kết quả tìm kiếm
Tìm kiếm tổng cộng 29
-
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đón nhận Huân chương Quang Hoa của Chính phủ Hàn Quốc
Ngày 30/12/2020, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao Huân chương Quang Hoa cho Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội; Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh Wan, lãnh đạo các hiệp hội doanh nghiệp, Hội người Hàn Quốc tại Việt Nam. Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết, Chính phủ Hàn Quốc trao tặng Huân chương Quang Hoa cho những cá nhân có đóng góp cho sự nghiệp thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa Hàn Quốc và các nước có quan hệ hữu hảo. Đại sứ khẳng định Chính phủ Hàn Quốc đánh giá cao những đóng góp của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trong việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc trong các hoạt động hợp tác song phương, địa phương với địa phương và hợp tác quốc tế, trong suốt 10 năm qua trên cương vị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đón nhận Huân chương Quang Hoa của Chính phủ Hàn Quốc <Theo Báo Chính Phủ> Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đón nhận Huân chương Quang Hoa của Chính phủ Hàn Quốc
-
Orion đồng loat cho ra mắt phiên bản Chocopie đặc biệt tại Hàn · Trung · Việt
Orion đã thông báo vào ngày 7 rằng họ sẽ phát hành Choco Pie Winter Linited Editon (phiên bản giới hạn mùa đông) với nhiều khái niệm khác nhau tại cả Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam. Tại Hàn Quốc, sau khi phát hành Choco Pie 1974 vào tháng trước, phiên bản giới hạn mùa đông 'Chocolate Pie + Happy Berry Chocolate' cũng đã được ra mắt. Phiên bản này với vỏ bánh sô cô la được lấp đầy bởi lớp marshmallow vị choco berry sẽ tạo nên một hương vị vô cùng khác biệt. Bao bì mới cũng được thiết kế đẹp mắt chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm đối với những người trẻ tuổi luôn yêu thích những điều mới lạ. Tại Trung Quốc, phiên bản giới hạn Choco Pie cho Tết Nguyên đán, cho phép người mua dự đoán vận may năm mới cũng được phát hành. Khi mở 12 chiếc bánh được đóng gói riêng rẽ trong cả hộp bánh, khách hàng sẽ nhận được những câu hỏi như 'Tôi có thể thoát 'ế' không?' 'Tôi có thể làm giàu không?' 'Ăn kiêng có thành công không?' với các câu trả lời dí dỏm như 'Có', 'Có thể', 'Đó là một giấc mơ'. Orion rất trông chờ cư dân mạng Trung Quốc sẽ cùng chia sẻ những câu chuyện về vận may trong năm mới của họ cùng với những bức ảnh Choco Pie phiên bản giới hạn thông qua SNS. Tại Việt Nam, cũng với phong tục trang trí hoa đào trong những ngày xuân, Orion đã nhanh nhạy cho ra mắt 'Choco Pie vị đào' được phát hành dưới dạng phiên bản giới hạn cho năm mới. 'Choco Pie vị đào' chắc chắn sẽ trở nên phổ biến với những người trẻ tuổi khi không chỉ phần bao bì được thiết kế tỉ mỉ với những chi tiết và hình ảnh tươi sáng mà thêm vào đó là chất lượng cũng được nghiên cứu kĩ càng để sản xuất ra những chiếc bánh Choco Pie ngon ngọt điểm xuyết vị đào chua dịu vô cùng cuốn hút. Một quan chức của Orion cho biết, "Bánh Choco Pie phiên bản giới hạn, chỉ có thể thưởng thức trong một mùa, đang trở nên phổ biến trong các thế hệ MZ (thế hệ millennials + thế hệ Z) ở mỗi quốc gia, những người theo đuổi trải nghiệm độc đáo và nhạy cảm với xu hướng. Vì thế chúng tôi liên tục lên kế hoạch cho các phiên bản giới hạn khác nhau theo mùa hoặc một dịp đặc biệt, nên rất mong khách hàng vẫn sẽ tiếp tục chờ đợi những sự biến đổi đa dạng khác của Choco Pie." Orion đồng loat cho ra mắt phiên bản Chocopie đặc biệt tại Hàn · Trung · Việt
-
Tàu Hàn Quốc có thuyền viên Việt bị Iran bắt giữ
Tàu hàng Hankuk Chemi treo cờ Hàn Quốc bị Vệ binh Cách mạng Iran bắt trên eo biển Hormuz, trên tàu có thuyền viên người Việt. Tàu Hankuk Chemi bị tàu tuần tra Iran áp sát hôm 4/1. Tàu hàng Hankuk Chemi bị lực lượng hải quân thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) bắt hôm 4/1 với lý do "liên tiếp vi phạm điều luật môi trường hàng hải" và gây ô nhiễm Vùng Vịnh. Con tàu xuất phát từ thành phố Jubail, Arab Saudi, và đang trên hành trình đến Fujairah, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). IRGC xác nhận thông tin và cho biết tàu Hankuk Chemi chở theo 7.200 tấn sản phẩm hóa dầu, thêm rằng vụ bắt tàu tiến hành theo yêu cầu của cơ quan hàng hải tỉnh Hormozgan và được văn phòng công tố tỉnh phê chuẩn. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo triển khai một đơn vị đặc nhiệm chống cướp biển tới khu vực gần eo biển Hormuz. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc yêu cầu Iran sớm trả tự do cho tàu Hankuk Chemi, thêm rằng các thuyền viên đều an toàn. Hãng tin Iran Tasnim cho biết thủy thủ đoàn gồm các công dân Hàn Quốc, Việt Nam, Indonesia và Myanmar đã bị giữ tại thành phố cảng Bandar Abbas, nhưng không tiết lộ số lượng thuyền viên cụ thể. Công ty điều phối vận tải hàng hải Anh (UKMTO) trước đó thông báo có "sự tương tác" giữa giới chức Iran và một tàu hàng ở eo biển Hormuz, khiến con tàu này phải đổi hướng và tiến vào lãnh hải Iran. Sự việc diễn ra chỉ vài ngày trước khi Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc thăm Iran để thảo luận việc Tehran yêu cầu Seoul trả 7 tỷ USD đang bị đóng băng tại các ngân hàng Hàn Quốc do lệnh trừng phạt của Mỹ. Tàu Hàn Quốc có thuyền viên Việt bị Iran bắt giữ
