kết quả tìm kiếm
Tìm kiếm tổng cộng 22
-
Đại sứ Nguyễn Vũ Tùng trình Quốc thư lên Tổng thống Hàn quốc Moon Jae In
Sáng ngày 16/10/2020, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hàn Quốc Nguyễn Vũ Tùng đã trình Quốc thư của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lên Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In tại Phủ Tổng thống, Thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Đại sứ Nguyễn Vũ Tùng trình Quốc thư lên Tổng thống Hàn quốc Đại sứ Nguyễn Vũ Tùng đã chuyển tới Tổng thống lời chào và thăm hỏi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và các nhà lãnh đạo khác của Việt Nam. Đại sứ bày tỏ vinh dự được đảm nhận trọng trách Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc trong bối cảnh quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc phát triển tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực và các nước ASEAN cùng Hàn Quốc tích cực triển khai mạnh mẽ chính sách hướng Nam mới; khẳng định sẽ nỗ lực hết sức mình, góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc phát triển tốt đẹp hơn nữa hướng tới kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (22/12/1992-22/12/2022) như thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao hai nước và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước./. Theo ĐSQ Việt Nam tại Hàn quốc Đại sứ Nguyễn Vũ Tùng trình Quốc thư lên Tổng thống Hàn quốc Moon Jae In
-
Giá vàng thế giới tiến sát 2.000 USD/ounce, hơn 58 triệu đồng/lượng tại Việt Nam
Sau khi lập đỉnh mới hôm qua, giá vàng thế giới sáng nay tăng thêm hàng chục USD để lên trên 1.960 USD một ounce. Chốt phiên 27/7 (giờ địa phương), mỗi ounce vàng giao ngay tăng gần 2% lên 1.943 USD. Mở cửa phiên sáng nay, giá tiếp tục tăng 20 USD, hiện giao dịch quanh 1.963 USD một ounce. Vàng lập đỉnh mới hôm qua, do nhà đầu tư tìm đến công cụ đầu tư an toàn khi căng thẳng Mỹ - Trung leo thang trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chịu tác động từ đại dịch. Năm nay, giá vàng đã tăng gần 30%, ngược hoàn toàn với diễn biến trước đại dịch. Khi đó, vàng phải cạnh tranh với nhiều công cụ trú ẩn khác, đặc biệt là USD. Như vậy giá vàng tại Việt Nam vẫn duy trì khoảng cách 2,76 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới quy đổi. Giá mua vào vàng miếng niêm yết tại Công ty SJC lúc này cũng cao hơn 1,05 triệu đồng so với giá vàng thế giới quy đổi do các công ty vàng dự báo giá vàng thế giới còn tăng khi tiến sát đến mốc 2.000 USD/ounce. Không chỉ vàng miếng, giá vàng nhẫn bốn số 9 SJC sáng nay cũng tăng lên mức 55,35 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua - bán vàng miếng ở mức 1,6 triệu đồng/lượng, còn với vàng nhẫn mức chênh 1 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới tiến sát 2.000 USD/ounce, hơn 58 triệu đồng/lượng tại Việt Nam
-
Đà Nẵng dừng các chuyến bay, tàu xe đến và đi từ 0 giờ ngày 28 tháng 7
Từ 0 giờ ngày 28 tháng 7, máy bay đến và đi từ Đà Nẵng bị tạm dừng; tàu và xe khách liên tỉnh sẽ không được dừng đỗ đón khách từ 0h ngày 28/7. Theo thông báo của Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam vào tối 27/7, quy định này được áp dụng trong 15 ngày để phòng chống dịch Covid-19 Bên cạnh việc dừng toàn bộ chuyến bay đến/đi từ Đà Nẵng, các chuyến bay nội địa đến các tỉnh khác mà không ghé Đà Nẵng vẫn thực hiện bình thường. Máy bay chở hàng hóa, các loại tàu hàng, xe chở hàng hóa vẫn được hoạt động bình thường. Ngành đường sắt Việt Nam cũng được chỉ đạo dừng hoạt động của tàu khách đến/đi từ ga Đà Nẵng. Các chuyến tàu Bắc Nam vẫn được khai thác bình thường trên tuyến song không được dừng đón khách tại đây. Các chuyến tàu thủy chở khách ra đảo xuất phát từ Đà Nẵng cũng bị cấm hoạt động. Xe khách liên tỉnh, nội tỉnh, xe hợp đồng, xe du lịch, taxi, xe buýt trên địa bàn Đà Nẵng cũng phải dừng hoạt động, trừ các xe công vụ, xe chở bệnh nhân, xe đưa đón công nhân, chở thực phẩm, vật liệu xây dựng, hàng hóa. Xe khách, xe du lịch có hành trình đi qua Đà Nẵng cũng không được đỗ lại để đón trả khách tại thành phố này. Đà Nẵng dừng các chuyến bay, tàu xe đến và đi từ 0 giờ ngày 28 tháng 7
-
Việt Nam trải qua 99 ngày không có ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng
Tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h sáng ngày 24/7: đã 99 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo - Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, đến thời điểm này đã có 365/412 ca bệnh Covid-19 của Việt Nam được công bố khỏi bệnh, chiếm 88,6% tổng số ca bệnh. Riêng đối với bệnh nhân người nước ngoài, đến nay có 50 bệnh nhân mang quốc tịch nước ngoài đều đã được Việt Nam điều trị khỏi. Không có trường hợp bệnh nhân Covid-19 nặng nào tử vong cho đến thời điểm này. Tổng số ca nhiễm tính đến nay là 412, trong đó 365 người đã được chữa khỏi. Bộ Y tế Việt Nam vẫn phối hợp với các Bộ Ngoại giao, Công an, Quốc phòng và UBND tỉnh, thành phố hỗ trợ các thủ tục nhập cảnh, cách ly y tế chuyên gia, công dân các nước, công dân Việt Nam nhập cảnh. Tính đến nay đã có gần 14.000 người đã về nước an toàn. ▶ Trong một diễn biến khác, sáng nay thành phố Đà Nẵng đang thực hiện cách ly hơn 50 người liên quan đến ca nghi nhiễm Covid-19 Sở Y tế thành phố Đà Nẵng cho biết đã cách ly hơn 50 người tiếp xúc gần sau khi phát hiện người đàn ông có kết quả xét nghiệm lần đầu dương tính với nCoV. Đến trưa ngày 24 tháng 7 tiếp tục cho kết quả dương tính lần 2, nhưng vì đây là trường hợp đặc biệt đầu tiên xuất hiện trong cộng đồng sau 99 ngày qua, vì vậy cần thêm 2 lần xét nghiệm nữa trong đó có viện Pasteur Nha Trang. Trước đó vào ngày 22/7, nam bệnh nhân đến Bệnh viện C Đà Nẵng khám do ho và mệt. Sau khi chẩn đoán viêm phổi, bác sĩ đã lấy mẫu xét nghiệm nCoV, kết quả ban đầu là dương tính. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố đã lấy hơn 100 mẫu của những người tiếp xúc với ca nghi nhiễm để làm xét nghiệm ngay trong đêm 23/07, kết quả âm tính với nCoV. Hiện Sở Y tế thành phố Đà Nẵng đang tập trung điều tra để xác định nguồn lây và người tiếp xúc với ca nghi nhiễm. Ngành y tế Đà Nẵng đã gửi mẫu vào Viện Pasteur Nha Trang làm xét nghiệm khẳng định và hiện chưa công bố. Nếu Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm tiếp tục dương tính, việc khoanh vùng, cách ly sẽ được mở rộng. Việt Nam trải qua 99 ngày không có ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng
-
Làn sóng văn hóa Hallyu tăng nhu cầu về kem Hàn Quốc tại Việt Nam
Dữ liệu thống kê cho thấy việc xuất khẩu kem của Hàn Quốc sang Việt Nam đã tăng 30% trong năm 2019 so với một năm trước đó nhờ vào sự phổ biến ngày càng tăng của văn hóa Hàn Quốc tại Đông Nam Á. Theo báo cáo của Cơ quan xúc tiến đầu tư thương mại Hàn Quốc, các lô hàng kem đi nước ngoài đến Việt Nam đạt 7 triệu đô la vào năm 2019, tăng mạnh từ 5,3 triệu đô la một năm trước đó, Ngược lại, Thái Lan, công ty hàng đầu trong phân khúc, chứng kiến xuất khẩu kem của họ sang Việt Nam chỉ tăng 1,8% lên mức 8,8 triệu USD. Hàn Quốc đã chiếm 35,6% lượng nhập khẩu kem Việt Nam trong năm 2019. Các chuyên gia cho rằng sự tăng trưởng này là do làn sóng văn hóa của Hallyu ở các nước châu Á, trong đó đề cập đến sự bùng nổ của hàng hóa giải trí do Hàn Quốc sản xuất, bao gồm nhạc pop, phim và phim truyền hình. Sự phổ biến của Hallyu làm tăng nhu cầu đối với hàng hóa Hàn Quốc, bao gồm cả thực phẩm. Làn sóng văn hóa Hallyu tăng nhu cầu về kem Hàn Quốc tại Việt Nam
-
Hàn - Việt thúc đẩy tìm kiếm phương án bình thường hóa giao lưu nhân dân hai nước
Các đại biểu, tham gia thảo luận sôi nổi tại Hội Thảo. Các đại biểu cho biết, hai bên cần tăng cường hơn nữa các hợp tác song phương, tập trung vào hỗ trợ doanh nghiệp, bình thường hóa giao lưu nhân dân và ứng phó dịch bệnh. Nhiều ý kiến đề nghị đưa ra các khuyến nghị về chính sách, đóng góp thiết thực vào việc thúc đẩy quan hệ hợp tác ngày càng tốt đẹp hơn giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong giai đoạn mới. Nhiều nguồn tin cho biết, Việt Nam sẽ nối lại một số đường bay Hàn-Việt ở mức hạn chế từ trung tuần tháng này. Trong bối cảnh khác, Thông tin từ Vụ Thị trường châu Á - châu Phi cho biết, ông Chang Bok-sang, Chủ tịch Tập đoàn CJ Hàn Quốc tại Việt Nam vừa đề xuất ý tưởng hợp tác với Viện Nghiên cứu thực phẩm, Bộ Công Thương tiến hành các nghiên cứu chung nhằm áp dụng công nghệ vào chế biến các sản phẩm từ gạo, tiến tới thành lập một trung tâm nghiên cứu gạo tại Việt Nam để nhanh chóng đưa hạt gạo Việt Nam vươn xa, có vị thế vững chãi hơn trên thị trường quốc tế trên cơ sở tận dụng kết quả nghiên cứu, áp dụng công nghệ chung của Việt Nam, Hàn Quốc và các hoạt động quảng bá thương hiệu của Tập đoàn CJ. Hàn - Việt thúc đẩy tìm kiếm phương án bình thường hóa giao lưu nhân dân hai nước
-
Meet Korea 2020 - Tăng cường hợp tác, kết nối giữa Việt Nam và Hàn Quốc trên nhiều lĩnh vực
