kết quả tìm kiếm
Tìm kiếm tổng cộng 3
-
Triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp khối OECD hồi phục·Hàn Quốc sẽ sớm cải thiện?
Các chỉ số về triển vọng kinh tế kinh doanh trong tháng 6 của các quốc gia thành viên OECD đều đã lần đầu tiên tăng trở lại kể từ khi sự lây lan của coronavirus mới (Covid19) bùng phát hồi đầu năm 2020. Còn riêng với Hàn Quốc tuy các chỉ số triển vọng kinh doanh từ đầu năm đến nay vẫn tiếp tục giảm nhưng triển vongj kinh doanh dự kiến sẽ tăng trở lại khi xuất khẩu được cải thiện. Theo thống kê Chỉ số niềm tin kinh doanh của OECD (BCI) vào ngày 6, tính đến tháng 6 năm nay, BCI của Hàn Quốc là 96,3, thấp thứ 9 so với 28 quốc gia tương đương. Tính đến tháng 6, một số quốc gia có chỉ số BCI thấp hơn Hàn Quốc là Phần Lan (96,2), Bồ Đào Nha (95,6), Slovenia (95,4), Slovakia (94,6), Cộng hòa Séc (94,4), Thổ Nhĩ Kỳ (93,4), Ireland (92,1) và Estonia (89,8),... BCI là một chỉ số về triển vọng của chu kỳ kinh doanh sáu tháng sau đó. Nếu trên 100, có nghĩa là kinh tế được cải thiện và nếu dưới 100 tức là kinh tế chậm phát triển. BCI của Hàn Quốc là 98,5 vào tháng 12 năm ngoái và sau đó giảm xuống 98,4 vào tháng 1 năm nay khi sự lây lan của Covid19 bắt đầu. Kể từ đó, Hàn Quốc liên tục vẽ một đường cong đi xuống và ghi nhận mức giảm trong vòng 6 tháng liên tiếp kể từ tháng giêng. Mặt khác, trung bình các nền kinh tế thành viên OECD đã kết thúc xu hướng giảm từ tháng 1 và ghi nhận mức tăng 0,46 điểm từ 97,50 trong tháng 5 lên 97,96 trong tháng 6. Điều này có nghĩa là số lượng các công ty nhìn thấy triển vọng kinh tế tích cực sáu tháng sau đã có sự tăng nhẹ. Tuy nhiên vẫn ghi nhận mức BCI giảm nhưng Hàn Quốc cũng có dấu hiệu hồi phục trong tương lai gần. Nhìn vào tình trạng xuất nhập khẩu được tổng cục hải quan Hàn Quốc công bố, xuất khẩu tháng 7 giảm 7,0% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 42,831 tỷ USD. Mặc dù vẫn là mức giảm tuy nhiên quy mô sụt giảm đã được thu hẹp lại chỉ còn 1 chữ số so với mức -25,5% của tháng Tư. Chỉ số hiệu quả kinh tế (BSI) trong thông báo mới nhất của Ngân hàng Hàn Quốc, BSI của triển vọng kinh doanh đang dần tăng lên từ mức 50 trong tháng 5, 53 trong tháng 6, 55 trong tháng 7 và 59 trong tháng 8. Triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp khối OECD hồi phục·Hàn Quốc sẽ sớm cải thiện?
