kết quả tìm kiếm
Tìm kiếm tổng cộng 402
-
Hàn Quốc ghi nhận 401 ca nhiễm mới…Số người tử vong vẫn liên tục duy trì hơn 15 trường hợp/ngày
Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), quốc gia này đã xác nhận thêm 401 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 380 ca lây nhiễm trong nước và 21 ca nhập cảnh từ nước ngoài vào, nâng tổng số ca nhiễm lên 73.918 ca. Trong số các trường hợp lây nhiễm tại địa phương, thủ đô Seoul chiếm 122 trường hợp, tiếp theo là tỉnh Gyeonggi, bao quanh Seoul với 133 và 22 người ở Incheon. Ngoài khu vực đô thị, ghi nhận Busan là khu vực số ca nhiễm mới lớn nhất với 19 người, tiếp theo là Gyeongnam 15, Jeonnam 14, Chungnam 10, Gyeongbuk 8, Daegu và Chungbuk mỗi nơi 7, Gangwon 6, Gwangju và Jeju mỗi nơi 5, Jeonbuk 4, Ulsan 2, Sejong 1 người. Trong số 21 trường hợp mới được xác nhận từ nước ngoài, 6 trường hợp được xác nhận trong quá trình kiểm dịch tại sân bay hoặc cảng, và 15 người trong khi tự cách ly ở Gyeonggi (5), Seoul (3), Gangwon (2), Incheon, Gwangju, Ulsan, Gyeongnam và Jeonbuk (mỗi nơi 1 người). Hàn Quốc báo cáo thêm 16 người tử vong nâng tổng số người thiệt mạng do Covid19 lên thành là 1.316 người. Hàn Quốc ghi nhận 401 ca nhiễm mới…Số người tử vong vẫn liên tục duy trì hơn 15 trường hợp/ngày
-
Xu hướng du lịch của người Hàn Quốc sau 1 năm Covid19 hoành hành
Do sự lây nhiễm coronavirus mới (Covid19), thay vì một điểm du lịch nổi tiếng người Hàn Quốc có xu hướng tìm đến các thị trấn nhỏ ở địa phương với bầu không khí thanh bình hơn. Các lĩnh vực tăng và giảm sử dụng thẻ đại lý du lịch Theo một báo cáo về 'Phân tích xu hướng du lịch sử dụng dữ liệu lớn' của Tổ chức Du lịch Hàn Quốc vào ngày 21, số tiền từ thẻ tín dụng được sử dụng trong ngành du lịch tại các khu vực tập trung các địa điểm du lịch nổi tiếng vào năm ngoái đều đồng loạt giảm. Đây là kết quả phân tích dữ liệu sử dụng thẻ BC trong năm qua. Tại Jongno-gu, Seoul, nơi tập trung vô số các điểm du lịch như Cung điện Gyeongbokgung, Ikseon-dong và Quảng trường Gwanghwamun, số tiền từ thẻ tín dụng được ngành du lịch sử dụng là 1,6 tỷ won, giảm 95% so với năm 2019. Ở thành phố Jeju, con số là 275 triệu won, giảm 58% và ở Yongsan-gu, Seoul cũng giảm 96% xuống 1,05 triệu won. Ở Wansan-gu, Jeonju, nơi có Làng Hanok, số tiền chi cho du lịch bằng thẻ tín dụng cũng giảm 79% xuống còn 2,06 triệu won. Mặt khác, ở thành phố Pocheon, số tiền từ thẻ tín dụng được ngành du lịch sử dụng tăng 127% lên 63,94 triệu won, và ở Boseong-gun, Jeollanam-do cũng tăng 105% lên 3,83 triệu won. Ở Pyeongchang-gun, Gangwon-do, con số này là 413,59 triệu won tương đương mức tăng 33%. Báo cáo cho biết, "Năm ngoái, số tiền sử dụng thẻ tín dụng liên quan đến ngành du lịch tuy đã giảm đáng kể, nhưng lại ghi nhận sự tăng lên ở một số thành phố, quận và huyện. Điều này có thể được giải thích là bởi ảnh hưởng của việc người dân ưa thích du lịch ở các thị trấn nhỏ, không phải các điểm du lịch nổi tiếng." Một xu