Đại sứ Hàn Quốc cho rằng, “Meet Korea 2020” sẽ là bước khởi đầu tốt đẹp, giúp thiết lập kênh đối thoại quan trọng này, giúp mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp Hàn Quốc và các doanh nghiệp trên nhiều địa phương của Việt Nam thêm hiệu quả, sâu sắc hơn. Đại sứ Park cũng kêu gọi các doanh nghiệp Hàn Quốc cần chú trọng hợp tác với chính quyền sở tại ở nơi đầu tư sản xuất, kinh doanh để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn. Tính tới nay, hai nước đang bước vào giai đoạn phục hồi kinh tế và hơn bao giờ hết cần đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau. Ông Kim Ki-joon, Chủ tịch Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) khu vực Đông Nam Á và châu Đại Dương thể hiện niềm tin vào sự phục hồi của lĩnh vực trong thời gian tới “biến nguy cơ thành cơ hội phát triển để đạt được ‘thành tưu hồi phục kinh tế hình chữ V’ nhanh chóng hơn bất kỳ quốc gia nào khác”. ◆ Phát triển Du lịch, giao lưu văn hóa, con người giữa hai nước Việt - Hàn Ông Park Jong-sun, Trưởng đại diện Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết "Có thể thấy Hàn Quốc là thị trường đối tác du lịch lớn thứ hai của Việt Nam. Năm 2019 có gần 43 triệu khách du lịch Hàn Quốc tới thăm Việt Nam và gần 800 nghìn người Việt Nam sang thăm Hàn Quốc." Tại Hội nghị, phía Hàn Quốc đã đề nghị Việt Nam bỏ quy định cách ly tập trung 14 ngày với khách nhập cảnh để khởi động lại du lịch, vì Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất với du khách Hàn Quốc trong khu vực Đông Nam Á. Đại sứ Park nhận định khó khăn lớn nhất của phục hồi ngành du lịch hiện nay là khách nhập cảnh vào Việt Nam sẽ phải cách ly 14 ngày để phòng dịch Covid-19 quay trở lại. Trong khi vẫn khẳng định đảm bảo an toàn cho người dân và du khách là ưu tiên hàng đầu, ông Park cũng cho rằng, quy định có phần ngặt nghèo này sẽ ngăn cản không chỉ khách Hàn Quốc mà tất cả khách quốc tế đến Việt Nam. Do đó, Đại sứ Park đề nghị Việt Nam bãi bỏ việc cách ly 14 ngày, thay vào đó là giám sát dịch bệnh bằng các hình thức khác, như yêu cầu giấy chứng nhận sức khỏe hay cho nhập cảnh với những người không có tiền sử sốt trong vòng 14 ngày trước khi nhập cảnh… Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh cũng bày tỏ hy vọng du lịch giữa 2 nước sớm được khôi phục, vì Hàn Quốc là người bạn lớn, đối tác lớn của Việt Nam. ◆ Ký kết hợp tác - Hướng đến tương lai tốt đẹp Nhân dịp này, Bản ghi nhớ hợp tác mới giữa Cục Ngoại vụ (Bộ Ngoại giao) và Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KORCHAM) đã được ký kết. Đây là bản ghi nhớ kế thừa những kết quả của Bản ghi nhớ trước đó về hợp tác giữa các doanh nghiệp Hàn Quốc với địa phương Việt Nam, với những điều chỉnh nhằm phù hợp với thực trạng và yêu cầu trong tình hình mới. Trong khuôn khổ Hội nghị, các bên đã trao đổi cởi mở về những thuận lợi và khó khăn cụ thể trong hợp tác, qua đó nêu rõ mong muốn của mỗi bên, cùng đề xuất, thảo luận những giải pháp thiết thực nhất, tăng cường quan hệ hợp tác và giao thương giữa doanh nghiệp hai quốc gia trong thời gian tới. Kế thừa mối quan hệ truyền thống tốt đẹp của hai quốc gia, Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam được thành lập từ 25/01/1999 với hội viên là các doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam. Tính đến nay KORCHAM hiện thu hút hơn 5.500 doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. Meet Korea 2020 - Tăng cường hợp tác, kết nối giữa Việt Nam và Hàn Quốc trên nhiều lĩnh vực
-
KOICA Hàn quốc, tài trợ xây dựng trường học, trạm y tế tại Tuyên Quang
Ngày 25-6, Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn quốc (KOICA) cho biết, cơ quan này và UBND tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp tổ chức Lễ động thổ xây dựng Trạm Y tế xã Vĩnh Lợi (Sơn Dương). Lễ động thổ Trạm Y tế xã Vĩnh Lợi Theo Cơ quan này, Tuyên Quang là cái nôi của cách mạng Việt Nam thời kỳ chống Pháp nhưng do nằm ở vùng núi nên điều kiện phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhất là các địa bàn vùng sâu vùng xa. Với việc động thổ Trạm Y tế xã Vĩnh lợi, KOICA sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng trường trung học và tiểu học, nhà mẫu giáo và trạm Y tế trên địa bàn 9 huyện tại tỉnh Tuyên Quang. Cùng ngày KOICA đã chuyển cho tỉnh Tuyên Quang các vật tư y tế để phòng chống dịch Covid-19 trị giá khoảng 100 nghìn đô la như găng tay, quần áo bảo hộ, khẩu trang, nước rửa tay v.v.v. Dự kiến các vật phẩm hỗ trợ này sẽ được chuyển đến 13 trạm Y tế xã và 32 trường học trên địa bàn để phân phát cho người dân địa phương và học sinh. KOICA Hàn quốc, tài trợ xây dựng trường học, trạm y tế tại Tuyên Quang
-
Báo Yonhap Hàn quốc đưa tin về vụ tàu tuần duyên Trung quốc cướp cá của ngư dân Việt Nam ở biển Đông
