Đời sống Xã hội

Naver & Kakao & Facebook chạy đua trên con đường phát hành 'tiền mã hóa'

응웬티탐 (Choiketu93@ajunews.com)18:27 09-07-2019
Sau khi đại diện Facebook công bố kế hoạch phát hành tiền mã hóa (tiền điện tử) mang tên gọi là 'Libra' thì tại Hàn Quốc, 2 ứng dụng lớn nhất nước này là Naver và Kakao cũng đã bắt đầu phát hành tiền mã hóa và phát triển ứng dụng Dapp (ứng dụng phi tập trung) cũng như xây dựng hệ thống 'main net' của riêng mình.
 

[Hình ảnh = Getty image bank]

Trong lĩnh vực tiền điện tử, mainnet là 1 thuật ngữ không còn mới mẻ dùng trong lĩnh vực này. Nó giữ yếu tố quan trọng đóng vai trò như 1 block chain. Tất cả các giao dịch của tiền điện tử đều được mã hóa và đưa lên các mainnet (blockchain) riêng biệt trên mạng internet, hầu hết được xác nhận thông qua một hệ thống máy tính phi tập trung nhằm đảm bảo tính an toàn và minh bạch.

Mới đây, Naver đã đẩy mạnh các hạng mục liên quan đến tiền mã hóa mang tên 'link' và hệ thống mainnet 'link chain' của mình thông qua công ty con. Kakao cũng đã phát hành đồng tiền tiền mã hóa chính của mình là 'clay' và hệ thống mainnet mang tên 'Clayton' thông qua các chuỗi công ty con tên Ground X.

Ngành công nghiệp sử dụng block chain dự kiến sẽ tăng mức đầu tư lên 10 tỷ đô (khoảng 11,8 nghìn tỷ won) vào năm 2022 nhằm tăng cường cạnh tranh với các công ty công nghệ thông tin, các công ty dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ tiền mã hóa. Cụ thể, các công ty này sẽ chú trọng vào các hệ thống máy tính phi tập trung nhằm cạnh tranh quyền bá chủ đối với các công ty công nghệ thông tin cung cấp các dịch vụ này như Amazon, Microsoft và Google.

Mục tiêu của Facebook là tạo ra một loại tiền tệ quốc tế mới có thể được sử dụng ở bất cứ đâu trên thế giới thay cho các loại tiền tệ hiện có như USD, Euro. Mục tiêu này cũng tương ứng với mục tiêu của 'Bitcoin' trong ngành công nghiệp tiền ảo. Satoki Nakamoto, nhà phát triển Bitcoin cho biết mục tiêu của ông là tạo ra một phương tiện thanh toán có thể được sử dụng một cách an toàn mà không bị chính quyền trung ương (chính phủ, cơ quan chức năng, v.v.) kiểm soát.

Mặt khác, Naver và Kakao cũng đang chú ý đến tiềm năng mà công nghệ blockchain mang lại. Đó là tiềm năng không bị giả mạo, sử dụng an toàn. Chính vì vậy mà 2 doanh nghiệp này đang tập trung vào việc xây dựng các cơ sở dữ liệu và hệ sinh thái dịch vụ được liên kết với các chuổi blockchain. Số tiền mã hóa được ban hành chỉ là một trong hình thức thanh toán có sẵn trong hệ sinh thái này. Đây cũng là một mục tiêu tương tự với công nghệ 'Etherium' - công nghệ đứng thứ 2 trong ngành công nghiệp tiền ảo. Ông Vitalik Buterin, nhà phát triển công nghệ 'Etherium' cho biết "Ether (ETH) mã hóa tiền là một phương pháp để kiểm tra tính năng của Mainnet mà Etherium đang sử dụng. Nó không được sử dụng với mục đích đầu cơ".

Để mở rộng thị trường, chiến lược cốt lõi của Naver và Kakao theo đuổi chính là tạo dựng sự tin tưởng và sự đảm bảo cho khách hàng. Họ tin rằng bằng việc sử dụng các dịch vụ chuyển tiền mã hóa an toàn không bị giả tạo thông qua hệ thống Blockchain, họ sẽ tạo ra được sự tin tưởng của khách hàng. Mặt khác, người sử dụng dịch vụ này có thể nhận được sự đảm bảo chắc chắn về số tiền mã hóa họ gửi. Nhờ vậy, họ sẽ tạo ra được 1 hệ thống những người sử dụng dịch vụ có quy mô ngày càng lớn.

Hệ thống mainnet của hai công ty vừa mới được bắt đầu. Hai công ty này hi vọng có thể tăng các dịch vụ DAPP đến với các nhà phát triển và các đối tác của mình bằng cách công bố dự án mainnet, Các hệ thống dưới đây là các hệ thống tiêu biểu của DAPP sử dụng 'Link' và 'Clayton' như 'Postcast' (Dự báo tương lai), 'Wizbol' (Chia sẻ kiến thức), 'Pasha' (Nhận xét sản phẩm), 'Fable' (SNS)...vvv

Tuy nhiên, gần đây có rất nhiều ý kiến lo ngại về việc nhiều công ty công nghệ thông tin lớn trên thế giới có ý định tham gia vào thị trường tiền điện tử này. Đặc biệt là trường hợp của gã khổng lồ Facebook sau khi gã này thông báo ý định phát hành tiền mã hóa thay vì đồng tiền truyền thống sử dụng trước đó. Không chỉ Mỹ, EU mà ngay cả Hàn Quốc cũng lo ngại về vấn đề này. Thông qua báo cáo về "Tìm hiểu về Libra', Ủy ban Dịch vụ Tài chính đã cho biết: "Hệ thống Libra có thể có tác động và ảnh hưởng xấu đến thị trường tài chính hiện tại. Nếu khủng hoảng tài chính xảy ra, hiện tượng đột biến rút tiền sẽ phát sinh do nhiều người không tin tưởng vào hệ thống tiền truyền thống mà chuyển vào hệ thống libra. Mặt khác, các trường hợp rửa tiền cũng dễ dàng phát sinh hơn". Ông cũng cho biết, nếu thị trường tiền mã hóa không được kiểm soát nghiêm ngặt, nó cũng đem lại những bất cập đằng sau việc vận hành như mang lại lợi ích duy nhất cho các của doanh nghiệp phát hành tiền mã hóa như việc Facebook phát hành đồng 'Libra'.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기