hướng tương tự cũng được quan sát thấy trong số tiền quẹt thẻ trong lĩnh vực lưu trú, mà khách du lịch chi tiêu khi họ ở lại ít nhất một ngày. Việc sử dụng thẻ trong ngành lưu trú tăng 841% ở Geochang-gun, Gyeongsangnam-do, cũng như Hampyeong-gun, Jeollanam-do (387%), Yeongwol-gun, Gangwon-do (147%), Jindo-gun, Jeonnam (127%) và Yeoncheon-gun, Gyeonggi (177%). Một cuộc khảo sát cho thấy năm ngoái, do tác động tiêu cực của dịch Covid19, việc ghé thăm các quán cà phê và các hoạt động mua sắm thay vì đi du lịch đã tăng lên. Phân tích dữ liệu "điểm đến" của ứng dụng điều hướng 'T-Map' và so sánh giữa khoảng thời gian tháng 8~12 năm 2019 và tháng 1~5 năm 2020 cho thấy lượng tìm kiếm mua sắm và quán cà phê lần lượt tăng 30% và 50%. Nhìn vào tỷ trọng theo loại điểm đến, điểm du lịch giảm từ 14,35% xuống 13,37%, và giải trí và thể thao giảm từ 10,36% xuống 8,91%. Tuy nhiên, mua sắm tăng từ 3,96% lên 6,06% và quán cà phê từ 4,08% lên 7,23%. Xu hướng du lịch của người Hàn Quốc sau 1 năm Covid19 hoành hành
-
Tình trạng béo phì·thiếu hụt vitamin D đang gia tăng ở trẻ em do ảnh hưởng của việc ở nhà kéo dài vì Covid19
Tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em trong độ tuổi đi học đang gia tăng do phải học trực tuyến ở nhà nhằm phòng tránh sự lây lan của coronavirus mới (Covid19). So sánh 'điểm Z' của trẻ em trong giai đoạn trước Covid19 và giai đoạn Covid19 Nhóm của Giáo sư Ahn Moon-bae đến từ Khoa Nhi của Đại học Công giáo Hàn Quốc ngày 20 công bố kết quả đo chỉ số khối cơ thể (BMI) của 226 trẻ em từ 4~14 tuổi đăng ký tại phòng khám tăng trưởng nhi khoa tại Bệnh viện St. Mary's, Seoul. Nhóm nghiên cứu gọi giai đoạn 1 năm kể từ trước ngày 2 tháng 3 năm ngoái (2/3/2019~2/3/2020), khi các biện pháp hoãn khai giảng đầu tiên được thực hiện là 'giai đoạn trước Covid19' và khoảng thời gian 6 tháng ngay sau đó, được định nghĩa là 'giai đoạn Covid19'. Theo kết quả phân tích dựa trên tiêu chí này, chỉ có 23,9% trẻ em thuộc nhóm thừa cân hoặc béo phì trong giai đoạn trước Covid19, nhưng tỷ lệ này tăng lên 31,4% trong giai đoạn Covid19. Trong số 158 em ở nhóm cân nặng bình thường, có 22 em (9,5%) đã chuyển sang nhóm thừa cân và nhóm béo phì. 'Điểm Z' (là một giá trị có được bằng cách chia trọng lượng cơ thể (kg) cho bình phương chiều cao (m)) tổng thể cũng tăng lên. Điểm Z trung bình trong suốt giai đoạn Covid19 là 0,42 ± 1,25, cao hơn đáng kể so với 0,20 ± 1,25 trong giai đoạn trước Covid19. Trên thực tế, người ta thấy rằng sau 47 ngày ở giai đoạn Covid19 điểm Z tăng trung bình 0,002 mỗi ngày. Những thay đổi trong một số chỉ số lâm sàng liên quan đến chuyển hóa cũng được quan sát thấy. Mức trung bình của axit uric, chất béo trung tính và cholesterol mật độ thấp (LDL-C) tăng tương ứng, và mức cholesterol tổng thể cũng tăng. Mặt khác, người ta khẳng định rằng lượng vitamin D trong cơ thể được tổng hợp bởi ánh sáng mặt trời giảm khi các hoạt động ngoài trời của trẻ em bị hạn chế. Lượng phát hiện của 