-
Gallup Korea: "87% người dân Hàn Quốc sẵn sàng tiêm chủng phòng Covid19"
Kết quả một cuộc điều tra cho thấy rằng 87% người dân Hàn Quốc sẵn sàng tiêm vắc xin phòng bệnh coronavirus mới (Covid19). Vào ngày 29, Gallup Korea đã công bố kết quả điều tra ý định tiêm vắc xin chống Covid19 (sai số ± 2,5% điểm ở độ tin cậy 95%). Cuộc khảo sát này được thực hiện bởi Gallup Korea và các thành viên của WWS (WIN World Survey) với đối tường là công dân của tổng số 32 quốc gia. Trong trường hợp của Hàn Quốc, các cuộc phỏng vấn đã được thực hiện trên 1.500 người từ 19 tuổi trở lên từ ngày 5~29/11. 87% số người được khảo sát cho biết họ sẽ tiêm vắc-xin Covid19, dự kiến sẽ sớm được giới thiệu. Cụ thể, 55% số người được hỏi nói rằng họ có thể sẽ tiêm phòng, và 32% cho biết họ chắc chắn sẽ tiêm phòng. Mặt khác, 9% số người được hỏi cho biết họ sẽ không tiêm phòng và 1% nói rằng họ sẽ không bao giờ tiêm phòng. 3% người được hỏi cho biết 'Tôi không biết' hoặc từ chối trả lời. Theo nhóm tuổi, câu trả lời 'chắc chắn tiêm chủng' cao nhất là 43% ở những người từ 60 tuổi trở lên và thấp nhất là 23% ở những người từ 19~29 tuổi. Có tổng cộng 32 quốc gia trả lời với tỷ lệ trung bình là 71% sẵn sàng tiêm vắc xin Covid19. Xét theo quốc gia, Việt Nam là nước cao nhất với 98%, tiếp theo là Ấn Độ và Trung Quốc (91% mỗi nước), Đan Mạch và Hàn Quốc (87% mỗi nước). Serbia thấp nhất với 38%, trong khi Croatia (41%) và Pháp và Lebanon (44% mỗi nước) cũng là những quốc gia có tỷ lệ đồng ý tiêm chủng thấp. Trong khi đó, 82% người Hàn Quốc đánh giá phương pháp đối phó với khủng hoảng của chính phủ nước này trong đại dịch Covid19 toàn cầu là 'vượt trội'. Cụ thể, 15% đối tượng khảo sát trong nước trả lời rằng phản ứng của chính phủ là 'rất tốt'. 67% nói rằng nó là 'tuyệt vời'. 15,5% số người được hỏi trả lời 'không đầy đủ' và 1,8% trả lời 'rất thiếu'. Tỷ lệ người được hỏi cho rằng 'rất xuất sắc' cao nhất là 18% ở độ tuổi 40 và 50, tiếp theo là 15% ở độ tuổi 30, 14% ở độ tuổi 60 trở lên và 12% ở độ tuổi 19-29. Ở 32 quốc gia, trung bình 52% đánh giá phản ứng của chính phủ là xuất sắc, nhưng ở Việt Nam, tất cả những người được hỏi đều trả lời rằng chính phủ Việt Nam đang làm tốt trong việc đối phó với khủng hoảng. Theo sau là 99% người dân Trung Quốc và 87% người dân Ấn Độ cho biết họ có những đánh giá 'tích cực' về cách chống dịch của chính phủ nước mình. Ngoài ra, 88% số người Hàn Quốc được khảo sát trả lời rằng hệ thống y tế quốc gia đã phát huy xuất sắc chức năng trong tình hình dịch Covid19. Con số này cao hơn nhiều so với mức trung bình 58% của 32 quốc gia. Về triển vọng tương lai, chỉ 14% đối tượng của cuộc khảo sát tại Hàn Quốc trả lời rằng có thể đi du lịch nước ngoài vào năm tới. Con số này thấp hơn nhiều so với mức trung bình của 32 quốc gia (29%). Ngoài ra, chỉ 6% đối tượng khảo sát trả lời rằng họ sẽ có thể đi du lịch nước ngoài vào năm tới, thấp nhất trong số 32 quốc gia. Gallup Korea: "87% người dân Hàn Quốc sẵn sàng tiêm chủng phòng Covid19"
-
Kế hoạch ngân sách vừa thông qua của Mỹ có khoản viện trợ cho Việt Nam
Kế hoạch ngân sách cho năm tài chính 2021 vừa được Quốc hội Mỹ thông qua ngày 22/12 nhắc đến khoản viện trợ trị giá gần 170 triệu USD cho Việt Nam. Tòa nhà quốc hội Mỹ. Ngày 22/12 (theo giờ địa phương), Quốc hội Mỹ thông qua gói cứu trợ Covid-19 trị giá 900 tỷ USD cùng dự luật chi tiêu chính phủ trong năm tài chính sắp tới trị giá 1,4 nghìn tỷ USD. Đáng chú ý, kế hoạch chi ngân sách năm sau của Mỹ, được CNN đăng toàn văn hơn 5.300 trang, bao gồm hơn 169,7 triệu USD viện trợ cho Việt Nam. Một phần trong khoản này sẽ được viện trợ cho các hoạt động khắc phục hậu quả chất độc da cam và hậu quả chiến tranh. Cụ thể, Mỹ dành 14,5 triệu USD cho các chương trình chăm sóc sức khỏe ở những vùng chịu ảnh hưởng của chất độc da cam. Những người khuyết tật về khả năng vận động hay nhận thức đều được hưởng lợi từ gói cứu trợ này. Khoảng 19 triệu USD sẽ tài trợ cho việc khắc phục hậu quả ở những vùng bị ô nhiễm dioxin tại Việt Nam. Ngoài ra, Mỹ còn chi thêm 2,5 triệu USD cho một chương trình hòa giải hậu chiến với Việt Nam. Sau khi được quốc hội thông qua, dự luật ngân sách này cần được Tổng thống Trump ký ban hành để có hiệu lực. <Theo Zing News> Kế hoạch ngân sách vừa thông qua của Mỹ có khoản viện trợ cho Việt Nam
-
Mức độ phụ thuộc vào thương mại nội ngành của Hàn Quốc với Việt Nam·Trung Quốc gia tăng
