kết quả tìm kiếm
Tìm kiếm tổng cộng 20
-
Trứng vịt lộn bị cấm bán ở Hàn Quốc?
Trứng vịt lộn là món phổ biến ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á khác nhưng lại là mặt hàng bị cấm ở Hàn Quốc. Ngày 19 (theo giờ địa phương), thông tin nhóm người bị buộc tội hình sự vì bán trứng vịt lộn ở Hàn Quốc khiến dư luận thế giới xôn xao. Theo đó, đội Cảnh sát Tư pháp Dân sinh thủ đô Seoul đã buộc tội hình sự 4 người với tội danh phân phối và bán 4.000 quả trứng vịt lộn ở Hàn Quốc. Một người trong nhóm trên đã bị bắt khi bán trứng vịt lộn chưa khai báo và không có biển hiệu ở chợ Gyeongdong (Seoul), thời điểm bị phát hiện, lực lượng chức năng đã phát hiện một phần trứng đã hỏng, bốc mùi nồng nặc. Tại Hàn Quốc, món trứng vịt lộn chủ yếu phục vụ nhu cầu của người nước ngoài đến từ khu vực Đông Nam Á, chỉ được bán ở siêu thị dành cho người nước ngoài ở các khu chợ tại Seoul, Incheon, Ansan, Suwon. Chỉ có số ít người cao tuổi Hàn Quốc ăn trứng vịt lộn như một món bồi bổ. Còn trên quy mô chung, trứng vịt lộn được xếp vào loại thực phẩm “kinh dị” bị cấm phân phối và bán ở Hàn Quốc. Theo tài liệu của thành phố Seoul, thành phố này khuyến cáo người dân không nên hạn chế tiêu thụ trứng vịt lộn vì “trứng vịt lộn dễ bị thối rữa, ăn vào có hại cho sức khoẻ". Năm 2014, cảnh sát Hàn Quốc còn từng mở đợt “truy quét” trứng vịt lộn trong cộng đồng người nước ngoài. Các cá nhân và cơ sở mua bán trứng vịt lộn khi đó đều bị xử phạt hành chính, mức phạt có thể lên tới 1.000 USD. Theo quy định về kiểm dịch động thực vật Hàn Quốc, người mang trứng vịt lộn từ nước ngoài qua cửa khẩu cũng sẽ bị xử phạt rất nặng. Trứng vịt lộn bị cấm bán ở Hàn Quốc?
-
Lừa đảo thông qua tin nhắn↑ 2.6 lần trong năm ngoái…Sự cực đoan trong nỗ lực hack điện thoại do ảnh hưởng của Covid19
Do tác động của dịch coronavirus mới (Covid19) bắt đầu từ năm ngoái, việc hack điện thoại di động thông qua các tin nhắn văn bản (SMS phishing = smishing) đã tăng lên đáng kể. Theo số liệu của Trung tâm An ninh mạng Quốc gia của Cục Tình báo Quốc gia Hàn Quốc vào ngày 11, tổng số vụ đánh cắp mà Cơ quan An ninh & Internet Hàn Quốc (KISA) phát hiện trong năm ngoái là 950.843, nhiều hơn 2,6 lần so với năm trước (364.000). Trong khi số lượng phát hiện các vụ smishing ghi nhận vào năm 2018 là 242.840 vụ cho thấy mức độ tăng nhanh đáng báo động của loại hình lừa đảo này. Theo Trung tâm An ninh mạng, hơn một nửa số vụ phát hiện vào năm ngoái (khoảng 500.000 vụ) được thực hiện vào khoảng thời gian từ tháng 1~3, và cũng ghi nhận một số trường hợp tấn công nhằm vào các đại biểu Quốc hội. Tin tặc gửi tin nhắn văn bản hoặc tin nhắn dịch vụ mạng xã hội (SNS) bao gồm thông tin cài đặt ứng dụng độc hại (URL) đến người dùng điện thoại thông minh để kích động nhấp chuột hoặc phổ biến ứng dụng độc hại bằng cách đính kèm ứng dụng độc hại vào email giả mạo là công ty cổng thông tin hoặc hack PC của các công ty và nhà phát triển ứng dụng, làm thay đổi các ứng dụng hiện có nhằm phát tán các mã độc hại. Năm ngoái, khi cuộc sống hàng ngày không trực diện trở nên phổ biến hơn do hậu quả của dịch Covid19, hành động lừa đảo hoặc giả mạo thông tin chẳng hạn như smishing cũng trở nên phổ biến. Một quan chức của Trung tâm An ninh mạng cho biết “Các quốc gia đứng đằng sau các tổ chức hack điện thoại thông minh với mục đích đánh cắp thông tin và ăn cắp tiền. Đặc biệt, nguy cơ bị hack điện thoại thông minh dự kiến sẽ gia tăng khi toàn bộ cuộc sống của người dân chuyển sang chế độ trực tuyến do Covid19”. Trung tâm An ninh Mạng đã khuyến nghị người sử dụng luôn ▲ sử dụng mật khẩu và khóa màn hình, ▲ cài đặt xác minh 2 bước khi đăng nhập tài khoản ▲ cập nhật vắc xin mới nhất ▲ xóa hoàn toàn và khởi tạo dữ liệu khi thay thế điện thoại thông minh. Ngoài ra, cần phải chú ý cũng như hạn chế ▲ cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc ▲ cài đặt ứng dụng yêu cầu quyền hạn quá mức như quyền truy cập thông tin vị trí và ảnh ▲ nhấp vào URL có trong văn bản sử dụng bộ định tuyến Wi-Fi với nhà cung cấp không xác định ▲ lưu thông tin quan trọng như thẻ chứng minh thư ▲ thay đổi tùy biến trong cấu trúc của hệ điều hành. Trung tâm An ninh mạng có kế hoạch đăng mười quy tắc bảo mật điện thoại thông minh này trên trang chủ của các tổ chức quốc gia và công cộng, các kênh SNS của các tổ chức lớn, và Hệ thống chia sẻ thông tin về mối đe dọa mạng quốc gia (NCTI), và cũng lên 270 ga của tuyến tàu điện ngầm từ line 1~8. Lừa đảo thông qua tin nhắn↑ 2.6 lần trong năm ngoái…Sự cực đoan trong nỗ lực hack điện thoại do ảnh hưởng của Covid19
-
Bắt đầu từ hôm nay áp dụng giãn cách xã hội mức 1.5…Nếu ca nhiễm mới không ngừng tăng, khả năng cao nâng lên mức 2
Bắt đầu từ hôm nay (19/11), biện pháp giãn cách xã hội để ngăn chặn sự lây nhiễm coronavirus mới (Covid19) tại khu vực đô thị ở Hàn Quốc sẽ được nâng cấp lên mức 1.5. Các khu vực mà Trụ sở đối phó với thiên tai và an toàn trung ương áp dụng mức giãn cách 1.5 bao gồm Seoul, Gyeonggi, toàn tỉnh Gwangju và khu Cheorwon-gun thuộc Gangwon-do. Incheon, thuộc khu vực đô thị, dự kiến sẽ áp dụng mức 1.5 từ 0 giờ ngày 23. Một số khu vực, chẳng hạn như Cheonan và Asan, Gangwon-do, và Suncheon và Gwangyang, Jeollanam-do hiện đã áp dụng giãn cách mức 1.5. từ trước đó. Số lượng ca nhiễm mới mỗi ngày, duy trì trong phạm vi 100 cho đến đầu tháng này, gần đây tăng lên 200 và hôm qua đã vượt quá 300. Theo Trụ sở đối phó với thiên tai và an toàn trung ương vào ngày 19, có 313 bệnh nhân mới được xác nhận vào ngày hôm qua (18/11). Mối lo ngại số trường hợp xác nhận mới vượt quá con số 300 dù không mong muốn nhưng đã trở thành hiện thực. Xét theo từng ngày, số bệnh nhân được xác nhận mới trong tháng này là 124 → 97 → 75 → 118 → 125 → 145 → 89 → 143 → 126 → 100 → 146 → 143 → 191 → 205 → 208 → 222 