'calcifediol '(25-hydroxyvitamin D3 · 25OHD), được sử dụng để đo mức độ vitamin D trong cơ thể là 18,9 mg/㎗ trong giai đoạn Covid19, thấp hơn mức 23,8 mg/㎗ trong giai đoạn trước Covid19. Giáo sư Ahn Moon-bae cho biết, "Khi thời gian ở nhà tăng lên do việc hoãn khai giảng và sự lan rộng của các lớp học online, thời gian ra ngoài hoạt động để có thể hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời đã giảm, ngược lại lượng calo nạp vào cơ thể lại tăng lên. Đặc biệt đối với trẻ em từ các gia đình có thu nhập thấp, việc tiếp cận một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh trong thời gian đóng cửa trường học cũng trở nên khó khăn." Giáo sư Ahn nhấn mạnh: "Mỗi trẻ em cần phải chăm sóc sức khỏe của mình, chẳng hạn như tìm cách tập thể dục trong nhà hoặc đơn giản là nhảy dây trước nhà, ăn nhiều cá và rau giàu vitamin D, hoặc bổ sung thêm một số loại viên uống vitamin tổng hợp riêng". Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Y học Hàn Quốc (JKMS) số mới nhất. Tình trạng béo phì·thiếu hụt vitamin D đang gia tăng ở trẻ em do ảnh hưởng của việc ở nhà kéo dài vì Covid19
-
Số ca nhiễm mới tại Hàn Quốc tăng nhẹ (404 ca)
Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), quốc gia này đã xác nhận thêm 404 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 373 ca lây nhiễm trong nước và 31 ca nhập cảnh từ nước ngoài vào, nâng tổng số ca nhiễm lên 73.518 ca. Trong số các trường hợp lây nhiễm tại địa phương, thủ đô Seoul chiếm 135 trường hợp, tiếp theo là tỉnh Gyeonggi, bao quanh Seoul với 126 và 14 người ở Incheon. Ngoài khu vực đô thị, ghi nhận Gyeongnam là khu vực số ca nhiễm mới lớn nhất với 18 người, tiếp theo là Busan 12, Daegu và Gwangju, Gangwon và Jeonnam 9, Gyeongbuk và Chungnam 7, Jeju 6, Ulsan 3, Jeonbuk và Chungbuk 2, Daejeon 1 người. Trong số 31 trường hợp mới được xác nhận từ nước ngoài, 1 trường hợp được xác nhận trong quá trình kiểm dịch tại sân bay hoặc cảng, và 30 người trong khi tự cách ly ở Gyeonggi (13), Seoul (8), Incheon, Gangwon (mỗi nơi 2 người), Busan, Daegu, Chungbuk, Chungnam và Gyeongnam (mỗi nơi 1 người). Hàn Quốc báo cáo thêm 17 người tử vong nâng tổng số người thiệt mạng do Covid19 lên thành là 1.300 người. Số ca nhiễm mới tại Hàn Quốc tăng nhẹ (404 ca)
-
Hàn Quốc ghi nhận 386 ca nhiễm mới…Phòng gym·quán cafe·nhà thờ đã được mở cửa trở lại
Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), quốc gia này đã xác nhận thêm 386 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 351 ca lây nhiễm trong nước và 35 ca nhập cảnh từ nước ngoài vào, nâng tổng số ca nhiễm lên 73.115 ca. Trong số các trường hợp lây nhiễm tại địa phương, thủ đô Seoul chiếm 95 trường hợp, tiếp theo là tỉnh Gyeonggi, bao quanh Seoul với 128 và 18 người ở Incheon. Ngoài khu vực đô thị, ghi nhận Busan là khu vực số ca nhiễm mới lớn nhất với 17 người, tiếp theo là Gangwon 16, Daegu 15, Gyeongnam 11, Gyeongbuk 8, Gwangju, Daejeon, Chungnam 7, Jeonnam 6, Ulsan và Chungbuk 