-
Học phí thuộc top đầu trong OECD, tuy nhiên tài chính của các trường đại học tại Hàn Quốc vẫn còn thiếu minh bạch
Ảnh hưởng do dịch coronavirus mới (Covid19) khiến sinh viên không thể tham gia các buổi học trực tiếp tại trường làm dấy lên yêu cầu đòi các trường đại học trên toàn Hàn Quốc phải hoàn trả một phần học phí thì cũng có nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc cần phải cải thiện hệ thống học phí của các trường đại học một cách căn bản. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vào ngày 22, mức học phí trung bình hàng năm (dựa trên học phí đại học) của một trường đại học tư nhân tại Hàn Quốc năm 2018 là 8.760 USD (khoảng 10.580.000 KRW) cao thứ 4 trong 46 quốc gia được khảo sát (gồm 37 quốc gia thành viên OECD và 9 quốc gia không phải thành viên). 3 quốc gia duy nhất có học phí cao hơn Hàn Quốc là Hoa Kỳ (29.478 USD) đứng vị trí thứ nhất, thứ hai là Úc (9.360 USD) và thứ ba là Nhật Bản (8.784 USD). Tuy nhiên, xem xét rằng sức mạnh kinh tế của Mỹ, Úc và Nhật Bản vượt xa so với Hàn Quốc thì có thể thấy gánh nặng học phí thực tế của sinh viên đại học Hàn Quốc là khá nặng nề. Học phí trung bình hàng năm cho Đại học quốc gia·công lập tại Hàn Quốc là 4.886 USD (khoảng 5,9 triệu KRW), đứng thứ 8 trong số các quốc gia được khảo sát. Tuy nhiên so với mức học phí đắt đỏ thì lợi ích mà sinh viên nhận được vẫn chưa tương xứng. Chi tiêu giáo dục công cho 1 học sinh cấp 3, cho thấy số tiền mà chính phủ và tư nhân đang đầu tư vào các tổ chức giáo dục là 10.486 USD chỉ bằng 2/3 mức trung bình của OECD (15.556 USD). Các trường đại học tư với học phí cao cũng không phải ngoại lệ. Theo Tổ chức Xúc tiến trường tư thục Hàn Quốc, tính đến năm tài chính 2018, tỷ lệ chi phí nghiên cứu và hỗ trợ sinh viên của 192 trường đại học tư thục trên toàn Hàn Quốc, chỉ chiếm 31,5%. Không những thế, con số này cũng đã liên tục giảm dần kể từ năm tài chính 2016. Trong số các khoản chi tiêu kế toán của trường, tỷ lệ cho tiền lương của nhân viên là cao nhất, ở mức 42,5% (7.901,3 tỷ KRW). Số tiền dùng để chi trả cho nhân viên cũng đã ghi nhận mức tăng đều đặn kể từ năm tài khóa 2016. Sinh viên cho rằng phần lớn học phí không được sinh viên sử dụng, và các vấn đề hệ thống gây khó khăn trong việc tìm hiểu sự minh bạch tài chính của trường đại học đang là những lý do chính củng cố cho yêu cầu hoàn trả học phí của sinh viên. Một quan chức tại Mạng lưới Hiệp hội Sinh viên Đại học toàn quốc, tổ chức đang chuẩn bị cho một vụ kiện nhằm yêu cầu các trường đại học và Bộ Giáo dục hoàn trả học phí cho biết "Rất khó để ước tính con số chính xác cho việc hoàn trả học phí vì không thể nắm rõ chính xác số tiền học phí được nhà trường thu về đã được sử dụng vào đâu và hết bao nhiêu." Một quan chức của Hội đồng sinh viên quốc gia, một tổ chức được thành lập bởi 101 hội đồng sinh viên đại học trên toàn Hàn Quốc cũng cho biết "Đa số các tuyên bố đều yêu cầu hoàn trả 50% học phí nhưng con số này chỉ mang ý nghĩa tượng trưng. Chúng tôi đã yêu cầu các trường đại học công khai thông tin về bản dự toán·quyết toán học phí tuy nhiên vẫn chưa nhận được bất cứ câu trả lời nào." Các chuyên gia cho rằng khi muốn nâng cao tính minh bạch trong tài chính của các trường đại học thì hệ thống học phí nên được cải thiện dựa trên nguyên tắc học sinh phải là người thụ hưởng chính. Kim Hyo-eun một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Giáo dục Đại học, cho biết "Kể từ khi dịch Covid19 xuất hiện, những yêu cầu về việc hoàn trả học phí đại học trên toàn thế giới chỉ xảy ra ở Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản, những quốc gia chi trả nhiều cho chi phí giáo dục đại học trong khu vực tư nhân. Theo nguyên tắc gánh nặng của người thụ hưởng, yêu cầu trả lại học phí là hợp lý vì chất lượng của lớp học đã bị giảm xuống do Covid19." Theo ông Kim "Để kết thúc cuộc tranh luận về học phí, chúng ta cần đẩy mạnh trách nhiệm của chính phủ đối với giáo dục đại học bằng cách tăng tính minh bạch trong vấn đề tài chính của các trường đại học." Học phí thuộc top đầu trong OECD, tuy nhiên tài chính của các trường đại học tại Hàn Quốc vẫn còn thiếu minh bạch
