kết quả tìm kiếm
Tìm kiếm tổng cộng 8
-
Hàn Quốc: Do ảnh hưởng của Covid19 sản xuất của ngành dịch vụ quay đầu giảm sau 4 tháng
Tháng 8, sản xuất công nghiệp của Hàn Quốc ghi nhận mức giảm sau 5 tháng đều tăng do sự tái phát của dịch bệnh coronavirus mới (Covid19). Sản xuất của ngành dịch vụ vốn đã tăng 4 tháng liên tiếp đã chuyển sang giảm, và sản lượng của ngành sản xuất tăng vốn đã tăng 2 tháng liên tiếp cũng giảm theo. Tuy nhiên, tiêu thụ tăng lên, điều này được phân tích là do hiệu ứng cơ sở. Xu hướng tăng giảm của hoạt động công nghiệp ◆ Sản xuất công nghiệp 0,9%↓… Sản xuất·Dịch vụ đồng loạt giảm 1,0% Theo báo cáo 'Xu hướng hoạt động công nghiệp tháng 8' do Cục Thống kê Quốc gia công bố ngày 29, tất cả sản xuất công nghiệp (không bao gồm yếu tố điều chỉnh theo mùa và nông, lâm, thủy sản) giảm 0,9% so với tháng 7, và sau khi ghi nhận tăng liên tiếp trong 2 tháng sau tháng 5 (-1,2%) thì tháng 8 lại trở lại xu hướng tăng trưởng âm. Trước đó sản xuất công nghiệp ghi nhận kết quả khả quan vào tháng 6 (4,1%) và tháng 7 (0,1%). Sự tái phổ biến của dịch bệnh đã tác động đáng kể đến việc giảm sản xuất ngành dịch vụ. Sản xuất của ngành dịch vụ giảm -1,0%, đây là mức giảm sau 4 tháng. Dịch Covid19 lần đầu tiên lan rộng vào tháng 2 (-3,5%) và tháng 3 (-4,4%), sau đó đã tăng trong bốn tháng liên tiếp vào tháng 4 (0,4%), tháng 5 (2,4%), tháng 6 (2,2%) và tháng 7 (0,3%), nhưng lại giảm vào tháng 8. Nhà hàng lưu trú (-7,9%), bán buôn và bán lẻ (-1,5%), bất động sản (-6,7%), nghệ thuật, thể thao và giải trí (-8,6%) đều ế ẩm. Tuy nhiên tài chính và bảo hiểm (3,7%) và y tế và phúc lợi xã hội (0,4%) lại ghi nhận tăng. Sản xuất công nghiệp khai khoáng cũng giảm 0,7%. Đây là mức giảm trong ba tháng kể từ tháng 5 (-7,0%). Trong số các ngành khai khoáng, sản xuất chế tạo(-1,0%) cũng chuyển sang mức giảm trong ba tháng sau tháng 5 (-7,0%). Điều này được lý giải là do xuất khẩu giảm vì tình hình tái bùng phát của Covid19 ở Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Nhóm hàng thực phẩm (-7,3%), ô tô (-4,1%) và thiết bị cơ khí (-3,8%) giảm, trong khi chất bán dẫn (4,0%) và kim loại chính (4,5%) tăng. Các lô hàng sản xuất giảm 1,4%. Xuất hàng nội địa xuất khẩu cũng lần lượt giảm 1,8% và 0,9%. Tồn kho ngành sản xuất tăng 2,1%. Tỷ lệ tồn kho ngành sản xuất là 119,7%, tăng 4,1 điểm phần trăm so với tháng trước. Chỉ số công suất tăng 0,2%, trong khi chỉ số sử dụng giảm 0,6%. ◆ Tiêu thụ 3,0%↑… "Tác động của hiệu ứng cơ bản đã giảm vào tháng 7" Bất chấp sự gia tăng trở lại của dịch bệnh, doanh số bán lẻ, cho thấy xu hướng tiêu dùng trong tháng 8, đã tăng 3,0% so với tháng trước. Doanh số bán lẻ tăng trong ba tháng liên tiếp vào tháng 4 (5,3%), tháng 5 (4,6%) và tháng 6 (2,3%), sau đó tăng trở lại vào tháng 8 sau khi giảm 6,0% vào tháng 7. Ahn Hyeong-joon, một quan chức thống kê xu hướng kinh tế tại Văn phòng Thống kê cho biết: “Doanh số bán lẻ tiếp tục tăng cho đến tháng 6, nhưng đã giảm do ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế tiêu dùng cá nhân