người → 230 người → 313 người. Sau đợt bùng phát đầu tiên ở Daegu và Gyeongbuk (tháng 2~3) và đợt bùng phát thứ hai ở khu vực đô thị (tháng 8~9), thì đợt bùng phát này khiến chính phủ Hàn Quốc lo lắng đây sẽ là làn sóng lây lan thứ 3 mà quốc gia này phải đón nhận. Hiện nay, các ca nhiễm lẻ tẻ đang diễn ra đồng loạt trên cả nước. Gần đây, vấn đề nghiêm trọng hơn khi chuỗi lây nhiễm đang ngày càng đa dạng, với trung bình khoảng 10 nhóm lây lan tập thể với quy mô nhỏ xảy ra mỗi ngày. Theo đó, vào ngày 17 vừa qua chính phủ đã thông báo sẽ chính thức nâng mức giãn cách xã hội lên mức 1.5, tập trung vào khu vực đô thị, nơi số lượng các trường hợp được xác nhận đang tăng lên đáng kể. Mức 1.5 được định nghĩa là mức độ đe dọa phạm vi phòng dịch bình thường của hệ thống y tế trong một khu vực cụ thể và được áp dụng khi đợt bùng phát kéo dài hơn một tuần. Tiêu chuẩn để gia tăng mức giãn cách là khi số trường hợp trung bình hàng ngày được xác nhận ở Hàn Quốc là 100 trường hợp ở khu vực đô thị và 10~30 trường hợp trở lên ở các khu vực khác. Tại thời điểm này, các biện pháp kiểm dịch như hạn chế số lượng người vào các địa điểm có nguy cơ như các cơ sở đa dụng được tăng cường để ngăn chặn sự lây lãn của các ổ dịch. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng mức 1.5 không thể ngăn chặn sự lây lan nên cần nâng cấp giãn cách xã hội lên mức 2 luôn. Mức độ 2 được áp dụng khi có sự gia tăng tiếp tục của các đợt bùng phát ngay cả sau khi áp dụng các biện pháp mức 1.5 và khi quan sát thấy dấu hiệu của dịch lan rộng trên toàn quốc. Sau khi áp dụng mức 1.5 một tuần mà số trường hợp được xác nhận vẫn tăng hơn gấp đôi so với tiêu chuẩn của mức 1.5 và đợt bùng phát ở giai đoạn 1.5 vẫn tồn tại trong hơn một tuần ở 2 hoặc nhiều khu vực đồng thời số trường hợp được xác nhận hàng ngày duy trì trên 300 liên tục trong 1 tuần thì biện pháp giãn cách xã hội sẽ được tiếp tục nâng lên mức 2. Ở mức độ 2, các cuộc tụ tập, họp mặt và sự kiện có hơn 100 người tham gia sẽ bị cấm, và các cơ sở giải trí cũng sẽ không được mở cửa hoạt động. Các nhà hàng sau 9 giờ tối chỉ được phép đóng gói và giao hàng, và các hạn chế trong việc sử dụng cơ sở vật chất cũng sẽ được thắt chặt hơn. Bắt đầu từ hôm nay áp dụng giãn cách xã hội mức 1.5…Nếu ca nhiễm mới không ngừng tăng, khả năng cao nâng lên mức 2
-
'STOP' giao hàng ban đêm…Ngoại trừ đồ ăn, hạn chế giao hàng sau 10 giờ tối
Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định khuyến nghị các công ty giao hàng hạn chế giao hàng vào đêm khuya sau 10 giờ tối để ngăn chặn tình trạng làm việc quá sức của các tài xế giao hàng. Thêm vào đó nhằm bãi bỏ thông lệ nhiều ngành yêu cầu làm việc cả thứ Bảy và chính phủ cũng khuyến khích ngành chuyển phát nhanh giảm ngày lao động xuống theo chế độ làm việc 5 ngày/tuần. Tuy nhiên, mặc dù việc giảm giờ làm sẽ giúp giải quyết vấn đề làm việc quá sức, nhưng liệu thu nhập của tài xế chuyển phát nhanh có bị giảm theo hay không vẫn là một vấn đề đáng bàn. Vào ngày 12, các bộ liên quan như Bộ Việc làm và Lao động, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải đã công bố các biện pháp ngăn chặn tình trạng làm việc quá sức của các tài xế chuyển phát. Các biện pháp tập trung vào việc cải thiện thời gian làm việc cường độ cao và kéo dài của các tài xế chuyển phát nhanh và tăng cường bảo vệ sức khỏe. Ví dụ điển hình là đặt giờ làm việc tối đa mỗi ngày cho từng công ty giao hàng và chỉ đồng ý cho phép các công ty làm việc trong khung giới hạn đó. Theo khuyến nghị của chính phủ, nếu nhà điều hành dịch vụ giao hàng ban ngày bị hạn chế sau 10 giờ tối, thì công ty và đại lý giao hàng nên chặn quyền truy cập vào ứng dụng mà tài xế giao hàng sử dụng sau 10 giờ tối. Chỉ thực phẩm và các đồ tươi sống khác được phép giao sau 10 giờ tối. Tuy nhiên khách hàng cũng không nên quy trách nhiệm cho người chuyển phát nhanh về việc giao hàng chậm trễ khi không thể giao các đơn hàng trong khoảng thời gian này. Chính phủ cũng quyết định xem xét việc áp đặt nghĩa vụ kiểm tra sức khỏe đối với những tài xế chuyển phát theo Đạo luật An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp. Luật pháp được thay đổi để bảo hiểm tai nạn công nghiệp, mà nhiều hãng giao thông vận tải đã áp dụng để loại trừ, cũng sẽ được áp dụng. Bộ trưởng Bộ Lao động và Việc làm Lee Jae-gap, người đã có một cuộc họp báo trong ngày, cho biết, "Trong bối cảnh tăng trưởng về số lượng của ngành giao hàng, đã có 10 tài xế giao hàng được báo cáo tử vong trong năm nay. Các biện pháp đối phó để ngăn chặn tình trạng làm việc quá sức của các nhà khai thác chuyển phát nhanh là điểm khởi đầu để không chỉ bảo vệ các tài xế chuyển phát nhanh mà còn để ngành chuyển phát nhanh có một bước tiến nhảy vọt”. 'STOP' giao hàng ban đêm…Ngoại trừ đồ ăn, hạn chế giao hàng sau 10 giờ tối
-
Hàn Quốc ban hành luật mới về thương mại điện tử
Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc (KFTC) đã thông báo về việc ban hành luật mới về giao dịch trung gian công bằng trên các nền tảng trực tuyến. Dự luật sẽ được áp dụng cho mọi doanh nghiệp đóng vai trò trung gian giao dịch sản phẩm hoặc dịch vụ giữa người tiêu dùng và người bán dùng nền tảng trực tuyến. Các ví dụ bao gồm thị trường mở, ứng dụng giao hàng, chợ ứng dụng, ứng dụng chỗ ở, dịch vụ so sánh giá, dịch vụ thông tin bất động sản và ô tô đã qua sử dụng và dịch vụ quảng cáo tìm kiếm... Ngoài ra, các tiêu chuẩn ứng dụng có thể sẽ được cố định trong doanh số 10 tỷ won và 100 tỷ won giá trị giao dịch trung gian. Do đó, Naver, Kakao, Coupang và Baemin có thể sẽ được điều chỉnh. Dự luật cũng được áp dụng cho các nền tảng trực tuyến nước ngoài. “Trong số các doanh nghiệp lớn, ít nhất tám thị trường mở, hai ứng dụng lưu trú và bốn ứng dụng giao hàng sẽ chịu sự điều chỉnh của luật pháp”, KFTC giải