kết quả tìm kiếm
Tìm kiếm tổng cộng 74
-
Joe Biden tuyên thệ nhậm chức…Chính thức trở thành tổng thống thứ 46 của Mỹ
Trưa 20/1 (rạng sáng 21/1 theo giờ Việt Nam), ông Joe Biden đã chính thức tuyên thệ nhậm chức, trở thành Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ. Bà Kamala Harris cũng chính thức trở thành nữ Phó Tổng thống đầu tiên của nước này sau khi tuyên thệ. Tổng thống thứ 46 của Mỹ Joe Biden tuyên thệ nhậm chức trưa 20/1/2021 theo giờ Washington Vào lúc 11 giờ 40 phút ngày 20/1, tại Đồi Capitol nơi tọa lạc trụ sở Quốc hội Mỹ, bà Kamala Harris đã tuyên thệ nhậm chức Phó Tổng thống và người cử hành nghi thức là Thẩm phán Tòa án Tối cao Sonia Sotomayor. Bà Harris đã trở thành nữ Phó Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ và cũng là người gốc Á đầu tiên đảm nhận cương vị này. Ngay sau đó, ông Joe Biden đã bước lên lễ đài tuyên thệ nhậm chức dưới sự hướng dẫn của người cử hành nghi thức nhậm chức là Chánh án Tòa án Tối cao John Roberts, chính thức trở thành Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ. Trong diễn văn nhậm chức, tân Tổng thống Biden tuyên bố “hôm nay là ngày của nước Mỹ, là ngày của nền dân chủ, ngày của lịch sử và hy vọng, của đổi mới và quyết tâm. Nước Mỹ đã đối mặt với thách thức mới và đã đứng lên đương đầu với thức thách ấy". Ông Biden nhấn mạnh: “Ngày hôm nay, chúng ta mừng chiến thắng, nhưng không phải là chiến thắng của một ứng cử viên, mà là chiến thắng của nền dân chủ. Ý nguyện của người dân đã được nghe và tiếp thu. Một lần nữa, chúng ta nhận thức được rằng nền dân chủ thật mong manh. Nền dân chủ vô cùng quý giá. Và vào lúc này, nền dân chủ đã chiến thắng". Tân lãnh đạo nước Mỹ cam kết là tổng thống của tất cả mọi người dân, kêu gọi đoàn kết, khôi phục và hàn gắn. Liên quan tới lĩnh vực đối ngoại, ông Joe Biden cam kết "phục hồi các liên minh và can dự với thế giới một lần nữa", đồng thời tuyên bố sẽ thay đổi những chiến sách biệt lập của người tiền nhiệm. Lễ nhậm chức diễn ra sau hơn 2 tháng kể từ cuộc bầu cử đầy kịch tính ngày 3/11/2020, trong đó ông Biden đã giành chiến thắng áp đảo với tỷ lệ 306 phiếu đại cử tri trước ứng cử viên Donald Trump (232 phiếu) của đảng Cộng hòa. Sự kiện được cả nước Mỹ trông đợi này dù vậy đã phải giảm quy mô tổ chức do ảnh hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid19. Ban tổ chức đã phải giảm tối đa số lượng khách mời và mọi người tham dự đều được khuyến cáo đeo khẩu trang. Bên cạnh đó, an ninh cũng được thắt chặt đặt biệt sau khi bùng phát vụ bạo động tại khu vực Đồi Capitol hôm 6/1 vừa qua. Joe Biden nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt khi ông bước lên bục đọc diễn văn nhậm chức, đánh dấu bài phát biểu đầu tiên của ông trên cương vị Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ Joe Biden tuyên thệ nhậm chức…Chính thức trở thành tổng thống thứ 46 của Mỹ
-
Hỗn loạn chưa từng có ở tòa nhà Quốc hội Mỹ trong ngày kiểm phiếu đại cử tri
Chiều 6/1 (theo giờ địa phương), trong những giờ đầu khi Quốc hội Mỹ có phiên họp chung nhằm kiểm phiếu đại cử tri và xác nhận kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020, tình hình đã trở nên căng thẳng buộc phong tỏa tòa nhà Quốc hội Mỹ (Điện Capitol). Người ủng hộ ông Trump biểu tình phía trước tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington D.C ngày 6/1. Một phụ nữ bị bắn vào ngực, rơi vào tình trạng nguy kịch. Cảnh hỗn loạn diễn ra sau khi ông Trump có bài phát biểu trước hàng ngàn người ủng hộ, trong đó khẳng định đội ngũ của ông tiếp tục không nhượng bộ. Phó tổng thống Mike Pence đã kêu gọi chấm dứt bạo lực và yêu cầu người biểu tình rời khỏi tòa nhà, sau khi họ đụng độ với cảnh sát và tràn vào Điện Capitol. "Tình trạng bạo lực và phá hủy đang diễn ra tại tòa Quốc hội Mỹ phải dừng lại. Bất kỳ ai liên quan phải tôn trọng các nhân viên thực thi pháp luật và rời khỏi tòa nhà ngay lập tức" - ông Pence viết trên Twitter. Theo thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany, với chỉ thị từ ông Trump, lực lượng Vệ binh Quốc gia đã được huy động để đối phó những người biểu tình. Ông Trump kêu gọi người biểu tình không dùng bạo lực và duy trì ôn hòa. Một phóng viên của báo Washington Post cho biết lực lượng Vệ binh quốc gia tại thủ đô Washington D.C với khoảng 1.000 người đã được triển khai. Tổng thống đắc cử Joe Biden cảnh báo những người biểu tình xông vào tòa Quốc hội Mỹ, đập phá cửa sổ, chiếm các văn phòng và xâm nhập vào các phòng họp của Quốc hội, đe dọa sự an toàn của các nghị sĩ rằng: "Đó không phải là biểu tình, mà đó là cuộc nổi loạn". Các nghị sĩ Mỹ thậm chí gọi vụ việc là cuộc "đảo chính" chống lại chính phủ Mỹ, theo trang DW News. "Một đám đông đã tràn vào tòa nhà Quốc hội Mỹ để lật đổ cuộc bầu cử. Một cuộc đảo chính đang diễn ra" - dân biểu Đảng Dân chủ Val Demings bình luận trên Twitter. Còn dân biểu Đảng Dân chủ Seth Moulton chỉ trích: "Đây là tình trạng hỗn loạn, là nỗ lực đảo chính. Điều đó đang diễn ra ở Mỹ do các nghị sĩ vô trật tự". Tường thuật từ bên ngoài Điện Capitol, phóng viên Patty Culhane của Đài Al Jazeera cho biết những gì diễn ra tại đây là "một cảnh tượng chưa từng có". Đám đông tràn vào trong tòa nhà Quốc hội Mỹ. Hỗn loạn chưa từng có ở tòa nhà Quốc hội Mỹ trong ngày kiểm phiếu đại cử tri
-
Kế hoạch ngân sách vừa thông qua của Mỹ có khoản viện trợ cho Việt Nam
