Kinh tế Chính trị

Chủ tịch IMF "Dữ liệu thực tế tệ hơn so với dự báo đã công bố"…Đề xuất điều chỉnh giảm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)14:09 13-05-2020
"Khả năng cao sẽ có công bố điều chỉnh vào tháng 6"…Các chỉ số tăng trưởng sẽ còn giảm hơn nữa so với dự báo được phát hành vào tháng 4 Giám đốc IMF châu Á·Thái Bình Dương "Nguy cơ tái phát dịch bệnh nếu nới lỏng quá sớm các hạn chế với hoạt động kinh tế"

Kristalina Georgieva chủ tịch Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) [Ảnh=Reuters/Yonhap News]

Vào ngày 12/5 (theo giờ địa phương), Kristalina Georgieva chủ tịch Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra cân nhắc về khả năng IMF sẽ hạ thấp hơn nữa dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Theo Reuters, chủ tịch IMF Georgieva cho biết tại một cuộc họp video do Financial Times tài trợ "Nếu nhìn vào dữ liệu được tổng hợp từ nhiều quốc gia, tình hình hiện tại còn tệ hơn cả kịch bản bi quan mà chúng ta đã dự đoán. Rất có khả năng chúng tôi sẽ phát hành 1 bản báo cáo cập nhật lại tình hình vào tháng 6."

"Sẽ có những tin tức tồi tệ hơn về cách chúng ta nhìn nhận tình hình kinh tế năm 2020" chủ tịch IMF nói thêm.

Trong báo cáo 'Triển vọng kinh tế thế giới' được phát hành vào tháng 4, IMF đã đề xuất tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới ở mức thấp nhất -3,3% kể từ cuộc Đại khủng hoảng vào những năm 1930, giảm 6,3% so với dự báo tháng 1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc cũng được hạ xuống -1,2%.

Thông thường, IMF công bố dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia 2 lần một năm vào tháng Tư và tháng Mười mỗi năm. Còn vào tháng Một và tháng Bảy, sẽ công bố báo cáo điều chỉnh lại dự báo tăng trưởng dựa vào số liệu của các nước lớn.

Chủ tịch Georgieva nói thêm rằng dữ liệu xấu đi cho thấy các quốc gia mới nổi và đang phát triển có thể cần thêm 2,5 nghìn tỷ USD để đối phó với các trường hợp nhiễm coronavirus mới (Covid19).

Cùng ngày, người đứng đầu IMF châu Á-Thái Bình Dương Lee Chang-yong cùng với người đứng đầu IMF châu Âu Paul Thompson đã đưa ra thông báo trên blog của tổ chức này nói rằng nguy cơ tái bùng phát Covid19 sẽ xảy ra nếu các nước ở châu Á và châu Âu quá vội vàng trong việc cố gắng giảm bớt các hạn chế đối với hoạt động kinh tế.

Tổ chức này hiểu rằng công dân của mỗi quốc gia đang phải chịu tổn thất đáng kể về cả chi phí kinh tế cũng như sức khỏe tâm lý do các biện pháp nhằm hạn chế hoạt động kinh tế do đó mỗi quốc gia muốn nới lỏng các biện pháp này một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, bà Georgieva cũng cảnh báo rằng việc nới lỏng các biện pháp hạn chế 1 cách quá nhanh có thể gây nguy hiểm cho kết quả của các chính sách phòng dịch và gây thêm gánh nặng chi phí cho con người và kinh tế. Chủ tịch IMF nhấn mạnh "Các nền kinh tế châu Á và châu Âu cần phải thận trọng, chúng ta cần phải giảm thiểu tối đa khả năng tái bùng phát dịch trong khi tiến hành nới lỏng các hạn chế hoạt động kinh tế."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기