Kinh tế Chính trị

Hàn Quốc, Khủng hoảng thất nghiệp do Covid19

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)13:46 13-04-2020
Ngành hàng không đang sụp đổ…Eastar port chuẩn bị các thủ tục giải thể khiến 200 nhân viên trên bờ vực mất việc' Hi vọng cho các ngành công nghiệp dịch vụ như Du lịch·Khách sạn cũng 'mịt mù'

Quang cảnh vắng vẻ ở cửa xuất cảnh ga T1 sân bay quốc tế Incheon vào chiều ngày 10/4 [Ảnh=Yonhap News]

Chịu thiệt hại nặng nề nhất từ ​​Covid19, hệ sinh thái của ngành hàng không đang dần sụp đổ.

'Cuộc khủng hoảng tháng 5' của ngành công nghiệp hàng không toàn cầu đã được nêu ra và sự sụp đổ của ngành hàng không Hàn Quốc đã bắt đầu từ một tháng trước đó. Ngành hàng không sau khi bị ảnh hưởng từ THAAD (hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao) và khiêu khích kinh tế của Nhật Bản lại tiếp tục trở thành nạn nhân của Covid19.

◆ Lệnh đóng cửa của Eastar port…'Cuộc khủng hoảng của hơn 200 nhân viên'

Theo ngành hàng không vào ngày 12/4, nhà khai thác mặt đất Eaststarport dự kiến ​​sẽ bắt đầu các thủ tục đóng cửa kinh doanh.

Trước đó, công ty mẹ là Eastar Airlines đã hủy hợp đồng với tất cả các chi nhánh của Eastar port. Với hơn 200 nhân viên chính thức, Eastar port phụ trách vận hành hành khách của Eastar Airlines.

Jeju Air, công ty đã quyết định mua lại Eastar Airlines đã phải đưa ra quyết định khó khăn để bảo vệ các công ty con của mình. Bởi vì Jeju Air vốn đã có nhà điều hành mặt đất riêng là 'JAS' với quy mô hơn 300 nhân viên.

Một nhân viên của Eastar port giãi bày "Tôi thậm chí không thể nói về mức lương bị chậm và bất ngờ bị đuổi ra đường chỉ trong 1 buổi sáng. Chúng tôi đã khuyến khích nhau cùng vượt qua hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn không tránh khỏi cảm giác trống rỗng."

Eastar Airlines cũng đang lên kế hoạch tái cấu trúc lực lượng lao động của mình. Chúng tôi tái cấu trúc khoảng 300 người, mức 22%, cho tất cả 1600 nhân viên bao gồm cả công nhân nói chung. Hơn 80 nhân viên kế toán đã làm việc tại đây từ 1~2 năm đã được thông báo về việc chấm dứt hợp đồng vào 1/4 vừa qua.

Eastar Airlines đã dừng tất cả các chuyến bay trong nước và quốc tế kể từ ngày 24/3. 2 trong số 23 máy bay thuộc sở hữu đã được trả lại, và chấm dứt hợp đồng của 8 máy bay đi thuê. Tiền lương của nhân viên chỉ được trả 40% trong tháng 2 tuy nhiên cho đến tháng 3 công ty đã không thể chi trả lương cho nhân viên.

Tình hình của các hãng hàng không giá rẻ (LCC) như Eastar Airways, cũng như các hãng hàng không lớn trong nước (FSC) như Korean Air và Asiana Airlines đều giống nhau.

Nhân viên của Korean Air sẽ bắt đầu được cho tạm thời nghỉ việc trong 6 tháng từ ngày 16/4 đến ngày 15/10. Đây là một nguyên tắc rằng ngoại trừ nhân sự thiết yếu của mỗi bộ phận, tất cả các nhân viên tự do đều tạm thời phải nghỉ việc. Theo ước tính sẽ có hơn 70% tổng số nhân viên bị tạm nghỉ việc theo hình thức này.