vào tháng 7 nhưng đã tăng trở lại vào tháng 8 do hiệu ứng cơ sở (base effect)”. Biện pháp giãn cách xã hội mức độ 2.5 được thực hiện vào cuối tháng 8 ở khu vực thủ đô đã tác động mạnh đến tiêu dùng. Trong tháng 8, doanh số bán lẻ tăng 12,7%. Các mặt hàng lâu bền như đồ gia dụng cũng như các sản phẩm như máy sấy được bán nhiều trong mùa mưa kéo dài. Chỉ số Doanh số Bán lẻ Tiêu dùng Điện tử của tháng 8 (197,7) là mức cao nhất kể từ năm 2005, khi số liệu thống kê được bắt đầu. Các mặt hàng không lâu bền như thực phẩm và đồ uống cũng tăng (0,9%). Mặt khác, nhóm hàng bán lâu bền như quần áo(-4,4%) lại ghi nhận mức giảm. Quan chức Ahn cho biết, "Doanh số bán lẻ tăng 3,0% so với tháng trước và cũng tăng 0,3% so với cùng tháng năm ngoái. Do đó, có thể thấy mức tiêu dùng vẫn đang duy trì giống với khoảng thời gian trước khi dịch bệnh xảy ra." ◆ Chỉ số tổng hợp·Chỉ số dẫn dắt đều tăng…"Bao gồm các số liệu khảo sát trước khi dịch tái bùng phát" Đầu tư cơ sở vật chất giảm 4,4% so với một tháng trước. Điều này là do đầu tư vào máy móc (-5,8%) và thiết bị vận tải như tàu (-0,2%) đều giảm. Hiệu quả hoạt động xây dựng thực tế của các công ty xây dựng giảm 7,1% so với tháng trước, do cả hoạt động xây dựng (-6,5%) và xây dựng dân dụng (-8,5%) đều giảm. Đơn đặt hàng xây dựng tăng 37,2% so với một năm trước. Tỷ lệ này giảm trong lĩnh vực xây dựng dân dụng (-39,3%), nhưng tăng trong lĩnh vực xây dựng (61,5%) như nhà ở. Sự biến động theo chu kỳ của chỉ số tổng hợp (Coincident Composite Index) cho thấy nền kinh tế hiện tại tăng 0,4 điểm so với tháng trước. Nó đã tăng trong ba tháng liên tiếp kể từ tháng Sáu. Sự biến động theo chu kỳ của chỉ số dẫn dắt (Leading Composite Index), một chỉ số dự đoán nền kinh tế tương lai, cũng tăng 0,6 điểm so với tháng trước, tiếp tục xu hướng tăng trong tháng thứ ba. Tuy nhiên, văn phòng thống kê chỉ ra rằng chỉ số tâm lý kinh tế, một trong những chỉ số cấu thành chỉ số dẫn dắt, đã được khảo sát trước khi Covid19 tái phổ biến vào giữa tháng 8. Ông Ahn cho biết "Dịch bệnh đã tái phổ biến từ giữa tháng 8 cho đến tháng 9, và tác động đã được phản ánh một phần trong số liệu thống kê của tháng 8 và dự kiến phần còn lại sẽ được phản ánh vào tháng 9. Covid19 đã được kiểm soát ở một mức độ nào đó từ giữa tháng 9, vì vậy chỉ số của tháng 9 có thể tương tự như của tháng 8." Hàn Quốc: Do ảnh hưởng của Covid19 sản xuất của ngành dịch vụ quay đầu giảm sau 4 tháng
-
Đà hồi phục của tiêu dùng trong tháng 7 tại Hàn Quốc quay đầu giảm sau 4 tháng
Chỉ số tiêu dùng vốn đang cho thấy xu hướng phục hồi, đã quay đầu giảm trở lại sau bốn tháng ghi nhận tăng. Đầu tư cũng giảm và còn mức độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp cũng bắt đầu chậm lại. Theo số liệu phân tích, điều này là do ảnh hưởng của việc tác động của chính sách, chẳng hạn như cung cấp trợ cấp thiên tai khẩn cấp và giảm thuế tiêu thụ cá nhân đã giảm đi đáng kể. Thêm vào đó các ảnh hưởng do dịch Covid19 tái bùng phát vào giữa tháng 8 được dự kiến sẽ khiến các chỉ số tháng 