirus mới (Covid19), việc tái cấu trúc các doanh nghiệp ngoại tuyến đang diễn ra mạnh mẽ và tốc độ cắt giảm nhân lực cũng đang được đẩy nhanh. Khi cuộc khủng hoảng Covid19 kéo dài và hoạt động của các công ty phân phối với các cửa hàng ngoại tuyến tiếp tục xấu đi, dự kiến việc cắt giảm lực lượng lao động vào cuối năm nay sẽ còn tiếp tục kéo dài. Hiện trạng tuyển dụng của 3 công ty đứng đầu ngành lưu thông (thứ tự từ trái qua phải: Lotte Shopping - Shinsaege - Hyndai Department Store) ) Theo một công bố của Dịch vụ Giám sát Tài chính vào ngày 19, tổng số nhân viên tại Lotte Shopping, Shinsegae Group và Hyundai Department Store Group đã giảm từ 56.710 người vào cuối năm ngoái xuống còn 54.291 người vào tháng 9 năm nay, giảm đi tổng cộng 2.419 người. Đặc biệt, Lotte Shopping là nơi tích cực tham gia vào việc tái cơ cấu các cửa hàng dẫn đến số lượng nhân viên bị cắt giảm nhiều nhất (1.994 người). Trung tâm thương mại của Tập đoàn Shinsegae và E-Mart đã giảm tổng cộng 518 người. Ngược lại, trung tâm thương mại Hyundai lại tăng 93 người do thúc đẩy kinh doanh và mở cửa hàng mới. Việc các nhà bán lẻ lớn cắt giảm nhân lực là do việc tổ chức các cửa hàng offline phù hợp với xu hướng ngành phân phối đang chuyển từ offline sang online. Trước đó, Lotte Shopping đã thông báo rằng họ sẽ đóng cửa 120 cửa hàng (5 cửa hàng bách hóa, 16 siêu thị nhỏ, 74 đại siêu thị và 25 cửa hàng mỹ phẩm LOHBs) trong năm nay. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng rất khó để tái cơ cấu nhân lực thông qua việc sắp xếp lại nhân lực, chẳng hạn như chuyển nhân lực từ các cửa hàng đã đóng cửa sang các cửa hàng lân cận. Trên thực tế, khoảng 2.000 nhân viên đã biến mất trong khi 100 cửa hàng bị đóng cửa. Tập đoàn Shinsegae cũng cắt giảm nhân lực khi thanh lý các mảng kinh doanh không có khả năng sinh lời như Pierrot Shopping và Boots do E-Mart điều hành. Tính đến tháng 9 năm nay, số lượng nhân viên của E-Mart là 25.310 người, giảm 469 người. Việc tái cấu trúc ngành phân phối không chỉ giới hạn ở các công ty phân phối lớn. Amorepacific, một nhà sản xuất mỹ phẩm, đã giảm số lượng nhân viên của mình từ 6.064 người vào năm ngoái xuống còn 5.855 người vào tháng 9 năm nay, giảm hơn 200 người do công ty quyết định đóng cửa bớt 1 số cửa hàng ngoại tuyến của Innisfree và Aritaum. Việc tái cơ cấu ngành phân phối dự kiến sẽ tiếp tục tăng vào cuối năm. Lotte Shopping hiện đang tiến hành tái cơ cấu nhân lực đối với 140 nhân viên (Lotte Department Store + Lotte Mart) đã ở vị trí cũ lâu năm hoặc chưa áp dụng hệ thống lương cao điểm. Việc tái cấu trúc đã được thực hiện hàng năm đối với nhân viên cấp cao, nhưng năm nay có thông tin cho rằng quy mô đã được tăng hơn hai lần bằng cách mở rộng lên cấp quản lý. Tập đoàn Amorepacific cũng đã quyết định nhận chế độ hưu trí lần đầu tiên sau 75 năm kể từ ngày thành lập, nhắm đến những nhân viên có hơn 15 năm công tác vào cuối năm nay. Một quan chức trong ngành phân phối cho biết, "Tâm lý tiêu dùng đã giảm xuống do sự tái bùng phát nhiều lần của dịch bệnh, và khiến xu hướng tiêu dùng chuyển sang phương thức mua sắm trực tuyến. Theo đó, số lượng khách hàng ghé thăm các cửa hàng ngoại tuyến ngày ngày một giảm. Vì không thể ngay lập tức thay đổi bản chất của cửa hàng ngoại tuyến nên dự kiến trước hết các doanh nghiệp sẽ đẩy nhanh việc giảm chi phí cố định bằng cách cắt giảm nhân lực.” Mặt khác, ngành thương mại điện tử ngày càng phát triển với nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng cao giúp tạo ra thêm không ít việc làm. Theo Dịch vụ Hưu trí Quốc gia, Coupang đã thuê hơn 14.000 người trong năm nay, và số lượng nhân viên đã vượt qua 40.000 người, đồng thời lọt vào Top 3 về việc làm sau Samsung Electronics và Hyundai Motors. EBay Korea và 11st, nơi điều hành Gmarket và Auction, cũng đang có kế hoạch tuyển dụng khoảng 100 người mỗi công ty trong năm nay. Khủng hoảng phân phối ngoại tuyến…Dịch Covid19 khiến các công ty phải tiếp tục giảm thiểu nhân lực
