Kinh tế Chính trị

GDP quý III của Hàn Quốc tăng 0.3%…Tiêu dùng·Đầu tư cơ sở vật chất giúp Hàn Quốc tránh khỏi tăng trưởng âm

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)14:32 27-10-2022
Nền kinh tế Hàn Quốc ghi nhận tăng trưởng 0,3% trong quý 3 (tháng 7~9) với đóng góp chủ yếu từ lĩnh vực tiêu dùng tư nhân cũng như đầu tư cơ sở vật chất.

 

Tỷ lệ tăng trưởng GDP theo từng quý. [Ảnh=Ngân hàng Hàn Quốc]


Với tốc độ tăng trưởng cao hơn kỳ vọng của thị trường, dự báo tăng trưởng của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) cho năm nay (2,6%) có thể sẽ đạt được với điều kiện tránh được mức tăng trưởng âm trong quý cuối cùng của năm (quý IV).

Tuy nhiên, xuất khẩu ròng đã khiến tốc độ tăng trưởng chung giảm gần 2 điểm phần trăm (p) do nhập khẩu tăng mạnh hơn so với xuất khẩu. Tình hình thâm hụt cán cân thương mại gần đây cuối cùng cũng gây thiệt hại cho tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, BoK dự đoán rằng sự gia tăng tiêu dùng có thể chậm lại do việc tăng lãi suất cơ bản của chính phủ và giá cả vật giá leo thang trong nửa cuối năm.

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc ngày 27 thông báo rằng tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế trong quý 3 năm nay (số liệu sơ bộ, so với quý trước) ghi nhận ở mức 0,3%.

Tốc độ tăng trưởng hàng quý của Hàn Quốc ghi nhận tăng trưởng âm (-) trong quý I (-1,3%) và quý II (-3,0%) của năm 2020 cùng với sự bùng phát của COVID-19. Sau đó đã quay lại mức tăng trưởng dương và duy trì liên tục trong 9 quý kể từ quý III/2020 (2,3%) cho tới quý III/2022 (0.3%).

Nhìn vào tốc độ tăng trưởng trong quý III theo lĩnh vực, tiêu dùng tư nhân tập trung vào hàng hóa lâu bền như ô tô và dịch vụ như thực phẩm và nhà nghỉ tăng 1,9%,

Lĩnh vực đầu tư cơ sở vật chất bao gồm máy móc như thiết bị bán dẫn và hiển thị, thiết bị vận tải như tàu thủy tăng 5,0%.

Đầu tư xây dựng cũng tăng 0,4% cùng với việc mở rộng xây dựng các tòa nhà, trong khi tiêu dùng của chính phủ tăng 0,2% chủ yếu do chi phí hàng hóa.

Bất chấp sự chậm chạp của chất bán dẫn, xuất khẩu tăng 1,0% nhờ xuất khẩu thiết bị và dịch vụ vận tải, thoát khỏi xu hướng tăng trưởng âm (-3,1%) trong quý II.

Tuy nhiên, tỷ lệ nhập khẩu (5,8%) lại tăng nhanh tập trung vào dầu thô và máy móc thiết bị, gấp khoảng 6 lần so với xuất khẩu.

Đóng góp của tiêu dùng tư nhân và đầu tư cơ sở vật chất vào tốc độ tăng trưởng trong quý III lần lượt là 0,9 điểm phần trăm và 0,4 điểm phần trăm. Điều này có nghĩa là tiêu dùng tư nhân và đầu tư cơ sở vật chất là động lực chính giúp gia tăng tốc độ tăng trưởng trong quý III.

Ngược lại, xuất khẩu ròng làm giảm tốc độ tăng trưởng chung 1,8 điểm phần trăm.

Xét theo khu vực công nghiệp; nông, lâm nghiệp và thủy sản; xây dựng và dịch vụ tăng lần lượt là 5,5%, 1,8% và 0,7%. Đặc biệt, trong các ngành dịch vụ, văn hóa và các ngành khác có tốc độ tăng trưởng cao (3,3%); tài chính và bảo hiểm (2,3%); bán buôn, bán lẻ, lưu trú ăn uống (2,2%).

Tuy nhiên tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất lại đang chậm lại, ghi nhận ở mức 1,0%.

Tổng thu nhập quốc nội thực tế (GDI) giảm 1,3% trong quý III. Mặc dù GDP thực tế tăng 0,3%, nhưng nhìn chung các điều kiện thương mại xấu đi do giá nhập khẩu bao gồm giá dầu thô cao hơn so với giá xuất khẩu bao gồm chất bán dẫn.

Hwang Sang-pil, người đứng đầu văn phòng thống kê kinh tế của BOK, giải thích, "Về mặt số liệu, nếu tốc độ tăng trưởng trong quý IV ghi nhận tăng trưởng âm với mức độ thấp gần 0% trở lên thì tốc độ tăng trưởng GDP cả năm 2022 có thể đạt mức 2.6% như dự báo của BoK."
 

[Ảnh=Yonhap News]

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기