thích thêm, “Giá trị giao dịch trung gian của họ lên đến 90 nghìn tỷ won và số lượng doanh nghiệp sử dụng các nền tảng trực tuyến ước tính khoảng 1,4 triệu.” Luật không được áp dụng cho các giao dịch sản phẩm và dịch vụ mà bản thân nền tảng trực tuyến là một bên giao dịch. Ngoài ra, các công cụ tìm kiếm cho hoạt động trung gian của người tiêu dùng mà không có hợp đồng với nền tảng trực tuyến cũng không được pháp luật điều chỉnh. Nói cách khác, Google có thể được bảo vệ bởi luật pháp không giống như Netflix. Theo luật, một doanh nghiệp kinh doanh nền tảng trực tuyến phải lập và cung cấp một hợp đồng bằng văn bản cho một doanh nghiệp sử dụng nền tảng và thông báo trước cho doanh nghiệp đó. Ngoài ra, một doanh nghiệp nền tảng trực tuyến lạm dụng quyền lực của mình trong mối quan hệ với một doanh nghiệp sử dụng nền tảng này sẽ phải chịu hình phạt tương đương với số tiền gấp đôi giá trị liên quan đến hành vi vi phạm. Hàn Quốc ban hành luật mới về thương mại điện tử
-
Cơ quan quản lý kinh tế Hàn Quốc phạt các tập đoàn lớn tại nước này 100 tỷ won trong 3 năm qua
Một báo cáo thống kê công bố vào thứ 2 cho biết, 10 tập đoàn kinh doanh hàng đầu của Hàn Quốc đã bị phạt khoảng 100 tỷ won (85,5 triệu USD) trong ba năm qua vì các hành vi kinh doanh không công bằng. Trong một báo cáo kiểm toán của quốc hội, Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc (KFTC) cho biết họ đã phạt 10 tập đoàn hàng đầu, bao gồm Samsung và Hyundai Motor, 103,4 tỷ won từ năm 2017 đến năm 2019. Theo báo cáo, Hyundai Motor Group đã bị phạt nặng nhất với 87,8 tỷ won. KFTC đã phạt Hyundai Steel Co., đơn vị sản xuất thép của tập đoàn, 67,4 tỷ won. Trong khi đó, LG Group cũng đã bị phạt 4 tỷ won trong 3 năm qua, trong khi SK Group bị phạt 3,2 tỷ won. Cơ quan quản lý kinh tế Hàn Quốc phạt các tập đoàn lớn tại nước này 100 tỷ won trong 3 năm qua
-
Scandal tấn công tình dục tập thể…Tòa đưa ra phán quyết cuối cùng cho Jung Joon Young-Choi Jong Hoon
Hai ca sĩ Jung Joon Young và Choi Jong Hoon, những người bị đưa ra xét xử vì tội hiếp dâm hàng loạt phụ nữ say rượu đã chính thức bị kết án lần lượt là 5 năm tù và 2 năm 6 tháng tù. Tòa án Tối cao (Chủ tọa phiên tòa Park Sang-ok) đã thông báo vào ngày 24 rằng họ đã bác đơn kháng cáo của ung Joon Young và Choi Jong Hoon, những người bị buộc tội vi phạm Đạo luật đặc biệt về trừng phạt tội phạm bạo lực tình dục (hiếp dâm cấp độ đặc biệt). Trước đó vào tháng 11 năm ngoái, Tòa án quận trung tâm Seoul đã kết án Jung Joon Young 6 năm tù và Choi Jong Hoon 5 năm tù cho các tội danh bao gồm cả hiếp dâm tập thể. Ngoài ra, “Kwon”, anh trai của một ca sĩ nổi tiếng, đã bị kết án 4 năm tù, “Kim” - quản lý Burning Sun nhận 5 năm, và “Heo”, một nhân viên công ty giải trí, nhận 2 năm quản chế. Cả 5 người đều đệ đơn kháng cáo vào tháng 11 và trong lần kháng cáo đầu tiên, bản án của Jung Joon Young được giảm xuống còn 5 năm. Bản án của Choi Jong Hoon được giảm xuống còn 2 năm 6 tháng vì đạt được thỏa thuận bồi thường với nạn nhân. "Kim" cũng được giảm án xuống còn 4 năm. Còn "Kwon" và “Heo” vẫn phải nhận mức án như cũ trong phiên tòa phúc thẩm. Vào tháng 5 năm nay, Tòa án cấp cao Seoul đã giảm án tù cho Jung Joon Young và Choi Jong Hoon nhưng cả hai bị cáo cũng tiếp tục kháng cáo với phán quyết mới, đưa vụ việc lên Tòa án Tối cao. Tuy nhiên, Tòa án Tối cao đã chọn bác bỏ cả hai kháng cáo và giữ nguyên bản án tù ban đầu. Như vậy, theo phán quyết của Tòa án Tối cao Seoul, bản án tù cuối cùng của Jung Joon Young là 5 năm, trong khi Choi Jong Hoon là 2 năm 6 tháng. Scandal tấn công tình dục tập thể…Tòa đưa ra phán quyết cuối cùng cho Jung Joon Young-Choi Jong Hoon
-
Dịp Trung thu dự báo sẽ gia tăng lừa đảo online…Cảnh sát "Sẽ có những hành động quyết liệt"
Cảnh sát Hàn Quốc thông báo rằng họ sẽ có biện pháp mạnh mẽ nhằm ngăn chặn trước các vụ lừa đảo, gian lận vì dự kiến rằng số lượng các vụ lừa đảo online khác nhau như gian lận trong giao dịch trực tiếp và lừa đảo khi mua bán trên các ứng dụng mua sắm trực tuyến sẽ gia tăng trước kỳ nghỉ lễ Chuseok. Vào ngày 21, Cục An ninh mạng của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc cho biết, "Trong quá trình chuẩn bị các món quà khác nhau trước kỳ nghỉ lễ Chuseok, thiệt hại do gian lận mạng sử dụng tâm lý muốn mua sản phẩm đắt tiền với giá rẻ dự kiến sẽ tăng lên. Tội phạm gian lận thanh toán (lưa đảo thông qua tin nhắn điện thoại) lạm dụng chuyển phát nhanh và thanh toán hỗ trợ thiên tai lần thứ hai dự kiến cũng sẽ gia tăng." Cục An ninh mạng cũng cho biết thêm "Chúng tôi cùng với các tổ chức và công ty liên quan sẽ phối hợp với nhau để chuẩn bị các phương án phản ứng mạnh mẽ nhằm chống lại tội phạm gian lận mạng. Để tăng cường kiểm tra và xử phạt gian lận mạng, từ nay cho đến ngày 31/12, chúng tôi sẽ tiến hành một cuộc truy quét mạnh mẽ với các loại hình lừa đảo mạng như gian lận trong giao dịch hàng hóa." Trước đó vào ngày 11, Cơ quan Cảnh sát Quốc gia đã quyết định tổ chức một cuộc họp với sự tham gia của các công ty kinh doanh đồ cũ lớn như Joonggonara (중고나라), Bunjang (번개장터), Danggeun Market (당근마켓) nhằm giới thiệu và xúc tiến trực tuyến các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn gian lận mạng . Ngoài ra, mỗi công ty cũng quyết định chia sẻ các chính sách đang được sử dụng của riêng mình cũng như cam kết tiếp tục duy trì hợp tác trong việc ngăn chặn gian lận mạng trong tương lai. Cơ quan Cảnh sát Quốc gia cho biết, "Dựa trên kết quả của cuộc tham vấn này, chúng tôi dự định đưa ra các nội dung phòng ngừa như tin tức có chứa các trường hợp thiệt hại gian lận mạng lớn và các quy tắc phòng ngừa cần được lưu ý. Để nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống gian lận trên mạng, chúng tôi cũng sẽ đưa ra cảnh báo thiệt hại thông qua ứng dụng Cyber Cop của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia." Dịp Trung thu dự báo sẽ gia tăng lừa đảo online…Cảnh sát "Sẽ có những hành động quyết liệt"