Ngoài ra, từ tháng này trở đi, cho đến khi bình thường hóa tình hình kinh tế nhân viên có chức vụ phó chủ tịch trở lên, các chuyên gia và các giám đốc điều hành đều quyết định đóng góp lần lượt là 50%, 40% và 30% lương hàng tháng của mình cho công ty. Do ảnh hưởng của Covid19, số lượng chuyến bay quốc tế của Korean Air đã giảm khoảng 90% so với thời gian bình thường và hiện tại trên tổng số 145 máy bay chở khách thì 100 chiếc đang phải ngừng hoạt động.

HDC Hyundai Development, công ty đang tiến hành các thủ tục mua lại cũng không thể cáng đáng đươc mức thâm hụt và quy mô nợ của Asiana Airlines ngày một gia tăng như hiện nay. Trên thực tế, HDC bắt đầu thực hiện các biện pháp giải cứu bằng cách yêu cầu các chủ nợ như Ngân hàng Công nghiệp và Ngân hàng Xuất nhập khẩu gia hạn trả nợ đối với những khoản hết hạn và cắt giảm lãi suất. Asiana Airlines dự kiến ​​sẽ thâm hụt hơn 300 tỷ KRW trong quý đầu tiên của năm nay.

Woo Gi-hong, chủ tịch của Korean Air, đã gặp gỡ các phóng viên gần đây và cho biết "Bất kể các hãng hàng không có bao nhiêu tiền đi chăng nữa thì với tình trạng kinh doanh 'nằm im' như thế này trong 6 tháng, không 1 doanh nghiệp hàng không nào có thể thu hồi được tiền. "Thật khó để quay vòng vốn, vì vậy chúng tôi đã yêu cầu chính phủ tăng cường tín dụng cho ngành hàng không nhưng có vẻ như chính phủ và ngân hàng vẫn chưa nắm bắt được tình hình."

◆ Các ngành dịch vụ như Du lịch·Khách sạn cùng bao trùm 1 màu u ám

Khi ngành hàng không rung chuyển, thị trường của ngành công nghiệp lưu trú và du lịch cũng bị thu hẹp. Theo Hiệp hội Công nghiệp Khách sạn Hàn Quốc, chỉ trong 3 tháng vừa qua thiệt hại mà ngành công nghiệp khách sạn phải chịu do sự sụt giảm mạnh về số lượng đặt phòng do ảnh hưởng của Covid19 đạt mức 580 tỷ KRW.

Gần đây, Hana Tour công ty du lịch số 1 của Hàn Quốc, cũng đã phải sa thải 1 số lượng lớn nhân viên. Theo các chuyên gia nếu cuộc khủng hoảng Covid19 vẫn tiếp tục kéo dài đến nửa cuối năm nay thì ngành dịch vụ có thể sẽ đạt đến điểm không thể phục hồi.

Theo dữ liệu từ Trung tâm Thông tin Du lịch của Tổ chức Du lịch Hàn Quốc (KATA), kể từ khi có ca nhiễm Covid19 đầu tiên ở Hàn Quốc trong khoảng thời gian từ 20/1 đến 10/4, đã có 192 công ty du lịch trong và ngoài nước nói chung đã báo cáo với chính quyền địa phương về việc đóng cửa hoạt động.

Cho Chun-soon, phó chủ tịch Hiệp hội Hàng không Hàn Quốc, cho biết: "Trong năm qua, do ảnh hưởng của các lệnh cấm·hạn chế nhập cảnh của các nước mà số lượng hành khách quốc tế đã giảm 96% so với mức trung bình hàng năm, số lượng hành khách trong nước cũng giảm đến 60%. Chúng ta cần có 1 chính sách giúp đỡ cho toàn bộ ngành hàng không·dịch vụ nói chung chứ không đơn thuần là hỗ trợ riêng lẻ cho từng doanh nghiệp."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기