Kế hoạch ngân sách cho năm tài chính 2021 vừa được Quốc hội Mỹ thông qua ngày 22/12 nhắc đến khoản viện trợ trị giá gần 170 triệu USD cho Việt Nam. Tòa nhà quốc hội Mỹ. Ngày 22/12 (theo giờ địa phương), Quốc hội Mỹ thông qua gói cứu trợ Covid-19 trị giá 900 tỷ USD cùng dự luật chi tiêu chính phủ trong năm tài chính sắp tới trị giá 1,4 nghìn tỷ USD. Đáng chú ý, kế hoạch chi ngân sách năm sau của Mỹ, được CNN đăng toàn văn hơn 5.300 trang, bao gồm hơn 169,7 triệu USD viện trợ cho Việt Nam. Một phần trong khoản này sẽ được viện trợ cho các hoạt động khắc phục hậu quả chất độc da cam và hậu quả chiến tranh. Cụ thể, Mỹ dành 14,5 triệu USD cho các chương trình chăm sóc sức khỏe ở những vùng chịu ảnh hưởng của chất độc da cam. Những người khuyết tật về khả năng vận động hay nhận thức đều được hưởng lợi từ gói cứu trợ này. Khoảng 19 triệu USD sẽ tài trợ cho việc khắc phục hậu quả ở những vùng bị ô nhiễm dioxin tại Việt Nam. Ngoài ra, Mỹ còn chi thêm 2,5 triệu USD cho một chương trình hòa giải hậu chiến với Việt Nam. Sau khi được quốc hội thông qua, dự luật ngân sách này cần được Tổng thống Trump ký ban hành để có hiệu lực. <Theo Zing News> Kế hoạch ngân sách vừa thông qua của Mỹ có khoản viện trợ cho Việt Nam
-
Tiếp tục gia hạn thêm 6 tháng cho hợp đồng hoán đổi tiền tệ trị giá 60 tỷ USD giữa Hàn Quốc và Mỹ
Hợp đồng hoán đổi tiền tệ trị giá 60 tỷ USD giữa Hàn Quốc và Hoa Kỳ đã được gia hạn thêm 6 tháng, kéo dài cho đến cuối tháng 9 năm sau. Hoán đổi tiền tệ là hình thức trao đổi tiền tệ giữa hai quốc gia trong trường hợp khẩn cấp, có thể bằng đồng tiền của nước đối phương hoặc bằng đồng USD bằng cách ủy thác nội tệ cho quốc gia kia trong trường hợp khẩn cấp như khủng hoảng ngoại hối. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) ngày 17 thông báo đã đồng ý gia hạn hợp đồng hoán đổi tiền tệ hiện tại thêm 6 tháng kể từ ngày 31/3/2021 đến ngày 30/9/2021 với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FRB·Fed). Quy mô hoán đổi tiền tệ (giới hạn) vẫn ở mức 60 tỷ đô la và các điều kiện khác vẫn giữ nguyên. Trong một thông cáo báo chí chính thức, BoK cho biết, "Tâm lý ưa thích rủi ro của thị trường tài chính quốc tế được phục hồi và thị trường ngoại hối trong nước nhìn chung đang ở trạng thái tốt và tình hình chung ổn định, nhưng ý nghĩa của sự cần thiết phải gia hạn việc hoán đổi tiền tệ là để chủ động ứng phó với sự không chắc chắn phát sinh từ việc dịch bệnh Covid19 có thể tái bùng phát.” Một quan chức của BoK cho biết “Chúng tôi tin rằng việc kéo dài thời gian đáo hạn này sẽ góp phần duy trì sự ổn định của thị trường tài chính và ngoại hối trong nước. Nếu cần thiết, chúng tôi dự định sử dụng quỹ hoán đổi tiền tệ ngay lập tức, và BoK sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng trung ương ở các nước lớn, bao gồm cả Fed, để ổn định thị trường tài chính và ngoại hối." Trước đó, vào ngày 19/3, BoK đã ký hợp đồng hoán đổi tiền tệ với Fed của Mỹ với giới hạn lên tới 60 tỷ USD, và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 31/3. Thông qua đấu thầu cạnh tranh, Hàn Quốc đã sử dụng hợp đồng hoán đổi tiền tệ 6 lần để thực hiện các khoản vay có tổng trị giá 19,87 tỷ USD. Vào thời điểm công bố hợp đồng hoán đổi tiền tệ đầu tiên, giá cổ phiếu đã tăng trở lại (7,4%) và tỷ giá hối đoái giữa đồng won/đô la giảm (-3,1%) vào ngày 20 tháng 3, ngay sau khi công bố, do lo lắng về tài trợ bằng đô la giảm. Sau đó, ngân hàng trung ương Hàn Quốc và Mỹ đã gia hạn thời gian đáo hạn của hợp đồng hoán đổi tiền tệ vào ngày 30 tháng 7 để kéo dài thời hạn từ ngày 30/9/2020 đến ngày 31/3/2021 và lần thứ 3 tiếp tục đồng ý gia hạn thêm 6 tháng nữa vào hôm nay. Trong khi đó, Reuters đưa tin 8 quốc gia khác ngoài Hàn Quốc cũng đã gia hạn hợp đồng hoán đổi tiền tệ với Fed đến cuối tháng 9 năm sau. Dựa trên hợp đồng được ký vào tháng 3, quy mô hoán đổi tiền tệ theo quốc gia là 60 tỷ đô la mỗi quốc gia cho sáu quốc gia, bao gồm Hàn Quốc, Úc, Brazil, Mexico, Singapore và Thụy Điển, và 30 tỷ đô la mỗi quốc gia cho ba quốc gia gồm Đan Mạch, Na Uy và New Zealand. Tiếp tục gia hạn thêm 6 tháng cho hợp đồng hoán đổi tiền tệ trị giá 60 tỷ USD giữa Hàn Quốc và Mỹ
-
Tổng số ca tử vong do Covid-19 trên toàn thế giới vượt 1,5 triệu ca…Tương đương với việc xóa sổ 3 thành phố lớn
Số ca tử vong do nhiễm coronavirus mới (Covid19) trên thế giới đã vượt quá 1,5 triệu người. Đã khoảng một năm kể từ khi ca nhiễm Covid19 lần đầu tiên được báo cáo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào tháng 12 năm ngoái với tên gọi 'bệnh viêm phổi lạ'. Theo Worldometer, một trang web thống kê quốc tế, số ngườica tử vong tích lũy của Covid19 tính đến 9 giờ 9 phút tối ngày 3 (GMT) là 1.509.249 người. Xét rằng tiêu chuẩn đô thị của Hàn Quốc là 500.000 người, con số này tương đương với việc dân số của ba đô thị đã biến mất. Tính đến cùng ngày, tổng số ca nhiễm Covid19 được xác nhận trên khắp thế giới là 65.399.000 trường hợp. Quốc gia có số người chết vì Covid19 nhiều nhất là Mỹ, với 281.000 người. Trước đó, ngày 2/11 Mỹ đã ghi nhận số ca tử vong trong 1 ngày cao kỷ lục với 2.804 trường hợp (dựa trên số liệu thống kê của Đại học Johns Hopkins). Theo sau là các quốc gia như Brazil (175.000 người), Ấn Độ (139.000 người), Mexico (107.000 người) và Vương quốc Anh (60.000 người). Khi bắc bán cầu bước vào mùa đông, sự lan rộng của Covid19 tăng cường trở lại và các quốc gia đang phải đối mặt với 'những ngày tồi tệ nhất'. Sự gia tăng các trường hợp được xác nhận có xu hướng liên quan trực tiếp đến sự gia tăng các ca tử vong. Vì lý do đó, cộng đồng y tế thế giới đang đề phòng cuộc khủng hoảng lớn nhất trong mùa đông này, khi sự lây lan sẽ tiếp tục cho đến khi vắc xin được phân phối. Vào cùng ngày, tổng số trường hợp được xác nhận tích lũy ở Mỹ đã vượt quá 14 triệu với 14.012.300 (dựa theo số liệu thống kê của Đại học Johns Hopkins) trường hợp đã được ghi nhận. Vào ngày 27/11, Mỹ ghi nhận tổng số ca vượt quá 13 triệu, và chỉ 6 ngày sau đó con số này đã tăng hơn 1 triệu. Ở Mỹ, có khoảng 170.000 trường hợp mới được xác nhận mỗi ngày. Theo trang thông tin về dịch Covid19 'Covid Tracking Project', số lượng bệnh nhân nội trú do nhiễm Covid19 ở Hoa Kỳ đã vượt 100.000 người, với 10.226 người tính đến ngày 2/12 (theo giờ địa phương). Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã dự đoán rằng có thể có tới 19.500 người tử vong trong Tuần lễ Giáng sinh bằng cách tổng hợp một mô hình dự đoán tình hình hiện tại của Covid19 từ 37 tổ chức. Giám đốc CDC Robert Redfield lo ngại rằng "ba tháng tới sẽ là khoảng thời gian khó khăn nhất trong lịch sử y tế công cộng ở Hoa Kỳ." Ở châu Âu, tình hình dịch bệnh cũng mấy khả quan hơn. Sau ghi nhận tổng số ca tử vong đã vượt quá 60.000 trường hợp, Vương quốc Anh, gần đây đã quyết định sử dụng vắc-xin chống Covid19 do công ty dược phẩm Pfizer của Mỹ và Bioentech của Đức phát triển lần đầu tiên ở châu Âu. Ngày 3/12 (theo giờ địa phương), số trường hợp được xác nhận mới ở Anh đã tăng 14.000 nâng tổng số ca nhiễm lên 1.674.000. Vương quốc Anh sẽ bắt đầu tiêm vắc xin Covid19 vào tuần tới. Cũng trong cùng ngày, số trường hợp mắc và tử vong được xác nhận ở Ý tăng lần lượt là 23.000 và 993, đạt 1.664.000 và 58.000. Số người chết hàng ngày vào ngày này là cao nhất kể từ tháng Hai, khi dịch bệnh bắt đầu lan đến Ý. Để ngăn chặn tình trạng tái phổ biến dịch bệnh, chính phủ Ý đã thông qua các biện pháp kiểm dịch cấp độ cao vào ngày này, chẳng hạn như cấm di chuyển giữa các tiểu bang cho đến đầu năm sau. Thụy Điển, quốc gia gây ra tranh cãi về việc thực hiện chiến lược miễn dịch tập thể bằng các biện pháp kiểm dịch lỏng lẻo, đã có hơn 7.000 ca tử vong do Covid cũng vào ngày này. Số trường hợp được xác nhận ở Thụy Điển đã tăng 6.400 vào ngày đó, lên 272.000. Trong khi đó, Pháp công bố mục tiêu tham gia vào quá trình tiêm chủng và tiêm chủng cho 1 triệu người vào tháng tới ngay sau khi Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) chấp thuận sử dụng vắc xin Covid19. Tại Pháp, đã có tổng cộng 2.257.000 trường hợp được xác nhận và 54.000 trường hợp tử vong. Tổng số ca tử vong do Covid-19 trên toàn thế giới vượt 1,5 triệu ca…Tương đương với việc xóa sổ 3 thành phố lớn
-
Việt Nam chính thức gửi điện mừng tân tổng thống Mỹ Joe Biden
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 30-11 đã gửi điện chúc mừng, nhân dịp ông Joe Biden được bầu làm tổng thống Mỹ. Joe Biden - Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 1-12 cho biết trong điện mừng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ tin tưởng với nền tảng quan hệ đã gầy dựng, quan hệ Việt – Mỹ sẽ tiếp tục phát triển bền vững. "Nhân dịp ông Joseph Robinette Biden Jr. được bầu làm tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, ngày 30-11-2020, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện chúc mừng. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ tin tưởng với nền tảng quan hệ đã được xây dựng trong 25 năm qua, quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Mỹ sẽ tiếp tục phát triển, đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, góp phần mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước và hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới", thông báo của Bộ Ngoại giao cho biết. Cùng ngày, Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cũng đã gửi điện mừng tới Phó tổng thống đắc cử Kamala Harris. Nhân dịp này, lãnh đạo cấp cao Việt Nam trân trọng mời tổng thống và phó tổng thống đắc cử Hoa Kỳ thăm Việt Nam vào thời gian sớm nhất. Việt Nam chính thức gửi điện mừng tân tổng thống Mỹ Joe Biden
-
Apple chiếm 60% lợi nhuận của thị trường điện thoại thông minh toàn cầu
Samsung Electronics đã thu hẹp đáng kể khoảng cách với Apple, vượt qua 30% thị phần lợi nhuận trên thị trường điện thoại thông minh toàn cầu trong quý III. Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Strategy Analytics (SA) vào ngày 27, trong quý III/2020 của thị trường điện thoại thông minh, thị phần lợi nhuận của Apple là 60,5% và thị phần của Samsung Electronics chiếm 32,6%. Thị phần lợi nhuận của Samsung Electronics cao nhất trong 6 năm kể từ 37,9% trong quý II/2014. Theo đó, thị phần của Samsung cũng đã tăng gấp 2~3 lần so với quý trước đó (13,8%) và cùng kỳ năm ngoái (18,8%). Mặt khác, tỷ trọng lợi nhuận của Apple giảm đáng kể so với quý trước (79,0%) và cùng kỳ năm ngoái (66,9%). Do chiến lược giá cao của iPhone nên Apple có phần lợi nhuận cao hơn so với các nhà sản xuất khác. Apple chiếm 77,9% lợi nhuận điện thoại thông minh toàn cầu vào năm 2018 và 75,0% vào năm 2019. SA cho biết, "Do việc phát hành iPhone 12 của Apple bị hoãn lại, nên tỷ suất lợi nhuận hoạt động của Apple trong quý này là 21%, giảm so với mức 23% của cùng kỳ năm ngoái. Mặt khác, tỷ suất lợi nhuận hoạt động của Samsung Electronics là 14%, tăng so với mức 11% cùng kỳ năm ngoái, nhờ danh mục đầu tư được tổ chức tốt từ điện thoại cao cấp đến điện thoại tầm trung." Sự chênh lệch về doanh số giữa hai công ty cũng giảm xuống một con số. Trong quý III, thị phần bán điện thoại thông minh toàn cầu là 29,5% cho Apple và 22,6% cho Samsung Electronics, chênh lệch 6,9%. Đây là một sự khác biệt nhỏ so với mức chênh lệch hơn 10 điểm phần trăm của quý trước (Apple 35,0%, Samsung 17,3%) và năm ngoái (Apple 33,8%, Samsung 20,2%). Về số lượng, thị phần điện thoại thông minh toàn cầu trong quý III năm nay là Samsung Electronics (21,9%), Huawei (14,1%), Xiaomi (12,7%) và Apple (11,9%). Apple chiếm 60% lợi nhuận của thị trường điện thoại thông minh toàn cầu
-
Truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin thông báo ông Joe Biden trở thành tổng thống thứ 46 của Mỹ