5, Sejong 3, Jeonbuk 2 , Jeju 1 người. Trong số 35 trường hợp mới được xác nhận từ nước ngoài, 8 trường hợp được xác nhận trong quá trình kiểm dịch tại sân bay hoặc cảng, và 27 người trong khi tự cách ly ở Gyeonggi (11), Seoul (6), Ulsan (3), Daegu, Incheon, Gwangju, Gangwon, Chungnam, Jeonbuk và Gyeongbuk (mỗi nơi 1 người). Hàn Quốc báo cáo thêm 19 người tử vong nâng tổng số người thiệt mạng do Covid19 lên thành là 1.283 người. Hàn Quốc ghi nhận 386 ca nhiễm mới…Phòng gym·quán cafe·nhà thờ đã được mở cửa trở lại
-
Cứ 4 người vào trung tâm điều trị Covid19 lại có 1 người cảm thấy 'trầm uất'
Một nghiên cứu cho thấy cứ 4 bệnh nhân bị nhiễm coronavirus mới (Covid19) theo dạng không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ được nhận vào các trung tâm điều trị đều phản ánh rằng về các triệu chứng trầm cảm. Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Son Ji-Hoon thuộc Khoa Sức khỏe Tâm thần tại Trung tâm Y tế Công cộng Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul đã xác nhận điều này bằng cách phân tích tình trạng sức khỏe tâm thần của 107 bênh nhân nhiễm Covid19 được nhận vào trung tâm điều trị gần Daegu. . Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul đã vận hành một trung tâm điều trị Covid19 ở Mungyeong, Gyeongbuk trong khoảng một tháng để quản lý các bệnh nhân mắc Covid19 thể nhẹ ở Daegu và Gyeongbuk vào tháng 3 năm ngoái. Theo kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu sử dụng Công cụ đánh giá trầm cảm (PHQ-9) và Công cụ đánh giá rối loạn lo âu (GAD-7), 24,3% bệnh nhân phản ánh về các triệu chứng trầm cảm từ trung bình đến nặng trong tuần đầu tiên nhập viện. Ngay trước khi được chẩn đoán trầm cảm, mức độ vừa là 17,8%, mức độ nặng cần điều trị là 6,5% do các triệu chứng trầm cảm nặng. Trong số các đối tượng của nghiên cứu, 14,9% bệnh nhân phàn nàn với mức độ lo lắng trung bình hoặc cao hơn, và 5,6% bệnh nhân nghi ngờ về chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD). Các yếu tố ảnh hưởng đến sự trầm cảm và lo lắng đó là liệu trước đây họ có bị bệnh tâm thần hay không, và lo ngại về định kiến hoặc kỳ thị xã hội chủ quan về việc nhiễm Covid19. Giáo sư Son cho biết “Cùng với tiền sử bệnh tâm thần, sự kỳ thị của mọi người đối với bệnh nhân nhiễm Covid19 cũng là một yếu tố khiến người bệnh cảm thấy trầm cảm và lo lắng hơn. Tại các trung tâm điều trị Covid19, bệnh nhân bị rối loạn tâm thần như trầm cảm và rối loạn hoảng sợ nên được chuẩn bị cho việc điều trị liên tục." Ông nhấn mạnh, "Trong xã hội của chúng ta, điều quan trọng nhất là giảm thiểu sự kỳ thị của mọi người với bệnh nhân Covid19 khi đánh giá họ bằng ánh mắt thành kiến, thay vào đó phải thay đổi suy nghĩ rằng Covid19 là căn bệnh mà ai cũng có thể mắc phải." Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Y học Hàn Quốc (JKMS) số mới nhất. Cứ 4 người vào trung tâm điều trị Covid19 lại có 1 người cảm thấy 'trầm uất'
-
