Kinh tế Chính trị

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, Việt Nam và các nước châu Á có nền kinh tế mới nổi 'ngư ông đắc lợi'.

응웬티탐 (Choiketu93@ajunews.com)15:30 27-09-2019
Tờ báo Thời báo Tài Chính (FT) đưa tin của các quốc gia có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam 'ngư ông đắc' trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang đuộc tổ chức lại bởi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ngày càng kéo dài.

Theo một báo cáo gần đây do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố, trong nửa đầu năm nay, quy mô xuất khẩu của các nước mới nổi ở châu Á sang Mỹ đã tăng lên 10% so với năm trước. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng 33%. Xuất khẩu sang Hoa Kỳ của nước Bangladesh cũng tăng 13%. Ngược lại, quy mô xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đã giảm 12% so với cùng kỳ năm trước.

 

[Ảnh = Yonhap News]



Đây được coi là hệ quả bởi các chuỗi cung ứng toàn cầu đang được sắp xếp lại bởi cuộc chiến thuế quan giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trên thực tế, khi cuộc xung đột thương mại Mỹ-Trung tiếp diễn, Việt Nam và Bangladesh là 2 thị trường cung ứng có thị phần tăng trong lĩnh vực điện tử và dệt may.

Yasyuki Sawada, chuyên gia kinh tế tại ADB cho biết, tác động của thuế quan đối với các sản phẩm của Trung Quốc đang gây hậu quả không tôt đế việc sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc.

Khi xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc được lan rộng, trái ngược với Trung Quốc, các nền kinh tế mới nổi ở châu Á sẽ có cơ hội xây dựng thị trường thương mại đặc biệt.

Trước đó, ADB đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay trên toàn châu Á từ 5,7% xuống 5,4%. Điều này là do căng thẳng thương mại và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc, vốn phụ thuộc nhiều vào chất bán dẫn, đã giảm từ 2,5% xuống 2,1%, đặc biệt là Hồng Kông giảm từ 2,5% xuống 0,3%.

Trong khi đo, Việt Nam lại là một quốc gia hy hữu được dự kiến có mức độ tăng trưởng kinh tế thêm 2,3%. Bangladesh cũng được dự báo tăng từ 8,1% lên 8%. Theo dự đoán, 2 quốc gia này sẽ có nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất. Malaysia, Thái Lan và Philippines cũng được dư đoán có chiều hướng tăng tích cực.

Chuyên gia kinh tế Sawada cho biết: "Trong lĩnh vực doanh nghiệp của Trung Quốc hay tỉ lệ hộ gia đình của Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia sẽ có tỷ lệ nợ trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã tăng. Đây có thể là được coi là một yếu tố khác ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới ngoại trừ xung đột thương mại Mỹ-Trung"./.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기