-
E-Land bán lại mảng kinh doanh quần áo nữ ... "Tập trung vào Thương hiệu sản xuất và phân phối (SPA)· Thương hiệu thể thao"
E-Land bán lại mảng kinh doanh thời trang nữ. E-Land đã công bố vào ngày 17 rằng họ có kế hoạch bán mảng kinh doanh quần áo nữ để tập trung vào các thương hiệu sản xuất và phân phối (SPA) và các doanh nghiệp thương hiệu thể thao, đồng thời đầu tư toàn diện vào các nền tảng trực tuyến. Bộ phận kinh doanh quần áo nữ của E-Land bao gồm sáu thương hiệu: Miso, Roem, Evelyn, Klavis, Nine (W9) và E&C World's EnC của E-Land World. Doanh thu hàng năm của các thương hiệu này là khoảng 300 tỷ won, mức cao nhất trong ngành. Hiện tại, có tổng cộng 500 cửa hàng offline của 6 thương hiệu quần áo nữ. Doanh số bán hàng trực tuyến tăng trung bình 50% trong ba năm. Một quan chức của E-Land cho biết, "Chúng tôi sẽ đưa ngành kinh doanh quần áo nữ trở thành một tập đoàn độc lập và bán nó cho các nhà đầu tư tài chính, sau đó hình thành một liên minh chiến lược. Việc tổ chức lại danh mục thời trang này là một biện pháp ưu tiên để đảm bảo khả năng cạnh tranh toàn cầu thông qua việc đầu tư và vận hành phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị kinh doanh." Ông nói thêm, "E-Land có kế hoạch tập trung vào việc phát triển thương hiệu SPA, hãng thời trang Spao và thương hiệu thể thao New Balance thành các thương hiệu lớn toàn cầu." Về vấn đề này, E-Land quyết định chọn Samsung Securities làm cố vấn tài chính và phân phối bản cáo bạch đầu tư (IM) cho các nhà đầu tư tiềm năng như nhà đầu tư tài chính (FI) và nhà đầu tư chiến lược (SI). Cac thư ngỏ ý đầu tư dự kiến sẽ được E-Land tiếp nhận nhận cho đến cuối tháng sau. E-Land bán lại mảng kinh doanh quần áo nữ ... "Tập trung vào Thương hiệu sản xuất và phân phối (SPA)· Thương hiệu thể th…
-
Hàn Quốc: Gia hạn vô thời hạn bán hàng miễn thuế tồn kho…Xem xét cho phép vận chuyển hàng miễn thuế ra nước ngoài
Việc bán hàng miễn thuế thương mại đã được gia hạn vô thời hạn. Hàng người đứng xếp hàng chờ mua các sản phẩm miễn thuế trước cửa hàng miễn thuế Shilla (Shilla Duty-free) vào tháng 7/2020 Cơ quan Hải quan Hàn Quốc vào ngày 27 thông báo rằng họ sẽ cho phép thông quan nhập khẩu hàng miễn thuế từ hàng tồn kho để hỗ trợ ngành công nghiệp miễn thuế, vốn đang gặp khủng hoảng nghiêm trọng do dịch coronavirus mới (Covid19). Trước đó, Cơ quan Hải quan Hàn Quốc đã lên kế hoạch cho phép bán thương mại hàng hóa miễn thuế tồn kho cho đến ngày hôm nay (28/10). Theo đó, từ nay cho đến cuối năm các doanh nghiệp miễn thuế có thể giao những sản phẩm miễn thuế cho bên thứ ba thay vì nơi mua hàng. Thêm vào đó, Cục Hải quan Hàn Quốc đã quyết định xem xét trong năm nay kế hoạch cho phép những người mua nước ngoài đã đăng ký trước với cơ quan hải quan được vận chuyển hàng miễn thuế ra nước ngoài tại các địa điểm giao hàng được chỉ định. Cơ quan Hải quan Hàn Quốc cho biết, "Chúng tôi yêu cầu sự hợp tác tích cực từ ngành công nghiệp miễn thuế và ngành phân phối có liên quan để các biện pháp hỗ trợ khác nhau về việc đảm bảo việc làm cho các cửa hàng và nhà cung cấp hàng miễn thuế được tiến hành suôn sẻ nhất." Hàn Quốc: Gia hạn vô thời hạn bán hàng miễn thuế tồn kho…Xem xét cho phép vận chuyển hàng miễn thuế ra nước ngoài
-
ATOMY - doanh nghiệp dẫn đầu trong kinh doanh on-tact
