Đời sống Xã hội

Năng lượng của ngành chế tạo sản xuất rơi xuống đáy…Chỉ số sản xuất 'tệ nhất từ trước tới nay'

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)16:16 31-01-2020

Ông Ahn Hyung-jun công bố "Thống kê tháng 12/2019 và Xu hướng hoạt động công nghiệp hàng năm của Hàn Quốc" [Ảnh=Newsis]


Nguồn lực của ngành chế tạo sản xuất năm ngoái đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính. Trong số 3 chỉ số chính của xu hướng công nghiệp là sản xuất, tiêu dùng và đầu tư xây dựng thì chỉ số sản xuất đã ghi nhận mức thấp kỷ lục còn chỉ số đầu tư xây dựng là thấp nhất trong vòng 10 năm.

◆ Năng lực sản xuất 'thấp kỷ lục'...Giảm liên tiếp 2 năm

Theo "Thống kê tháng 12/2019 và Xu hướng hoạt động công nghiệp hàng năm của Hàn Quốc" của Cục Thống kê vào ngày 31, các chỉ số như tỷ lệ hoạt động trung bình của ngành chế tạo và năng lực sản xuất đều không có gì tiến triển.

So với năm ngoái, tỷ lệ hoạt động trung bình của ngành chế tạo là 72,9%, giảm 0,6%, đạt mức thấp nhất trong 21 năm kể từ năm 1998 (67,6%). Năng lực sản xuất giảm 1,2%, lớn nhất kể từ khi số liệu thống kê được công bố năm 1971. Trong năm 2018, chỉ số này cũng giảm 0,2% và đây là lần đầu tiên chỉ số năng lực sản xuất giảm trong hai năm liên tiếp.

Năm ngoái, do năng lực sản xuất chậm chạp, tất cả các chỉ số liên quan đến sản xuất công nghiệp chỉ tăng được 0,4%, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2001. Sản xuất công nghiệp dịch vụ tăng 1,5%, chủ yếu là nhờ dịch vụ y tế và phúc lợi xã hội, ngược lại ngành sản xuất khai thác giảm 0,7% so với cùng kỳ do sự suy giảm các linh kiện phụ tùng và trang thiết bị điện tử.

Ahn Hyung-jun, quan chức ban thẩm tra Thống kê Xu hướng Kinh tế Hàn Quốc thuộc Cục thống kê cho biết "Với việc tái cơ cấu ngành tàu thủy năm 2016, việc giảm năng suất cũng đã gây ra ảnh hưởng đến tỷ lệ hoạt động trung bình. Tuy nhiên khép lại năm 2019, mọi việc sẽ dần trở nên tốt hơn từ năm nay."

Các chỉ số đầu tư trang thiết bị cũng giảm mạnh nhất trong 10 năm. Đầu tư trang thiết bị giảm 7,6% so với cùng kỳ do giảm đầu tư vào máy móc (-8,8%) và thiết bị vận tải (-4,1%). Đây là mức giảm lớn nhất kể từ năm 2009 (-9,6%). Chỉ sô tiêu thụ tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái, bao gồm doanh số bán hàng tiêu dùng không bền như mỹ phẩm (3,3%), hàng tiêu dùng lâu bền như xe hơi (1,8%) và hàng tiêu dùng bán bền bao gồm các đồ dùng phục vụ giải trí, sở thích và hàng thể thao (0,6%).

◆ Chỉ số tháng trước tăng gấp ba lần...Triển vọng kinh tế, xu hướng tăng liên tục 4 tháng

Tháng trước, các chỉ số sản xuất, tiêu thụ và đầu tư trang thiết bị đã tăng trong tháng thứ hai liên tiếp. Nhờ đầu tư vào các doanh nghiệp lớn, bắt đầu từ cuối năm ngoái, chỉ số đầu tư trang thiết bị đã tăng. Các chỉ số cũng thể hiện triển vọng kinh tế trong tương lai khi liên tiếp tăng trong vòng 4 tháng.

Theo Cục Thống kê, tất cả các ngành sản xuất công nghiệp, bán lẻ và đầu tư trang thiết bị đều tăng lần lượt 1,4%, 0,3% và 10,9%. Chỉ số đầu tư trang thiết bị đã tăng mạnh nhất trong vòng 5 năm và 1 tháng kể từ tháng 11 năm 2014 (13,6%). Đơn đặt hàng xây dựng cũng tăng 13,2% so với cùng thời điểm này năm ngoái nhờ vào việc xây dựng đường cao tốc Sejong-Anseong và Cụm khu công nghiệp bán dẫn Yongin. Ông Ahn cũng cho biết thêm "Các doanh nghiệp như Samsung Electronics và SK Hynix đang đầu tư cùng lúc và các đơn đặt hàng xây dựng vẫn đang được tiến hành một cách thuận lợi kể từ nửa cuối năm ngoái."

Các chỉ số kinh tế cũng đang trên đà tăng lên. Chỉ số hàng đầu thay đổi theo chu kỳ, cho thấy triển vọng kinh tế trong tương lai tăng 0,4 điểm trong tháng 12 và đã tăng liên tiếp trong 4 tháng. Chỉ số biến động trùng khớp, cho thấy nền kinh tế hiện tại, cũng đã chuyển từ mức giảm 0,1 điểm trong tháng trước đó sang mức tăng 0,2 điểm. Đây là lần đầu tiên 2 chỉ số này đồng thời gia tăng sau gần 3 năm kể từ tháng 1/2017.

Điều này làm tăng kỳ vọng rằng nền kinh tế sẽ hồi phục sau khi chạm đáy vào năm ngoái. Hong Nam-gi, Bộ trưởng Bộ Kinh tế kiêm Bộ trưởng Bộ Chiến lược và Tài chính, viết trên Facebook cá nhân rằng "Đây là các dấu hiệu cải thiện kinh tế rất rõ rệt."

Tuy nhiên, sự lây lan gần đây của coronavirus mới (viêm phổi Vũ Hán) có thể là một biến số. ông Ahn cho biết "Các chỉ số cho thấy khả năng phục hồi kinh tế, như sản xuất, tiêu thụ và đầu tư đã tăng liên tiếp trong vòng hai tháng. Tuy nhiên với tình hình dịch bệnh hiện nay, chúng ta vẫn cần phải theo dõi các xu hướng tiếp theo."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기