8 xấu đi. Thứ trưởng Ahn Hyung-jun Mặc dù các chỉ số chính xấu đi, chỉ số của kinh tế hiện tại và chỉ số kinh tế hàng đầu đều cùng tăng. So với tháng 6, sự biến động theo chu kỳ của chỉ số đại diện cho nền kinh tế hiện tại đã tăng 0,2 điểm còn sự biến động theo chu kỳ của chỉ số kinh tế hàng đầu, một chỉ số dự đoán nền kinh tế tương lai, cũng tăng 0,4 điểm. Đáp lại, Ahn Hyung-jun Thứ trưởng thống kê xu hướng kinh tế tại Cục Thống kê, cho biết "Chắc chắn cú sốc kinh tế mà Covid19 mang lại do đợt tái bùng phát vào giữa tháng 8 sẽ xảy ra tuy nhiên ảnh hưởng này hiện chưa được phản ánh trong các số liệu về xu hướng hoạt động công nghiệp tháng 7. Vì vậy việc dự đoán kinh tế cần được xem xét cẩn thận." Về dự báo tháng 8, Thứ trưởng cho biết "Hoạt động công nghiệp hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi sự lây lan của dịch bệnh. Tác động của việc Covid19 tái bùng phát vào giữa tháng 8 dự kiến sẽ được phản ánh ngay lập tức trong các chỉ số của tháng 8. Thêm vào đó, bất ổn kinh tế cũng đang gia tăng do những lo ngại về sự lan rộng của Covid19 ở cả nước ngoài.” Đà hồi phục của tiêu dùng trong tháng 7 tại Hàn Quốc quay đầu giảm sau 4 tháng
-
Hàn Quốc: Chỉ số giá sản xuất tiếp tục tăng trong tháng 7…Mùa mưa kéo dài khiến giá nông sản ↑6%
Chỉ số giá sản xuất tăng trong hai tháng liên tiếp. Đối với nhóm sản phẩm công nghiệp bao gồm than đá và sản phẩm dầu mỏ (4,8%), sản phẩm kim loại nguyên sinh (0,8%) tăng 0,4% do giá dầu thế giới tăng. Cả than đá, sản phẩm dầu mỏ và sản phẩm kim loại chính đều tăng trong tháng thứ hai liên tiếp. Giá điện, gas, nước và rác thải giảm 4,1% do điện, gas và hơi nước (-5,4%) giảm. Điều này là do việc giảm giá điện trong mùa hè từ tháng 7 đến tháng 8 cũng như sự giảm giá nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) gần đây. Giá dịch vụ tăng 0,3%, chủ yếu là giao thông (1,2%), nhà hàng và lưu trú (0,3%), do nhu cầu tăng cao trong mùa hè cao điểm. Trong tháng 7, giá sản xuất giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục đà giảm trong 5 tháng liên tiếp, nhưng mức giảm đã dần được thu hẹp. So với tháng trước, chỉ số giá sản xuất theo nhóm hàng đặc biệt tăng 1,9% đối với thực phẩm, 6,8% đối với thực phẩm tươi sống và 0,2% đối với nhóm hàng công nghệ thông tin. Ngược lại, chỉ số giá năng lượng lại ghi nhận mức giảm 2,9%. Nếu không tính lương thực và năng lượng thì chỉ số giá sản xuất tăng thêm 0,3% so với tháng 6. Hàn Quốc: Chỉ số giá sản xuất tiếp tục tăng trong tháng 7…Mùa mưa kéo dài khiến giá nông sản ↑6%
-
Cú sốc Covid19 thành hiện thực…Doanh thu của điện thoại thông minh, ô tô, thiết bị gia dụng, sản xuất thép đồng loạt giảm