Atomy đang là doanh nghiệp dẫn đầu về bán hàng trực tiếp thông qua mô hình kinh doanh tiếp xúc trực tuyến (On-Tact Direct Selling). Trong Hội đồng Giám đốc điều hành Hiệp hội Bán hàng Trực tiếp Thế giới (WFDSA) được tổ chức trực tuyến gần đây, Atomy đã chia sẻ những kinh nghiệm khắc phục tình trạng bán hàng trực tiếp hiện đang gặp khó khăn đáng kể do COVID-19 cũng như phương hướng phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Tham gia Hội đồng Giám đốc điều hành WFDSA bao gồm hơn 20 giám đốc điều hành từ các công ty bán hàng trực tiếp toàn cầu như tân Chủ tịch Roger Barnett (Chủ tịch Shaklee), cựu Chủ tịch Magnus Brännström (Giám đốc điều hành Oriflame), Chủ tịch Han-Gill Park (Chủ tịch Atomy), Doug DeVos (cựu chủ tịch Amway), Chủ tịch John Agwunobi (Giám đốc điều hành Herbalife), Joao Paulo Ferreira (CEO của Natura) và Ryan Napierski (Chủ tịch Nu Skin). Branstrom, cựu Chủ tịch Hội đồng Giám đốc điều hành WFDSA, chủ tọa của hội nghị lần này cho biết “Trong ba năm qua, bán hàng trực tiếp đã có rất nhiều thay đổi và phát triển. Trong bối cảnh của một đại dịch toàn cầu không được dự báo trước, chúng tôi hy vọng rằng WFDSA sẽ tiếp tục tạo ra môi trường bán hàng trực tiếp mới nhờ vào sự dẫn dắt của tân chủ tịch Roger Barnett." Chủ tịch Roger Barnett cho biết phương châm hoạt động trong tương lai của WFDA đó chính là “Định hình lại hoạt động bán hàng trực tiếp để phù hợp với thời đại kỹ thuật số (Reimage), đổi mới cách nhìn về khái niệm người bán hàng, vai trò của bán hàng trực tiếp trong xã hội và phần thưởng dành cho họ (Reinvent), định nghĩa lại hình ảnh của bán hàng trực tiếp và tác động của việc bán hàng trực tiếp (Redefine) đối với việc tạo ra một nền kinh tế mạnh mẽ và bao trùm." Atomy đã và đang thay thế Học viện Success Academy, một sự kiện ngoại tuyến đã được tổ chức đồng thời tại 12 địa điểm trên toàn quốc kể từ tháng 7 năm ngoái, với hình thức phát sóng trực tuyến trực tuyến. Đặc biệt, bằng cách liên kết với ứng dụng họp trực tuyến, các thành viên tham gia có thể nhìn thấy hình ảnh sống động của các thành viên khác thông qua màn hình LED lớn trong thời gian thực, tạo không khí tương tự như như một buổi gặp mặt trực tiếp. Ngoài ra, con số 9.000 thành viên vào tháng 7 đã tăng lên 13.000 vào tháng 8 và tháng 9, và mức độ hưởng ứng của các thành viên cũng ngày càng tăng. Thông qua đó, Atomy đang định vị mình như một công ty hàng đầu trong kỷ nguyên bán hàng trực tiếp thông qua mô hình kinh doanh tiếp xúc trực tuyến (On-Tact Direct Selling). Một quan chức của Atomy cho biết "Atomy đã chuẩn bị trước cho kỷ nguyên không tiếp xúc. Việc kinh doanh on-tact (tiếp xúc trực tuyến) của Atomy sẽ là một giải pháp thay thế cho việc bán hàng trực tiếp." Tại thị trường nước ngoài, Atomy cũng không ngừng phát triển nhanh chóng. Theo Atomy, tổng doanh thu trong nửa đầu năm của 13 công ty con ở nước ngoài không bao gồm Hàn Quốc đạt 290 tỷ KRW, tăng 35% so với năm trước. Nếu cộng thêm doanh thu của công ty con Trung Quốc, bắt đầu hoạt động vào tháng 7, chúng tôi kỳ vọng doanh thu ở nước ngoài sẽ đạt 700 tỷ KRW trong năm nay. Yoo Ji-woo, người đứng đầu công ty con ở Mỹ, chi nhánh đầu tiên ở nước ngoài của Atomy cho hay “Xu hướng không tiếp xúc (untact) là cơ hội mới của Atomy. Không chỉ ở Hàn Quốc và Hoa Kỳ, mà tất cả các thành viên Atomy trên toàn thế giới sẽ có thể trải nghiệm thế giới mới của On-Tact Direct Selling.” Ngoài ra, Atomy quyết định tích cực hợp tác với Hiệp hội Công nghiệp Bán hàng Trực tiếp Hàn Quốc (KDSA) nhằm lên kế hoạch tổ chức Đại hội Thế giới WFDSA vào năm 2023. ATOMY - doanh nghiệp dẫn đầu trong kinh doanh on-tact
-
ATOMY mở ra con đường mới cho kinh doanh on-tact