Gần đây, khi mức độ phụ thuộc của Hàn Quốc vào 'thương mại nội ngành công nghiệp' với các nước đang phát triển ở châu Á như Việt Nam và Trung Quốc ngày càng gia tăng, có ý kiến cho rằng cần phải có một chiến lược để ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu. Thương mại nội ngành là việc xuất nhập khẩu đồng thời các hàng hóa tương tự trong cùng một nhóm ngành công nghiệp. Ví dụ, Hàn Quốc xuất khẩu và nhập khẩu chất bán dẫn cùng lúc sang Trung Quốc. Sự biến đổi trong thương mại nội ngành với Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Theo báo cáo 'Tình hình thương mại nội ngành của Hàn Quốc và chiến lược quản lý chuỗi cung ứng' do Viện Thương mại Quốc tế và Thương mại thuộc Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc công bố ngày 15, sự phụ thuộc của Hàn Quốc vào thương mại nội ngành hiện nay là 42,7% tổng kim ngạch xuất khẩu tính đến năm 2019, tăng 10,9% so với mức 31,8% vào năm 2008. Đây là kết quả của việc mở rộng phân công lao động giữa các nước khi các công ty xuất khẩu của Hàn Quốc đã hình thành các cơ sở sản xuất ở nước ngoài và hoạt động buôn bán hàng hóa trung gian theo đó cũng ngày càng tăng. Khi thương mại nội ngành mở rộng, các cú sốc cung cầu từ thị trường nước ngoài có nhiều khả năng lan sang thị trường trong nước, và khả năng đồng bộ hóa thị trường trong nước theo dòng biến động kinh tế nước ngoài tăng lên, do đó, quản lý chuỗi cung ứng trở thành một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Trong thương mại giữa Hàn Quốc và bốn nước gồm Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Việt Nam, phụ thuộc vào thương mại nội ngành với Trung Quốc là 39,6%, Nhật Bản là 32,8%, Việt Nam là 25,1% và Hoa Kỳ là 20,7%. Đặc biệt, từ năm 2012 đến 2019 sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, mức độ phụ thuộc vào thương mại nội ngành với Việt Nam và Trung Quốc tăng lần lượt là 16,8 điểm phần trăm và 8,9 điểm phần trăm. Mặt khác, sự phụ thuộc vào thương mại với các nước tiên tiến như Hoa Kỳ và Nhật Bản vẫn không thay đổi. Thương mại nội ngành với Việt Nam và Trung Quốc đã mở rộng đáng kể, chủ yếu trong ngành viễn thông. Đặc biệt, thương mại nội ngành trong lĩnh vực bán dẫn với Trung Quốc vô cùng sôi động, với tỷ trọng đã tăng từ 48,3% năm 2012 lên 62,0% vào năm 2019. Với Việt Nam, thương mại nội ngành đối với thiết bị gia dụng (4,2% → 63,9%) và thiết bị truyền thông không dây (20,6% → 64,6%) cũng tăng đáng kể. Một quan chức của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc cho biết: “Trong thương mại nội ngành với Việt Nam và Trung Quốc, xu hướng nhập khẩu hàng giá rẻ với đơn giá thấp và xuất khẩu hàng giá cao sang cả hai nước ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần có sự giám sát chặt chẽ đối với các ngành phụ thuộc nhiều vào thương mại nội ngành và chuẩn bị các chiến lược khác nhau để ổn định chuỗi cung ứng." Mức độ phụ thuộc vào thương mại nội ngành của Hàn Quốc với Việt Nam·Trung Quốc gia tăng
-
Việt Nam chính thức gửi điện mừng tân tổng thống Mỹ Joe Biden
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 30-11 đã gửi điện chúc mừng, nhân dịp ông Joe Biden được bầu làm tổng thống Mỹ. Joe Biden - Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 1-12 cho biết trong điện mừng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ tin tưởng với nền tảng quan hệ đã gầy dựng, quan hệ Việt – Mỹ sẽ tiếp tục phát triển bền vững. "Nhân dịp ông Joseph Robinette Biden Jr. được bầu làm tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, ngày 30-11-2020, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện chúc mừng. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ tin tưởng với nền tảng quan hệ đã được xây dựng trong 25 năm qua, quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Mỹ sẽ tiếp tục phát triển, đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, góp phần mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước và hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới", thông báo của Bộ Ngoại giao cho biết. Cùng ngày, Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cũng đã gửi điện mừng tới Phó tổng thống đắc cử Kamala Harris. Nhân dịp này, lãnh đạo cấp cao Việt Nam trân trọng mời tổng thống và phó tổng thống đắc cử Hoa Kỳ thăm Việt Nam vào thời gian sớm nhất. Việt Nam chính thức gửi điện mừng tân tổng thống Mỹ Joe Biden
-
Top 10 quốc gia khống chế dịch Covid19 tốt nhất trên thế giới
New Zealand, Nhật Bản và Đài Loan được chọn là những quốc gia an toàn nhất trong dịch Covid19 khi đã thực hiện thành công các biện pháp phòng dịch nhằm ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh, Bloomberg News đưa tin vào ngày 24 (theo giờ địa phương). Bloomberg xếp hạng các quốc gia bằng cách xem xét số ca được xác nhận trên 100.000 người mỗi tháng, tỷ lệ tử vong trong tháng trước, số ca được xác nhận trên một triệu cư dân và tỷ lệ dương tính của xét nghiệm chẩn đoán Covid19. Bloomberg cho biết, khi các tiêu chí này được áp dụng, New Zealand đứng đầu, Nhật Bản đứng thứ hai, Đài Loan đứng thứ ba và Hàn Quốc đứng thứ tư. Các quốc gia khác lọt vào “Top 10” là Phần Lan, Na Uy, Úc, Trung Quốc, Đan Mạch và Việt Nam. Hoa Kỳ được xếp hạng thứ 18. Được biết, New Zealand đã phòng chống Covid19 một cách hiệu quả bằng những biện pháp hành động quyết đoán và nhanh chóng. Khi vụ tử vong đầu tiên xảy ra vào ngày 26/3, =New Zealand này đã ban bố lệnh đóng cửa biên giới mặc dù nền kinh tế của quốc gia này phụ thuộc nhiều vào du lịch. Kể sau đó, New Zealand đã trở thành một quốc gia an toàn khi thành công chống lại được sự xâm nhập và lây lan của Covid19. Nhật Bản lại là ví dụ cho một cách thức phòng dịch khác khi không cần sử dụng biện pháp phong tỏa. Chính phủ Nhật Bản đã sử dụng hệ thống theo dõi bệnh nhân lao trước đây để có thể truy vết bệnh nhân Covid19 một cách hiệu quả. Khi mùa đông đến gần, các ca nhiễm mới bắt đầu có xu hướng gia tăng ở mức kỷ lục, tuy nhiên hiện Nhật Bản chỉ ghi nhận 331 bệnh nhân nặng trên tổng số 120 triệu dân. Với Đài Loan, chính quyền