Kinh tế Chính trị

Sau 1 năm bùng phát Covid19, số người tự kinh doanh giảm mạnh ở khu vực đô thị

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)10:08 25-01-2021
Trên toàn quốc 75.000↓…Tỷ lệ sụt giảm lớn nhất là 4,8% ở Gangwon-do
Ông A, người điều hành một quán cà phê ở Seoul, đã báo cáo việc đóng cửa kinh doanh vào tháng 9 năm ngoái. Điều này là do lượng khách đến quán đã gần như không có do ảnh hưởng của coronavirus mới (Covid19).

Ông A nói, "Khi làn sóng thứ hai diễn ra, Chính phủ tăng mức giãn cách xã hội lên mức 2,5 bước để ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh trong khu vực đô thị, chúng tôi đã không thể chịu đựng thêm được nữa."

Có thể thấy, số lượng những cá nhân kinh doanh tự do ở Hàn Quốc giảm nhiều nhất ở khu vực thành thị.
 

Biến động trong số lượng của cá nhân tự kinh doanh theo tỉnh và thành phố (đơn vị: nghìn người, %) [Ảnh=Yonhap News]

Theo Cục Thống kê Quốc gia và Viện Nghiên cứu Doanh nghiệp Nhỏ vào ngày 25, số lượng cá nhân tự kinh doanh trung bình trên toàn quốc năm ngoái là 5.531.000, giảm 75.000 người (1,3%) so với năm trước đó. Thêm vào đó, số người phải tạm dừng kinh doanh hoặc phá sản so với các số người quyết định khởi nghiệp còn nhiều hơn tận 75.000 người.

Trong số đó, cá nhân kinh tự kinh doanh ở Gyeonggi-do giảm 45.000 người xuống còn 1.272.000 người, lớn nhất trong số 17 tỉnh thành phố trên toàn Hàn Quốc.

Tiếp theo là Seoul (-12.000 người), Incheon (-11.000 người), Gangwon (-10.000 người) và Daegu (-10.000 người).

Theo đó ghi nhận tổng cộng 12 tỉnh thành phố (đã bao gồm cả những khu vực nói trên) đều có số lượng người tự kinh doanh giảm đi đáng kể. Ngoài ra tại Chungbuk con số này không thay đổi.

Ngược lại, bốn khu vực bao gồm Busan (11.000 người), Jeonbuk (10.000 người), Gwangju (5.000 người) và Sejong (2.000 người) lại ghi nhận được mức tăng.

Gangwon (-4,8%) giảm mạnh nhất, tiếp theo là Incheon (-4,0%), Daegu (-3,5%), Daejeon (-3,5%), Gyeonggi (-3,4%), và Seoul (-1,5%).

Sự sụt giảm lớn nhất về số lượng lao động tự do trong khu vực đô thị được cho là do đợt bùng phát Covid19 lần thứ 2 và thứ 3 đã diễn ra tập trung ở khu vực thủ đô khiến biện pháp giãn cách xã hội ở khu vực này được tăng cường cao hơn so với các vùng khác.

Ở khu vực đô thị, sau đợt dịch thứ ba, giãn cách xã hội mức 2,5 đã được thực hiện từ ngày ngày 8/12 năm ngoái, còn khu vực ngoài thủ đô áp dụng mức 2.

Roh Min-sun, Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Tương lai tại Doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho biết: “Đối với những người tự kinh doanh ở khu vực đô thị, gánh nặng tiền thuê nhà và các chi phí khác tương đối cao hơn, và tác động từ việc tăng cường giãn cách xã hội là không thể tránh khỏi."

Trong trường hợp của Gangwon-do, sự sụt giảm số người kinh doanh tự do chủ yếu là b sự thu hẹp của ngành du lịch. Ở Gangwon-do, có rất nhiều người tự kinh doanh nhà hàng và cơ sở lưu trú.

Một quan chức của Hiệp hội Công nghiệp Dịch vụ Thực phẩm Hàn Quốc cho biết, "Có rất nhiều nhà hàng vẫn không thể kinh doanh dù cho có được phép mở cửa hoạt động. Thời gian tới sẽ còn ghi nhận nhiều nhà hàng phải đóng cửa hơn so với số liệu thống kê bởi hiện một số nhà hàng vẫn chưa nộp đơn phá sản là do vẫn còn hạn thuê mặt bằng."
 

[Ảnh=Yonhap News]

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기