Đời sống Xã hội

Tên lửa NURI được phóng thành công…Mở ra kỷ nguyên mới cho Hàn Quốc trong lĩnh vực khám phá vũ trụ

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)21:55 25-05-2023

"Nhờ sự ủng hộ của người dân, vụ phóng thứ 3 của NURI, tên lửa được phát triển độc lập ở Hàn Quốc, đã thành công. Sau vụ phóng thành công thứ hai của NURI vào năm ngoái, chúng tôi đã kiểm tra hiệu suất chuyến bay của NURI và thành công lần này cũng là cơ hội để một lần nữa khẳng định tiềm năng của chúng ta không chỉ trong các dịch vụ phóng tinh mà còn trong các hoạt động vệ tinh và thám hiểm không gian khác nhau", Lee Jong-ho, Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Thông tin truyền thông vui mừng cho biết.


 

[Ảnh=Yonhap News]

Bộ Khoa học Công nghệ và Thông tin truyền thông và Viện nghiên cứu hàng không vũ trụ Hàn Quốc đã chính thức thông báo vụ phóng thứ ba của NURI, được phát triển độc lập nhằm đảm bảo năng lực vận chuyển vũ trụ của Hàn Quốc, đã thành công.

 

Sau khi NURRI được phóng vào lúc 6:24 tối ngày 25, và kết thúc chuyến bay, Viện nghiên cứu hàng không vũ trụ Hàn Quốc đã tiến hành phân tích ban đầu về thông tin tiếp nhận từ xa (telemetry) của NURI, trong đó có thông tin chuyến bay của phương tiện phóng và xác nhận rằng NURI đã được đưa vào quỹ đạo mục tiêu, đồng thời vệ tinh cỡ nhỏ thế hệ tiếp theo số 2 đã tách khỏi phương tiện phóng và ổn định thành công.

 

Ngoài ra, đối với các vệ tinh phụ trợ bao gồm 6 vệ tinh khối lập phương, các chuyên gia cũng đã xác nhận rằng quá trình phóng diễn ra bình thường. Tuy nhiên, trong đối với một trong bốn Toyosat (vệ tinh siêu nhỏ nặng dưới 10kg), sẽ mất thêm một chút thời gian để xác nhận việc phóng.

 

Sau khi phóng, quá trình bay của NURI diễn ra bình thường theo trình tự đã định. Các động cơ giai đoạn 1, 2 và 3 của NURI đều hoạt động bình thường và vệ tinh cỡ nhỏ thế hệ tiếp theo số 2 và quá trình phóng của vệ tinh khối lập phương đều đã hoàn tất.

 

Vào khoảng 7:07 tối, các chuyên gia cũng xác nhận đã nhận được tín hiệu báo hiệu của vệ tinh nhỏ thế hệ tiếp theo số 2 tại Trạm King Sejong ở Nam Cực. 

 

Vào ngày 26, tổng cộng bốn lần từ khoảng 5:05 sáng đến khoảng 7:51 tối, trạng thái của vệ tinh sẽ được kiểm tra chi tiết thông qua liên lạc hai chiều với trạm mặt đất của Viện nghiên cứu vệ tinh KAIST ở Daejeon.


 

Vào chiều ngày 25, tại Đài quan sát phóng không gian ở Yeongnam-myeon, Goheung-gun, Jeollanam-do, người dân đang reo hò khi xem NURI (KSLV-II) mang một vệ tinh thực tế vào không gian. Vụ phóng thứ ba của NURI là trường hợp đầu tiên các vệ tinh thực tế được gắn và phóng một cách nghiêm túc, bao gồm một vệ tinh cỡ nhỏ thế hệ tiếp theo số 2 và bảy vệ tinh khối lập phương. [Ảnh=Yonhap News]

Sau thành công của vụ phóng thứ hai của NURI vào năm ngoái (2022), thành công của lần phóng thứ ba ngày hôm nay đã giúp nâng cao độ tin cậy của NURI, củng cố khả năng vận chuyển trong không gian của Hàn Quốc đồng thời một lần nữa khẳng định rằng Hàn Quốc có năng lực phát triển công nghệ vũ trụ quốc gia một cách độc lập.

 

Ngoài ra, trong khi vừa chứng minh được công nghệ phóng vệ tinh, vốn là vai trò ban đầu của phương tiện phóng, thành công của vụ phóng thứ 3 này còn có ý nghĩa to lớn ở chỗ Hanwha Aerospace, một công ty hệ thống toàn diện, lần đầu tiên tham gia vào hoạt động phóng nhưng đã thành công và làm tròn vai trò của mình.

 

Bộ trưởng Bộ KHCN&TT Lee Jong-ho cho biết: "Cho tới năm 2027, chính phủ sẽ tiếp tục cho phóng NURI 3 lần nữa, bên cạnh đó sẽ phát triển một phương tiện phóng thế hệ tiếp theo với hiệu suất được cải thiện hơn so với NURI để đảm bảo khả năng cạnh tranh quốc tế. Chúng tôi sẽ đặt nền móng cho các công ty và viện nghiên cứu phát triển các mô hình kinh doanh mới".

 

"Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến những người đã gửi lời động viên và hỗ trợ nồng nhiệt, cũng như tất cả các nhà nghiên cứu và quan chức trong ngành đã không tiếc công sức và mồ hôi để chuẩn bị cho vụ phóng thứ 3 của NURI ngày hôm nay". 

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기