Do ảnh hưởng của dịch coronavirus mới (Covid19), công suất sử dụng nhà máy của các công ty lớn như Samsung Electronics, Hyundai Motor Company và LG Electronics đã sụt giảm đáng kể trong nửa đầu năm nay. Trong trường hợp của LG Electronics, tỷ lệ sử dụng tại nhà máy sản xuất tủ lạnh, vốn có tỷ lệ hoạt động là 106,9% vào năm ngoái đã giảm xuống 89,3% trong nửa đầu năm. Trong cùng khoảng thời gian, tỷ lệ sử dụng tại nhà máy sản xuất máy giặt cũng giảm từ 97,3% xuống 83,8%. Hiệu suất sử dụng nhà máy sản xuất máy điều hòa không khí giảm từ 118,9% xuống 114,1%, nhà máy sản xuất TV từ 103,4% xuống 86,1%. Hiệu suất sử dụng của các nhà sản xuất pin cũng giảm đi đáng kể do ảnh hưởng của Covid19. Bộ phận kinh doanh pin của LG Chem, có hiệu suất sử dụng trung bình là 59,7% tính đến cuối năm ngoái, đã giảm xuống 51,8% trong nửa đầu năm nay. Với SK Innovation, tỷ lệ sử dụng từ 100% vào cuối quý I/2020 đã giảm xuống 94,7% nếu tính chung trong 6 tháng đầu năm. Trong trường hợp của Samsung SDI, công ty chỉ tiết lộ kết quả sản xuất pin cỡ nhỏ được sử dụng trong điện thoại thông minh, tỷ lệ hoạt động trung bình từ 80% của cuối năm ngoái đã giảm xuống 67% trong nửa đầu năm. Ngành thép cũng là một ngành chịu nhiều tổn thất do Covid19. Sản lượng thép thô của POSCO trong nửa đầu năm nay là 18.105.000 tấn tương đương với hiệu suất sử dụng chỉ đạt 83,6%. Năm ngoái, sản lượng thép thô của POSCO là 42.948.000 tấn tương đương hiệu suất sử dụng là 90,4% và nếu chỉ tính riền nửa đầu năm ngoái thì hiệu suất sản xuất của POSCO đạt 90,7%. Tỷ lệ sử dụng nhà máy của Hyundai Steel, trung bình là 89,7% vào năm ngoái, đã giảm xuống 82,3% trong nửa đầu năm nay. Một quan chức trong giới kinh doanh cho biết, "Hoạt động sản xuất của các công ty lớn trong nửa đầu năm đã bị suy giảm đáng kể do suy thoái kinh tế vì sự lan rộng của Covd19 và tâm lý tiêu dùng không mấy tích cực. Gần đây, khi Covid19 có dấu hiệu của trở lại với làn sóng thứ hai, hoạt động sản xuất của các công ty có vẻ cũng sẽ không dễ dàng để cải thiện kể cả trong 6 tháng cuối năm. Cú sốc Covid19 thành hiện thực…Doanh thu của điện thoại thông minh, ô tô, thiết bị gia dụng, sản xuất thép đồng loạt giả…
-
Hàn Quốc: Tỷ lệ vận hành nhà máy của các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ không đạt 70% trong 5 tháng liên tiếp
Số liệu của Cục quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc cho thấy ần đầu tiên sau 11 năm kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 tỷ lệ sử dụng nhà xưởng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất hiện đang duy trì dưới mức 70% trong 5 tháng liên tiếp. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu công suất sử dụng nhà xưởng giảm, doanh số cố định cũng giảm đi thì tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đó sẽ xấu đi. Một DNVVN có năng lực có thể trụ vững ở một mức độ nào đó, nhưng các công ty yếu kém rất dễ lâm vào tình trạng phải đóng cửa kinh doanh. Nếu dịch Covid19 tiếp tục kéo dài, ngay cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ khỏe mạnh cũng có thể gặp khó khăn. Vì lý do này, chính phủ Hàn Quốc cần đưa ra các biện pháp hỗ trợ để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua các rủi ro như giảm doanh thu do khủng hoảng Covid19. Noh Min-seon Giám đốc Xúc tiến Chiến lược Tương lai tại Viện Nghiên cứu Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ, cho biết "Mặc dù không thể hỗ trợ tất cả các DNVVN như trong những ngày đầu của sự cố Covid19 do điều kiện tài chính không cho phép tuy nhiên chúng tôi sẽ cân nhắc đến việc tiếp tục hỗ trợ một cách tích cực chẳng hạn như xem xét mở rộng chương trình cho vay với các DNVVN có khả năng tái tạo. Với năm nay, chính phủ sẽ tạm thời thực hiện khoản 'khấu trừ thâm hụt hồi tố' để hoàn trả một phần thuế doanh nghiệp của năm trước cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thâm hụt trong nửa đầu năm nay. Hàn Quốc: Tỷ lệ vận hành nhà máy của các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ không đạt 70% trong 5 tháng liên tiếp
-
Covid19 bắt đầu ăn mòn chuỗi cung ứng thực phẩm của thế giới…Khủng hoảng lương thực đang lan rộng
Covid19 đã thâm nhập vào chuỗi cung ứng thực phẩm trên toàn thế giới. Trong một nhà máy sản xuất thịt lớn ở Hoa Kỳ, những lo ngại về cuộc khủng hoảng thịt đã ngày càng tăng cao khi nhà máy phải tạm ngừng hoạt động do các công nhân bị nhiễm bệnh. Ở tất cả các nơi trên thế giới việc hạn chế xuất khẩu thực phẩm là một nguyên nhân dẫn đến bùng nổ cuộc chiến đảm bảo an ninh lương thực. Người ta chỉ ra rằng Covid19 đang phá vỡ chuỗi cung ứng thực phẩm khi gây ra tình trạng thiếu công nhân nông trại, đóng cửa các nhà máy thực phẩm, tắc nghẽn trong khâu vận chuyển và làm bùng phát chủ nghĩa bảo vệ lương thực. ◆ Sau khi nhà máy thịt tại Mỹ ngừng hoạt động…Lo ngại về cuộc khủng hoảng thịt bắt đầu gia tăng Tại Mỹ, những lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung thịt đang gia tăng khi các nhà cung cấp thịt hàng đầu tiếp tục ngừng hoạt động. Theo Bloomberg, nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới Smithfield Food đã đưa ra tuyên bố vào ngày 12/4 (theo giờ địa phương) về việc tạm thời đóng cửa nhà máy Sioux Falls ở Nam Dakota do một nhóm nhân viên bị nhiễm Covid19. Đây là một trong những nhà máy sản xuất thịt lợn lớn nhất ở Mỹ, chịu trách nhiệm cho 4%~5% nguồn cung thịt lợn của Mỹ. Chỉ riêng tuần trước, Smithfield đã lên kế hoạch đóng cửa nhà máy trong ba ngày để tiến hành khử trùng và kiểm dịch, nhưng cuối cùng lại phải đóng cửa tạm thời khi 250 trong số 3.700 nhân viên được xác nhận nhiễm Covid19. Trước đó, các nhà cung cấp thịt khác như Tyson Food, JBS USA Corporation, Cargill và Sanders Farms cũng đã phải ngừng hoạt động hoặc cắt giảm sản xuất do nhân viên nhiễm bệnh. Việc đóng cửa nhà máy này sẽ kéo theo việc tích trữ thực phẩm do nhu cầu gia tăng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Covid19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp. Đây được cho là một dấu hiệu của mối lo ngại về cuộc khủng hoảng thịt. Smithfield cảnh báo "Việc các nhà máy sản xuất thịt ngừng hoạt động dẫn đến các cửa cơ sở buôn bán thịt cũng đóng cửa theo, vô hình chung dồn hệ thống cung cấp thịt của Mỹ đến chân tường. Bởi khi các nhà máy ngừng hoạt động, chúng tôi không thể lấp đầy các cửa hàng tạp hóa và có nguy cơ cao gây ảnh hưởng tiêu cực đến các trang trại chăn nuôi." ◆ Mạng lưới sản xuất và vận chuyển lương