Mô hình kinh doanh on-tact (online contact: tiếp xúc trực tuyến) được thử nghiệm bởi công ty bán hàng trực tiếp toàn cầu Atomy Co., Ltd. đang thu hút sự chú ý như một cơ hội mới để thâm nhập vào kỷ nguyên 'không tiếp xúc' (untact). Gần đây, Atomy đã chứng minh rằng thông qua hai học viện trực tuyến Success Academy, nó có thể thay thế các buổi thuyết trình giới thiệu công ty với hàng chục nghìn thành viên bằng các chương trình phát sóng trực tuyến theo thời gian thực. Vào ngày 21 tháng 8, học viện trực tuyến Success Academy được tổ chức tại Atomy Orot Vision Hall đã ghi nhận tổng cộng 13.000 người tham dự, bao gồm 9.000 người từ Hàn Quốc và 4.000 người từ nước ngoài. Người tham dự không chỉ xem các chương trình phát sóng trực tuyến mà còn tham gia vào học viện Success Academy trong thời gian thực thông qua các ứng dụng hội nghị truyền hình, thể hiện khả năng kinh doanh đúng đắn trong thời đại không tiếp xúc. Các thành viên toàn cầu đã tham gia Success Academy Để đạt được mục tiêu này, Atomy gần đây đã ký một thỏa thuận hợp tác kỹ thuật với MOFAC, một công ty hiệu ứng hình ảnh toàn cầu. MOFAC là một studio đã làm việc trên VFX cho hơn 200 bộ phim điện ảnh, phim truyền hình và hoạt hình. Đây là công ty đang phát triển thành hãng phim lớn nhất châu Á nhờ tham gia vào các bộ phim ăn khách toàn cầu như Avatar, Interstellar, Guardians Galaxy, cũng như các phim Hàn Quốc như Mặt trận (The Frontline), Sứ mệnh truy sát (Assassination), Đại thủy chiến (Roaring Curents) và Sóng thần ở Haeundae. Thông qua hợp tác với MOFAC, Atomy có kế hoạch đẩy nhanh việc phát triển các nội dung XR (thực tế mở rộng) bằng cách áp dụng nhiều AR (thực tế tăng cường) và MR (thực tế hỗn hợp) cho hoạt động kinh doanh trực tiếp. Chủ tịch Atomy Park Han-gil cho biết “Những nỗ lực và sự nhiệt tình của các thành viên sẽ còn tỏa sáng hơn nữa nhờ kinh doanh on-tact. Qua đó, Atomy đang mở ra một con đường mới cho việc bán hàng trực tiếp trong kỷ nguyên không tiếp xúc.” ATOMY mở ra con đường mới cho kinh doanh on-tact
-
Triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp khối OECD hồi phục·Hàn Quốc sẽ sớm cải thiện?
Các chỉ số về triển vọng kinh tế kinh doanh trong tháng 6 của các quốc gia thành viên OECD đều đã lần đầu tiên tăng trở lại kể từ khi sự lây lan của coronavirus mới (Covid19) bùng phát hồi đầu năm 2020. Còn riêng với Hàn Quốc tuy các chỉ số triển vọng kinh doanh từ đầu năm đến nay vẫn tiếp tục giảm nhưng triển vongj kinh doanh dự kiến sẽ tăng trở lại khi xuất khẩu được cải thiện. Theo thống kê Chỉ số niềm tin kinh doanh của OECD (BCI) vào ngày 6, tính đến tháng 6 năm nay, BCI của Hàn Quốc là 96,3, thấp thứ 9 so với 28 quốc gia tương đương. Tính đến tháng 6, một số quốc gia có chỉ số BCI thấp hơn Hàn Quốc là Phần Lan (96,2), Bồ Đào Nha (95,6), Slovenia (95,4), Slovakia (94,6), Cộng hòa Séc (94,4), Thổ Nhĩ Kỳ (93,4), Ireland (92,1) và Estonia (89,8),... BCI là một chỉ số về triển vọng của chu kỳ kinh doanh sáu tháng sau đó. Nếu trên 100, có nghĩa là kinh tế được cải thiện và nếu dưới 100 tức là kinh tế chậm phát triển. BCI của Hàn Quốc là 98,5 vào tháng 12 năm ngoái và sau đó giảm xuống 98,4 vào tháng 1 năm nay khi sự lây lan của Covid19 bắt đầu. Kể từ đó, Hàn Quốc liên tục vẽ một đường cong đi xuống và ghi nhận mức giảm trong vòng 6 tháng liên tiếp kể từ tháng giêng. Mặt khác, trung bình các nền kinh tế thành viên OECD đã kết thúc xu hướng giảm từ tháng 1 và ghi nhận mức tăng 0,46 điểm từ 97,50 trong tháng 5 lên 97,96 trong tháng 6. Điều này có nghĩa là số lượng các công ty nhìn thấy triển vọng kinh tế tích cực sáu tháng sau đã có sự tăng nhẹ. Tuy nhiên vẫn ghi nhận mức BCI giảm nhưng Hàn Quốc cũng có dấu hiệu hồi phục trong tương lai gần. Nhìn vào tình trạng xuất nhập khẩu được tổng cục hải quan Hàn Quốc công bố, xuất khẩu tháng 7 giảm 7,0% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 42,831 tỷ USD. Mặc dù vẫn là mức giảm tuy nhiên quy mô sụt giảm đã được thu hẹp lại chỉ còn 1 chữ số so với mức -25,5% của tháng Tư. Chỉ số hiệu quả kinh tế (BSI) trong thông báo mới nhất của Ngân hàng Hàn Quốc, BSI của triển vọng kinh doanh đang dần tăng lên từ mức 50 trong tháng 5, 53 trong tháng 6, 55 trong tháng 7 và 59 trong tháng 8. Triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp khối OECD hồi phục·Hàn Quốc sẽ sớm cải thiện?