Ngày 15/6, Hãng thông tấn Hàn quốc Yonhap đã đưa tin với tiêu đề :"Tàu tuần duyên Trung quốc cướp bóc hải sản của cải của tàu cá Việt Nam". Theo Yonhap, Chính phủ Việt Nam đã kêu gọi Trung Quốc điều tra sự thật khi một tàu tuần duyên Trung Quốc cướp cá và các thiết bị trên tàu cá Việt Nam ở biển Đông, nơi mà xảy ra tranh chấp chủ quyền giữa các nước lân cận như Trung quốc và Việt Nam. Báo Yonhap cũng dẫn lời lại của truyền thông Việt Nam, các ngư dân Việt Nam đã bị rơi xuống nước vào ngày 10 do tàu tuần tra bờ biển Trung Quốc và các xuồng cao tốc áp sát ở vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa Việt Nam ( tên quốc tế: quần đảo Paracel). Ngoài ra, các nhân viên thuộc tàu của Trung quốc đã sang tàu đánh cá Việt Nam sau khi cứu hộ các ngư dân và đã buộc họ phải ký tên vào các tài liệu bằng tiếng Trung Quốc. Sau đó, họ đã cướp đi số lượng hải sản đánh bắt được và các thiết bị đánh bắt trị giá khoảng 500 triệu đồng (khoảng 25 triệu won). Liên quan đến vấn đề này, Hiệp hội ngư nghiệp Việt Nam đã yêu cầu chính phủ Việt Nam thực hiện các biện pháp tích cực để ngăn chặn tái diễn việc này cùng với đó yêu cầu Trung quốc bồi thường thiệt hại cho các ngư dân. Bộ Ngoại giao Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã liên lạc với phía Trung Quốc và kêu gọi điều tra sự thật về vụ việc liên quan. Báo Yonhap Hàn quốc đưa tin về vụ tàu tuần duyên Trung quốc cướp cá của ngư dân Việt Nam ở biển Đông
-
Hệ thống giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) bị “đứng hình”
Đến 16 giờ địa phương, sàn HOSE vẫn chưa trả kết quả phiên ATC, hệ thống giao dịch đã bị“đứng hình“ Hệ thống giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) bị “đứng hình”, lệnh đặt chưa trả về, khiến đợt khớp lệnh xác định giá đóng cửa (ATC) ngày 9/6 đến thời điểm hiện tại là 16 giờ 00 vẫn chưa có kết quả. Theo cập nhật từ các môi giới và nhiều nhà đầu tư, các lệnh từ khoảng 14 giờ 15 phút đến thời điểm hiện tại vẫn chưa nhận được xác nhận từ HOSE, chưa có kết qủa phiên khớp lệnh ATC. Ghi nhận bảng giá chứng khoán Việt Nam hiện đều đang bị “đơ”, chưa hiển thị thông tin khớp phiên ATC. Hiện website của HoSE, chứng khoán Tân Việt cũng đang bị lỗi. Thông báo của một số môi giới tới khách hàng, lệnh ATC của vào sàn của tất các các công ty chứng khoán liên quan đến HOSE đều đang bị lỗi, dữ liệu không đẩy lên sở được, yêu cầu khách hàng đặt lệnh phiên ATC chú ý theo dõi. Hiện tại, theo thông tin từ Đầu tư Chứng khoán, bộ phận IT của HOSE đang nhanh chóng kiểm tra lỗi và khắc phục và chưa có thông báo mới công bố tới nhà đầu tư lúc này. Theo Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống đang tiến hành kiểm tra và sẽ có thông tin sớm nhất đến nhà đầu tư. Thị trường chứng khoán đã không thể kết thúc phiên giao dịch hôm nay 9/6 theo cách như thường lệ. Hệ thống giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) bị “đứng hình”
-
Một phụ nữ người Việt tại thành phố Busan đã sinh con trên xe cấp cứu
Một phụ nữ mang thai người Việt Nam từ Busan đã sinh con trên đường cấp cứu đến bệnh viện với sự giúp đỡ của các nhân viên cứu hộ thành phố Busan. Theo Sở cứu hỏa quận Nam Busan vào lúc 7 giờ 15 phút tối ngày 4/4, Trung tâm tổng đài khẩn cấp 119 nhận được 1 cuộc gọi từ 1 phụ nữ người Việt Nam sống tại một căn hộ ở Nam-gu, cô nói rằng cô đang đau bụng và hiện tại đang có thai. Sau khi nhận được báo cáo, đội cứu hộ 119 đã lập tức tới hiện trường và xác nhận được người phụ nữ đang mang thai đang đau bụng và có dấu hiệu chảy nước ối. Được biết, cô A đã mang thai được 10 tháng và sắp sinh trong khoảng hai tuần nữa. Đội cứu hộ đã lập tức đưa người phụ nữ này lên xe cứu thương và đưa tới đến bệnh viện gần nhất, trong quá trình di chuyển, người phụ nữ này nói "có vẻ như em bé sắp ra" và sau đó các nhân viên cứu hộ đã quan sát thấy đầu em bé". Ngay lập tức các nhân viên cứu hộ đã tiến hành các phương pháp hộ sinh giúp người phụ nữ này sinh con. Sau 13 phút kể từ lúc nhận được cuộc điện thoại người phụ nữ này đã hạ sinh 1 bé trai thành công vào lúc 7 giờ 28 phút. Sau khi điều trị nhiệt độ cho trẻ sơ sinh, các nhân viên cứu hộ đã đưa sản phụ và em bé đến bệnh viện và chuyển giao 2 người này cho đội ngũ y tế. Lính cứu hỏa cho biết tình trạng sức khỏe của mẹ và em bé rất tốt. Một phụ nữ người Việt tại thành phố Busan đã sinh con trên xe cấp cứu
-
Việt Nam phản đối hành vi trồng rau trái phép của Trung quốc tại Hoàng Sa
Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc Trung Quốc trồng và thu hoạch rau bằng "công nghệ mới" ở Hoàng Sa là vi phạm chủ quyền Việt Nam và luật pháp quốc tế. Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt Chiều 28/5, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc gần đây công bố sử dụng công nghệ mới, trồng và thu hoạch rau trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt nêu rõ: Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Mọi hoạt động tại các quần đảo này mà không được sự cho phép của Việt Nam đều vô giá trị. Trước đó, thời báo hoàn cầu, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung quốc, ngày 19/5 đưa tin binh sĩ Trung Quốc đồn trú trái phép trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, thu hoạch 750 kg rau xanh vào ngày 12/5, nhờ thử nghiệm công nghệ “biến cát thành đất trồng”. Về việc Trung Quốc khai thác cát trái phép trên Biển Đông, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trên Biển Đông. Hoạt động của các bên ở hai quần đảo này cũng như ở các khu vực mà Việt Nam có quyền chủ quyền, quyền tài phán trên Biển Đông là vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam và vi phạm luật pháp quốc tế./. Việt Nam phản đối hành vi trồng rau trái phép của Trung quốc tại Hoàng Sa
-
Nữ cảnh sát gốc Việt góp phần ngăn chặn con đường lây nhiễm COVID-19 ở Merit Night Club, Bucheon, Hàn Quốc
Nội dung được cung cấp bởi thành phố Bucheon. Nữ cảnh sát gốc Việt góp phần ngăn chặn con đường lây nhiễm COVID-19 ở Merit Night Club, Bucheon, Hàn Quốc
-
Đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 khoảng 2,7%, nhưng sẽ lên 7%
Theo Hãng tin Reuters, đại diện của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF tại Việt Nam, ông Francois Painchaud, dự kiến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay chỉ còn khoảng 2,7%, giảm mạnh so với mức trung bình khoảng 7% trong các năm 2018 và 2019. Ông Francois Painchaud nhận định "Một số lĩnh vực kinh tế dự kiến sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là du lịch, giao thông vận tải và dịch vụ lưu trú", với các nguyên nhân từ việc sử dụng các biện pháp giãn cách xã hội phòng dịch bệnh, suy thoái kinh tế toàn cầu và do nhu cầu tiêu dùng nội địa yếu... Tuy nhiên Ông Francois Painchaud cũng cho rằng mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ khởi sắc hơn, tăng lên khoảng 7% trong năm tới, sau khi các biện pháp phòng dịch được gỡ bỏ và có thêm hỗ trợ từ việc nới lỏng chính sách tiền tệ và tài chính. Ngoài ra, trước đó Chuyên gia kinh tế cấp cao về châu Á của Hãng tư vấn Capital Economics ông Gareth Leather nhận định với Đài CNBC rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2020 sẽ đạt 0,5%, thấp hơn nhiều so với con số 7% năm 2019. Ông cho rằng nguyên nhân chính khiến tăng trưởng của Việt Nam suy yếu chính là do sự kéo theo của thực trạng ảm đạm chung của thế giới. Ông Leather giải thích thêm "Việt Nam là một trong những nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại nhiều nhất của khu vực với xuất khẩu chiếm hơn 70% GDP, chính vì vậy mà cũng bị ảnh hưởng nhiều hơn các nước khác", bên cạnh đó "Xuất khẩu của Việt Nam đã suy giảm 12,1% trong tháng 3-2020 so với trước đó một năm, còn ngành du lịch vốn đóng góp 4% cho GDP cũng đang gặp khó khăn trong việc tìm hướng đi mới." Trước đó, sáng 9 tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt mục tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2020 là 5%, Thủ tướng đã có cuộc gặp gỡ các doanh nghiệp với chủ đề "Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế". Đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 khoảng 2,7%, nhưng sẽ lên 7%
-
Orion tặng bánh Chocopice "khỏe" ủng hộ đội ngũ tuyến đầu chống dịch của Việt Nam
Bánh Chocopice "Khỏe" Ngày 27/4, Tập đoàn Orion Việt Nam cho biết rằng sẽ gửi tặng 430.000 chiếc bánh Chocopie cho đội ngũ y tế cũng như các lực lượng chống dịch tuyến đầu ở Việt Nam. Trước đó khi dịch COVID-19 bùng phát tại Trung quốc và Hàn quốc Orion cũng đã gửi tặng bánh cho lực lượng và đội ngũ y tế tại 2 nước này. Theo Orion thì bánh Chopice lần này được thiết kế đặc biệt với hình ảnh ngón tay cái tượng trưng cho với sự kính trọng với đội ngũ y tế và lực lượng chống dịch cùng với đó là chữ "khỏe"-có ý nghĩa sức khỏe. Bánh Chocopice này sẽ được Orion chuyển tới Mặt trận tổ quốc Việt Nam vào ngày 29/4. Để khắp phục COVID-19, Orion đã liên tục hỗ trợ trong và ngoài nước. Tháng 2 và tháng 3 vừa qua khi dịch bệnh lan nhanh tại Daegu và Gyeongbuj và một phần của Seoul, Orion đã đã hỗ trợ tổng cộng 255 triệu won bao gồm các sản phẩm bánh kẹo của Orion và khẩu trang. Trước đó vào tháng 1, công ty con Orion Trung Quốc đã tặng tổng cộng 2.000 hộp bánh sô cô la và bánh kẹo làm vật cứu trợ khẩn cấp cho khu vực Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Hiện nay Orion có 2 nhà máy sản xuất tại Việt Nam đang được đặt tại Hồ Chí Minh và Hà Nội. Gần đây, công ty đang tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng với các sản phẩm mới như bánh gạo và bánh "Sebong". Đại diện của Orion cho biết: "Chúng tôi đã quyết định hỗ trợ để ủng hộ đội ngũ y tế, quân nhân và người dân Việt Nam đang chiến đấu tại tuyến đầu chống dịch COVID-19. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ để giúp khắp phục dịch bệnh 1 cách nhanh chóng". Đại diện Orion Việt Nam gửi quà tặng đến UBMTT thành phố Hà Nội Orion tặng bánh Chocopice "khỏe" ủng hộ đội ngũ tuyến đầu chống dịch của Việt Nam