thực bị ảnh hưởng trực tiếp…Cuộc chiến đảm bảo lương thực ở nhiều quốc gia Covid19 đã tạo ra những cú sốc trên toàn chuỗi cung ứng thực phẩm của thế giới. Điều này là do những lệnh hạn chế di chuyển ở các quốc gia nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid19 khiến việc sản xuất và vận chuyển lương thực gặp nhiều khó khăn. Cũng có không ít ý kiến lo ngại về cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu có thể đang âm thầm diễn ra. Các nước lớn ở châu Âu và Bắc Mỹ, số lượng công nhân nước ngoài phụ trách công việc đồng áng không thể nhập cảnh, các trang trại không có người làm nên không còn cách nào khác là tạm dừng chăn nuôi, trồng trọt. Từ sau khi chính phủ Ấn Độ ra lệnh giới hạn di chuyển trên toàn quốc, toàn bộ chuỗi cung ứng, từ sản xuất thực phẩm đến giao hàng và bán hàng đều đã bị ảnh hưởng nặng nề. Với việc rút ngắn thời gian khai thác cảng trên toàn thế giới, qua trình vận chuyển thực phẩm xuyên biên giới cũng gặp không ít trở ngại. Tờ Bloomberg đưa tin "Không dễ để vận chuyển nhanh một container chứa thực phẩm vì hiện tại đang có quá nhiều containerchứa hàng hóa ở mọi cảng trên khắp thế giới." Do đó, nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong nước không ít các quốc gia xuất khẩu thực phẩm bắt đầu hạn chế và dừng xuất khẩu 1 số mặt hàng. Việt Nam và Campuchia đã ngừng xuất khẩu gạo, Kazakhstan cấm lúa mì và Campuchia tạm thời không xuất khẩu hải sản. Còn Nga nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, đã quyết định hạn chế xuất khẩu ngũ cốc từ nay cho tới tháng 6. Tuy nhiên tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn đối với những quốc gia không tự túc được nguồn lương thực. Ai Cập, nơi đã trải qua một sự thay đổi chế độ trong năm 2010 do giá lúa mì tăng vọt, đã quyết định mở rộng kho dự trữ lương thực chiến lược. Từ nay cho đến cuối tháng 7, Ả Rập Saudi cũng có kế hoạch tăng gấp đôi dự trữ ngũ cốc. Sergei Peoplov giám đốc Ukragro Consulting, một công ty tư vấn nông nghiệp có trụ sở tại Kiev, Ukraine cho biết "Chúng ta đang chứng kiến một cuộc chiến mới trong chủ nghĩa bảo vệ thực phẩm. Nó cho thấy sự lo lắng nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng lương thực nguyên nhân là do đại dịch Covid19." Covid19 bắt đầu ăn mòn chuỗi cung ứng thực phẩm của thế giới…Khủng hoảng lương thực đang lan rộng
-
Hàn Quốc tiêu thụ chậm chạp vì Covid 19... Chỉ số giá sản xuất tháng 2 đã giảm 0,3%
Chỉ số giá sản xuất tại Hàn Quốc giảm trong tháng hai vì tiêu thụ chậm chạp do sự lây lan của nhiễm COVID 19. Nhìn vào 'Chỉ số giá sản xuất tháng 2' do Ngân hàng Hàn Quốc phát hành vào ngày 20, chỉ số giá sản xuất tháng trước là 103,74, giảm 0,3% so với một tháng trước. Giá dâu tây (35,9%), củ cải (51%) và rau diếp (60,6%) giảm mạnh do mức tiêu thụ giảm vì COVID 19. Do đó, giá sản xuất cho các sản phẩm nông nghiệp đã giảm 5,8% so với một tháng trước. Trứng (13,2%) và thịt bò (2,1%) cũng giảm, dẫn đến giá sản xuất chăn nuôi giảm 1,5%. Giá các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản kết hợp với nông nghiệp, chăn nuôi và hải sản đã giảm 3,1% so với một tháng trước. Giá dầu giảm cũng làm giảm giá của các nhà sản xuất công nghiệp 0,5%. Than và các sản phẩm dầu mỏ giảm 7,2% và hóa chất giảm 0,4%. Ngược lại, giá sản xuất DRAM tăng 2,8% và giá bộ nhớ flash tăng 10,7%. Sau hậu quả của COVID 19, giá sản xuất giảm cho các căn hộ giải trí (9,5%) và khách sạn (3,8%), cũng như hành khách của hãng hàng không quốc tế (2,9%). Ngược lại, quản lý bất động sản nhà ở (4,8%) tăng. Một quan chức từ Han cho biết: "Giá sản xuất trong lĩnh vực nhà hàng và nhà nghỉ và lĩnh vực vận tải đã giảm do nhu cầu đi lại và giải trí giảm mạnh do COVID 19" Tuy nhiên, giá sản xuất đã tăng 0,7% tính theo năm trong tháng Hai. Chỉ số giá cung trong nước, đo lường biến động giá, bao gồm hàng nhập khẩu, tăng 0,3% theo tháng Tổng chỉ số sản lượng, được đo bằng cách thêm xuất khẩu vào các lô hàng nội địa, tăng 0,2% theo tháng. Hàn Quốc tiêu thụ chậm chạp vì Covid 19... Chỉ số giá sản xuất tháng 2 đã giảm 0,3%
-
Năng lượng của ngành chế tạo sản xuất rơi xuống đáy…Chỉ số sản xuất 'tệ nhất từ trước tới nay'
Ông Ahn Hyung-jun công bố "Thống kê tháng 12/2019 và Xu hướng hoạt động công nghiệp hàng năm của Hàn Quốc" Nguồn lực của ngành chế tạo sản xuất năm ngoái đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính. Trong số 3 chỉ số chính của xu hướng công nghiệp là sản xuất, tiêu dùng và đầu tư xây dựng thì chỉ số sản xuất đã ghi nhận mức thấp kỷ lục còn chỉ số đầu tư xây dựng là thấp nhất trong vòng 10 năm. ◆ Năng lực sản xuất 'thấp kỷ lục'...Giảm liên tiếp 2 năm Theo "Thống kê tháng 12/2019 và Xu hướng hoạt động công nghiệp hàng năm của Hàn Quốc" của Cục Thống kê vào ngày 31, các chỉ số như tỷ lệ hoạt động trung bình của ngành chế tạo và năng lực sản xuất đều không có gì tiến triển. So với năm ngoái, tỷ lệ hoạt động trung bình của ngành chế tạo là 72,9%, giảm 0,6%, đạt mức thấp nhất trong 21 năm kể từ năm 1998 (67,6%). Năng lực sản xuất giảm 1,2%, lớn nhất kể từ khi số liệu thống kê được công bố năm 1971. Trong năm 2018, chỉ số này cũng giảm 0,2% và đây là lần đầu tiên chỉ số năng lực sản xuất giảm trong hai năm liên tiếp. Năm ngoái, do năng lực sản xuất chậm chạp, tất cả các chỉ số liên quan đến sản xuất công nghiệp chỉ tăng được 0,4%, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2001. Sản xuất công nghiệp dịch vụ tăng 1,5%, chủ yếu là nhờ dịch vụ y tế và phúc lợi xã hội, ngược lại ngành sản xuất khai thác giảm 0,7% so với cùng kỳ do sự suy giảm các linh kiện phụ tùng và trang thiết bị điện tử. Ahn Hyung-jun, quan chức ban thẩm tra Thống kê Xu hướng Kinh tế Hàn Quốc thuộc Cục thống kê cho biết "Với việc tái cơ cấu ngành tàu thủy năm 2016, việc giảm năng suất cũng đã gây ra ảnh hưởng đến tỷ lệ hoạt động trung bình. Tuy nhiên khép lại năm 2019, mọi việc sẽ dần trở nên tốt hơn từ năm nay." Các chỉ số đầu tư trang thiết bị cũng giảm mạnh nhất trong 10 năm. Đầu tư trang thiết bị giảm 7,6% so với cùng kỳ do giảm đầu tư vào máy móc (-8,8%) và thiết