-
4.200 nhà hàng và quán rượu đóng cửa ở trung tâm thành phố Seoul trong nửa đầu năm…↑20% so với cùng kỳ năm ngoái
Số lượng các cơ sở vệ sinh thực phẩm ở Gangnam-gu, Jongno-gu và Jung-gu, Seoul Do ảnh hưởng của coronavirus mới (Covid19) ở các khu vực trung tâm thành phố Seoul nhiều nhà hàng, quán rượu và quán cà phê đã phải đóng cửa. Theo kết quả phân tích dữ liệu về hiện trạng của cơ sở vệ sinh thực phẩm của Seoul tại Quảng trường dữ liệu mở Seoul (서울열린데이터광장) vào ngày 1/7, tính từ tháng 1 đến cuối tháng 6 năm nay đã có 4.219 cơ sở vệ sinh thực phẩm đã bị đóng cửa ở Gangnam-gu, Jongno-gu và Jung-gu. So với 3.522 cơ sở đóng cửa trong cùng kỳ năm ngoái, con số này đã tăng 19,8%. Ngành công nghiệp vệ sinh thực phẩm, bao gồm nhà hàng, quán rượu, quán cà phê và cửa hàng tiện lợi thường có ít rào cản về các thủ tục gia nhập nên thu hút được nhiều người tự đầu tư. Tuy nhiên có vẻ như do ảnh hưởng của Covid19 mà chủ các cơ sở này đã quyết định không tiếp tục kinh doanh hoặc chấm dứt hợp đồng thuê mặt bằng và rời đi. Nếu xét theo khu vực, thì có đến 2.757 cơ sở vệ sinh thực phẩm đã bị đóng cửa ở Gangnam, Seoul tăng 29,9% so với 2.123 địa điểm đóng cửa trong cùng kỳ năm ngoái. Điều này được giải thích rằng do chính phủ đã phân loại các cơ sở kinh doanh như Hunting Pocha (헌팅포차), quán rượu, quán karaoke là các địa điểm có nguy cơ cao trong việc lây lan Covid19 và cần phải có những quy tắc phòng dịch chặt chẽ dẫn đến nhiều khó khăn trong quá trình kinh doanh. Tỷ lệ trống tại các tòa nhà cũng tăng lên. Theo Hội đồng thẩm định Hàn Quốc, tỷ lệ trống trong các trung tâm quy mô vừa và lớn ở Gangnam trong quý I/2020 là 9,93%, cao nhất kể từ khi cuộc khảo sát được bắt đầu tiến hành lần đầu tiên năm 2013. Trước đây, khi một nhà hàng đóng cửa ngay lập tức sẽ có nhà hàng mới khai trương. Tuy nhiên tình hình hiện tại đã không còn như trước, thậm chí trong trung tâm thương mại cũng có nhiều gian hàng bị bỏ trống. Tại Jongno-gu, Seoul có tổng cộng 584 cơ sở vệ sinh thực phẩm đã đóng cửa trong 6 tháng đầu năm nay. Đây là mức tăng 27,2% so với nửa đầu năm ngoái (459 cơ sở). Ngược lại, cùng ở khu vực trung tâm thành phố, nhưng số lượng nhà hàng và quán bar phải đóng cửa ở Jung-gu, Seoul lại giảm. Trong nửa đầu năm, có 878 địa điểm đã bị đóng cửa tại Jung-gu, Seoul ghi nhận mức giảm 6,6% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, tại Myeongdong nơi giá thuê mặt bằng khá đắt đỏ và có nhiều chủ doanh nghiệp là người Trung Quốc thì có 134 cơ sở đã đóng cửa, tăng 20,7% so với năm ngoái (111 cơ sở). 4.200 nhà hàng và quán rượu đóng cửa ở trung tâm thành phố Seoul trong nửa đầu năm…↑20% so với cùng kỳ năm ngoái
-
Từ khóa của giới kinh doanh Hàn Quốc nửa cuối năm 2020 sẽ là gì?