-
Rác thải nhựa, ni lông tăng do tiêu dùng 'không tiếp xúc'…Sẽ tiến hành các biện pháp quản lý trước Trung thu
Bộ Môi trường ngày 11 thông báo sẽ bắt đầu thực hiện các biện pháp quản lý trước kỳ nghỉ lễ Chuseok trong bối cảnh tình trạng rác thải nhựa và túi ni lông thải ra từ các hộ gia đình tiếp tục gia tăng. Theo Bộ Môi trường, lượng nilong và nhựa phế thải phát sinh trong nửa đầu năm nay lần lượt tăng 11,1% và 15,16% so với nửa đầu năm ngoái. Người ta tin rằng điều này là do sự gia tăng các hoạt động tiêu dùng không tiếp xúc sau đại dịch coronavirus mới (Covid19) bùng phát, dẫn đến một số lượng lớn nhựa và nilong được sử dụng để đóng gói sản phẩm. Đặc biệt, việc sử dụng các vật liệu này để đóng gói quà tặng cho dịp lễ Trung thu, làm dấy lên lo ngại về việc liệu nhựa phế thải hay nilong sẽ bị bỏ đi mà không được phân loại kịp thời. Mối lo ngại này được đặt ra bởi khả năng nhu cầu đối với hàng hóa tái chế và tỷ lệ sử dụng của ngành công nghiệp tái chế nhựa có thể sẽ giảm do suy thoái kinh tế. Không có nhiều tín hiệu tốt cho ngành công nghiệp tái chế. Doanh số bán nguyên liệu thô tái chế cho nhựa phế thải đã giảm trong tháng 8 nhưng vẫn bằng với mức của năm ngoái và giá bán nguyên liệu tái chế trong tháng 8 cũng tăng nhẹ so với tháng 7. Tuy nhiên, Bộ Môi trường đã quyết định đưa ra một số biện pháp, cho rằng cần phải chuẩn bị cho khả năng gia tăng lượng nhựa thải phát sinh trước kỳ nghỉ lễ Trung thu. Trước tiên, với sự hợp tác của chính quyền địa phương, Chính phủ có kế hoạch tăng cường công khai và hướng dẫn người dân trong việc phân loại rác thải phù hợp từ khâu xử lý nhựa phế thải hoặc nilong trong từng hộ gia đình. Bộ Môi trường đang lên kế hoạch điều tra kỹ hơn về tình trạng dự trữ của từng mặt hàng đối với các công ty thu gom nhựa phế thải để dự đoán trước những thay đổi trong lượng rác nhựa thải ra và bổ sung các biện pháp cần thiết cho ngày lễ Trung thu. Rác thải nhựa, ni lông tăng do tiêu dùng 'không tiếp xúc'…Sẽ tiến hành các biện pháp quản lý trước Trung thu
-
Hàn Quốc cấm các ứng dụng trò chuyện ngẫu nhiên không có chức năng tự xác thực/báo cáo cung cấp dịch vụ cho thanh thiếu niên
Từ ngày 11/12, các ứng dụng trò chuyện ngẫu nhiên không có tính năng bảo vệ như xác thực danh tính hoặc chức năng lưu trữ cuộc trò chuyện và báo cáo sẽ không khả dụng cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên. Bộ Bình đẳng giới và Gia đình đã thông báo vào ngày 10 rằng ứng dụng trò chuyện ngẫu nhiên, cung cấp dịch vụ trò chuyện trực tuyến giữa những người dùng không xác định, sẽ được gắn mác là 'phương tiện truyền thông có hại cho trẻ vị thành niên' và sẽ bắt đầu bị cấm cung cấp dịch vụ cho thanh thiếu niên từ ngày 11 tháng 12 sau thời gian thí điểm 3 tháng. Ứng dụng trò chuyện ngẫu nhiên cho phép các cuộc trò chuyện được diễn ra ngẫu nhiên một đối một với người dùng ứng dụng khác chỉ bằng vài bước đăng ký thông tin đơn giản mà không cần quy trình xác thực riêng biệt. Vì tính ẩn danh này, các ứng dụng trò chuyện ngẫu nhiên đã được chỉ ra là con đường chính của tội phạm bóc lột tình dục đối với trẻ em hoặc thanh thiếu niên, chẳng hạn như vụ án 'Phòng thứ n' trên Telegram. Bộ Bình đẳng giới và Gia đình đã cho thời hạn để các ứng dụng này thực hiện các biện pháp cải tiến đối với các ứng dụng chưa có chức năng xác thực tên thật hoặc số điện thoại di động hoặc không có các biện pháp kỹ thuật để tạo ra các cuộc trò chuyện an toàn như chức năng lưu trữ và báo cáo cuộc trò chuyện trong thời gian gia hạn. Các ứng dụng trò chuyện ngẫu nhiên không khắc phục được dịch vụ trong thời gian này sẽ được đánh dấu là có hại cho thanh niên, chẳng hạn như sẽ phải gắn mác 'Cấm người dưới 19 tuổi' trong tương lai và cần thiết lập quy trình xác thực dành cho người trưởng thành riêng để ngăn thanh thiếu niên sử dụng. Theo đó, nếu vi phạm nghĩa vụ gắn mác có thể bị phạt tù tối đa hai năm hoặc phạt tiền lên đến 20 triệu KRW. Với trường hợp không thiết lập các thủ tục chứng nhận tuổi tác có thể bị phạt tới ba năm tù giam hoặc 30 triệu won. Bộ Bình đẳng giới và Gia đình có kế hoạch thông báo trước cho các nhà cung cấp ứng dụng trò chuyện ngẫu nhiên về những cải tiến trong thời gian thí điểm. Đối với các ứng dụng tiếp tục vi phạm sau khi thực thi thông báo, sẽ có chính sách yêu cầu cơ quan thực thi pháp luật điều tra và buộc tội hình sự. Hàn Quốc cấm các ứng dụng trò chuyện ngẫu nhiên không có chức năng tự xác thực/báo cáo cung cấp dịch vụ cho thanh thiếu …
-
Bắt đầu từ 1/9 Hàn Quốc cấm 'quảng cáo trá hình' với các ảnh, video được đăng tải lên mạng xã hội
Khi tranh cãi về 'quảng cáo trá hình' (뒷광고) của những người có ảnh hưởng (influencer) nổi tiếng đang hoạt động trên các phương tiện truyền thông xã hội như YouTube và Instagram ngày càng mạnh mẽ, có nhiều ý kiến cho rằng chính phủ nên đưa ra những hình phạt dành cho các hành động này. Hiện có rất nhiều chỉ trích rằng nội dung của các video đánh giá (review) sản phẩm hoặc món ăn được tải lên theo kiểu 'tự mua tự dùng tự cảm nhận' nhưng thực chất là đã nhận hỗ trợ của nhãn hàng thì cũng không khác gì hành động lừa đảo. Bản sửa đổi có nội dung yêu cầu những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội phải tiết lộ rõ ràng các cụm từ như "được tài trợ" và "quảng cáo" khi đăng nội dung như đánh giá sản phẩm với sự hỗ trợ từ các nhãn hàng đối tác. Theo sửa đổi, những influencer nên chú thích về việc 'video có chứa nội dung quảng cáo' ở vị trí mà người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm thấy, sử dụng cỡ chữ và màu sắc phù hợp. Cấm các cụm từ mơ hồ như 'nhóm trải nghiệm' và 'Cảm ơn đến' (Thanks to). Đối với các video trên YouTube