của khu vực này đã nhanh chóng kiểm soát các đường biên giới với Trung Quốc đại lục, nơi loại virus này xuất hiện lần đầu vào tháng 12 năm ngoái. Bằng cách ngăn chặn biên giới, Đài Loan đã không ghi nhận bất cứ một ca nhiễm mới nào trong vòng khoảng 200 ngày. Tại Hàn Quốc, việc kiểm dịch đã cơ bản thành công thông qua việc kiểm tra và theo dõi các ca nhiễm và những người tiếp xúc một cách hiệu quả. Ngay sau sự xuất hiện của Covid19, Hàn Quốc đã phê duyệt một bộ chẩn đoán tự phát triển và lập ra những phòng xét nghiệm lái xe (drive-thru), đồng thời theo dõi hồ sơ thẻ tín dụng để xác định và chia sẻ lịch sử di chuyển của các ca nhiễm. Nhờ vào việc có thể tự phát triển một hệ thống theo dõi nhanh nhạy nên Hàn Quốc cũng đã ghi nhận được nhiều thành công trong việc phòng chống dịch Covid19. Với Việt Nam, tính đến 18 giờ ngày 24/11, Việt Nam có tổng cộng 1.316 ca mắc Covid19, trong đó có 691 ca mắc do lây nhiễm trong nước, số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay là 551 ca. Hiện có gần 15.800 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly). Về tình hình điều trị, có thêm 2 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh (BN1222-BN1223), như vậy Việt Nam đã điều trị khỏi cho 1.153 ca. Hiện có 30 người trong số các bệnh nhân đang điều trị đã chuyển âm tính ít nhất một lần. Theo đó, hiện Việt Nam có 83 ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng. Jacinda Ardern - Thủ tướng New Zealand Top 10 quốc gia khống chế dịch Covid19 tốt nhất trên thế giới
-
'Suspicious Hallyu Star' - Web drama hợp tác Hàn-Việt dự kiến phát sóng cuối tháng 12
Web drama hợp tác Hàn - Việt “Ngôi sao Hallyu đáng ngờ” (tên tiếng Hàn: 수상한 한류스타) đã được quay tại những địa điểm như Làng cổ Hanok ở Jeonju, Hồ Okjeongho ở Imsil và Núi Gunsan ở Cheongamsan trong vòng 3 ngày vừa qua (11~13/11). Ngôi sao Hàn Quốc Sung Hoon (37 tuổi) và ngôi sao Việt Nam Hoàng Yến Chibi (25 tuổi) được giao vai nam-nữ chính trong phim. Cảnh quay trong một con ngõ tại Làng cổ Hanok ở Jeonju của diễn viên Hoàng Yến Chibi Giám đốc quảng bá của Jeonbukdo, ông Lee Hyeong-yeol cho biết: "Vì bối cảnh của bộ phim có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh du lịch trên toàn thế giới, chúng tôi sẽ có thể nâng cao nhận thức và sự tò mò về Jeollabuk-do cho những du khách Đông Nam Á không thể trực tiếp đến thăm Jeollabuk-do do Covid19. Chúng tôi hy vọng bộ phim hợp tác lần này sẽ góp phần giúp thu hút khách du lịch nước ngoài đến du lịch và tham gia vào các sự kiện quốc tế sau khi đại dịch đi qua.” Mặt khác, web drama lần này là một dự án được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xúc tiến để phục hồi du lịch địa phương, giúp thúc đẩy quảng bá hình ảnh Jeollabuk-do và các đia điểm du lịch trong tỉnh ra nước ngoài. 'Suspicious Hallyu Star' - Web drama hợp tác Hàn-Việt dự kiến phát sóng cuối tháng 12
-
Khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị liên quan khai mạc sáng nay, khi khu vực đang nỗ lực kiểm soát và khắc phục hậu quả Covid-19. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự lễ khai mạc và phát biểu chào mừng Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị liên quan tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế. Tổng bí thư, Chủ tịch nước đánh giá năm 2020 "đang dần khép lại với những biến chuyển sâu rộng, phức tạp của tình hình thế giới", trong đó đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người, làm đảo lộn cuộc sống toàn cầu và tác động nghiêm trọng đến thành quả kinh tế xã hội được tích lũy hàng thập kỷ qua. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 tại Hà Nội sáng 12/11. Hội nghị trực tuyến kéo dài tới 15/11, là hội nghị cấp cao cuối cùng và quan trọng nhất trong năm Việt Nam làm chủ tịch. Hội nghị là dịp để ASEAN đánh giá tổng thể kết quả hợp tác nội khối, ngoại khối và đề ra định hướng ưu tiên cho giai đoạn tiếp theo. Các lãnh đạo dự kiến thông qua, ghi nhận, công bố hơn 80 văn kiện - số lượng nhiều nhất từ trước đến nay. Trước đó, 4 nội dung thảo luận chính đã được đề ra gồm đẩy mạnh xây dựng cộng đồng, giữ vững đà hợp tác ASEAN vượt qua các khó khăn thách thức; mở rộng và làm sâu sắc quan hệ giữa ASEAN và các đối tác, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực và nâng tầm vị thế quốc tế của ASEAN; kiểm soát hiệu quả và từng bước đẩy lùi Covid-19, tích cực khắc phục hậu quả dịch bệnh và thúc đẩy phục hồi; trao đổi các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hôm nay, Thủ tướng chủ trì Phiên toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN và các hội nghị giữa khối với những đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ. Hội nghị Cấp cao Mekong với các đối tác Nhật Bản và Hàn Quốc cùng hội nghị hợp tác Campuchia - Lào - Việt Nam và Tam giác phát triển diễn ra trong ngày mai. Cấp cao Đông Á và hội nghị ASEAN với các đối tác Mỹ, Australia, New Zealand, Liên Hợp Quốc, Hội nghị Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) diễn ra trong hai ngày cuối. Khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN
-
Việt Nam chiến thắng nhiều hạng mục của World Travel Awards