Theo dự đoán, các công ty trong nước sẽ đẩy nhanh việc giảm chi phí và tái cấu trúc để có thể sống sót trong nửa cuối năm nay sau khi bị ảnh hưởng tiêu cực từ dịch coronavirus mới (Covid19). Dựa trên kết quả phân tích hiệu suát của 2.000 công ty niêm yết, viện nghiên cứu chuyên phân tích kinh doanh CXO Hàn Quốc chỉ ra rằng các từ khóa của giới kinh doanh trong nửa cuối năm nay sẽ là ▲ Sống còn (Survival) ▲ Cắt giảm chi phí (Cost cutting) ▲ Tái cấu trúc (Out) ▲ Không tiếp xúc (Untact) ▲ Thay đổi tổ chức (Transform). Theo viện nghiên cứu, tính đến cuối năm ngoái trong tổng số 2.000 công ty niêm yết có 230 công ty với tỷ lệ nợ hơn 200%. Tương đương với việc cú 10 công ty lại có 1 công ty có cấu trúc tài chính không ổn định. Đặc biệt, ngoài tỷ lệ nợ là hơn 200% chủ yếu thuộc các công ty trong các ngành sản xuất và dịch vụ thì cũng có đến 120 công ty đã ghi nhận lỗ ròng. Xem xét rằng việc quản lý doanh nghiệp đã và sẽ tiếp tục khó khăn hơn trong năm nay do Covid19, dự kiến số lượng công ty có rủi ro cao sẽ tăng lên. Viện nghiên cứu CXO cho biết "Các công ty có rủi ro cao có thể mạo hiểm sự tồn tại của mình mà không cần tìm đến sự hỗ trợ tài chính bên ngoài. Để đảm bảo lượng tiền mặt cần thiết để tồn tại, các công ty có thể sẽ bán tài các sản như đất đai và các tòa nhà." Ngoài ra, trong nửa cuối năm, việc giảm chi phí của các công ty dự kiến sẽ trở nên rõ rệt hơn. Chi phí quảng cáo và tiếp thị, chi phí giáo dục và đào tạo, phúc lợi xã hội và chi phí giải trí là một trong những mục tiêu sẽ bị cắt giảm nhiều nhất. Để giảm gánh nặng cho chi phí lao động, dự kiến việc các doanh nghiệp chọn cách cho nhân viên nghỉ không lương hoặc cắt giảm lương cũng sẽ lan rộng. Cùng với động thái giảm nhân lực, tái cấu trúc tổ chức cũng được cho là sẽ được đẩy mạnh hơn nữa trong nửa cuối năm nay. Đặc biệt, khi việc di chuyển vẫn đang bị hạn chế, các ngành hàng không, vận chuyển, du lịch, giáo dục và nhà ở được phân loại là các ngành sẽ ưu tiên tái cấu trúc. Việc tuyển dụng của các doanh nghiệp trong Top 30 đã tăng từ 1.329.200 người trong năm 2018 lên 1.365.900 người trong năm nay, dừng lại ở mức tăng trưởng là 1%. Theo đó, có khả năng Covid19 sẽ kéo khả năng tăng trưởng việc làm giảm xuống mức âm, Viện nghiên cứu CXO cho biết. Với tình hình dịch Covid 19 như hiện nay, hoạt động kinh doanh 'không tiếp xúc' dự kiến sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Ngành công nghiệp CNTT như trò chơi và cổng thông tin điện tử, và dịch vụ video, phân phối trực tuyến và giao hàng sẽ trở thành những ngành 'không tiếp xúc' điển hình. Khi đơn đặt hàng trực tuyến tăng lên, ngành công nghiệp sản xuất giấy đóng gói cũng dự kiến sẽ được hưởng lợi. Ngoài ra, bio (sinh học), pin và các sản phẩm thực phẩm đóng hộp cũng được chọn là những ngành sẽ tiếp tục thu lợi từ Covid19. Viện CXO dự đoán rằng các công ty đã từng bị đóng cửa tòa nhà và phải cho nhân viên làm việc từ xa do Covid19 sẽ tạo ra được sự khác biệt trong việc phân tán nhân viên để chuẩn bị cho các tình huống tương tự trong tương lai. Trên thực tế, SK Telecom gần đây đã thông báo rằng nhân viên sẽ không làm việc tại trụ sở chính, mà thay vào đó sẽ đến một văn phòng 'căn cứ' gần nơi họ sinh sống. Từ khóa của giới kinh doanh Hàn Quốc nửa cuối năm 2020 sẽ là gì?