nên bao gồm một cụm từ 'được tài trợ' ở đầu hoặc cuối tiêu đề bài đăng hoặc video để cho biết rằng nó đã nhận được tài trợ và cụm từ đó phải được hiển thị nhiều lần để những người chỉ xem một phần nội dung vẫn có thể biết được. Trên Instagram, nội dung 'được tài trợ' nên được hiển thị trong hình. Để người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận ra, dòng chú thích này cần được hiển thị ở phần đầu caption hoặc ở hashtag (phần gắn thẻ: #) đầu tiên. Trong tháng này, FTC có kế hoạch giải đáp các nội dung liên quan đến dự luật sửa đổi dưới dạng Q&A (hỏi và trả lời) và chuẩn bị và phân phối dữ liệu chi tiết với các ví dụ theo từng phương tiện và trường hợp. Thêm vào đó, luật sửa đổi cũng sẽ được phổ biến sâu rộng thông qua các chiến dịch khác nhau nhằm tiếp cận đến nhiều người nhất có thể. Bắt đầu từ 1/9 Hàn Quốc cấm 'quảng cáo trá hình' với các ảnh, video được đăng tải lên mạng xã hội
-
Thuế giao dịch bất động sản tại Hàn Quốc cao gấp 3 lần so với mức trung bình của OECD
Kết quả của một 'Phân tích Thuế Bất động sản Quốc gia' được thực hiện bởi Văn phòng Chính sách Ngân sách Quốc hội dưới ủy quyền của nghị sĩ đảng Dân chủ đồng hành Jung Jeong-soon đã chỉ ra Hàn Quốc là một trong những quốc gia có thuế giao dịch bất động sản cao nhất trong số các quốc gia thành viên của OECD. Theo kết quả, năm 2018, thuế liên quan đến giao dịch bất động sản như thuế sở hữu (real estate acquisition tax), thuế đăng ký và thuế trước bạ (stamp tax) được thu tại Hàn Quốc, lên tới khoảng 27,4 nghìn tỷ KRW tương đương với 1,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Con số này gấp 3,75 lần mức trung bình của OECD (0,4%). Theo đó, mức thuế này ở Hoa Kỳ là 0,1%, Nhật Bản là 0,3% và Vương quốc Anh là 0,8%. Trong cùng năm 2018, các loại thuế liên quan đến sở hữu bất động sản như thuế tài sản (property tax) và thuế bất động sản tổng hợp (comprehensive real estate holding tax) ở Hàn Quốc là khoảng 15,6 nghìn tỷ KRW tương đương 0,9% GDP. Con số này thấp hơn một chút so với mức trung bình 1,1% của OECD. Mức thuế này là 2,7% ở Mỹ, 1,9% ở Nhật Bản và 3,1% ở Anh, cao hơn nhiều so với mức trung bình của OECD. Nếu cộng cả thuế sở hữu và thuế giao dịch thì Hàn Quốc đứng thứ 7 trong số 36 quốc gia thuộc OECD (không bao gồm Colombia mới tham gia trong năm nay). Tất cả các loại thuế liên quan đến bất động sản của Hàn Quốc chiếm 2,4% GDP. 6 quốc gia đứng trên Hàn Quốc là Anh, Pháp, Canada, Úc, Hoa Kỳ và Israel. Thuế giao dịch bất động sản tại Hàn Quốc cao gấp 3 lần so với mức trung bình của OECD
-
Hàn Quốc xem xét chỉ định ngày 17/8 thành ngày nghỉ lễ…Liệu có giúp đỡ phục hồi trong nước?
Thủ tướng Chung Se Kyun Nỗ lực của Thủ tướng Chung Se-kyun khi chỉ định ngày 17/8 (thứ 2) tới đây là một ngày nghỉ lễ tạm thời (임시공휴일) có thể được giải thích như là một chiến lược để giữ cho nền kinh tế Hàn Quốc hiện tại hồi phục hết mức có thể sau những tác động tiêu cực của dịch Covid19. Nền kinh tế Hàn Quốc, đã bị suy thoái nghiêm trọng kể từ khi dịch Covid19 bùng phát đã phần nào được hồi sinh sau những chính sách như chuyển đổi từ 'giãn cách xã hội' sang 'sinh hoạt phòng dịch' và cung cấp quỹ cứu trợ thảm họa khẩn cấp bằng tiền mặt cho người dân. Tuy nhiên, cũng có ý kiến lo ngại rằng tình hình kinh tế tiêu dùng tại Hàn Quốc sẽ lại tiếp tục trở nên xấu đi khi quỹ khẩn cấp hết thời gian sử dụng (hạn sử dụng quỹ hỗ trợ là hết ngày 31/8) cùng với sự lây lan của dịch bệnh tại Mỹ và châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Hơn nữa, năm nay, đã có khá nhiều ý kiến chỉ ra rằng các ngày lễ (lịch đỏ) thường xuyên bị trùng vào các ngày cuối tuần chẳng hạn như ngày tưởng niệm thương binh liệt sĩ 6/6 rơi vào thứ bảy, ngày Độc lập 15/8 cũng là thứ bảy. Do đó, có ý kiến cho rằng mùa hè năm nay không có đủ ngày nghỉ lễ và chính phủ cần phải chỉ định các ngày nghỉ tạm thời. Vì vậy, nếu ngày 17/8 được chỉ định là một kỳ nghỉ tạm thời theo đề xuất của Thủ tướng Chung thì người dân Hàn Quốc sẽ có một kỳ nghỉ kéo dài 3 ngày từ ngày 15 (thứ bảy) cho đến hết ngày 17 (thứ hai). Trước đó, chính phủ Hàn Quốc cũng đã xem xét việc chỉ định một kỳ nghỉ 4 ngày kết hợp với Ngày lễ thiếu nhi (5/5) bằng cách chỉ định ngày 4/5 (thứ hai) như một ngày nghỉ lễ tạm thời, nhưng do đó là khoảng thời gian dịch bệnh vẫn còn khá phức tạp và lo ngại về lây nhiễm nhóm nên chính phủ đã bác bỏ kế hoạch này. Ngoài ra, vào năm 2015 chính phủ Hàn Quốc cũng đã từng chỉ định ngày 14/8 là một ngày nghỉ lễ tạm thời nhằm khôi phục suy thoái kinh tế do cuộc khủng hoảng MERS (Hội chứng hô hấp Trung Đông) gây ra. Vào năm 2016, ngày tiếp theo của Ngày lễ thiếu nhi, ngày 6/5 cũng được chỉ định là một ngày nghỉ lễ tạm thời để tạo ra một kỳ nghỉ dài bốn ngày. Viện Kinh tế học Hyundai ước tính rằng hiệu quả kinh tế, khi chỉ định ngày nghỉ lễ tạm thời vào ngày 14/8 năm 2015 đã đạt 1,3 nghìn tỷ KRW. Trong nghiên cứu này, Viện Kinh tế Hyundai tính toán rằng số lượng người dân Hàn Quốc du lịch nước ngoài đã tăng lên trong các ngày lễ và số tiền chi trả tại nước ngoài là khoảng 700 tỷ KRW. Xem xét rằng tình hình hiện tại trong bối cảnh Covid19 vẫn còn diễn biến phức tạp trên thế giới làm cho việc du lịch nước ngoài trở nên khó khăn thì dự kiến hiệu quả kinh tế do việc chỉ định các kỳ nghỉ tạm thời sẽ được mở rộng ở trong nội địa Hàn Quốc. Các ngày nghỉ lễ tạm thời được chính phủ Hàn Quốc chỉ định theo thời gian tuân thủ 'Quy định về các ngày lễ của văn phòng chính phủ'. Nếu xác định rằng cần phải có một ngày nghỉ lễ tạm thời thì chính phủ sẽ đề xuất một ngày phù hợp với lý do chính đáng cho Bộ Nhân sự và Đổi mới. Yêu cầu này sẽ chính thức được áp dụng sau khi nhận được sự phê duyệt của Hội đồng Nhà nước và Tổng thống. Hàn Quốc xem xét chỉ định ngày 17/8 thành ngày nghỉ lễ…Liệu có giúp đỡ phục hồi trong nước?