CNN, Reuters, NBC, CBS, Fox News đã đồng loạt đưa tin ông Joe Biden sẽ là tổng thống thứ 46 của nước Mỹ sau khi chiến thắng tại bang Pennsylvania. Ngay sau đó, Hãng tin AP, Edison Research cũng thông báo ông Joe Biden chiến thắng ở Pennsylvania. Chính trị gia Joe Biden - người vừa đắc cử vị trí tổng thống Mỹ thứ 46 Khuya 7/11 (theo giờ Việt Nam), đồng loạt các hãng tin lớn thông báo ông Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ thứ 46 với tỉ lệ phiếu: 284 - 214. Bất chấp nhiều khiếu nại về gian lận phiếu bầu và cuộc chiến pháp lý mà nhóm tranh cử của ông Trump đưa ra, ông Joe Biden đã được các hãng tin xướng tên là tổng thống mới của Mỹ. Ông Joseph R. Biden Jr., 77 tuổi, là ứng viên lớn tuổi nhất được bầu vào Nhà Trắng. Trước đó, ông từng dành 8 năm làm phó tướng cho Tổng thống Barack Obama và chiến thắng đến với ông trong lần thứ 3 ra tranh cử chức vụ quyền lực nhất nước Mỹ. Không lâu sau thông tin về việc ông Biden giành chiến thắng ở bang Pennsylvania, và đủ điều kiện để đắc cử tổng thống Mỹ, các tổ chức truyền thông như hãng tin AP, Đài CNN, báo New York Times,... đồng loạt tô xanh bang Nevada, tuyên bố ông Biden giành thêm 6 phiếu đại cử tri của bang này, nâng tổng số phiếu hiện tại của ông lên 279. Với tỉ lệ cử tri đi bầu dự kiến đạt mức cao nhất trong lịch sử. Nước Mỹ vốn đang chia rẽ đã bầu ra người hứa sẽ cầm quyền không phải với tư cách đảng viên Dân chủ mà là "Tổng thống Mỹ" - thề sẽ thống nhất 4 năm biến động dưới quyền ông Trump. Sau khi truyền thông đưa tin, tổng thống đắc cử Joe Biden đã có phát biểu cảm ơn sự ủng hộ của người dân Mỹ. "Tôi rất vinh dự và khiêm nhường trước sự tin tưởng mà người dân Mỹ đã trao cho tôi và Phó tổng thống Harris", ông Biden nói. "Trước những trở ngại chưa từng có, một số lượng cử tri cao kỷ lục đã đi bỏ phiếu. Điều này lần nữa minh chứng rằng nền dân chủ nằm sâu trong trái tim nước Mỹ". Ông Biden lên tiếng kêu gọi đoàn kết trong thời điểm nhiều khủng hoảng này. "Khi chiến dịch kết thúc, đã đến lúc trút bỏ sự tức giận và những lời lẽ gay gắt và xích lại gần nhau như một quốc gia", ông Biden nói. "Chúng ta là Hoa Kỳ. Không có gì chúng ta không thể làm nếu chúng ta làm cùng nhau". Bà Kamala Harris cũng có lời kêu gọi đoàn kết trên Twitter. "Cuộc bầu cử này có ý nghĩa hơn cả Biden hay tôi. Đó là linh hồn của nước Mỹ và việc sẵn sàng chiến đấu cho nó", bà Harris nói. "Chúng ta còn rất nhiều việc ở phía trước. Hãy bắt đầu". Kamala Harris (bên trái) luôn sát cánh với ông Biden trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ 2020 chính thức trở thành phụ nữ da màu đầu tiên đắc cử vị trí Phó tổng thống Mỹ Truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin thông báo ông Joe Biden trở thành tổng thống thứ 46 của Mỹ
-
Thế giới vượt mốc 50 triệu người nhiễm Covid19…Mỹ liên tục ghi nhận số ca nhiễm mới cao kỷ lục
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 8/11, toàn thế giới đã ghi nhận 50.402.921 ca nhiễm coronavirus mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.258.303 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 35.637.742 người. Nhân viên y tế đưa người bệnh Covid-19 đến một bệnh viện tại thủ đô Warsaw, Ba Lan. Xét theo khu vực, châu Á tiếp tục là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (hơn 14,2 triệu ca), trong đó Ấn Độ đứng đầu. Với hơn 11,9 triệu ca mắc, Bắc Mỹ là khu vực bị ảnh hưởng thứ hai. Tiếp đến là châu Âu với 11,7 triệu ca và Nam Mỹ với gần 10 triệu ca. Châu Phi (hơn 1,8 triệu ca) và châu Đại Dương (hơn 40.000 ca) là hai khu vực ít bị ảnh hưởng nhất. Tại châu Á, Ấn Độ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19. Số ca bệnh tại nước này nhiều hơn các nước khác trong khu vực hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Trong khi Ấn Độ sắp cán mốc chín triệu ca bệnh, số ca mắc tại các nước khác như Iran, Iraq, Indonesia, Bangladesh đang dao động từ 400 nghìn đến 700 nghìn ca. Tại châu Âu, Pháp đang là quốc gia chứng kiến số ca bệnh trên đà tăng mạnh. Trong 24 giờ qua, Pháp ghi nhận thêm gần 60.500 ca bệnh, trong khi con số này của Italy, Ba Lan, Anh là 37.807 ca, 27.086 ca, 23.287 ca. Với tốc độ gia tăng ca bệnh mới như hiện nay, có thể trong vài ngày tới Pháp sẽ vượt Nga, trở thành vùng dịch lớn nhất châu Âu. Tính đến thời điểm này, có bốn quốc gia tại châu Âu đã vượt mốc một triệu ca Covid-19, gồm: Nga, Pháp, Tây Ban Nha và Anh. Bên cạnh đó, quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 243.1215 ca tử vong trong tổng số hơn 10.165.626 ca nhiễm. Tình hình dịch bệnh tại Mỹ có nguy cơ khó kiểm soát hơn khi biểu tình bùng phát tại nhiều thành phố sau ngày tổng tuyển cử 3/11. Liên tiếp những ngày qua, Mỹ ghi nhận các kỷ lục lây nhiễm mới và lần đầu tiên kể từ khi dịch bùng phát, nước này trải qua một loạt ngày có số ca nhiễm mới đều ở mức trên 100.000. Thế giới vượt mốc 50 triệu người nhiễm Covid19…Mỹ liên tục ghi nhận số ca nhiễm mới cao kỷ lục
-
Bầu cử tổng thống Mỹ chưa ngã ngũ…FED tiếp tục đóng băng lãi suất bằng 0
Với sự bối rối chính trị về kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ, Hệ thống Dự trữ Liên bang (Fed), ngân hàng trung ương của Mỹ quyết định duy trì 'lãi suất bằng 0' thêm một lần nữa vào ngày 5 (theo giờ địa phương). Jerome Powell Chủ tịch Hệ thống Dự trữ Liên bang (FED) Trong một tuyên bố đưa ra sau cuộc họp thường kỳ của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) vào ngày 5/11, Fed cho biết họ sẽ đóng băng lãi suất cơ bản ở mức 0,00 ~ 0,25%. Sau khi quyết định lãi suất bằng 0 để ứng phó với sự lây nhiễm coronavirus mới (Covid19) vào tháng 3, lập trường tương tự đã được tái khẳng định tại cuộc họp FOMC được tổ chức lần thứ năm này. Tại cuộc họp của FOMC vào ngày 15 tháng 3, khi lo ngại về suy thoái kinh tế gia tăng mạnh do đại dịch Covid19 toàn cầu, Fed đã cắt giảm lãi suất cơ bản 1 điểm phần trăm từ 1,00~1,25% xuống 0,00~0,25%. Lần này, có vẻ như sự lây nhiễm của dịch bệnh đang lan rộng hơn nữa và đè nặng lên nền kinh tế Hoa Kỳ, vốn đã bắt đầu cho thấy dấu hiệu phục hồi. Fed cho biết