bị vận tải (-4,1%). Đây là mức giảm lớn nhất kể từ năm 2009 (-9,6%). Chỉ sô tiêu thụ tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái, bao gồm doanh số bán hàng tiêu dùng không bền như mỹ phẩm (3,3%), hàng tiêu dùng lâu bền như xe hơi (1,8%) và hàng tiêu dùng bán bền bao gồm các đồ dùng phục vụ giải trí, sở thích và hàng thể thao (0,6%). ◆ Chỉ số tháng trước tăng gấp ba lần...Triển vọng kinh tế, xu hướng tăng liên tục 4 tháng Tháng trước, các chỉ số sản xuất, tiêu thụ và đầu tư trang thiết bị đã tăng trong tháng thứ hai liên tiếp. Nhờ đầu tư vào các doanh nghiệp lớn, bắt đầu từ cuối năm ngoái, chỉ số đầu tư trang thiết bị đã tăng. Các chỉ số cũng thể hiện triển vọng kinh tế trong tương lai khi liên tiếp tăng trong vòng 4 tháng. Theo Cục Thống kê, tất cả các ngành sản xuất công nghiệp, bán lẻ và đầu tư trang thiết bị đều tăng lần lượt 1,4%, 0,3% và 10,9%. Chỉ số đầu tư trang thiết bị đã tăng mạnh nhất trong vòng 5 năm và 1 tháng kể từ tháng 11 năm 2014 (13,6%). Đơn đặt hàng xây dựng cũng tăng 13,2% so với cùng thời điểm này năm ngoái nhờ vào việc xây dựng đường cao tốc Sejong-Anseong và Cụm khu công nghiệp bán dẫn Yongin. Ông Ahn cũng cho biết thêm "Các doanh nghiệp như Samsung Electronics và SK Hynix đang đầu tư cùng lúc và các đơn đặt hàng xây dựng vẫn đang được tiến hành một cách thuận lợi kể từ nửa cuối năm ngoái." Các chỉ số kinh tế cũng đang trên đà tăng lên. Chỉ số hàng đầu thay đổi theo chu kỳ, cho thấy triển vọng kinh tế trong tương lai tăng 0,4 điểm trong tháng 12 và đã tăng liên tiếp trong 4 tháng. Chỉ số biến động trùng khớp, cho thấy nền kinh tế hiện tại, cũng đã chuyển từ mức giảm 0,1 điểm trong tháng trước đó sang mức tăng 0,2 điểm. Đây là lần đầu tiên 2 chỉ số này đồng thời gia tăng sau gần 3 năm kể từ tháng 1/2017. Điều này làm tăng kỳ vọng rằng nền kinh tế sẽ hồi phục sau khi chạm đáy vào năm ngoái. Hong Nam-gi, Bộ trưởng Bộ Kinh tế kiêm Bộ trưởng Bộ Chiến lược và Tài chính, viết trên Facebook cá nhân rằng "Đây là các dấu hiệu cải thiện kinh tế rất rõ rệt." Tuy nhiên, sự lây lan gần đây của coronavirus mới (viêm phổi Vũ Hán) có thể là một biến số. ông Ahn cho biết "Các chỉ số cho thấy khả năng phục hồi kinh tế, như sản xuất, tiêu thụ và đầu tư đã tăng liên tiếp trong vòng hai tháng. Tuy nhiên với tình hình dịch bệnh hiện nay, chúng ta vẫn cần phải theo dõi các xu hướng tiếp theo." Năng lượng của ngành chế tạo sản xuất rơi xuống đáy…Chỉ số sản xuất 'tệ nhất từ trước tới nay'
1
TIN TỔNG HỢP
-
Kinh tế Chính trị Vật giá leo thang đầu năm mới chỉ là 'màn dạo đầu'
-
Đời sống Xã hội SK Bioscience sẽ quản lý việc phân phối vắc xin COVID-19 tại Hàn Quốc
-
Đời sống Xã hội Liệu có xảy ra tình trạng 'hỗn loạn giao hàng' vào Tết nguyên đán?
-
Kinh tế Chính trị Naver và CU thiết lập quan hệ đối tác để cung cấp các dịch vụ O2O thế hệ tiếp theo
-
Đời sống Xã hội Hàn Quốc giới thiệu bộ sạc EV siêu nhanh trong 20 phút ở hòn đảo nghỉ dưỡng phía nam
-
Đời sống Xã hội Sampyo áp dụng hệ thống nhà máy thông minh để sản xuất vật liệu xây dựng