Kinh tế Chính trị

Xuất khẩu chất bán dẫn của Hàn Quốc giảm tháng thứ 7 liên tiếp (↓ 41%)

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)14:54 01-05-2023
Do ảnh hưởng của tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài trong lĩnh vực chủ lực là chip bán dẫn, xuất khẩu của Hàn Quốc đã tiếp tục ghi nhận giảm tháng thứ 7 liên tiếp. Thâm hụt thương mại cũng kéo dài sang tháng thứ 14.

Tuy nhiên, quy mô thâm hụt thương mại, vốn đã tăng lên 12,51 tỷ USD vào tháng 1, đã cho thấy dấu hiệu giảm dần và thu hẹp xuống, còn 2,6 tỷ USD vào tháng 4.


 

Quang cảnh cảng Pyeongtaek (Gyeongi-do) ngày 26/12/2022. [Ảnh=dbeorlf123@ajunews.com]

Vào ngày 1, Bộ Thương mại Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đã công bố xu hướng xuất nhập khẩu tháng 4.

Trong đó, xuất khẩu tháng 4 là 49,62 tỷ USD, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hàng tháng đã liên tục giảm trong 7 tháng liên tiếp kể từ tháng 10/2022. Đây là đợt giảm xuất khẩu liên tiếp dài nhất kể từ sau khoảng thời gian từ tháng 12/2018 đến tháng 1/2020.

Xuất khẩu chất bán dẫn trong tháng 4 là 6,38 tỷ USD, giảm 41,0% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ riêng xuất khẩu chất bán dẫn đã giảm 4,4 tỷ USD, bằng hơn một nửa mức giảm 8,3 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc trong tháng 4.

Tốc độ tăng xuất khẩu chất bán dẫn tháng 4 kém hơn tháng trước (-34,5%). So với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chất bán dẫn đã tăng trưởng âm trong 9 tháng kể từ tháng 8/2022.

Xét theo mặt hàng, xuất khẩu ô tô (40,3%) và tàu thủy (59,2%) tăng, nhưng các mặt hàng công nghệ thông tin (CNTT) bao gồm chất bán dẫn (-41,0%), màn hình (-29,3%); các mặt hàng chủ lực như sản phẩm xăng dầu (-27,3%), hóa dầu (-23,8%), thép (-10,7%) đều đồng loạt ghi nhận giảm.

Đài Loan, nơi có ngành công nghiệp bán dẫn phát triển và có cơ cấu thương mại tương tự như Hàn Quốc, cũng đã ghi nhận xuất khẩu tăng -19,1% trong tháng Ba. Hay như nước láng giếng Nhật Bản cũng ghi nhận xuất khẩu giảm 10 tháng liên tiếp kể từ tháng 4/2022 và thâm hụt thương mại vẫn duy trì ở mức lớn.

Xem xét tình trạng xuất khẩu của Hàn Quốc theo khu vực, xuất khẩu sang Trung Quốc (-26,5%) và ASEAN (-26,3%), những khu vực có tỷ trọng xuất khẩu chất bán dẫn cao, đều ghi nhận sụt giảm. Trong khi đó, xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (9,9%) và Trung Đông (30,7%) lại tăng. Điều này là do sự gia tăng nhanh chóng trong xuất khẩu ô tô và máy móc nói chung liên quan đến đầu tư cơ sở hạ tầng.

Bộ Thương mại Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc phân tích "Xuất khẩu giảm trong tháng 4 do ảnh hưởng của nhu cầu nhập khẩu trì trệ do phục hồi kinh tế toàn cầu chậm lại và ngành công nghiệp bán dẫn chưa có tiến triển tích cực. Trung Quốc và Việt Nam, hai thị trường xuất khẩu lớn của Hàn Quốc, vẫn tiếp tục giảm nhu cầu nhập khẩu, điều này ảnh hưởng đến xuất khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc và ASEAN cũng giảm theo".

Nhập khẩu trong tháng 4 là 52,23 tỷ USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việc giảm nhập khẩu năng lượng (-25,8%) nói chung bao gồm dầu thô (-30,1%) và khí đốt (-15,5%), phần lớn là do giá năng lượng quốc tế giảm. Tuy nhiên, nhập khẩu thiết bị bán dẫn và vật liệu pin thứ cấp như lithium hydroxit lại tăng lên.

Đặc biệt, tốc độ tăng nhập khẩu lithium hydroxit, nguyên liệu cực dương bán dẫn chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, trong tháng 4 là 245,6%, vẫn tiếp tục duy trì đà tăng mạnh sau tháng 1 (405,7%), tháng 2 (956,2%) và tháng 3 (386,1%).

Kết quả là cán cân thương mại tháng 4 thâm hụt 2,62 tỷ USD.

Cán cân thương mại hàng tháng của Hàn Quốc đã chìm trong sắc đỏ trong 14 tháng liên tiếp kể từ tháng 3/2022. Đây là mức thâm hụt thương mại liên tiếp dài nhất kể từ tháng 1/1995 đến tháng 5/1997 khi thâm hụt thương mại kéo dài 29 tháng liên tiếp.

Tuy nhiên, mức độ thâm hụt đã đạt đỉnh vào tháng 1 với 12,52 tỷ USD. Hiện mức độ thâm hụt đang cho thấy xu hướng giảm dần và cải thiện, ghi nhận 5,3 tỷ USD vào tháng 2; 4,63 tỷ USD vào tháng 3 và 2,62 tỷ USD vào tháng 4.

Đây là lần đầu tiên sau 10 tháng, cán cân thương mại hàng tháng giảm xuống mức 2 tỷ USD kể từ tháng 6/2022 (2,47 tỷ USD).

Bộ Thương mại Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Hàn Quốc cho biết, "Trước mắt trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay, chúng tôi sẽ tìm kiếm và cung cấp các hỗ trợ linh hoạt cho những mặt hàng có triển vọng để tăng xuất khẩu, mở rộng thị trường. Trong trung và dài hạn, chúng tôi sẽ tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành xuất khẩu bằng cách tích cực thúc đẩy hỗ trợ chính sách, chẳng hạn như đầu tư vào phát triển công nghệ như chất bán dẫn và tạo ra các tổ hợp chuyên dụng cho các ngành chiến lược công nghệ cao".

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기