-
Giá vàng tăng vọt, nhắm ngưỡng 49 triệu đồng/lượng
Giá vàng thế giới hôm nay, 14-4, vọt lên 1.730 USD/ounce, quy đổi tương đương 49,13 triệu đồng/lượng trước khi giảm về mức 1.712,5 USD/ounce vào chiều nay. Theo giới phân tích, việc giá vàng thế giới liên tục đi lên do thông tin tiêu cực từ dịch COVID-19 đến nền kinh tế toàn cầu khiến nhiều nhà đầu tư đang tiếp tục đổ dồn vào vàng. Tuần trước, quỹ SPDR Gold Trust đã tăng lượng vàng nắm giữ lên mức 994,19 tấn. Hiện giá vàng thế giới quy đổi tương đương 48,64 triệu đồng/lượng. Vàng đang được xem là nơi trú ẩn khi nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán. Các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm điểm, như Dow Jones giảm 328,6 điểm, tương ứng 1,39%, còn 23.390,77 điểm; S&P 500 giảm 28,19 điểm, tương ứng 1,01%, còn 2.761,63 điểm… Dòng tiền tiếp tục đổ vào vàng. Quỹ đầu tư vàng lớn thế giới mua 15,51 tấn vàng, lượng vàng nắm giữ lên 1.009,7 tấn, trị giá 54,55 tỉ USD. Trước sự ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid-19, các gói hỗ trợ kinh tế của các tổ chức, các nước tràn ngập toàn cầu đang là yếu tố hỗ trợ vàng tăng giá trở lại. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa tăng gấp ba quy mô gói hỗ trợ ứng phó đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 lên tới 20 tỉ USD và phê duyệt các biện pháp tinh giản hoạt động nhằm cung cấp hỗ trợ nhanh chóng và linh hoạt hơn. Tại Mỹ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đưa ra gói 2.300 tỉ USD và tuyên bố sẽ làm tất cả để giải cứu nền kinh tế. Tại Việt Nam giá vàng trong nước đang ngang bằng với giá vàng thế giới quy đổi. Trong khi những ngày trước, giá vàng miếng trong nước luôn cao hơn giá vàng thế giới quy đổi từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn bốn số chín SJC bán ra ở mức 46,75 triệu đồng/lượng. Như vậy so với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng nhẫn đang thấp hơn 1,89 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua – bán vàng miếng ở mức 800.000 đồng/lượng, còn với vàng nhẫn chênh lệch lên mức 1 triệu đồng/lượng. Giá vàng tăng vọt, nhắm ngưỡng 49 triệu đồng/lượng
-
Trong lúc Việt Nam kiểm soát chặt chẽ các chuyến bay, hơn 1000 nhân viên LG và Samsung được phép nhập cảnh
Trước thời hạn áp dụng lệnh tạm dừng nhập cảnh với toàn bộ người nước ngoài vào Việt Nam từ 0 giờ ngày 22/3, hơn 400 nhân viên của Tập đoàn LG và Samsung đã được cấp phép nhập cảnh ngoại lệ. Theo đó, 250 nhân viên của ba công ty con tập đoàn LG là Điện tử LG, LG Display và LG Innotek đã được Chính phủ Việt Nam cấp phép nhập cảnh đặc biệt vào ngày 30/3 tới. Những người này sẽ bị cách ly tại khách sạn trong vòng hai tuần sau khi nhập cảnh vào Việt Nam. Các nhân viên này sẽ hỗ trợ sản xuất và phát triển sản phẩm mới như điện thoại di động, phụ tùng ô tô, đồ điện gia dụng. Samsung và LG triển khai một chuyến bay điều lệ đến Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã cấm tất cả người nước ngoài vào nước này, nhưng Việt Nam đã mở ra một con đường đặc biệt cho Hàn Quốc. Theo ngành công nghiệp liên quan vào ngày 24, Samsung Display sẽ cử 180 kỹ sư đến Việt Nam thông qua chuyến bay đặc biệt của Asiana Airlines vào ngày 28. Họ sẽ đến sân bay Quảng Ninh thay vì sân bay Hà Nội dưới sự chỉ đạo của chính phủ Việt Nam. Sau đó, họ sẽ được ở trong một khu cách ly đặc biệt tại tỉnh Bắc Ninh. Đây là lần thứ hai Samsung Display gửi quy mô lớn chuyên gia sang Việt Nam. Vào ngày 13, 186 người đầu tiên được cam kết. Tổng cộng 700 người, bao gồm cả nhân viên được phái đi thứ nhất và thứ hai, sẽ được đưa vào dây chuyền sản xuất của Việt Nam. Các chi nhánh của LG cũng đang hướng đến Việt Nam. Hơn 250 nhân viên của LG Electronics, LG Display, LG Innotek và các công ty đối tác sẽ được gửi đến Việt Nam theo chuyến bay điều lệ của Asiana Airlines vào ngày 30. Họ cũng bị cách ly khỏi khách sạn trong hai tuần và sau đó bắt đầu làm việc bình thường. Các kỹ sư thuộc LG Electronics sẽ hỗ trợ phát triển và sản xuất các sản phẩm mới như điện thoại di động, phụ tùng ô tô và thiết bị gia dụng trong khuôn viên Hải Phòng ở miền bắc Việt Nam. Các kỹ sư của LG Display cũng đang bắt đầu vận hành nhà máy mô-đun OLED Hải Phòng. Vì sự lây lan của COVID 19, Chính phủ Việt Nam đã tạm dừng cấp visa cho người nước ngoài vào ngày 18 (giờ địa phương) và đã thực hiện các biện pháp cấm nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài vào nửa đêm ngày 22 (giờ địa phương). Tuy nhiên, lý do tại sao các kỹ sư của Samsung và LG được phép vào nước này là vì Bộ Ngoại giao Hàn Quốc và các công ty tiếp tục liên lạc tốt với chính quyền Việt Nam. Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park No-Wan đã gặp Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam vào ngày 14, và gặp Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng vào ngày 16 để thông báo về những khó khăn của các công ty Hàn Quốc và đề nghị các biện pháp khắc phục. Theo đó, chính phủ Việt Nam được biết là thừa nhận ngoại lệ sau khi kiểm tra sự sẵn sàng của các công ty Hàn Quốc và xác định rằng cần đáp ứng các yêu cầu kiểm dịch. Samsung và LG đang xem xét các cách để cử thêm nhân sự sau khi tham khảo ý kiến với chính phủ Việt Nam. Dự kiến công văn sẽ diễn ra sau giữa tháng tới khi việc kiểm dịch nhân viên được phái đi kết thúc. Trong lúc Việt Nam kiểm soát chặt chẽ các chuyến bay, hơn 1000 nhân viên LG và Samsung được phép nhập cảnh
-
Hà Nội có 1 ca dương tính COVID 19, là ca thứ 17 ở Việt Nam
Đêm 6 tháng 3, Chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Chung thông tin, kết quả xét nghiệm lúc 21h30 cho thấy Bệnh nhân nữ giới A sinh năm 1993, hộ khẩu Thành phố Hồ Chí Minh, tạm trú ở phường Trúc Bạch (quận Ba Đình) dương tính với COVID 19. Hiện bệnh nhân A đã được cách ly, theo dõi sức khoẻ tại cơ sở y tế. Đây là ca dương tính COVID 19 mới ở Hà Nội, A là một nữ quản lý khách sạn, từng du lịch ở Anh và Ý, có qua Pháp, về nước ngày 2 tháng 3 và đã nhập viện ngày 5 tháng 3. Theo thông tin của Sở Y tế Hà Nội, bệnh nhân A sang Anh từ 15 tháng 2, ở London đến 18 tháng 2 sau đó sang Lombardy Ý để du lịch. Đây cũng là khu vực có nhiều bệnh nhân COVID-19 ở Ý, nhưng thời điểm A có mặt thì dịch chưa bùng phát. Sau đó chị A rời Ý đến Paris, Pháp và có gặp chị gái, hiện có thông tin chị gái của A cũng đã nhiễm COVID-19. Đến ngày 26 tháng 2, bệnh nhân quay lại London, 29 tháng 2 bệnh nhân có biểu hiện ho nhưng lại không đi khám, đến 1 tháng 3 bệnh nhân A xuất hiện thêm triệu chứng đau mỏi người, không rõ sốt, bệnh nhân đã quay về Việt Nam trên chuyến bay của Vietnam Airlines, về nước ngày 2 tháng 3. Sau khi làm thủ tục nhập cảnh, bệnh nhân đã được lái xe riêng của gia đình đưa về nhà riêng tại phố Trúc Bạch. Theo thông tin từ người nhà, khi về nước, bệnh nhân đã chủ động cách ly, đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc và không ra khỏi nhà. Sau đó, đến ngày 2 tháng 3, bệnh nhân có sốt nhẹ, ngày 5 tháng 3 sốt cao 38 độ, ho nhiều, có đờm, mệt mỏi, bệnh nhân đi khám tại Bệnh viện Hồng Ngọc ở phố Yên Ninh, Ba Đình và được chẩn đoán viêm phổi. Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung để theo dõi điều trị. Bệnh nhân nhập viện lúc 18 giờ ngày 5 tháng 3 và đã được bệnh viện làm xét nghiệm COVID-19, kết quả dương tính. Hiện Hà Nội cũng lập hồ sơ khoanh vùng khu vực có bệnh nhân, lập chốt tại hai đầu khu phố Trúc Bạch, đóng cửa các hàng quán tại khu vực. Hà Nội có 1 ca dương tính COVID 19, là ca thứ 17 ở Việt Nam
-
Cháy tàu cá gần đảo Jeju 5 thuyền viên Việt Nam mất tích
Vào lúc 3 giờ 18 phút rạng sáng ngày 4/3, tại khu vực cách đảo đảo U,Jeju 74km về phía nam tàu SoKyu 29 tấn đã xảy ra hỏa hoạn không rõ lý do làm 6 thuyền viên trên tàu mất tích. Theo cảnh sát biển Jeju thì khi xảy ra hỏa hoạn trên tàu có 3 thuyền viên Hàn quốc và 5 thuyền viên Việt Nam, khi có hỏa hoạn thì 2 thuyền viên Hàn quốc đã kịp thoát khỏi tàu và được 1 tàu cá lân cận cứu, 6 thuyền viên còn lại hiện đang mất tích. Cảnh sát biển sau khi nhận được tin báo đã tiến hành điều tàu đến cứu hộ và dập lửa cùng với đó là tiến hành các tìm kiếm các thuyền viên mất tích. Theo cảnh sát do lửa trên tàu cháy rất to lên việc dập lửa đã gặp khó khăn. Quanh khu vực tàu cá xảy ra hỏa hoạn hiện tại đang có 1 chiến hạm của cảnh sát biển, 1 tàu chỉ đạo của bộ thủy sản, 1 tàu công vụ của Nhật Bản, và 10 tàu đánh cá khác đang hỗ trợ tìm kiếm các thuyền viên bị nạn. Cảnh sát biển đã tập hợp các tàu tuần tra đến hiện trường để tham gia tìm kiếm. Hiện tại, tại khu vực xảy ra sự cố thì gió thổi với tốc độ 10~12m/s, sóng cao tầm 2m. Cũng theo cảnh sát thì trong 2 người được cứu, 1 người bị bỏng do hỏa hoạn đã được máy bay trực thăng đưa vào bệnh viện trong đất liền để chữa trị. Cảnh sát biển đang nỗ lực chữa cháy Cháy tàu cá gần đảo Jeju 5 thuyền viên Việt Nam mất tích
-
"Giống như kim chi của Hàn Quốc, bánh mì chính là niềm tự hào của Việt Nam"