-
Chỉ số hạnh phúc của Hàn Quốc, thuộc hạng thấp trong OECD
Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2018 Giới học thuật đã phân tích rằng mức độ hạnh phúc của người Hàn Quốc vẫn nằm ở mức dưới cùng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) giống hệt cách đây 30 năm. Tuy mức thu nhập tiêu chuẩn đã tăng, nhưng khoảng cách thu nhập lại ngày càng rộng hơn. Sức khỏe của người dân đã được cải thiện nhưng mức độ hài lòng về vấn đề an toàn lại giảm đáng kể. Theo Nghiên cứu về hạnh phúc của người Hàn Quốc được công bố trên Diễn đàn Kinh tế Hàn Quốc vào ngày 5 thì chỉ số hạnh phúc của Hàn Quốc về vật chất và xã hội đều đứng thứ 23 trong số 31 quốc gia OECD năm 1990 và 2017. Park Myung-Ho, giáo sư của Đại học Ngoại ngữ Hankuk và Park Chan-Yeol, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Kyungnam đã dựa trên 27 chỉ số liên quan chặt chẽ đến chất lượng cuộc sống, so sánh chỉ số hạnh phúc của 31 quốc gia (sau khi loại trừ một số quốc gia có quy mô nhỏ trong tổng số 36 quốc gia thành viên OECD) để đưa ra 2 bảng chỉ số gồm các lĩnh vực vật chất·xã hội và các lĩnh vực liên quan đến khoảng cách vật chất·xã hội. Xếp hạng chung của Hàn Quốc trong lĩnh vực vật chất-xã hội vẫn giống như khoảng 30 năm trước, nhưng vẫn có sự khác nhau về chi tiết. Mức thu nhập của Hàn Quốc đứng vị trí 28 trong OECD năm 1990, nhưng đã tăng tám bậc lên vị trí thứ 20 vào năm 2017. Đó là bởi vì GDP bình quân đầu người đã tăng từ 6.516 USD lên 29.743 USD. Khi tuổi thọ tăng, chỉ số về sức khỏe đã nhảy vọt từ hạng 26 lên hạng 10. Ngược lại, chỉ số về an toàn xếp thứ 15 nằm ở vị trí trung bình năm 1990, nhưng rơi xuống vị trí vô cùng thấp, xếp thứ 30 năm 2017. Đó là bởi so với các nước phát triển khác, mức độ an toàn tâm lý mà người Hàn Quốc cảm thấy đang ngày càng tồi tệ hơn, thêm vào đó tỷ lệ tự tử cũng tăng lên. Chỉ số liên quan đến nhà ở cũng giảm từ vị trí 22 xuống vị trí 24. Trong các lĩnh vực liên quan đến khoảng cách chênh lệch vật chất·xã hội, mức độ hạnh phúc của người Hàn Quốc đã giảm một bậc từ hạng 29 năm 1990 xuống hạng 30 năm 2017. Khoảng cách thu nhập đã giảm 6 bậc từ vị trí thứ 21 năm 1990 xuống vị trí thứ 27 trong năm 2017. Mức thu nhập chung của người dân đã tăng lên, nhưng cách biệt về thu nhập ngày càng lớn khiến chỉ số giảm phúc chung giảm xuống. So với các nước trong OECD, khoảng cách về giới tính của Hàn Quốc luôn đứng cuối bảng ở vị trí là 31 trong cả năm 1990 và 2017. Giáo sư Park Myung-ho chỉ ra rằng "Mức độ hạnh phúc của người Hàn Quốc luôn ở vị trí thấp hơn so với các nước OECD nhất là chỉ số về khoảng cách chênh lệch vật chất·xã hội đang ngày càng xấu đi." Kết quả phân tích một số quốc gia có mức độ hạnh phúc thấp như Hàn Quốc, Chile, Mexico và Ba Lan cho thấy không chỉ mức thu nhập tiêu chuẩn và công việc mới tác động đến hạnh phúc mà những chênh lệch khoảng cách xã hội cũng có ảnh hưởng đáng kể. Ngoài ra, theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới của Liên Hợp Quốc, chỉ số hạnh phúc của Hàn Quốc đã giảm từ hạng 47 năm 2015 xuống hạng 54 vào năm 2019. Chỉ số hạnh phúc của Hàn Quốc, thuộc hạng thấp trong OECD
1
TIN TỔNG HỢP
-
Kinh tế Chính trị Vật giá leo thang đầu năm mới chỉ là 'màn dạo đầu'
-
Đời sống Xã hội SK Bioscience sẽ quản lý việc phân phối vắc xin COVID-19 tại Hàn Quốc
-
Đời sống Xã hội Liệu có xảy ra tình trạng 'hỗn loạn giao hàng' vào Tết nguyên đán?
-
Kinh tế Chính trị Naver và CU thiết lập quan hệ đối tác để cung cấp các dịch vụ O2O thế hệ tiếp theo
-
Đời sống Xã hội Hàn Quốc giới thiệu bộ sạc EV siêu nhanh trong 20 phút ở hòn đảo nghỉ dưỡng phía nam
-
Đời sống Xã hội Sampyo áp dụng hệ thống nhà máy thông minh để sản xuất vật liệu xây dựng