Sau 54 ngày số ca nhiễm tại Hàn Quốc giảm xuống dưới 400…Vẫn duy trì giãn cách xã hội mức 2.5 tại khu vực đô thị thêm 2 tuần
Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), quốc gia này đã xác nhận thêm 389 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 366 ca lây nhiễm trong nước và 23 ca nhập cảnh từ nước ngoài vào, nâng tổng số ca nhiễm lên 72.729 ca. Trong số các trường hợp lây nhiễm tại địa phương, thủ đô Seoul chiếm 128 trường hợp, tiếp theo là tỉnh Gyeonggi, bao quanh Seoul với 103 và 13 người ở Incheon. Ngoài khu vực đô thị, ghi nhận Gyeongnam là khu vực số ca nhiễm mới lớn nhất với 20 người, tiếp theo là Gyeongbuk 18, Gangwon 14, Daegu 13, Gwangju và Chungnam 11, Busan 9, Chungbuk 8, Ulsan 5, Jeonnam 4, Jeonbuk 3, Daejeon, Sejong, Jeju mỗi nơi 2 người. Trong số 23 trường hợp mới được xác nhận từ nước ngoài, 10 trường hợp được xác nhận trong quá trình kiểm dịch tại sân bay hoặc cảng, và 13 người trong khi tự cách ly ở Seoul (4), Gyeonggi / Gangwon / Gyeongnam (mỗi nơi 2 người) và Busan / Ulsan / Chungbuk (mỗi nơi 1 người). Hàn Quốc báo cáo thêm 15 người tử vong nâng tổng số người thiệt mạng do Covid19 lên thành là 1.264 người. Đây là mức giảm mạnh so với ngày hôm trước, cũng là lần đầu tiên sau 54 ngày kể từ 25/11/2020 (ghi nhận 382 người) số ca nhiễm mới quay về mức dưới 400 ca/ngày. Ngoài sự suy giảm chung, số lượng các xét nghiệm được thực hiện vào cuối tuần dường như đã giảm đáng kể so với ngày thường. Tuy nhiên, bên cạnh các cơ sở dễ bị tổn thương như nhà thờ và viện dưỡng lão, các ca lây nhiễm lẻ tẻ do tiếp xúc cá nhân vẫn cần được để ý, và quy mô các ca nhiễm mới cũng vẫn chưa thể coi là ổn định. Theo đó, chính phủ Hàn Quốc đã quyết định tăng cường quản lý kiểm dịch chẳng hạn như gia hạn thêm thời gian cho việc giãn cách xã hội (mức 2.5 trong khu vực đô thị, mức 2 ở những khu vực còn lại) và cấm các cuộc họp với hơn 5 người cho đến cuối tháng này cũng như chuẩn bị các biện pháp kiểm dịch đặc biệt cho những ngày nghỉ Tết Nguyên đán sắp tới. Sau 54 ngày số ca nhiễm tại Hàn Quốc giảm xuống dưới 400…Vẫn duy trì giãn cách xã hội mức 2.5 tại khu vực đô thị thêm 2 …
-
Xu hướng 'không tiếp xúc' giúp tăng 11% doanh thu mỗi tháng cho các cửa hàng giao hàng
Một cuộc khảo sát cho thấy trong khi các nhà hàng nói chung bị ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch coronavirus mới (Covid19) thì các nhà hàng có tỷ lệ giao đồ ăn cao thậm chí lại ghi nhận tăng trưởng doanh thu trong năm vừa qua. 'Ủy ban Phát triển Nguồn nhân lực Dịch vụ Thực phẩm' (ISC) được thành lập từ 16 hiệp hội và tổ chức trong Hiệp hội Công nghiệp Dịch vụ Thực phẩm Hàn Quốc đã đưa ra nhận định như vậy trong báo cáo 'Tình trạng Nhân lực Công nghiệp trong Ngành Dịch vụ Thực phẩm năm 2020'. Đây là kết quả của cuộc điều tra và phân tích trực diện 300 cửa hàng ăn uống trong sáu loại hình bao gồm các nhà hàng bán gà rán, các nhà hàng chuyên món Hàn Quốc, các nhà hàng chuyên món Nhật Bản, các nhà hàng chuyên món Trung Quốc, các nhà hàng chuyên món