Du lịch Việt Nam đã giành được chiến thắng ở nhiều hạng mục Giải thưởng khu vực châu Á 2020 do Tổ chức World Travel Awards (Giải thưởng Du lịch Thế giới) bình chọn. World Travel Awards được ví như giải Oscar của ngành du lịch thế giới. Kết quả được công bố chính thức trên website của World Travel Awards vào ngày 3/11/2020 (theo giờ London, Vương quốc Anh). Theo đó, Việt Nam vinh dự được bình chọn là Điểm đến Di sản hàng đầu châu Á, Điểm đến Văn hóa hàng đầu châu Á và Điểm đến Ẩm thực hàng đầu châu Á. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Việt Nam giành giải thưởng ở những hạng mục điểm đến văn hóa, di sản, ẩm thực. Ở hạng mục nơi lưu trú, khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang Sun Peninsula của Việt Nam nhận ba danh hiệu “Khu nghỉ dưỡng sang trọng hàng đầu châu Á”, “Khu nghỉ dưỡng Xanh hàng đầu châu Á” và “Khu nghỉ dưỡng lãng mạn hàng đầu châu Á”; Khu nghỉ dưỡng InterContinental ở Bãi Dài, Phú Quốc nhận danh hiệu “Khu nghỉ dưỡng gia đình sang trọng hàng đầu châu Á”. Trong các hạng mục mới, khu nghỉ dưỡng Premier Village Ha Long Bay của Việt Nam được nhận danh hiệu “Khu nghỉ dưỡng mới hàng đầu châu Á”. Trong lĩnh vực hàng không, World Travel Awards nhận định, việc nâng cấp đội bay chưa từng có đã giúp hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines nhận các danh hiệu 'Hãng hàng không hàng đầu châu Á - Hạng phổ thông”; “Hãng hàng không hàng đầu châu Á - Hạng phổ thông đặc biệt” và “Hãng hàng không văn hóa hàng đầu châu Á”. Hãng Bamboo Airways vinh dự được nhận danh hiệu “Hãng hàng không khu vực hàng đầu châu Á”. Cùng với đó, sân bay Vân Đồn, Quảng Ninh được nhận hai danh hiệu cho “Phòng chờ sân bay hàng đầu châu Á”, và “Sân bay khu vực hàng đầu châu Á”. Nhiều khu nghỉ dưỡng, khách sạn khác của Việt Nam cũng nhận nhiều giải thưởng ở các hạng mục của World Travel Awards . Tại hạng mục các nhà điều hành tour, Vietravel nhận danh hiệu “Nhà điều hành tour hàng đầu châu Á”. World Travel Awards cho biết, các kết quả bình chọn này có được sau một năm đánh giá và bình xét bởi các chuyên gia và công chúng trong lĩnh vực lữ hành. Ông Graham Cooke, Người sáng lập World Travel Awards cho biết , những ửng cử viên chiến thắng đại diện cho những gì tốt nhất của lĩnh vực du lịch và lữ hành tại châu Á. Tất cả đều đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng nể trong một năm đầy thử thách chưa từng có. Đại diện World Travel Awards cho biết thêm: “Chương trình Giải thưởng Du lịch Thế giới 2020 đã nhận được số phiếu bầu kỷ lục của công chúng. Điều này cho thấy sự mong muốn đi du lịch và đây cũng là điềm báo tốt cho tương lai của ngành du lịch khi sự phục hồi toàn cầu bắt đầu ”. World Travel Awards được thành lập vào năm 1993 để ghi nhận, khen thưởng và tôn vinh sự xuất sắc trong tất cả các lĩnh vực chính của ngành du lịch, lữ hành và khách sạn. Ngày nay, thương hiệu World Travel Awards được công nhận trên toàn cầu như một dấu ấn cuối cùng của sự xuất sắc trong ngành. (Theo Báo Chính Phủ) Việt Nam chiến thắng nhiều hạng mục của World Travel Awards
-
Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc thăm chính thức Việt Nam vào 31/10
Đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội Hàn Quốc do Chủ tịch Quốc hội Park Byeong Seug dẫn đầu và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 31/10 đến 4/11. Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Byeong-seug phát biểu tại diễn đàn về hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên ở thủ đô Seoul ngày 30/6/2020. Ngày 27/10, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội thông tin, nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội Hàn Quốc do Chủ tịch Quốc hội Park Byeong Seug dẫn đầu và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 31/10 đến 4/11/2020. Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Byeong Seug sinh năm 1952, tốt nghiệp Khoa Luật Đại học Sungkyunkwan, có bằng Tiến sĩ Khoa Báo chí truyền thông Đại học Hanyang. Đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Quốc hội nửa đầu nhiệm kỳ khóa 21 đến nay, Ngài Park Byeong Seug từng là Đại biểu Quốc hội 6 khóa liên tiếp từ khóa 16, 17, 18, 19, 20 và 21. Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc thăm chính thức Việt Nam vào 31/10
-
Việt Nam chính thức mở lại đường bay quốc tế
Văn phòng Chính phủ ngày 15.9 đã ban hành thông báo kết luận của Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đồng ý phương án nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ có chở khách giữa Việt Nam và một số đối tác theo đề xuất của Bộ GTVT. Cụ thể, từ ngày 15.9 sẽ triển khai đối với các đường bay Việt Nam - Trung Quốc (Quảng Châu), Việt Nam - Nhật Bản (Tokyo), Việt Nam - Hàn Quốc (Seoul), Việt Nam - Đài Loan, Trung Quốc (Taipei). Từ ngày 22.9 triển khai đối với các đường bay Việt Nam - Campuchia (Phnom Penh), Việt Nam - Lào (Vientiane). Tần suất không quá 2 chuyến/tuần cho mỗi bên và mỗi hãng với số lượng các chuyến bay sẽ xem xét tăng thêm cho phù hợp với tình hình thực tế. Thực hiện theo nguyên tắc “có đi có lại” đối với các đối tác về tổng số người trên các chuyến bay, việc thu phí, các điều kiện nhập cảnh khác. Đối tượng, điều kiện nhập cảnh vào Việt Nam trên các chuyến bay thương mại từ 6 địa bàn trên sẽ không bao gồm người quá cảnh từ nước thứ ba. Với người nước ngoài mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ và thân nhân, phải có giấy xác nhận RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 của cơ quan y tế có thẩm quyền nước sở tại cấp trong vòng 3 ngày trước khi lên máy bay. Được xét nghiệm RT-PCR ngay sau khi nhập cảnh tại địa điểm cách ly, được cách ly tại nhà công vụ của cơ quan đại diện hoặc tại khách sạn, cơ sở lưu trú theo quy định. Đối với người nước ngoài là chuyên gia, nhà đầu tư, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật cao, thân nhân và học sinh, sinh viên quốc tế, thân nhân người nước ngoài của công dân Việt Nam cũng có yêu cầu phải có giấy xác nhận âm tính, được xét nghiệm và cách ly tại nhà máy, trụ sở doanh nghiệp hoặc khách sạn, cơ sở lưu trú. Với người Việt Nam cũng có những yêu cầu trên nhưng được cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung do quân đội quản lý hoặc các khách sạn, cơ sở lưu trú theo quy định. Đáng chú ý, Phó thủ tướng đồng ý xem xét rút ngắn thời gian cách ly (khoảng 5 ngày) cho những người trên sau khi có kết quả RT-PCR 2 lần âm tính, sau đó cho phép được về tự cách ly, theo dõi giám sát y tế tại nhà, trụ sở doanh nghiệp, cơ quan theo đúng quy định. Đối với những người quá cảnh từ nước thứ ba nhập cảnh vào Việt Nam trên các chuyến bay thương mại, thực hiện cách ly tập trung 14 ngày. Các đối tượng này được xét nghiệm RT-PCR với SARS-CoV-2 ngay sau khi nhập cảnh tại địa điểm cách ly. Việc thực hiện cách ly được thực hiện tại nhà công vụ của cơ quan đại diện hoặc khách sạn, cơ sở lưu trú đối với người nước ngoài mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ và thân nhân. Với chuyên gia, nhà đầu tư, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động, kỹ thuật cao và thân nhân, học sinh sinh viên quốc tế... được cách ly tại nhà máy, trụ sở doanh nghiệp hoặc khách sạn, cơ sở lưu trú. Người Việt Nam sẽ được cách ly tập trung, do quân đội quản lý tại khách sạn, cơ sở lưu trú theo quy định. Việt Nam chính thức mở lại đường bay quốc tế
-
Chuyên gia nhập cảnh vào Việt Nam dưới 14 ngày không phải cách ly tập trung
Các chuyên gia, khách nhập cảnh vào Việt Nam dưới 14 ngày không phải cách ly y tế tập trung 14 ngày nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam. Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vừa ký ban hành công văn số 4674/BYT-MT về việc hướng dẫn y tế phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam làm việc ngắn ngày (dưới 14 ngày). Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép người nước ngoài vào Việt Nam làm việc ngắn ngày, Bộ Y tế đã xây dựng hướng dẫn y tế phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam làm việc ngắn ngày. Bộ Y tế đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh/thành phố tổ chức triển khai các nội dung được quy định tại Hướng dẫn y tế phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam làm việc ngắn ngày (dưới 14 ngày) để đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch Covid-19; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian chuyên gia lưu trú tại Việt Nam. Cùng đó, báo cáo kết quả triển khai về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế). Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người nước ngoài vào Việt Nam làm việc ngắn ngày được quy định bao gồm: Nhà đầu tư, chuyên gia, lao động tay nghề cao, nhà quản lý doanh nghiệp cùng thân nhân và các đối tượng theo thỏa thuận với từng nước (gọi tắt là chuyên gia); khách nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ; những người tiếp xúc với chuyên gia và khách nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ trong quá trình nhập cảnh và làm việc tại Việt Nam. Bộ Y tế cũng khuyến cáo các bộ, ngành, địa phương cân nhắc nhu cầu mời chuyên gia và khách nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ vào Việt Nam làm việc ngắn ngày và phải đảm bảo phòng chống dịch Covid-19. Các chuyên gia, khách nhập cảnh không phải cách ly y tế tập trung 14 ngày nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các quy định về phòng chống dịch Covid-19, đảm bảo an toàn và không để lây nhiễm chéo, không lây nhiễm ra cộng đồng. [COVID-19 Việt Nam] Chuyên gia nhập cảnh vào Việt Nam dưới 14 ngày không phải cách ly tập trung
-
Mỹ lên án Trung Quốc về việc phóng tên lửa ở Biển Đông
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 27/8 cho biết những vụ phóng thử tên lửa đạn đạo của Trung Quốc ở Biển Đông đang đe dọa hòa bình, an ninh khu vực và rất đáng lên án. Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 27/8 ra tuyên bố xác nhận Trung Quốc phóng thử 4 tên lửa đạn đạo trong cuộc diễn tập trái phép quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, gây ngờ vực cam kết của Bắc Kinh năm 2002 về tránh các hành động khiêu khích. "Các hành động của Trung Quốc, bao gồm vụ thử tên lửa, gây thêm bất ổn cho tình hình ở Biển Đông", Lầu Năm Góc cho biết trong một tuyên bố, theo AFP. "Việc tập trận như vậy vi phạm cam kết của Trung Quốc trong Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (DOC) nhằm tránh các hoạt động làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định", tuyên bố nêu. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, các cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc, diễn ra từ ngày 23-29/8 ở gần quần đảo Hoàng Sa (Bắc Kinh gọi là Tây Sa), là "động thái mới nhất trong chuỗi các hành động lâu nay của Trung Quốc nhằm khẳng định các tuyên bố chủ quyền trên biển trái phép và gây bất lợi cho các nước láng giềng Đông Nam Á". Mặc dù tháng 7 vừa qua, Mỹ đã hối thúc Trung Quốc giảm việc "quân sự hóa và ép buộc" trong khu vực, nhưng thay vào đó, "Trung Quốc lại lựa chọn leo thang các hành động tập trận bằng cách phóng tên lửa đạn đạo". Trước đó, Bắc Kinh chỉ trích Washington về việc họ đưa vào danh sách đen 24 công ty nhà nước của Trung Quốc liên quan đến việc xây dựng và cung ứng cho các căn cứ của Trung Quốc ở Biển Đông. Mỹ lên án Trung Quốc về việc phóng tên lửa ở Biển Đông