-
FBI khởi động cuộc điều tra vụ twitter của nhiều người nổi tiếng bị hack
Trang Reuters vào ngày 16 (theo giờ địa phương) đã đưa tin, Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) đã chính thức mở một cuộc điều tra về sự cố tài khoản Twitter của nhiều người nổi tiếng bị hack. Cùng ngày, chi nhánh tại San Francisco của FBI cho biết tổ chức này sẽ bắt đầu điều tra vụ tin tặc truy cập vào hệ thống nội bộ của Twitter để chiếm đoạt tài khoản của những người nổi tiếng nhằm lừa đảo tiền điện tử. FBI cho biết "Tại thời điểm này, các tài khoản bị hack dường như để nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền điện tử. Chúng tôi khuyên mọi người nên cẩn trọng để không trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo này". FBI cũng nói thêm "Chúng tôi sẽ không đề cập đến nó nữa vì cuộc điều tra đang diễn ra." Reuters dẫn nguồn tin trước đó rằng FBI đang dẫn đầu cuộc điều tra về vụ hack Twitter. Vào ngày 15 vừa qua, các tin tặc bị cáo buộc là đã xâm nhập vào tài khoản của những người nổi tiếng như chính trị gia, tỷ phú và nghệ sĩ như cựu ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden, cựu Tổng thống Barack Obama, CEO Elon Musk của công ty xe điện Tesla và người mẫu Kim Kardashian. Những tên hacker đã đăng một tweet trên tài khoản Twitter của các nạn nhân với nội dung 'Nếu gửi cho tôi Bitcoin, tôi sẽ trả lại cho bạn gấp 2 lần.' Bộ Dịch vụ Tài chính của tiểu bang New York cũng cho biết sẽ điều tra vụ hack. Cũng có nhiều ý kiến lo ngại trong Quốc hội Hoa Kỳ rằng vụ hack Twitter lần này không chỉ là một trò lừa đảo, mà có thể là một đòn nghiêm trọng hơn nếu mục đích của những tên hacker là nhắm vào các rối loạn an ninh quốc gia hoặc chính trị. Môt thượng nghị sĩ của Đảng Dân chủ phát biểu rằng "Hãy thử tưởng tượng nếu ý đồ của những kẻ này không chỉ là tiền mà còn là một âm mưu nguy hiểm khác thì sao." Thượng nghị sĩ này lo ngại rằng tin tặc có thể sử dụng tiếng nói của một người có thẩm quyền để truyền bá thông tin sai lệch, phá vỡ thị trường chứng khoán và phá vỡ quan hệ quốc tế của Hoa Kỳ nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ. Nghị sĩ Jim Jordan của đảng Cộng hòa cho biết niềm tin của Twitter vào các hoạt động của ông ngày càng xấu đi do sự cố hack tương tự trên Twitter vào ngày 2/11, chỉ một ngày trước cuộc bầu cử ở Mỹ. FBI khởi động cuộc điều tra vụ twitter của nhiều người nổi tiếng bị hack
-
Cơn sốt tiếng Hàn và những gian lận trong kì thi TOPIK
Mới đây, một số trang tin tức của Hàn Quốc đã đưa tin, 2 người Trung Quốc đã bị bắt khi đồng ý tham gia thi hộ tại cuộc thi kiểm tra trình độ tiếng Hàn (TOPIK). Và hiện cảnh sát đang bắt đầu mở một cuộc điều tra về sự việc lần này. Theo cảnh sát, 2 đối tượng thi hộ là A và B đều là người Trung Quốc và đã bị giám sát viên kiểm tra phát hiện trong quá trình xác nhận thí sinh cho kì thi TOPIK lần thứ 70 được tổ chức tại Đại học Hallym vào ngày 12/7 vừa qua. Được biết, 2 thí sinh thuê người thi hộ cũng được xác nhận là người Trung Quốc và cảnh sát sẽ điều tra 4 người này với tội danh cản trở người thi hành công vụ. TOPIK là một bài kiểm tra năng lực tiếng Hàn Quốc dành cho người Hàn Quốc ở nước ngoài và người nước ngoài không nói tiếng Hàn như tiếng mẹ đẻ. Số lượng người đăng ký dự thi TOPIK ngày một tăng hơn do bằng chứng nhận của kỳ thi này thường được sử dụng để đăng ký nhập học vào các trường đại học và các trường sau đại học ở Hàn Quốc cũng như sẽ là một điểm cộng khi xin cấp thị thực làm việc. Theo đó, số lượng các vụ gian lận tại các kỳ thi TOPIK cũng đang gia tăng đáng kể. Theo dữ liệu Kiểm toán Quốc gia do Bộ Giáo dục đệ trình cho Ủy viên Đảng Dân chủ đồng hành Park Chan-dae vào tháng 10 năm ngoái, số vụ gian lận TOPIK tăng lên theo từng năm với 94 vụ vào năm 2015, 141 vụ vào năm 2016, 177 vụ vào năm 2017 và 401 vụ vào năm 2018. Ủy viên Park cho biết "Trong số 276 sự cố gian lận tại các địa điểm thi ở Trung Quốc thì đại đa số là các trường hợp nhờ thi hộ". Vào tháng 4 vừa qua đã có 58 người đã bị bắt trong vụ thuê người thi hộ ở Nepal. Một quan chức của kỳ thi TOPIK cho biết: "Tại địa điểm thi trong Hàn Quốc, việc nhờ người thi hộ là rất hiếm." Vì số lượng người tham gia thi TOPIK đã tăng đáng kể do sức hút của làn sóng Hàn Quốc, nên cũng cần nhiều biện pháp ngăn chặn gian lận hơn. Theo Viện Giáo dục Quốc tế, năm ngoái đã có 375.871 thí sinh dự thi TOPIK, tăng 14,2% so với năm 2018 (329.224). Cơn sốt tiếng Hàn và những gian lận trong kì thi TOPIK
-
Hàn Quốc: Mức lương tối thiểu cho năm 2021 là 8.720 won, tăng 1,5%
Mức lương tối thiểu cho năm 2021 tại Hàn Quốc đã được quyết định là 8.720 won, tăng 1,5% so với năm nay. Xu hướng của mức lương tối thiểu qua các năm Ủy ban tiền lương tối thiểu, một tổ chức đối thoại xã hội cân nhắc và quyết định mức lương tối thiểu, đã tổ chức cuộc họp lần thứ 9 tại Khu liên hợp chính phủ Sejong vào sáng ngày 14 và quyết định mức lương tối thiểu cho năm tới là 8.720 won/giờ. Con số này cao hơn 130 won (1,5%) so với mức lương tối thiểu của năm nay (8.590 won). Mức lương tối thiểu cho năm tới đã được bầu dựa trên đề án của Ủy ban lợi ích công cộng với 9 phiếu 'tán thành' và 7 phiếu 'không tán thành' bao gồm 7 thành viên của Uy ban người sử dụng lao động và 9 thành viên Ủy ban lợi ích công cộng đã tham gia bỏ phiếu. Tại cuộc họp, có 5 thành viên của Ủy ban Lao động do Liên đoàn Công đoàn Hàn Quốc giới thiệu và 2 người thuộc Ủy ban người sử dụng lao động đã phản đối đề án của Ủy ban lợi ích công cộng và rời khỏi cuộc họp. Ủy ban tiền lương tối thiểu có tổng cộng 27 thành viên, bao gồm 9 người trong Ủy ban người lao động, 9 người trong Ủy ban người sử dụng lao động và 9 người trong Ủy ban lợi ích công cộng. Tại cuộc họp hôm nay, đã có 4 người thuộc công nhân của Liên đoàn Công đoàn Dân chủ toàn quốc vắng mặt, không tham dự cuộc họp. Mức tăng lương tối thiểu 1,5% trong năm tới là mức tăng thấp nhất kể từ năm 1988, khi hệ thống lương tối thiểu của quốc gia lần đầu tiên được thực hiện. Tỷ lệ tăng lương thấp nhất cho đến nay là năm 1998 với mức tăng 2,7% do ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế do dịch coronavirus mới (Covid19) gây ra, mức tăng lương tối thiểu làn này là kết quả của việc xem xét những khó khăn trong quản lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các chủ doanh nghiệp kinh doanh tự do nhỏ lẻ. Trong cuộc thảo luận về mức lương tối thiểu, Covid19 là tác nhân chính gây nên khó khăn trong việc điều chỉnh mức lương. Giới lao động cho rằng cần phải ưu tiên bảo vệ sinh kế của tầng lớp người lao động có mức lương thấp. Tuy nhiên, giới kinh doanh lại bảo vệ ý kiến về vấn đề phải nhanh chóng giảm bớt khó khăn kinh tế cho các doanh nghiệp. Trước đó, giới lao động đã đề xuất mức 10.000 won (tăng 16,4%) còn giới kinh doanh lại đưa ra mức 8.410 won (giảm 2,1%) đủ để cho thấy rõ sự khác biệt quan điểm giữa hai bên. Sau khi các bản sửa đổi đầu tiên được đệ trình bởi cả hai bên của giới lao động và giới kinh doanh thì các thành viên của Ủy ban lợi ích công cộng đã đưa ra phạm vi tiền lương tối thiểu là từ 8.620 đến 9.110 won (tương ứng với mức tăng 0,3~6,1%) tuy nhiên vẫn không thể nhận được sự đồng tình của cả 2 giới. Do đó, Ủy ban lợi ích công cộng đã quyết định ban hành đề án riêng với mức 8.720 won. Theo Luật Tiền lương tối thiểu, Ủy ban tiền lương tối thiểu sẽ phải đệ trình lên Bộ trưởng Bộ Lao động mức lương tối thiểu đề xuất cho năm tiếp theo. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Lao động phải công bố mức lương tối thiểu cho năm tới trước ngày 5/8. Nếu mức lương tối thiểu được công bố, nó sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1 năm sau. Trước thông báo lương tối thiểu của năm tới, cả hai bên người lao động và chủ sử dụng lao động đều có thể khiếu nại về tiền lương tối thiểu và Bộ trưởng Lao động có thể yêu cầu xem xét lại mức lương tối thiểu nếu cho rằng có lý do phản đối. Tuy nhiên, trong lịch sử của hệ thống lương tối thiểu ở Hàn Quốc chưa từng có tiền lệ về việc điều chỉnh lại mức lương tối thiểu sau khi Ủy ban tiền lương tối thiểu đệ trình đề án lên Bộ lao động. Mức lương tối thiểu là một hệ thống bảo vệ người lao động có mức lương thấp bằng cách buộc tất cả người sử dụng lao động phải trả mức lương ngang bằng hoặc cao hơn mức lương được đưa ra. Mức lương tối thiểu không chỉ ảnh hưởng đến sinh kế của người lao động mà còn cả nền kinh tế nói chung. Hàn Quốc: Mức lương tối thiểu cho năm 2021 là 8.720 won, tăng 1,5%
-
4 'ông lớn' công nghệ sẽ cùng điều trần trước Hạ viện Mỹ
CEO (Giám đốc điều hành) của 4 công ty công nghệ lớn là Amazon, Apple, Facebook và Google đều đã đồng ý trả lời chất vấn tại phiên điều trần của Quốc hội Hoa Kỳ vào cuối tháng này để chống lại những cáo buộc về hành vi độc quyền. Vào ngày 1 (theo giờ địa phương), kênh truyền thông kinh tế CNBC của Mỹ đưa tin rằng người phát ngôn thuộc Tiểu ban chống độc quyền của Hạ viện Mỹ nơi phụ trách điều tra 4 công ty trên cho biết "Cả bốn CEO đều đã đồng ý tham gia phiên điều trần trước quốc hội." Đây là lần đầu tiên các CEO của bốn công ty này cùng xuất hiện trước quốc hội Mỹ. Trước đó, CEO Mark Zuckerberg (Facebook), CEO Sundar Pichai (Google) và CEO Tim Cook (Apple) đều có kinh nghiệm tham dự các phiên điều trần của quốc hội tuy nhiên với CEO Jeff Bezos của Amazon lại chưa từng có kinh nghiệm trong việc này. Phiên điều trần sẽ được tổ chức vào cuối tháng 7 và có thể được tiến hành dưới hình thức video trực tuyến. Hạ viện đã mở một cuộc điều tra chống độc quyền của 4 công ty này vào tháng 6 năm ngoái. Người ta nghi ngờ rằng các công ty này đã tận dụng quy mô của mình với việc chiếm giữ thị phần áp đảo để tạo lợi thế không công bằng so với các công ty nhỏ hơn. Cuộc điều tra của Hạ viện được tiến hành đồng thời với cuộc điều tra chống độc quyền đang được Bộ Tư pháp và Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) thực hiện. Theo đó, hai tổ chức này hiện đang điều tra sự nghi ngờ rằng Amazon và Facebook yêu cầu phí quá cao với các công ty khác dựa trên sự thống trị của mình trong thị trường thương mại điện tử và truyền thông xã hội. Lời khai từ các CEO sẽ đánh dấu một trong những bước cuối cùng trước khi hoàn thành cuộc điều tra, dự kiến sẽ đưa ra các đề xuất lập pháp mới để cải cách và điều tiết thị trường công nghệ tại Mỹ sau đó. 4 'ông lớn' công nghệ sẽ cùng điều trần trước Hạ viện Mỹ
-
Bắt buộc phải quét mã QR khi vào bar,club từ hôm nay…Doanh nghiệp vi phạm sẽ bị phạt tiền
Bắt đầu từ hôm nay (1/7) tại Hàn Quốc khi đến các địa điểm có 'nguy cơ cao lây nhiễm bệnh truyền nhiễm' chẳng hạn như các cơ sở giải trí, bar club, quán karaoke thì khách hàng sẽ phải quét mã QR chứa thông tin cá nhân. Trong trường hợp khách hàng từ chối quét mã QR, họ sẽ không được phép vào các địa điểm này. Còn về phía chủ doanh nghiệp, nếu vi phạm thì sẽ bị phạt tiền. Đây được coi là bước bắt buộc hóa sau khi tiến hành thử nghiệm hệ thống danh sách truy cập điện tử đối với các cơ sở có rủi ro cao, đã được triển khai từ trước. Trụ sở ứng phó an toàn thiên tai trung ương Hàn Quốc cho biết sẽ bắt đầu đưa các quy tắc này vào thi hành từ 0 giờ ngày 1/7 sau khi đã xem xét sửa đổi và hoàn thiện hệ thống. Hệ thống danh sách truy cập điện tử đã có hiệu lực từ ngày 10/6, được áp dụng để nhanh chóng thu thập thông tin cần thiết cho việc theo dõi những người có liên quan và điều tra dịch tễ học trong trường hợp phát hiện ca lây nhiễm tại các cơ sở có nguy cơ cao. 8 cơ sở có rủi ro cao mà bắt buộc phải cung cấp danh sách truy cập điện tử là ▲ Hungting Pocha (헌팅포차) ▲ Quán rượu (감성주점) ▲ Cơ sở giải trí (유흥주점) ▲ Quán rượu có sân khấu cho khách hàng biểu diễn theo sở thích (단란주점) ▲ Quán bán đồ uống và có sân khấu (콜라텍) ▲ Quán hát (노래연습장) ▲ Cơ sở tập thể dục trong nhà (실내 집단운동 시설) ▲ Phòng biểu diễn trong nhà (실내 스탠딩 공연장). Tuy nhiên do gần đây, thường xảy ra các vụ lây nhiễm tập thể tại ▲ Các công ty phân phối hàng (방문판매업체) ▲ Kho hàng chuyển phát (물류센터뿐) ▲ Trung tâm dạy thêm quy mô lớn (대형학원) ▲ Nhà hàng buffet (뷔페식당) nên các cơ sở này đã được thêm vào nâng tổng số cơ sở có nguy cơ cao lên thành 12 địa điểm. Tại các cơ sở này, nếu doanh nghiệp không áp dụng hệ thống danh sách truy cập điện tử hoặc cố tình đưa thông tin sai và quản lý không chặt chẽ có thể sẽ phải chịu các biện pháp hành chính như phạt tiền tối đa 3 triệu KRW hoặc đình chỉ kinh doanh. Tuy nhiên, nếu người dùng từ chối quét mã QR hoặc có bất kỳ sự bất tiện nào khi sử dụng điện thoại di động, chẳng hạn như không mang theo điện thoại bên người thì sau khi xác định danh tính sẽ phải khai báo vào danh sách viết tay. Theo đó, khi muốn đến các cơ sở này trước tiên khách hàng phải nhận được mã QR đã được cá nhân hóa cho mỗi người sử dụng điện thoại di động và xuất trình cho người quản lý ở nơi muốn vào. Sau đó, quản trị viên sẽ quét mã QR bằng một ứng dụng để tạo hồ sơ truy cập và thông tin được quét sẽ tự động được gửi đến cơ quan an ninh công cộng. Thông tin cá nhân và hồ sơ truy cập của người dùng được phân phối và quản lý bởi công ty phát hành mã QR và cơ quan an ninh công cộng. Sau đó, khi cần điều tra dịch tễ học, cơ quan kiểm dịch sẽ kết hợp thông tin từ 2 nguồn dữ liệu lại để xác định được đối tượng cần xác minh. Các thông tin thu thập được sẽ được xóa bỏ sau 4 tuần. Bắt buộc phải quét mã QR khi vào bar,club từ hôm nay…Doanh nghiệp vi phạm sẽ bị phạt tiền
-
Tổng thống Trump ký sắc lệnh cải cách cảnh sát
Tổng thống Donald Trump ký thông qua sắc lệnh cải cách cảnh sát tại Vườn Hồng, Nhà Trắng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký lệnh cải cách hành chính cảnh sát nhằm ngăn chặn nạn phân biệt chủng tộc và các hành vi đàn áp quá mức của cảnh sát. Theo Associated Press ngày 16 (theo giờ địa phương), Tổng thống Trump đã tổ chức một cuộc họp báo tại Vườn hồng Nhà Trắng và đưa ra lời phát biểu "Tôi sẽ ký một lệnh hành chính về an toàn và an ninh trong tương lai cho người Mỹ thuộc mọi chủng tộc, tôn giáo, màu da và tín ngưỡng." Trump cũng nói thêm "Những gì chúng ta cần bây giờ không phải là để khuyến khích sự sợ hãi và chia rẽ. Chúng ta cần phải đưa các nhân viên thực thi pháp luật và cộng đồng đến gần với nhau hơn". Trước khi ký lệnh hành chính, tổng thống Trump đã gặp người thân của George Floyd (1 người da màu do bị cảnh sát dùng đầu gối đè lên cổ khi bắt giữ dẫn đến ngạt thở và tử vong) là chất xúc tác cho các cuộc biểu tình đòi xóa bỏ phân biệt chủng tộc tuy nhiên trong lễ ký kết lại không có gia đình nan nhân mà chỉ có sự tham gia của các nhân viên cảnh sát. Lệnh cải cách này bao gồm xây dựng cơ sở dữ liệu để theo dõi cảnh sát khi có khiếu nại do sử dụng vũ lực quá mức. Cũng như bao gồm một kế hoạch cho phép các nhân viên xã hội tham gia vào lực lượng phản ứng trong trường hợp thực thi pháp luật liên quan đến các vụ ma túy và người vô gia cư hoặc bệnh nhân tâm thần nhưng không dính dáng đến bạo lực. Nó cũng cải thiện nội dung đào tạo của cảnh sát về cách sử dụng vũ lực và làm giảm căng thẳng cũng bao gồm việc cấm các cảnh sát đè vào cổ nghi phạm trừ khi cảnh sát bị đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, lệnh cải cách lần này không bao gồm nội dung về việc cắt giảm ngân sách của cảnh sát theo như yêu cầu của người biểu tình. Tổng thống Trump ký sắc lệnh cải cách cảnh sát
-
Tổng thống Mỹ ký quy định về mạng xã hội…Tiếp tục thúc đẩy các luật pháp liên quan
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một lệnh hành chính vào thứ năm (theo giờ địa phương) quy định về những hạn chế của các phương tiện truyền thông xã hội (SNS). Theo Reuters, Tổng thống Trump đã ký một lệnh hành chính liên quan đến truyền thông xã hội vào chiều nay và cho biết ông cũng sẽ tiếp tục xem xét một số đạo luật liên quan bên cạnh lệnh hành chính. Liên quan đến lệnh hành chính, tổng thống Trump giải thích lệnh này có nghĩa là các trang mạng xã hội sẽ không còn được miễn trừ trách nhiệm với những bài đăng của người dùng nữa. CNN cho biết "Các công ty CNTT vận hành các nền tảng trực tuyến như các trang mạng xã hội từ trước tới nay đang được bảo vệ khỏi các trách nhiệm pháp lý liên quan đến các bài đăng được đăng bởi người dùng." Trước đó, Tổng thống Trump đã từng tweet rằng "phiếu bầu qua bưu điện có thể dẫn đến thao túng bầu cử" và bị Twitter đăng một nhãn cảnh báo 'Cần kiểm tra thực tế'. Ngay sau đó Trump đã đưa ra 1 số đe dọa như "sẽ chỉnh đốn mạnh mẽ" hoặc "đóng cửa những trang web này". Tổng thống Trump cho rằng rằng việc Twitter tùy ý kiểm duyệt, hạn chế, chỉnh sửa hoặc không cho phép đăng 1 số tweet nhất định là những hành động mang tính chính trị không phù hợp và làm mất quyền tự do ngôn luận của người dùng. Tổng thống Donald Trump Tổng thống Mỹ ký quy định về mạng xã hội…Tiếp tục thúc đẩy các luật pháp liên quan
1
TIN TỔNG HỢP
-
Đời sống Xã hội Liệu có xảy ra tình trạng 'hỗn loạn giao hàng' vào Tết nguyên đán?…Bài toán tăng giá vận chuyển vẫn còn để ngỏ
-
Kinh tế Chính trị Naver và CU thiết lập quan hệ đối tác để cung cấp các dịch vụ O2O thế hệ tiếp theo
-
Đời sống Xã hội Hàn Quốc giới thiệu bộ sạc EV siêu nhanh trong 20 phút ở hòn đảo nghỉ dưỡng phía nam
-
Đời sống Xã hội Sampyo áp dụng hệ thống nhà máy thông minh để sản xuất vật liệu xây dựng
-
Kinh tế Chính trị Giá sản xuất tháng 12/2020 phục hồi
-
Đời sống Xã hội Tổng thống Moon Jae-in thông báo thỏa thuận tiềm năng về vắc xin COVID 19 của hãng Novavax cho 20 triệu người