Đời sống Xã hội

"Tôi không muốn phát triển" - “Hội chứng Peter Pan” ở những công ty cỡ trung

Minh Tân (mintyni@ajunews.com)14:46 13-05-2019

[Ảnh=getty images]


Khi các công ty cỡ trung ở Hàn Quốc phát triển thành công ty lớn hơn, họ sẽ mất lợi ích. Do đó, hiện nay, nhóm công ty này đang rơi vào "hội chứng Peter Pan" – Hội chứng không chịu lớn.

Khi các doanh nghiệp cỡ trung sở hữu tài sản trị giá lên tới 5 nghìn tỷ won thì phải tham gia vào "bước nhảy lượng tử" (tăng trưởng nhanh chóng bằng đổi mới cơ cấu kinh doanh ngắn hạn). Tuy nhiên, quy định của Nhà nước khiến các công ty ngần ngại trong việc thực hiện bước nhảy này.

Kết quả khảo sát về tình trạng của các công ty cỡ trung do Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng và Hiệp hội doanh nghiệp trung bình Hàn Quốc thực hiện vào ngày 12 tháng 5 cho thấy các công ty cỡ trung ở Hàn Quốc còn dè dặt trong việc mở rộng. 97,2% các công ty cỡ trung (tính đến năm 2017) không có bất kỳ kinh nghiệm M & A nào.

Các công ty không có kế hoạch đầu tư vào các cơ sở đã vượt quá con số 40% trong năm ngoái (tăng từ con số 38,1% trong năm 2017). 42,9% các công ty cỡ trung cho biết họ sẽ không đầu tư vào các cơ sở trong năm nay. Những công ty cỡ trung đang mấp mé ở ngưỡng của quy định thì đang tự kìm hãm tăng trưởng để tránh các quy định như kiểm toán thuế và kế toán.

Một lãnh đạo công ty chế tạo công cụ (35 tuổi) nói: "Người nước ngoài rất ngạc nhiên khi thấy các quy định của Hàn Quốc. Khi quy mô của công ty tăng lên, sự hỗ trợ của chính phủ biến mất và các quy định trở nên chặt chẽ hơn". Theo Luật Thương mại công bằng, nếu tài sản của một công ty vượt quá 5 nghìn tỷ won thì nó được xác định là một nhóm các công ty phải công khai các mặt hàng chính cũng như tình trạng sở hữu cổ phiếu và giao dịch nội bộ quy mô lớn.

Ngoài ra, nó cũng bị hạn chế trong cách làm việc. Nếu tài sản tăng lên hơn 10 nghìn tỷ won thì sẽ có các hạn chế đối với cổ phần chéo, đầu tư khứ hồi mới và bên cạnh đó, bảo đảm nợ cũng bị cấm.

Kim Yoon-kyong, giám đốc bộ phận nghiên cứu doanh nghiệp của Viện nghiên cứu kinh tế Hàn Quốc, cho biết: "Khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra, các công ty toàn cầu như Apple và Google đã mở ra các phương thức kinh doanh mới thông qua M & A để duy trì khả năng cạnh tranh”.

Kim nói: "Đầu tư ở Hàn Quốc bị hạn chế do các quy định phòng ngừa. Để có khả năng cạnh tranh toàn cầu trong một kỷ nguyên thay đổi nhanh chóng, các quy định này nên được thay thế."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기