-
Người hâm mộ esports châu Á vượt quá 500 triệu…"Hàn Quốc vẫn là thị trường có tiềm năng lớn"
Theo kết quả một khảo sát, số lượng người hâm mộ eSports (thể thao điện tử) ở châu Á đã đạt 510 triệu và doanh thu được tạo ra bởi thị trường eSports di động châu Á đạt 16 nghìn tỷ KRW mỗi năm. Hàn Quốc được coi là 'cái nôi của eSports' và vẫn được đánh giá là có tiềm năng phát triển lớn. Quang cảnh 'G-Star 2019' triển lãm game lớn nhất Hàn Quốc Theo ngành công nghiệp trò chơi vào ngày 5, công ty nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ, Niko Partners đã tiết lộ kết quả phân tích này trong một báo cáo về 'eSports tại châu Á' được công bố gần đây. Theo phân tích, ước tính hiện có 510 triệu người hâm mộ eSports và theo dõi các trận đấu thể thao điện tử hơn 1 lần/tháng. Các trò chơi thể thao điện tử mang tính cạnh tranh cao như 'Liên minh huyền thoại' (LoL), 'DOTA 2', 'StarCraft 2', 'Warcraft 3' và 'Overwatch' hiện thu hút đến 590 triệu người chơi. Thị trường eSports châu Á đã tạo ra doanh thu 519 triệu đô la (khoảng 620 tỷ KRW) vào năm ngoái. Niko Partners cho biết "Con số này đã chiếm một nửa doanh thu của thị trường eSports thế giới và châu Á là khu vực ghi nhận doanh thu cao nhất thế giới nếu tính theo từng châu lục." Doanh thu eSports do Niko Partners biên soạn đề cập đến các khoản thu tại các cuộc thi như tiền tài trợ, phí giấy phép, hoạt động nhượng quyền thương mại của nhóm (team) và bán vé. Con số này không bao gồm doanh thu bán game và doanh thu thanh toán trong ứng dụng (in-app) từ các công ty trò chơi. Sự phát triển của thể thao điện tử trên thiết bị di động khi chuyển thể từ game di động như 'Battleground Mobile' và 'Clash Royale' cũng rất đáng chú ý. Các game eSports đã được thống kê là tạo ra doanh thu 13,3 tỷ USD vào năm ngoái, tương đương với 68% doanh thu eSports di động toàn cầu. Tuy nhiên, Niko Partners đã phân tích rằng sự phát triển của thị trường thể thao điện tử có phần chững lại do phải hủy bỏ tất cả các cuộc thi ngoại tuyến (offline) sau khi dịch coronavirus mới (Covid19) bùng phát. Tuy nhiên, khi việc tổ chức các cuộc thi trực tuyến được nối lại sau đó, tỷ lệ người xem các buổi phát trực tuyến eSports đã tăng 75-100% so với trước Covid19 cũng như tần suất sử dụng trò chơi của các game thủ tăng từ 50% trở lên. Báo cáo cũng đánh giá rằng "Hàn Quốc là nơi sinh ra thể thao điện tử. Đây cũng là lực lượng chủ yếu trong các ngành liên quan trong hơn 10 năm và đã trở thành một trong những thị trường thể thao điện tử lớn nhất xét trên doanh thu, sự phát triển của ngành công nghiệp và doanh thu trên đầu người." Các nước Đông Nam Á như Việt Nam cũng được coi là có tiềm năng lớn cho tăng trưởng eSports. Ở Đông Nam Á, 'Liên minh huyền thoại', 'Liên quân' (Pentastorm), 'Free-fire', 'Heartstone', 'Clash Royale' và 'StarCraft 2' được chọn là những trò chơi phổ biến nhất. Niko Partners cũng đưa ra giải thích cho việc tại sao thị trường thể thao điện tử của châu Á lớn hơn Bắc Mỹ và châu Âu "Bởi vì châu Á có một nền tảng hệ sinh thái game ưa chuộng thể thao điện tử, có nền văn hóa ưa chuộng đối với các tựa game thể thao điện tử, có những đầu tư ở cấp độ cao vào thể thao điện tử và cơ sở hạ tầng thể thao điện tử mạnh mẽ." Người hâm mộ esports châu Á vượt quá 500 triệu…"Hàn Quốc vẫn là thị trường có tiềm năng lớn"
-
SM mở cửa hàng bán goods kiêm quán cafe tại Việt Nam…Cửa hàng đầu tiên tại nước ngoài
SM Entertainment đã mở một cửa hàng cafe kiêm bán goods (các sản phẩm liên quan đến nghệ sĩ của công ty) tại Việt Nam. Đây cũng là cửa hàng đầu tiên của SM ở nước ngoài. SM Entertainment đã tổ chức một sự kiện 'sneak peak' nhằm gặp gỡ một số vị khách may mắn được chọn đến thăm quan trải nghiệm tại SM Town Outlets chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam vào ngày 3/7 vừa qua. Dự kiến lịch khai trương chính thức sẽ được diễn ra vào khoảng tháng 7 đến tháng 9. SM Town Outlets sẽ bao gồm các khu vực như 'SM Town & Store ' nơi bán các mặt hàng như album và poster của các nghệ sĩ SM và 'SM Town & Cafe' nơi bán đồ uống và các món tráng miệng. Được biết, từ trước đền nay chỉ có 'SM Town COEX Artium' ở Gangnam-gu, Seoul, là nơi vừa bán goods vừa kinh doanh cửa hàng cafe. Và chi nhánh SM Town Outlets Việt Nam chính là cửa hàng đầu tiên ở nước ngoài được SM xây dựng theo mô hình này. Theo "Xu hướng ngành công nghiệp nội dung tại Việt Nam" do Viện xúc tiến nội dung sáng tạo Hàn Quốc công bố vào tháng 12 năm ngoái, K-pop là lĩnh vực vô cùng nổi tiếng tại Việt Nam. Trang web âm nhạc lớn của Việt Nam cũng phân loại âm nhạc thành 3 thể loại: nhạc trong nước, K-pop và nhạc pop phương Tây. Thứ hạng hàng đầu trong bảng xếp hạng âm nhạc tổng thể chủ yếu cũng là K-pop. Báo cáo cũng cho biết, "Tại Việt Nam, người hâm mộ không chỉ yêu thích mỗi âm nhạc Hàn Quốc mà còn dành sự quan tâm cho rất nhiều lĩnh vực khác nữa. Thêm vào đó, các buổi hòa nhạc của các ca sĩ Hàn Quốc tại Việt Nam cũng được tổ chức khá thường xuyên và đa dạng về thể loại." SM mở cửa hàng bán goods kiêm quán cafe tại Việt Nam…Cửa hàng đầu tiên tại nước ngoài
