VIỆT NAM

Việt Nam nổi lên như nhà cung cấp tiềm năng trong chuỗi cung ứng đất hiếm

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)17:55 08-05-2023
Khi các công ty toàn cầu đang cho thấy sự cố gắng giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và bắt đầu đa dạng hóa chuỗi cung ứng đối với ngành công nghiệp đất hiếm, Việt Nam đang nổi lên như một nhà cung cấp mới đầy tiềm năng.

 

[Ảnh=Reuters/Yonhap News]

Đất hiếm là 'các nguyên tố kim loại hiếm khi tồn tại trong tự nhiên' và được sử dụng làm vật liệu đặc biệt trong các ngành công nghệ cao, đặc biệt được biết đến như một vật liệu chính cho xe điện và đang thu hút sự chú ý như một vật liệu phổ biến nhất trong tương lai.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), sản lượng khai thác khoáng sản đất hiếm tại Việt Nam đã tăng gấp 10 lần từ 400 tấn năm 2021 lên 4.300 tấn vào năm ngoái, Reuters đưa tin vào ngày 5 (theo giờ địa phương). Trong cùng thời gian, Trung Quốc khai thác 210.000 tấn, Mỹ và Úc lần lượt sản xuất 43.000 tấn và 18.000 tấn.

Nếu so Trung Quốc hay Mỹ thì sản lượng khai thác của Việt Nam vẫn chưa đáng kể nhưng Việt Nam là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á tăng sản lượng khai thác đất hiếm. Sản lượng khai thác tăng mạnh trong năm ngoái đã đưa Việt Nam từ vị trí thứ 10 thế giới năm 2021 lên vị trí thứ 6 thế giới năm 2022. Mặt khác, Myanmar và Thái Lan, những quốc gia cạnh tranh với Việt Nam, đã cho thấy sản lượng khai thác thực tế sụt giảm.

USGS ước tính trữ lượng đất hiếm toàn cầu là 120 triệu tấn, trong đó Trung Quốc có 44 triệu tấn, Brazil 22 triệu tấn, Việt Nam 20 triệu tấn và Nga 18 triệu tấn. Trung Quốc chiếm hơn 90% nguồn cung đất hiếm trên thế giới, nhưng thị phần của nước này đang giảm dần khi Úc và Mỹ nhảy vào sản xuất đất hiếm.

Trước đây, Việt Nam đã đề ra các chiến lược thúc đẩy ngành công nghiệp đất hiếm, nhưng nó đã gặp phải những hạn chế do giá giảm và những trở ngại về quy định. Tuy nhiên, khi giá trị kinh tế của đất hiếm tăng lên, các chính sách dành cho ngành công nghiệp đất hiếm thay đổi và Việt Nam đang nhận được sự quan tâm mới. Chính phủ Việt Nam xác định công nghiệp khai khoáng, trong đó có lĩnh vực khoáng sản đất hiếm là ưu tiên phát triển và đang nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài.

Mặt khác, trước đó vào tháng 12/2022 công ty TNHH Kim loại ASM & KSM của Úc và chính quyền tỉnh Chungcheongbuk-do đã ký thỏa thuận kinh doanh với Công ty Cổ phần Đất hiếm Việt Nam (VTRE) để thiết lập chuỗi cung ứng đất hiếm toàn cầu.

Bên cạnh đó, công ty đất hiếm ASM cũng đưa thông báo vào ngày 7 rằng họ sẽ mua 100 tấn oxit đất hiếm trong năm nay từ một công ty đất hiếm Việt Nam và đang theo đuổi hợp đồng cung cấp dài hạn.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기