phương Tây, và các nhà hàng tương tự (cửa hàng pizza và hamburger) từ ngày 17~31/8 năm ngoái (đợt dịch thứ hai của Covid19). Xu hướngdoanh thu trung bình hàng tháng xét theo tỷ trọng giao hàng. Nếu xét theo từng loại nhà hàng, thì các quán ăn chuyên món Nhật Bản là nơi bị ảnh hưởng lớn nhất. Doanh thu trung bình hàng tháng của các nhà hàng kinh doanh loại hình này giảm 29,5% xuống 17,64 triệu won, mức sụt giảm lớn nhất trong 6 loại hình. Tiếp theo là nhà hàng chuyên món Hàn Quốc (-20,0%), các cửa hàng bán gà rán (-19,3%), nhà hàng chuyên món phương Tây (-17,0%), nhà hàng chuyên món Trung Quốc (-12,9%) và cuối cùng là các nhà hàng pizza và hamburer (-7,2%). Quy mô nhà hàng càng lớn thì doanh thu càng giảm. Doanh thu trung bình hàng tháng của các công ty cung cấp dịch vụ ăn uống có doanh thu hàng năm từ 100 đến 500 triệu won giảm 19,4% và những công ty có hơn 500 triệu won giảm 19,3%. Mặt khác, các nhà hàng có doanh thu hàng năm dưới 50 triệu won chỉ giảm 2,2% còn nhà hàng có doanh thu hàng năm từ 50 đến 100 triệu won giảm 14,4%. Tác giả báo cáo, Lee Gyeong-mi, trưởng nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Công nghiệp Dịch vụ Thực phẩm Hàn Quốc, cho biết "Kết quả này là phân tích của cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 8 năm ngoái và chưa xem xét đến tác động của đợt dịch thứ ba vừa qua, do đó có thể thấy tình hình cũng không mấy khả quan cho các nhà hàng cơ bản. Tuy nhiên, các nhà hàng kinh doanh theo phương thức giao hàng lại cho thấy lợi nhuận tích cực." Xu hướng 'không tiếp xúc' giúp tăng 11% doanh thu mỗi tháng cho các cửa hàng giao hàng
-
Ngày thứ 4 ghi nhận số ca nhiễm mới duy trì ở mức 500 ca…Liệu Hàn Quốc có nới lỏng biện pháp 'giãn cách xã hội'?
Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), quốc gia này đã xác nhận thêm 513 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 484 ca lây nhiễm trong nước và 29 ca nhập cảnh từ nước ngoài vào, nâng tổng số ca nhiễm lên 7.1241 ca. Trong số các trường hợp lây nhiễm tại địa phương, thủ đô Seoul chiếm 122 trường hợp, tiếp theo là tỉnh Gyeonggi, bao quanh Seoul với 180 và 23 người ở Incheon. Ngoài khu vực đô thị, ghi nhận Busan là khu vực số ca nhiễm mới lớn nhất với 45 người, tiếp theo là Gyeongbuk và Gyeongnam mỗi nơi 21, Jeonnam 14, Gangwon 13, Daegu 10, Chungbuk 7, Ulsan và Jeonbuk, Gwangju mỗi nơi 5, Sejong 4, Daejeon và Chungnam mỗi nơi 3, Jeju 1 người. Trong số 29 trường hợp mới được xác nhận từ nước ngoài, 5 trường hợp được xác nhận trong quá trình kiểm dịch tại sân bay hoặc cảng, và 24 người trong khi tự cách ly ở Gyeonggi (6 người), Seoul (5 người), Chungnam (3 người), Busan, Chungbuk, Gyeongbuk (mỗi nơi 2 người), Daegu, Incheon, Gwangju, Gyeongnam (mỗi nơi 1 người). Hàn Quốc báo cáo thêm 22 người tử vong nâng tổng số người thiệt mạng do Covid19 lên thành là 1.217 người. Ngày thứ 4 ghi nhận số ca nhiễm mới duy trì ở mức 500 ca…Liệu Hàn Quốc có nới lỏng biện pháp 'giãn cách xã hội'?