-
Danh hiệu 'Công ty quản lý xuất sắc nhất' thuộc về Samsung Electronics…Vị trí thứ 2 là KT&G
Nếu không xét đến tiêu chí tài chính, Samsung Electronics được đánh giá là công ty tốt nhất trong số các công ty nội địa tại Hàn Quốc. Vào ngày 20/5, trang web đánh giá các công ty CEO Score đã công bố kết quả đánh giá quản lý 254 công ty trong số 500 công ty hàng đầu về doanh số năm ngoái thuộc lĩnh vực công nghiệp. Theo đó, Samsung Electronics đã nhận được số điểm cao nhất 700,9/800, đứng đầu trong đánh giá tổng thể. Đánh giá được trên 8 tiêu chí bao gồm tăng trưởng và đầu tư tốc độ cao, tạo việc làm, khả năng cạnh tranh toàn cầu, quản lý hiêu quả, quản trị minh bạch, bình đẳng giới và đóng góp xã hội. Độ lệch chuẩn được tính bằng cách chia 8 tiêu chí thành các lĩnh vực theo ngành và doanh thu, điểm tối đa cho mỗi tiêu chí là 100 điểm và tổng số sẽ là 800 điểm. Samsung Electronics được chọn là công ty xuất sắc trong bốn lĩnh vực: khả năng cạnh tranh toàn cầu, tăng trưởng tốc độ cao, quản lý hiệu quả và tạo việc làm. Tổng số điểm vượt quá 700 điểm. Vị trí thứ 2 và 3 lần lượt thuộc về KT&G và Celltrion với số điểm là 673,9 điểm và 664,6 điểm. KT&G đạt điểm cao về quản lý hiệu quả và đóng góp xã hội, còn Celltrion được đánh giá cao về khả năng cạnh tranh toàn cầu, tăng trưởng tốc độ cao và bình đẳng giới. Amore Pacific đã được chọn là một công ty xuất sắc trong quản lý hiệu quả và bình đẳng giới. LG H&H cũng được chọn là công ty có quản lý hiệu quả. Do đó vị trí thứ 4 và 5 đã được trao cho Amore Pacific và LG H&H. SK Hynix, Naver, POSCO, Samsung Electro-Mechanical và Hyundai Motor cũng là những cái tên góp mặt trong 'Top 10'. Trong 8 tiêu chí đánh giá quản lý, các công ty đại diện cũng có những vị trí xếp hạng khác nhau. Với tiêu chí tăng trưởng tốc độ cao, xét theo nhóm công ty với doanh thu hơn 10 nghìn tỷ KRW thì Samsung Electronics, Samsung SDI , CJ Korea Expres, POSCO và Hyundai Motor là 5 công ty xuất sắc. Xét theo các công ty có doanh thu dưới 10 nghìn tỷ KRW, Celltrion, HDC Hyundai Development Development, KCC Construction, Coway và Hyundai Home Shopping lại được đánh giá cao. Việc đánh giá tiêu chí tăng trưởng tốc độ cao dựa trên tốc độ tăng trưởng doanh số và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Với tiêu chí đầu tư, SK Hynix, Naver, LG Chem, Hyundai Steel và SK Broadband được chọn là những công ty xuất sắc trong việc đầu tư để tạo ra thực phẩm trong tương lai. Lĩnh vực này được so sánh bằng cách so sánh tỷ lệ giữa chi phí R&D và tài sản hữu hình và vô hình so với doanh thu. Với tiêu chí tạo ra công ăn việc làm, dựa trên tốc độ tăng trưởng việc làm, tỷ lệ lao động cố định, tuổi thọ và lương hàng năm thì Samsung Electronics, SK Hynix, Korea Seven, Korea Aerospace và Hanseom là những cái tên được đánh giá cao. Với tiêu chí bình đẳng giới, Naver, Celltrion, AMOREPACIFIC, Ottogi và Kakao là 5 công ty đứng đầu với tỷ lệ phần trăm của các giám đốc điều hành nữ, nhân viên nữ và khoảng cách giới khá đồng đều. Danh hiệu 'Công ty quản lý xuất sắc nhất' thuộc về Samsung Electronics…Vị trí thứ 2 là KT&G
-
Cá nhân tự chủ kinh doanh lâm vào cảnh nợ nần…Tỉ lệ cho vay ngành dịch vụ tăng trưởng cao nhất từ sau 2008