trong một tuyên bố, "Cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng đang diễn ra tiếp tục gây áp lực lên hoạt động kinh tế, việc làm và giá cả. Tuy hoạt động kinh tế và việc làm đang dần hồi phục, nhưng vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với đầu năm". Lời tuyên bố này có vẻ giống như tuyên bố hồi tháng 9 của FOMC, nhưng CNBC và Bloomberg News chỉ ra rằng cụm từ "đang liên tục được cải thiện trong những tháng gần đây" đã bị nói giảm thành "tiếp tục hồi phục". Quan điểm của Fed về các điều kiện tài chính cũng đã thay đổi từ "đang được cải thiện" trong tuyên bố lần trước sang "tiếp tục nới lỏng" ở phát ngôn lần này. Fed đã không sửa đổi hoặc chỉ định hệ thống mục tiêu bình ổn giá trung bình mà FOMC đã thông qua trước đó. Với cách tiếp cận này, Fed có kế hoạch duy trì lãi suất cực thấp trong dài hạn đến năm 2023. Ngoài ra, không có thay đổi nào trong chính sách mua tài sản của Fed, Bloomberg News đưa tin. Bầu cử tổng thống Mỹ chưa ngã ngũ…FED tiếp tục đóng băng lãi suất bằng 0
-
GDP Mỹ quý III đạt mức tăng trưởng kỷ lục 33,1%
Sau quý tệ nhất lịch sử, kinh tế Mỹ đảo chiều với mức tăng mạnh nhất đến nay, với 33,1%. Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố GDP quý III của nước này tăng 33,1% (đã điều chỉnh về cơ sở hàng năm). Tốc độ này cao hơn khảo sát của Dow Jones với các nhà kinh tế học (32%). Kỷ lục tăng trưởng cũ kể từ sau Đại chiến Thế giới II là 16,7%, ghi nhận vào quý đầu tiên năm 1950. So với quý trước, GDP Mỹ tăng 7,4%. Trước đó, hồi quý II, nền kinh tế lớn nhất thế giới ghi nhận mức giảm kỷ lục 31,4% khi hàng loạt hoạt động kinh tế bị đình trệ vì chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ do đại dịch Covid19 gây nên. Nền kinh tế này cũng rơi vào suy thoái về mặt kỹ thuật từ tháng 2. Tiêu dùng, vốn đóng góp hai phần ba GDP Mỹ, đang bật tăng trở lại. Dù phần lớn địa điểm tại Mỹ vẫn đang mở cửa lại một cách thận trọng, người tiêu dùng đã bắt đầu quay trở lại các cửa hàng, quán bar. Ngành nhà hàng cũng dần khôi phục hoạt động kinh doanh, bất chấp bị giới hạn về công suất. Hoạt động tại ngành bất động sản cũng tương đối mạnh. Trong nhiều khảo sát, cả người tiêu dùng và lãnh đạo doanh nghiệp đều tự tin vào tương lai, bất chấp đại dịch. Dù số liệu quý III lạc quan, Mỹ vẫn phải đối mặt với chặng đường đầy khó khăn phía trước. 11 triệu việc làm đã biến mất kể từ tháng 3. Tỷ lệ thất nghiệp hiện là 7,9% - cao hơn gấp đôi so với tiền đại dịch. GDP Mỹ quý III đạt mức tăng trưởng kỷ lục 33,1%
-
Thế giới vượt mốc 35 triệu người nhiễm Covid19…Tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường trên phạm vi toàn cầu
Số ca nhiễm Covid19 trên toàn thế giới đã chạm mốc 35 triệu người vào khuya qua, với không ít quốc gia chứng kiến sự bùng phát mạnh trở lại của dịch bệnh sau thời gian mở cửa nền kinh tế. Cảnh sát kiểm soát xe cộ trong phạm vi Madrid, Tây Ban Nha hôm 3/10 Chỉ trong chưa đầy 20 ngày, tổng số ca Covid19 trên toàn cầu đã tăng từ 30 lên 35 triệu. Hôm 3/10, Ấn Độ trở thành quốc gia thứ ba sau Mỹ và Brazil ghi nhận 100.000 ca tử vong vì Covid19. Số ca nhiễm ở Indonesia đã vượt ngưỡng 300.000 vào hôm qua, trong khi Nga ghi nhận 10.499 ca mắc mới trong vòng 24 giờ. Những con số đáng báo động này phần nào cho thấy tình hình đại dịch vẫn diễn biến phức tạp, khó lường trên phạm vi toàn cầu. Tại châu Âu, chính phủ nhiều nước đang siết chặt các biện pháp phòng chống Covid19 nhằm ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh, bao gồm lần nữa áp lệnh phong tỏa tại một số khu vực và thành phố, giới hạn số người tụ tập và quy định lại giờ đóng cửa nhà hàng, quán rượu, bar. Theo Đài CNBC, Madrid (Tây Ban Nha) trở thành thủ đô đầu tiên của châu Âu quay về giai đoạn phong tỏa như hồi tháng 3. Từ đêm 2/10 (giờ địa phương), toàn bộ cửa ngõ thành phố được kiểm soát chặt chẽ, cấm các hoạt động đi lại không cần thiết; công viên, khu vui chơi bị đóng cửa; hạn chế tụ tập trên 6 người. Hơn 2.000 quân nhân đảm trách nhiệm vụ theo dấu người lây nhiễm. Tại Pháp, nơi có số ca nhiễm cao thứ hai châu Âu, tình hình cũng không khả quan hơn. Nước này vào giữa tuần ghi nhận hơn 12.000 ca mới trong một ngày, và số trường hợp phải nhập viện tăng cao nhất trong vòng 10 tuần qua. Tổng thống Emmanuel Macron ra lệnh các quán bar ở Paris, Lyon và 9 thành phố khác trong diện “cảnh giác cao độ” phải đóng cửa vào 10 giờ tối. Số người tụ tập hạn chế ở mức 10 người tại nơi công cộng, trong khi đám cưới, tiệc tùng không quá 30 người tham gia. Toàn nước Pháp tiếp tục thi hành các biện pháp kiểm soát chặt chẽ, một số thành phố phải đóng cửa quán bar, nhà hàng. Trong khi đó, tình hình dịch bệnh ở thủ đô London của Anh cũng đang tiếp tục gây quan ngại, với phía đông London chứng kiến số ca tăng mạnh. Không ít nghị sĩ đang tranh luận về khả năng phong tỏa trở lại một số khu vực của thủ đô. Không chỉ ở châu Âu, lệnh phong tỏa cũng đã được tái áp đặt ở nhiều nơi khác do tình hình Covid19 tiếp tục diễn biến xấu. Thế giới vượt mốc 35 triệu người nhiễm Covid19…Tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường trên phạm vi toàn cầu
-
TV thông minh của Samsung được ưa chuộng ở Mỹ