-
Những người trẻ Hàn Quốc trong độ tuổi 20 và nỗi lo trở thành 'thế hệ bị đánh mất'
Khi cơ hội việc làm cho thanh niên ngày càng ít đi do tác động tiêu cực của Covid19, ngày càng có nhiều ý kiến lo ngại rằng giới trẻ Hàn Quốc có khả năng sẽ trở thành một 'thế hệ bị đánh mất'. Nếu thị trường việc làm cho những người trẻ, những người sẽ mang tương lai của đất nước, bị đóng băng kéo dài, họ sẽ mất đi cơ hội để có được những kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm thông qua việc làm, điều này sẽ gây khó khăn trực tiếp cho cuộc sống của họ và gián tiếp khiến họ trở thành gánh nặng cho đất nước. Theo đó, ngày càng có nhiều tiếng nói thừa nhận hiện trạng khó khăn trong xin việc của giới trẻ là một vấn đề cần được chính phủ quan tâm cũng như các biện pháp để giải quyết vấn đề việc làm cho thanh niên cần được xem xét một cách toàn diện. Người dân đang xếp hàng chờ để được vào buổi họp báo cáo về trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Phúc lợi Việc làm phía Tây Seoul ở Mapo-gu, Seoul vào ngày 13. ◆ Thanh niên trong độ tuổi 20 là người chịu thiệt thòi lớn nhất vì rào cản trong công cuộc tìm kiếm việc làm do ảnh hưởng của Covid19 Theo số liệu của Cục Thống kê Quốc gia vào ngày 14, tỷ lệ thất nghiệp hàng năm của thanh niên (từ 15 đến 29 tuổi) năm ngoái là 9,0%, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ thất nghiệp chung (4,0%), tuy nhiên vẫn không quá nghiêm trọng khi chỉ tăng 0,1 điểm phần trăm so với năm trước. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp theo cảm nhận thực tế (là tỷ lệ thất nghiệp được cảm nhận đối với thanh niên, bao gồm những người có tiềm năng tìm được việc, những người đang đi xin việc và các ứng viên làm việc bán thời gian có tiềm năng tìm được việc) là 26% vào tháng 12 năm ngoái, cao hơn 5,2 điểm phần trăm so với cùng tháng năm ngoái và cao hơn 11,4% so với tỷ lệ thất nghiệp mở rộng trung bình cho tất cả các nhóm tuổi (14,6%). Tính đến cuối năm ngoái, tổng số thanh niên trong tình trạng thất nghiệp kéo dài là 1.223.000 người, tăng 213.000 người so với tháng 12 trước đó (1.001.000 người). Đặc biệt, với tình hình đại dịch Covid19 như hiện nay thì những người ở độ tuổi đôi mươi sẽ là đối tượng nhận cú sốc nặng nhất. Năm ngoái, tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế của nhóm thanh niên là 46,4%, giảm 1,4 điểm phần trăm so với năm trước, nhưng ở nhóm 20-29 tuổi giảm 2,7 điểm phần trăm so với năm trước và nhóm 25-29 tuổi giảm 3,0 điểm phần trăm. Con số này cao hơn khoảng ba lần so với những người ở độ tuổi 30 (-0,6 điểm phần trăm), độ tuổi 40 (-1,1 điểm phần trăm) và độ tuổi 50 (-0,8 điểm phần trăm). Dân số hoạt động kinh tế là tổng số những người lao động thất nghiệp đã thực sự có việc làm và đang làm việc và những người thất nghiệp sẵn sàng làm việc và tìm kiếm việc làm nhưng không tìm được việc làm. Khi số người mất động lực làm việc do điều kiện việc làm xấu đi hoặc tạm thời bỏ các hoạt động tìm việc tăng lên, thì tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế chắc chắn sẽ giảm. Trong số dân số không hoạt động kinh tế, có 415.000 người ở độ tuổi 20, tăng 25,2% (84.000) so với năm trước, cao