Thống kê trong quý IV/2019 đối với ngành dịch vụ là nơi thu hút người lao động tự kinh doanh và làm chủ, cho thấy các khoản vay đã tăng lên mức cao kỷ lục. Khi ngành công nghiệp trở nên tồi tệ do nhu cầu trong nước trì trệ, các công ty bán buôn và bán lẻ quy mô nhỏ dường như đã phải chịu thêm rất nhiều các khoản vay. Theo dữ liệu thống kê "Tiền cho vay của các tổ chức xử lý tiền gửi quý IV/2019"do Ngân hàng Hàn Quốc công bố vào ngày 4/3, số dư cho vay dịch vụ tính đến cuối tháng 12 là 741,9 nghìn tỷ KRW, tăng 22,7 nghìn tỷ KRW (9.6%) so với 3 tháng trước. Mức tăng này là lớn nhất kể từ năm 2008 khi thống kê có liên quan bắt đầu được thực hiện. Tỷ lệ tăng cũng là cao nhất kể từ sau quý I/2009 (11.1%). Các khoản vay công nghiệp được hiểu là tiền được vay bởi những cá nhân tự làm chủ, các công ty, tổ chức công và chính phủ từ các tổ chức tài chính xử lý các khoản tiền gửi như ngân hàng thương mại, ngân hàng tiết kiệm và quỹ nông thôn mới (tiếng Hàn: 새마을금고). Ngành dịch vụ là ngành có nhiều cá nhân tự mở cửa hàng để kinh doanh thực phẩm, nhà ở hoặc bán buôn và bán lẻ. Trong quý IV/2019, có 6.738 cửa hàng mới trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, thực phẩm và khách sạn, tăng thêm so với quý III (6.172 cửa hàng). Nếu xét theo từng loại doanh nghiệp ngân hàng, thống kê cho thấy các khoản vay từ các ngân hàng tiền gửi tăng 12,7 nghìn tỷ KRW và các khoản vay từ các cơ quan xử lý tiền gửi phi ngân hàng tăng thêm 10 nghìn tỷ won. Khi ngày càng có nhiều cá nhân lựa chọn cách tự đứng ra thành lập công ty kinh doanh vay nợ trong lĩnh vực tài chính thứ hai thì cũng có càng nhiều những lo ngại rằng các khoản vay của họ khó có khả năng được thanh toán. Trong một báo cáo ổn định tài chính vào cuối tháng 12 năm ngoái, ngân hàng nhà nước Hàn Quốc cho biết "Nhìn tổng thể, các khoản vay của các cá nhân tự kinh doanh nói chung là tốt. Tuy nhiên với những khoản vay của các cá nhân có thu nhập thấp, thiếu khả năng chịu đựng thì sự trì trệ kinh tế có thể sẽ nhanh chóng làm suy giảm khả năng cho vay của họ." Các khoản vay của ngành sản xuất chế tạo đã dừng ở con số 100 tỷ KRW và số dư cho vay ở đạt 357,1 nghìn tỷ KRW. Trong khi các khoản vay vốn lưu động, được sử dụng để vận hành các nơi làm việc như chi phí lao động và dữ liệu, đã giảm 1,1 nghìn tỷ won trong quý 4, các khoản vay liên quan đến đầu tư cơ sở vật chất đã tăng thêm 1,2 nghìn tỷ KRW. Số dư cho vay của ngành xây dựng cũng giảm 100 tỷ KRW xuống còn 42,7 nghìn tỷ KRW. Tính đến cuối năm ngoái, tổng số dư cho vay của tất cả các ngành công nghiệp, kết hợp sản xuất, dịch vụ, xây dựng và các ngành công nghiệp khác, tổng cộng là 1.207,8 nghìn tỷ KRW tăng 24,1 nghìn tỷ KRW so với quý trước đó. Tỷ lệ tăng và giảm là 7.7% so với cùng kỳ năm ngoái, cao nhất kể từ sau quý 2 năm 2009 (9.6%) khi các khoản vay dịch vụ tăng mạnh. Cá nhân tự chủ kinh doanh lâm vào cảnh nợ nần…Tỉ lệ cho vay ngành dịch vụ tăng trưởng cao nhất từ sau 2008
1
TIN TỔNG HỢP
-
Kinh tế Chính trị Vật giá leo thang đầu năm mới chỉ là 'màn dạo đầu'
-
Đời sống Xã hội SK Bioscience sẽ quản lý việc phân phối vắc xin COVID-19 tại Hàn Quốc
-
Đời sống Xã hội Liệu có xảy ra tình trạng 'hỗn loạn giao hàng' vào Tết nguyên đán?
-
Kinh tế Chính trị Naver và CU thiết lập quan hệ đối tác để cung cấp các dịch vụ O2O thế hệ tiếp theo
-
Đời sống Xã hội Hàn Quốc giới thiệu bộ sạc EV siêu nhanh trong 20 phút ở hòn đảo nghỉ dưỡng phía nam
-
Đời sống Xã hội Sampyo áp dụng hệ thống nhà máy thông minh để sản xuất vật liệu xây dựng