Kết quả điều tra chỉ ra rằng Samsung Electronics đang duy trì vị trí thương hiệu hàng đầu trên thị trường TV thông minh của Mỹ với thị phần vượt xa các đối thủ cạnh tranh. Theo các nguồn tin trong ngành vào ngày 5, công ty nghiên cứu thị trường Statista đã tiết lộ trong một báo cáo gần đây rằng Samsung Electronics duy trì thị phần số 1 trên thị trường TV thông minh của Mỹ trong năm nay với 32%. Thị phần của Samsung Electronics tăng 1 điểm phần trăm so với năm ngoái. Đặc biệt, thị phần của Samsung Electronics cao hơn thị phần kết hợp của các đối thủ cạnh tranh xếp thứ hai và thứ ba. Thương hiệu TCL của Trung Quốc là Alcatel đứng ở vị trí thứ hai với 14% thị phần và Vizio của Mỹ đứng thứ ba với 13%. Smart TV là TV có thể kết nối Internet và liên kết với các thiết bị khác như điện thoại thông minh, máy tính bảng. Theo ngành công nghiệp, hơn 70% tổng số TV xuất xưởng trên toàn thế giới là TV thông minh. Theo một phân tích, thị trường TV thông minh đã củng cố chỗ đứng của mình ở Hoa Kỳ khi nhu cầu về TV tăng lên do tác động của coronavirus mới (Covid19) và chiến lược TV thông minh của Samsung Electronics. TV thông minh của Samsung Electronics (phát hành sau năm 2018) cung cấp ứng dụng 'Apple Music', dịch vụ phát trực tuyến nhạc lớn nhất thế giới tại hơn 100 quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ. Được biết Samsung Electronics là bên thứ ba đầu tiên cung cấp dịch vụ âm nhạc của Apple trên TV thông minh. Samsung Electronics cho biết “Để thuận tiện cho người dùng, chúng tôi đang theo đuổi loại sản phẩm kết nối giữa TV thông minh và tất cả các thiết bị. Giữa những bất ổn trên thị trường toàn cầu, mảng kinh doanh TV thông minh đã khẳng định lại vị thế thống lĩnh của mình." TV thông minh của Samsung được ưa chuộng ở Mỹ
-
Samsung giảm 7 bậc (xếp thứ 10) trong 'Mức độ trung thành của người tiêu dùng' ở Mỹ
Dựa vào kết quả cuộc khảo sát 'Mức độ trung thành của người tiêu dùng' tại Mỹ mới đây có thể thấy rằng Samsung Electronics vốn đứng ở ị trí thứ ba vào năm ngoái đã rơi xuống vị trí thứ 10 trong năm nay. Hyundai Motors cũng tụt 8 bậc từ hạng 10 xuống hạng 18. Nguyên nhân được giải thích là do sự biến động của thị trường tiêu dùng do ảnh hưởng của một loại dịch coronavirus mới (Covid19). Top 10 thương hiệu hàng đầu trong '2020 Customer Loyalty' của Mỹ Theo "2020 Customer Loyalty" được công bố bởi Brand Keys một công ty nghiên cứu thị trường Mỹ vào ngày 15, lĩnh vực điện thoại thông minh của Samsung Electronics đứng ở vị trí số 10. Trong cuộc khảo sát thường niên này, điện thoại thông minh của Samsung Electronics đã leo lên vị trí thứ 6 trong năm 2018 và thứ 3 vào năm ngoái, sau đó giảm xuống thứ 10 trong năm nay. Ngược lại, phân khúc bán lẻ trực tuyến của Amazon vẫn tiếp tục giữ vững ngôi vị số 1. Sự tiến bộ của các thương hiệu dịch vụ không tiếp xúc là vô cùng đáng kể do tác động của việc ở nhà trở thành xu hướng trên toàn thế giới vì ảnh hưởng của Covid19. Netflix đứng thứ 6 vào năm ngoái đã tăng 4 bậc lên vị trí thứ 2 trong năm nay. Phân khúc phát trực tuyến video (video streaming) của Amazon cũng tăng từ vị trí thứ 7 trong năm ngoái lên vị trí thứ 3 trong năm nay. Lần đầu tiên, mảng phát trực tuyến video của Disney lọt được vào top 100 và nhanh chóng đạt vị trí thứ 7. Hulu cũng leo 13 bậc từ thứ 32 lên thứ 19. Nền tảng hội nghị trực tuyến 'Zoom' cũng lần đầu tiên lọt vào Top 100 trong năm nay và xếp hạng 48. Ngoài ra, Domino's Pizza (thứ 15 → thứ 5), công ty vật liệu nội thất Home Depot (thứ 37 → thứ 8), ứng dụng Instagram (thứ 22 → thứ 11), dịch vụ thanh toán PayPal (thứ 21 → ngày 13), YouTube (thứ 35 → thứ 17) là những thương hiệu đã được hưởng lợi từ dịch Covid19. Hyundai Motors đã giảm từ vị trí thứ 10 năm ngoái xuống vị trí thứ 18 trong năm nay và điện thoại thông minh của LG Electronics giảm từ vị trí thứ 41 xuống thứ 47. Máy tính của Samsung Electronics xếp thứ 45, cũng gần tương tự như năm ngoái (thứ 44). Kia Motors, công ty được xếp hạng 58 và được xếp hạng là một trong những 'công ty có lượng khách hàng trung thành gia tăng' vào năm ngoái tuy nhiên đã không lọt vào top 100 năm nay. Samsung giảm 7 bậc (xếp thứ 10) trong 'Mức độ trung thành của người tiêu dùng' ở Mỹ
-
Samsung xác nhận cung cấp thiết bị 5G trị giá 8 nghìn tỷ KRW cho Verizon
Samsung Electronics ngày 7 thông báo đã ký hợp đồng cung cấp thiết bị mạng dài hạn trị giá 7.900 tỷ KRW (6,64 tỷ USD) với Verizon, nhà khai thác viễn thông số một tại Mỹ và là nhà khai thác viễn thông số một thế giới về doanh số viễn thông di động. Hợp đồng này là hợp đồng xuất khẩu đơn lẻ lớn nhất trong lịch sử ngành thiết bị thông tin liên lạc của Hàn Quốc. Với hợp đồng này, Samsung Electronics sẽ cung cấp, lắp đặt và duy trì một giải pháp mạng bao gồm thiết bị thông tin di động 5G cho Verizon trong vòng 5 năm. Hợp đồng này cho thấy Samsung Electronics đã nghiêm túc tham gia vào thị trường 5G của Mỹ. Đây cũng được coi như là một sự được công nhận Samsung Electronics là nhà cung cấp thiết bị cốt lõi sau 20 năm khi tập đoàn này gia nhập thị trường Mỹ, thị trường dịch vụ thông tin di động lớn nhất thế giới và chiếm 20-25% vốn đầu tư trạm thu phát toàn cầu. Dựa trên những thành tựu đạt được tại Mỹ, khả năng nhận được thêm đơn đặt hàng ở các khu vực khác như Châu Âu cũng tăng lên. Sau khi trở thành doanh nghiệp thương mại hóa 5G đầu tiên trên thế giới với các công ty viễn thông tại Hàn Quốc vào năm ngoái, Samsung Electronics đã ký hợp đồng cung cấp 5G với Verizon, AT&T, Sprint tại Mỹ và hợp đồng thiết bị với KDDI tại Nhật Bản. Đơn đặt hàng này được kỳ vọng sẽ lấp đầy khoảng trống xuất khẩu do dịch coronavirus mới (Covid19), đồng thời góp phần mở rộng doanh số và tạo việc làm cho nhiều đối tác vừa và nhỏ. Samsung Electronics đang sản xuất các sản phẩm mạng với sự hợp tác của 86 công ty linh kiện thiết bị vừa và nhỏ trong nước, và thiết bị 5G chiếm 40~60% số linh kiện sản xuất trong nước. Một người trong ngành cho biết "Việc cung cấp quy mô lớn thiết bị 5G cho Verizon, nhà mạng số một tại Hoa Kỳ, thị trường lớn nhất thế giới, đã tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước cùng nhau phát triển trên thị trường toàn cầu với Samsung Electronics". Một quan chức của Samsung Electronics cho biết "Thông qua quan hệ đối tác lâu dài chiến lược này, chúng tôi sẽ không ngừng nâng cấp chất lượng 5G để cung cấp trải nghiệm di động mượt mà và nhanh chóng cho khách hàng của Verizon." Samsung xác nhận cung cấp thiết bị 5G trị giá 8 nghìn tỷ KRW cho Verizon