-
'Shilla Monogram' tại Đà Nẵng bắt đầu khai trương thử nghiệm từ 26/6
Quanh cảnh khách sạn Shilla Monogram tại Đà Nẵng, Việt Nam Thương hiệu khu nghỉ dưỡng hạng sang mới ra mắt 'Shilla Monogram' của The Shilla Hotels & Resorts đã khai trương thử nghiệm (soft open) tại Đà Nẵng, Việt Nam vào hôm nay (26/6). Sự kiện soft open này của Shilla Monogram là một bước chuẩn bị nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng bằng cách tìm kiếm và cải thiện những sai sót trong tất cả các lĩnh vực như cơ sở vật chất, vận hành và dịch vụ trước khi khai trương chính thức. 'Shilla Monogram' là thương hiệu hạng sang (upper upscale) của The Shilla Hotels & Resorts, Shilla Monogram Danang là khu nghỉ dưỡng đầu tiên của thương hiệu này và là khách sạn thứ 17 do Hotel Shilla điều hành. Thiết kế của Shilla Monogram là sự kết hợp hài hòa giữa nét thanh lịch đơn giản mà vẫn toát lên sự sang trọng ấm cúng. Đặc biệt, Shilla Monogram Danang là khu nghỉ dưỡng vô cùng phù hợp cho gia đình và những người thân yêu với những tông màu ấm cúng và tinh tế. Đồng thời, khách sạn được thiết kế với tiêu chí tôn trọng vẻ đẹp tự nhiên, cố gắng giữ lại tối đa cảnh quan vốn có xung quanh. Shilla Monogram Đà Nẵng sẽ vận hành bốn bể bơi ngoài trời lần lượt là bể bơi em bé, bể bơi trẻ em, bể bơi gia đình và bể bơi người lớn. Không giống như các khách sạn khác thường đóng cửa bể bơi ngoài trời vào lúc 6 giờ tối vào mùa đông, Shilla Monogram Danang có kế hoạch cung cấp dịch vụ 'Moonlight Swimming' cho phép khách hàng tận hưởng việc bơi lội ở bể bơi nước nóng ngoài trời cho đến tận đêm khuya. Đội ngũ nhân viên của Shilla Monogram Danang 'Shilla Monogram' tại Đà Nẵng bắt đầu khai trương thử nghiệm từ 26/6
-
Tập đoàn LOTTE chung tay giúp Việt Nam vượt qua Covid19
LOTTE VIệt Nam ủng hộ 3,66 tỷ VND cho Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam Vào ngày 22/6 (thứ Hai) vừa qua, như một phần của các hoạt động đóng góp xã hội để ngăn chặn sự lây lan của Covid19 tại Việt Nam, tập đoàn LOTTE của Hàn Quốc (bao gồm các công ty con đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam như Lotte Mart, Lotte Department Store, Lotte Duty Free, Lotte Retal và Lotte Global Logis) đã quyên góp khoảng 3,7 tỷ VND (tương đương khoảng 200 triệu KRW) cho Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam (MTTQVN). Khoản quyên góp nói trên sẽ được chuyển tới cho Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, những nơi hiện đang cần sự hỗ trợ. Cùng ngày, tại buổi lễ được tổ chức tại Hà Nội, có sự tham gia của ông Trần Thanh Mẫn chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN và ông Trần Văn Sinh trưởng ban Phong trào Ủy ban MTTQVN cũng như người đứng đầu của Lotte Mart, Lotte Department Store, Lotte Duty Free Việt Nam. Đại diện phía tập đoàn LOTTE cho biết "Tập đoàn LOTTE chúng tôi mong muốn góp một phần sức lực nhỏ bé giúp Việt Nam duy trì hệ thống phòng dịch và từng bước phục hồi nền kinh tế, cùng nhau vượt qua đại dịch Covid19." Tập đoàn LOTTE chung tay giúp Việt Nam vượt qua Covid19
-
Orion cho ra mắt 'Nước khoáng từ núi lửa Jeju' tại Việt Nam
Orion đã thông báo vào ngày 16 rằng họ đã bắt đầu bán sản phẩm 'Nước khoáng từ núi lửa Jeju' tại Trung Quốc và Việt Nam. Sau khi ra mắt tại Hàn Quốc vào tháng 12 năm ngoái dưới dạng nước khoáng cao cấp được lấy từ núi lửa dung nham Orion bắt đầu nhắm vào thị trường đồ uống toàn cầu một cách nghiêm túc khi cho ra mắt sản phẩm này tại nước ngoài. Ở Việt Nam, sản phẩm này hiện được bán tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đây là một chiến lược để xây dựng hình ảnh của Orion khi trên nhãn dán có in dòng chữ 'Nước khoáng từ núi lửa Jeju' (오리온 제주용암수) bằng tiếng Hàn Quốc, phù hợp với cơn sốt của làn sóng Hàn Quốc tại Việt Nam. Khi mức sống ngày càng tăng và nhu cầu về nước an toàn và lành mạnh cũng tăng theo. Tuy nhiên khác với các sản phẩm thông thường khác, đối tượng mà sản phẩm này của Orion nhắm tới là các khách hàng VIP do đó thay vì tập trung bày bán đại trà ở các cửa hàng tiện lợi thì 'Nước khoáng từ núi lửa Jeju' dự định tiến hành các hoạt động tiếp thị khác nhau tại các nhà hàng và khách sạn. Orion cho ra mắt 'Nước khoáng từ núi lửa Jeju' tại Việt Nam
TIN TỔNG HỢP
-
Kinh tế Chính trị Vật giá leo thang đầu năm mới chỉ là 'màn dạo đầu'
-
Đời sống Xã hội SK Bioscience sẽ quản lý việc phân phối vắc xin COVID-19 tại Hàn Quốc
-
Đời sống Xã hội Liệu có xảy ra tình trạng 'hỗn loạn giao hàng' vào Tết nguyên đán?
-
Kinh tế Chính trị Naver và CU thiết lập quan hệ đối tác để cung cấp các dịch vụ O2O thế hệ tiếp theo
-
Đời sống Xã hội Hàn Quốc giới thiệu bộ sạc EV siêu nhanh trong 20 phút ở hòn đảo nghỉ dưỡng phía nam
-
Đời sống Xã hội Sampyo áp dụng hệ thống nhà máy thông minh để sản xuất vật liệu xây dựng