VIỆT NAM

Nhật Bản, Việt Nam, Ấn Độ - Những thị trường mà mạng lưới quỹ đầu tư tài chính chứng khoán nước ngoài đang khó xâm nhập?

응웬티탐 (Choiketu93@ajunews.com)19:49 31-07-2019
Các quỹ đầu tư tài chính chứng khoán nước ngoài đang khó xâm nhập vào thị trường Nhật Bản, Việt Nam và Ấn Độ. Một số nhà đầu tư chứng khoán đưa ra giả định chỉ cần các đầu tư vào các thị trường, tránh 3 thị trường trên là có thể có đạt tỉ lệ lợi nhuận trên 2 chữ số.
 

[Hình ảnh= Yonhap News]


◆ Những chính sách buồn trong đầu tư

Các nhà đầu tư chứng khoán tỏ ra khá thất vọng khi đầu tư tại 3 thị trường là Nhật Bản, Việt Nam và Ấn Độ. Bởi 3 thị trường này có tỉ lệ lãi suất đầu tư chứng khoán với chỉ 1 chữ số. Thêm vào đó là các quốc gia này đang áp ụng những chính sách không mấy khả quan cho lĩnh vực đầu tư này.

Theo thông tin của F&G, một công ty thông tin chứng khoán đưa tin vào ngày 30, lợi suất của các nhà đầu tư chứng khoán (Fund) ở Việt Nam, Nhật Bản và Ấn Độ chỉ dừng ở giá trị là 8,93%, 8,57% và 8,31%. Con số này thậm chí còn thấp hơn 1,75% so với 1 số công ty chứng khóan trong nước.

Tất cả các quỹ đầu tư nước ngoài tại 17 quốc gia khác đều có giá trị lợi nhuận hai chữ số. Nga là cao nhất với 26,61%. Tiếp theo là Trung Quốc (26,17%), Bắc Mỹ (23,63%), Brazil (20,69%) và châu Á-Thái Bình Dương (20,38%).

Mặt khác, ở các thị trường này, tỷ lệ lợi nhuận và số vốn đầu tư chứng khoán Fund không tương xứng với nhau. Hiện nay, Việt Nam đang là thị trường đứng hạng chót trong danh sách đầu tư tài chính, chỉ được dùng với mục đích thu hút nguồn vốn.

Tuy nhiên, nếu tranh chấp thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang và kéo dài, thi trường Việt Nam sẽ là 1 thị trường đáng kì vọng. Chỉ tính riêng trong năm nay, dòng tiền vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam đã đạt con số là 141 tỷ won. Trong khi đó, số vốn đầu tư vào thị trường Bắc Mỹ và châu Âu chỉ đạt 197,9 tỷ won và 186,3 tỷ won.

Với tỉ lệ lãi suất đứng đầu, thị trường tài chính Nga cũng đang gặp khó khăn trong quá trình đáo hoạn lại vốn đầu tư. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến này, số vốn rút khỏi vào thị trường này đã đạt 25,7 tỷ won. Ở thị trường Trung Quốc, do sự leo thang của chiến tranh thương mại với Mỹ, thị trường này đã để vụt khỏi tay 559 tỷ won đầu tư. Các thị trường Brics, Ấn Độ, châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản cũng gặp tình trạng tương tự.
Oh Kwang-young, một nhà nghiên cứu tại Shinyoung Securities bộc bạch: "Khi tranh chấp thương mại Mỹ-Trung ngày càng kéo dài và leo thang, sẽ có càng nhiều các doanh nghiệp đầu tư thay đổi từ thị trường Trung Quốc sang Việt Nam".

◆ Các quỹ đầu tư Nhật Bản ngày càng thận trọng

Các quỹ của Nhật Bản đang gặp khó khăn khi thu hút đầu tư từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Ngân hàng Phát triển Singapore (DBS) gần đây đã khuyên cáo các nhà đầu tư nước ngoài nên giảm thị phần chứng khoán tại Nhật Bản. Đồng yên tăng giá, xuất khẩu chậm chạp có thể gây áp lực lên thị trường chứng khoán Nhật Bản. Giá trị của đồng yên đã tăng 6% trong năm nay. Blackrock, một công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới đã đưa ra một cảnh báo "Thị trường đầu tư Nhật Bản dễ bị ảnh hưởng từ nền kinh tế Trung Quốc đang bị trì trệ. Các đối sách mà Ngân hàng trung ương Nhật Bản đưa ra cũng còn nhiều mặt hạn chế."

Park Ji-sun, Nhà nghiên cứu Chứng khoán và Đầu tư NH, cho biết: "Nhật Bản sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ. Tuy nhiên dù giả thuyết này có đúng thì thị trường Nhật Bản vẫn còn nhiều điểm đáng ngờ và cần thận trọng. Bởi thuế thu nhập và lương thu nhập tại Nhật Bản có xu hướng tăng lên."

Các nước còn lại nói chung ở tình trạng khả quan hơn. Trong các nước phát triển tích cực này, Ấn Độ là quốc gia có kết quả thấp nhất. Tỉ lệ tăng Sensex của Ấn Độ đạt ngưỡng 5% trong năm nay.

Kim Hyung-lae, nhà nghiên cứu tại NH Investment & Securities cho biết: "Thị trường Ấn Độ tương đối là 1 thị trường tự do trong bối cảnh tranh chấp thương mại Mỹ-Trung đang nóng lên. Trước đó Thủ tướng Narendra Modi của Ấn độ đã đưa ra chính sách tập trung đẩy mạnh cải cách kinh tế bằng cách tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, đầu tư mạnh phát triển cơ sở hạ tầng với mục tiêu năm 2024".

Thị trường Việt Nam dù có tỉ lệ lãi suất đầu tư tương đối nhỏ những vẫn là 1 thị trường đầy tiềm năng. Việt Nam đang mở rộng nhằm thu hút đầu tư. Đặc biệt, với việc kí kết thành công hiệp định thương mại tự do và đầu tư với liên minh châu Âu (Eu). Việc đưa Việt Nam trở thành 1 môi trường đầu tư mới chỉ là vấn đề thời gian.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기