-
Mỹ lên án Trung Quốc về việc phóng tên lửa ở Biển Đông
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 27/8 cho biết những vụ phóng thử tên lửa đạn đạo của Trung Quốc ở Biển Đông đang đe dọa hòa bình, an ninh khu vực và rất đáng lên án. Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 27/8 ra tuyên bố xác nhận Trung Quốc phóng thử 4 tên lửa đạn đạo trong cuộc diễn tập trái phép quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, gây ngờ vực cam kết của Bắc Kinh năm 2002 về tránh các hành động khiêu khích. "Các hành động của Trung Quốc, bao gồm vụ thử tên lửa, gây thêm bất ổn cho tình hình ở Biển Đông", Lầu Năm Góc cho biết trong một tuyên bố, theo AFP. "Việc tập trận như vậy vi phạm cam kết của Trung Quốc trong Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (DOC) nhằm tránh các hoạt động làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định", tuyên bố nêu. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, các cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc, diễn ra từ ngày 23-29/8 ở gần quần đảo Hoàng Sa (Bắc Kinh gọi là Tây Sa), là "động thái mới nhất trong chuỗi các hành động lâu nay của Trung Quốc nhằm khẳng định các tuyên bố chủ quyền trên biển trái phép và gây bất lợi cho các nước láng giềng Đông Nam Á". Mặc dù tháng 7 vừa qua, Mỹ đã hối thúc Trung Quốc giảm việc "quân sự hóa và ép buộc" trong khu vực, nhưng thay vào đó, "Trung Quốc lại lựa chọn leo thang các hành động tập trận bằng cách phóng tên lửa đạn đạo". Trước đó, Bắc Kinh chỉ trích Washington về việc họ đưa vào danh sách đen 24 công ty nhà nước của Trung Quốc liên quan đến việc xây dựng và cung ứng cho các căn cứ của Trung Quốc ở Biển Đông. Mỹ lên án Trung Quốc về việc phóng tên lửa ở Biển Đông
-
Tổng thống Donald Trump hủy đàm phán thương mại với Trung Quốc
Tổng thống Donald Trump thông báo đã hủy vòng đối thoại thương mại Mỹ - Trung vào tuần qua và chỉ trích cách Bắc Kinh ứng phó với Covid19 gây ra hậu quả "không thể tưởng tượng nổi". Tổng thống Mỹ Donald Trump "Tôi đã hủy các cuộc đàm phán với Trung Quốc. Tôi không muốn nói chuyện với Trung Quốc vào lúc này", ông Trump nói hôm 18/8 tại Yuma, Arizona. Ông Trump gần đây tăng cường công kích Trung Quốc, đặc biệt là liên quan đại dịch Covid19 do virus corona gây ra. Nhà lãnh đạo Mỹ tiếp tục phàn nàn về cách Trung Quốc ứng phó với dịch bệnh. “Những gì Trung Quốc đã làm với thế giới là không thể tưởng tượng được”, ông nhấn mạnh. Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc cuối tuần trước dự kiến có cuộc thảo luận trực tuyến vào ngày 15/8 nhằm đánh giá về việc thực hiện Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1. Tuy nhiên, nguồn tin của Bloomberg cho biết cuộc đàm phán này hiện đã bị hoãn vô thời hạn. Reuters cũng đưa tin Washington và Bắc Kinh vẫn chưa thống nhất về thời điểm tổ chức cuộc thảo luận này. Các cuộc đàm phán không được công bố trên bất kỳ lịch trình công khai chính thức nào ở Washington hoặc Bắc Kinh, nhưng South China Morning Post từng đưa tin cuộc họp từng được ấn định vào 15/8. Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng thông tin về các cuộc đàm phán cấp cao sẽ được công bố "đúng quy trình". Trả lời câu hỏi liệu Mỹ có rút khỏi thỏa thuận giai đoạn một hay không, Trump đáp "Chúng ta cứ chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra". Trump cũng công kích Trung Quốc, đặc biệt về sự lây lan của Covid19 mà ông thường gọi là "virus Trung Quốc". "Những gì Trung Quốc đã làm với thế giới là không thể tưởng tượng nổi", tổng thống Mỹ cho hay. Tuyên bố của Trump được đưa ra vài ngày sau khi ông ca ngợi việc Trung Quốc mua nông sản Mỹ và Cố vấn Thương mại Nhà Trắng Peter Navarro cho biết thỏa thuận giai đoạn một đang "đi đúng hướng". Navarro hôm 17/8 cũng ca ngợi việc Trung Quốc mua hàng xuất khẩu của Mỹ, nhưng cáo buộc lãnh đạo Trung Quốc phối hợp với đảng Dân chủ để tìm cách "lật đổ" Trump. Tổng thống Donald Trump hủy đàm phán thương mại với Trung Quốc
-
Samsung lọt vào TOP 100 công ty CNTT hàng đầu thế giới
Trong số 100 công ty công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) hàng đầu thế giới, chỉ có một công ty của Hàn Quốc lọt được vào bảng xếp hạng này đó chính là Samsung Electronics. Còn với Hàn Quốc, tổng vốn hóa thị trường Big 5 công ty IT hàng đầu ghi nhận 530 nghìn tỷ KRW, chỉ bằng 1/15 của Mỹ và 1/4 của Trung Quốc. Chỉ tính riêng các cổng thông tin và các công ty thương mại điện tử, vốn hóa thị trường kết hợp của Naver và Kakao là 83 nghìn tỷ KRW, ít hơn Jingdong.com của Trung Quốc (120 nghìn tỷ KRW). FKI cho biết tầm ảnh hưởng ra nước ngoài của Naver và Kakao dường như chưa được rõ ràng, vì vậy xu thế tăng vốn hóa thị trường có vẻ đang chậm lại. FKI báo cáo rằng ngay cả khi nhìn vào tốc độ tăng trưởng vốn hóa thị trường của các công ty ICT lớn trong 10 năm qua, Hàn Quốc vẫn còn thấp hơn Mỹ và Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của vốn hóa thị trường của 5 công ty ICT hàng đầu là 29,4% ở Mỹ, 70,4% ở Trung Quốc và 23,4% ở Hàn Quốc. FKI cho rằng việc tái tổ chức ngành công nghiệp kỹ thuật số vẫn chưa đủ sức ảnh hưởng Tại Mỹ 10 năm trước, công ty dầu khí Exxon Mobil luôn giữ vị trí số 1 tuy nhiên vào năm 2012, công ty này đã phải nhường chỗ cho Apple. Trong lĩnh vực dịch vụ phân phối, Amazon và Wal-Mart cho thấy sự khác biệt lớn về tốc độ tăng trưởng vốn hóa thị trường hàng năm trong vòng 10 năm lần lượt là 39,6% và 7,1%. FKI báo cáo rằng có một số điểm mà ngành sản xuất trong nước phải tăng tốc đổi mới kỹ thuật số để mở rộng cơ hội tăng trưởng. Kim Bong-man, người đứng đầu Văn phòng Hợp tác Quốc tế của FKI, cho biết "Việc đề xuất hướng đi trong tương lai là rất có ý nghĩa khi giá trị doanh nghiệp được thể hiện bằng vốn hóa thị trường cho thấy triển vọng thị trường. Nền kinh tế Hàn Quốc, tập trung vào sản xuất, đã đạt được bước ngoặt đáng ghi nhận chẳng hạn như Kakao lọt vào top 10 vốn hóa thị trường, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng vẫn còn chậm so với các nước lớn." Ông nói thêm, "Để tiếp tục vị thế là một cường quốc về CNTT, cần có những nỗ lực sáng tạo để tạo ra cách mạng đổi mới kỹ thuật số cũng như kết hợp với các ngành công nghiệp hiện có." Samsung lọt vào TOP 100 công ty CNTT hàng đầu thế giới