"Giống như kim chi của Hàn Quốc, bánh mì chính là niềm tự hào của Việt Nam" đây chính là một lời phản bác của cư dân mạng Việt Nam đối với vụ việc 20 du khách người Hàn Quốc chê bai điều kiện sống khi bị cách ly ở Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 2 vừa qua. Trong đó, họ đăng ảnh bánh mì và bữa cơm lên rồi gọi đó chỉ là “mẩu bánh mì” và tỏ ý chê bai món ăn này. Điều này khiến dư luận vô cùng phẫn nộ và tạo nên làn sóng yêu cầu họ phải xin lỗi Việt Nam. Giống như bất kỳ một mối quan hệ nào khác, sự kỳ vọng càng cao thì sự thất vọng cũng dễ dàng xảy ra. Đây chính xác là những gì mà mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc đang gặp phải. Dư luận Việt Nam, nơi cho thấy sự chào đón vô điều kiện đối với nền văn hóa và đất nước Hàn Quốc bỗng chốc hạ nhiệt nhanh chóng. Thời gian vừa qua, hashtag #ApologizeToVietnam và # 20KoreansStopLying (20 người Hàn Quốc ngừng nói dối) đã ra đời sau vụ du khách Hàn Quốc lên tiếng chê trách bị Đà Nẵng cách ly để phòng chống virus corona được báo chí đề cập. Ngay lập tức hashtag #ApologizeToVietNam đã chễm chệ trên TOP 2 trending mạng xã hội toàn cầu Twitter. Theo đó hầu hết các bài đăng đều kêu gọi một lời xin lỗi chính thức từ những du khách vừa trở về từ Đà Nẵng, yêu cầu một phương tiện truyền thông lớn từ Hàn Quốc phải dỡ bỏ đoạn clip gây bức xúc của mình. Ngoài ra, một số phương tiện truyền thông ở Việt Nam cũng đưa tin về việc người Hàn Quốc không thực hiện hợp tác với chính phủ Việt Nam về phòng chống dịch COVID 19. Họ cho biết một số người Hàn Quốc lang thang trên đường phố mà không hề quan tâm đến Việt Nam liên tục kêu gọi các biện pháp tự cách ly, hoặc thậm chí họ từ chối mở cửa căn hộ để thực hiện việc kiểm tra thân nhiệt… Tại thời điểm này, một số phương tiện truyền thông Hàn Quốc cũng như cộng đồng người Hàn Quốc tại Việt Nam đã nhận thức được vấn đề. Nếu như người Hàn Quốc tiếp tục đưa ra nhận thức tiêu cực ở Việt Nam, hình ảnh được tích lũy lâu nay bởi làn sóng văn hóa Hàn Quốc và hình tượng mà Park Hang-seo tạo nên có thể sẽ sụp đổ ngay lập tức. Những điều tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại có thể là vết thương khó mà chữa lành. Thông qua vấn đề này, người Hàn Quốc có thể đã chưa hiểu rõ về Việt Nam. Mặc dù đã có thời gian họ liên tục hô vang “Việt Nam, Việt Nam” nhưng họ chưa biết bánh mì chính là niềm tự hào văn hóa ẩm thực Việt Nam, cũng như hầu hết các cơ sở y tế phục vụ cách ly là các bệnh viện quân đội. Trên thực tế, người Hàn Quốc đã được đối xử rất tốt ở Việt Nam. So với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước lớn khác, người Hàn Quốc đã được đối xử đặc biệt hơn ở bất kỳ sự kiện hay bất kỳ nơi nào trên đất nước này. Đây là lý do tại sao chính phủ Việt Nam đình chỉ tất cả việc nhập cảnh trong vòng vài ngày sau khi xảy ra dịch bệnh, trong khi Hàn Quốc tiếp tục theo dõi cách ly bệnh nhân, mà chưa đóng tất cả các cửa ngay. Tuy nhiên, không ít người Hàn Quốc đã hiểu lầm và cho rằng việc Việt Nam cần hành động hỗ trợ họ như thể họ là công dân hạng nhất khi đến đất nước này. Nhiều người Hàn Quốc bị mắc kẹt trong lối suy nghĩ phân biệt, họ cho rằng Hàn Quốc là một quốc gia phát triển, còn Việt Nam là một quốc gia lạc hậu, đây là những quan niệm không đúng. Tất nhiên, nhiều người Hàn Quốc có thể bị cảm thấy áp bức bởi hành động đơn phương của chính phủ Việt Nam. Nhưng người Hàn Quốc cũng nên hiểu đúng khi đã được đối xử hiếu khách trong suốt thời gian qua và cần nhìn nhận lại chính những vấn đề đang xảy ra ở ngay chính quốc gia mình. Trong lịch sử chứng minh, loài người luôn khôn ngoan hơn khi có thể đối phó với tất cả các bệnh truyền nhiễm. Lần này đối với COVID 19, thời gian có thể giải quyết vấn đề khi tìm ra một loại vắc xin, từ đó giảm tỷ lệ tử vong cũng như lây nhiễm. Nhưng vấn đề không kém phần quan trọng chính là những “vết sẹo” về tâm hồn để lại sau COVID 19. Dịch bệnh có thể biến mất ngay lập tức, nhưng vết thương vẫn còn tồn tại trong ký ức một thời gian dài. Trên hết, đây là lúc để chúng ta cần nhìn lại chính mình. Đây không phải lệnh cấm nhập cảnh vô điều kiện và sự ngăn chặn không có lý do của Việt Nam. Đã đến lúc cần suy ngẫm về những gì đang hủy hoại hình ảnh của Hàn Quốc tại Việt Nam và làm thế nào để gìn giữ niềm tin của người Việt Nam đối với đất nước chúng ta. "Giống như kim chi của Hàn Quốc, bánh mì chính là niềm tự hào của Việt Nam"
TIN TỔNG HỢP
-
Kinh tế Chính trị Giá sản xuất tháng 12/2020 phục hồi
-
Đời sống Xã hội Tổng thống Moon Jae-in thông báo thỏa thuận tiềm năng về vắc xin COVID 19 của hãng Novavax cho 20 triệu người
-
Đời sống Xã hội Hàn Quốc xác nhận trường hợp thứ 67 mắc cúm gia cầm độc lực cao
-
Đời sống Xã hội Samsung hỗ trợ sản xuất thông minh sản phẩm ống tiêm vắc xin COVID-19
-
Đời sống Xã hội Korail bắt đầu mở bán vé tàu Tết
-
Đời sống Xã hội Xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số ngày càng phổ biến