-
Nhà Trắng "Bầu cử năm nay vẫn diễn ra theo đúng lịch trình vào ngày 3/11"
Nhà Trắng chính thức xác nhận cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 3/11 đúng theo kế hoạch. Theo Reuters và các phương tiện truyền thông quốc tế, Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CBS vào ngày 2 (theo giờ địa phương) "Chúng tôi sẽ tổ chức cuộc bầu cử vào ngày 3 tháng 11". Ông lập luận rằng cuộc thảo luận của Tổng thống Trump về vấn đề lùi ngày bầu cử đã làm dấy lên mối lo ngại về cuộc bỏ phiếu thông qua bưu điện đồng thời cũng bày tỏ lập trường rằng lần bầu cử này Tổng thống Trump sẽ vẫn giành chiến thắng. Chánh văn phòng Meadows cũng nhiều lần đề cập đến vấn đề bỏ phiếu qua bưu điện và đưa ra ý kiến rằng "Bầu cử qua đường bưu điện không phải là một ý tưởng tốt". Ông nói thêm rằng "Trong trường hợp 100% tiến hành bỏ phiếu qua đường bưu điện thì chúng ta có thể sẽ không nhận được kết quả vào ngày 3 tháng 11 (vào ngày bầu cử) và thậm chí có thể đến 3/1 năm sau cũng chưa chắc nhận được kết quả tổng hợp cuối cùng". Trước đó, vào ngày 30 tháng trước Tổng thống Trump đã đăng tải 1 tweet với nội dung "Việc đưa ra hình thức bỏ phiếu bằng đường bưu điện phổ thông sẽ khiến cho cuộc bầu cử năm 2020 trở thành cuộc bầu cử sai lầm và gian lận nhất trong lịch sử. Rất có thể ngày bầu cử sẽ phải lùi lại cho đến khi mọi công dân Mỹ có thể bỏ phiếu đúng cách và an toàn???" Ngay lập tức dòng tweet đã gây ra những tranh cãi dữ dội giữa cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Chỉ trong vòng 9 tiếng sau dòng tweet trên, Tổng thống Trump đã rút lại những phát ngôn đó với 1 dòng tweet khác "Tôi không hề muốn cuộc bầu cử bị trì hoãn". Theo đó, các phương tiện truyền thông Mỹ nhấn mạnh rằng quyền lực để thay đổi ngày diễn ra bầu cử là thuộc về Quốc hội chứ không phải do tổng thống quyết định. Mặt khác, vào cùng ngày Ngoại trưởng Meadows cũng cho biết trong một cuộc phỏng vấn liên quan đến dịch Covid19 về các cuộc đàm phán gói kích thích kinh tế mới rằng "Sẽ sớm có giải pháp cho tình huống hiện nay tuy nhiên nó cũng không mấy lạc quan". Trước đó, Mỹ đã tung ra gói trợ cấp thất nghiệp 600 đô la/tuần tuy nhiên đã có một số kết thúc vào cuối tháng 7. Theo đó, có nhiều ý kiến lo ngại rằng sự phục hồi của nền kinh tế của Mỹ sẽ bị trì hoãn nếu gói kích thích kinh tế mới không được thỏa thuận kịp thời. Nhà Trắng "Bầu cử năm nay vẫn diễn ra theo đúng lịch trình vào ngày 3/11"
-
FED gia hạn trao đổi tiền tệ thêm 6 tháng với ngân hàng trung ương Hàn Quốc và 8 quốc gia khác
Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ (Fed, hay còn gọi là Cục dự trữ liên bang), đã tuyên bố vào ngày 29 (theo giờ địa phương) rằng họ sẽ gia hạn các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với 9 ngân hàng trung ương, bao gồm cả Hàn Quốc thêm 6 tháng. Hợp đồng hoán đổi tiền tệ với các ngân hàng trung ương ở 6 quốc gia bao gồm Hàn Quốc, Úc, Brazil, Mexico, Singapore và Thụy Điển có quy mô 60 tỷ USD/quốc gia và 30 tỷ USD/quốc gia đối với 3 quốc gia còn lại là Đan Mạch, Na Uy và New Zealand. Ban đầu dự kiến thỏa thuận này sẽ hết hạn vào ngày 30/9 tuy nhiên động thái lần này của Fed đã kéo dài hiệu lực của thỏa thuận cho đến ngày 31/3 năm sau. Trong trường hợp khẩn cấp chẳng hạn như khủng hoảng ngoại hối, thỏa thuận hoán đổi tiền tệ chính là hình thức trao đổi tiền tệ giữa hai quốc gia có thể bằng đồng tiền của quốc gia đối tác hoặc bằng đồng USD giúp ổn định thị trường. Fed cũng cho hay nếu các ngân hàng trung ương giao lại những khoản nợ trái phiếu mà các ngân hàng này nắm giữ thì các hoạt động của tổ chức tạm thời (FIMA) cho giao dịch repo (hay còn được gọi là thỏa thuận mua lại) để cung cấp đồng đô la cũng sẽ được gia hạn đến cuối tháng 3 năm sau. Đây là động thái giúp Fed không cần phải bán trái phiếu của Mỹ mà các cơ quan tiền tệ bên ngoài Mỹ đang nắm giữ ra ngoài thị trường mà vẫn có thể đảm bảo thanh khoản đồng đô la trong ngắn hạn. Thỏa thuận hoán đổi tiền tệ và giao dịch repo được kích hoạt sau đại dịch Covid19 bùng phát trên khắp thế giới nhằm giúp Fed giảm bớt khủng hoảng tín dụng trong thị trường mua bán đồng đô la toàn cầu cũng như trong từng hộ gia đình và doanh nghiệp. Fed cho biết trong một thông cáo báo chí vào cùng ngày rằng lần gia hạn này sẽ có tác dụng như một biện pháp bảo vệ quan trọng đối với thanh khoản và dự kiến sẽ giúp duy trì sự cải thiện gần đây trong thị trường mua bán đồng đô la toàn cầu. FED gia hạn trao đổi tiền tệ thêm 6 tháng với ngân hàng trung ương Hàn Quốc và 8 quốc gia khác
TIN TỔNG HỢP
-
Đời sống Xã hội Liệu có xảy ra tình trạng 'hỗn loạn giao hàng' vào Tết nguyên đán?…Bài toán tăng giá vận chuyển vẫn còn để ngỏ
-
Kinh tế Chính trị Naver và CU thiết lập quan hệ đối tác để cung cấp các dịch vụ O2O thế hệ tiếp theo
-
Đời sống Xã hội Hàn Quốc giới thiệu bộ sạc EV siêu nhanh trong 20 phút ở hòn đảo nghỉ dưỡng phía nam
-
Đời sống Xã hội Sampyo áp dụng hệ thống nhà máy thông minh để sản xuất vật liệu xây dựng
-
Kinh tế Chính trị Giá sản xuất tháng 12/2020 phục hồi
-
Đời sống Xã hội Tổng thống Moon Jae-in thông báo thỏa thuận tiềm năng về vắc xin COVID 19 của hãng Novavax cho 20 triệu người