hơn so với mức 18,8% ở độ tuổi 30 và 23,4% ở độ tuổi 40. Dân số 'nghỉ làm' (không hoạt động kinh tế) ở độ tuổi 20 đã tăng thêm 132.000 người chỉ sau 2 năm nếu so với mức 283.000 người vào năm 2018. Có nhiều lý do để 'nghỉ làm' chẳng hạn như chăm sóc con cái, nội trợ, đi học nhưng thật khó hiểu khi số người 'nghỉ làm' lại tăng vọt ở nhóm những người trẻ tuổi lại tăng vọt chỉ vì những lý do này. Điều này có thể được giải thích rằng bản thân hoạt động tìm việc đã bị đình trệ do môi trường làm việc không tốt. ◆ Lo ngại về hiện tượng 'Thế hệ bị đánh mất' giống như Nhật Bản Những khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm của giới trẻ ở độ tuổi 20, bao gồm cả những người mới tốt nghiệp trung học hoặc đại học ngày càng trở nên nghiêm trọng có thể khiến nhóm người này trở thành 'thế hệ bị đánh mất', một hiện tượng mà Nhật Bản đã từng trải qua trong quá khứ. Ở Nhật Bản, những người trẻ tuổi đã phải chịu những khó khăn nghiêm trọng về việc làm trong 10 năm kể từ đầu những năm 1990, khi bong bóng bất động sản và thị trường chứng khoán vỡ tung. Họ rơi vào cảnh những người lao động không thường xuyên được trả lương thấp mà không tìm được việc làm đàng hoàng, hoặc thất nghiệp một thời gian dài, và vẫn là gánh nặng cho xã hội Nhật Bản cho đến tận ngày nay. Young-moo Cho, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Kinh tế LG, cho biết "Nếu tình trạng đóng băng của thị trường tuyển dụng kéo dài, rất có thể giới trẻ Hàn Quốc thuộc giai đoạn này sẽ trở thành thế hệ bị đánh mất giống hiện tượng đã từng xảy ra ở Nhật Bản. Khi nhóm người trẻ tuổi này lớn lên mà không tích lũy được kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm, khả năng cạnh tranh của họ sẽ giảm sút, và họ sẽ chỉ có thể tìm kiếm những công việc có mức lương thấp hoặc môi trường làm việc không tốt hoặc thậm chí là rơi vào tình trạng thất nghiệp thường xuyên. Và rồi tất cả những điều này rồi sẽ trở thành vết sẹo theo họ suốt cuộc đời." Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) ước tính vào tháng 5 năm ngoái trong báo cáo về tình trạng việc làm của thanh niên và các khuyến nghị chính sách, nếu việc làm đầu tiên trễ hơn một năm, tiền lương sẽ giảm trung bình 4-8% mỗi năm trong 10 năm tới so với người lao động cùng tuổi. Trong báo cáo vào thời điểm đó, Joseph Han, thành viên nghiên cứu của KDI cho biết, "Tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng ngoại hối hoặc khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với việc làm của thanh niên đã kéo dài hơn 10 năm và sẽ không biến mất trong suốt cuộc đời." Sung Tae-yoon, giáo sư kinh tế tại Đại học Yonsei, cho biết “Các công ty khó có thể tăng việc làm do chi phí lao động tăng và sự cứng nhắc của lao động do những thay đổi về thể chế trong vài năm qua, vì vậy chúng ta cần phải linh hoạt cải thiện vấn đề này. Các khoản đầu tư tài chính cũng cần được tập trung vào các chương trình giáo dục và đào tạo phù hợp với quá trình chuyển đổi công nghiệp sang công nghệ mới." Nghiên cứu viên Cho của Viện Nghiên cứu Kinh tế LG cho biết, “Tôi biết các nhà chức trách chính sách đang cố gắng tăng việc làm ngắn hạn cho thanh niên, tuy nhiên, bên cạnh đó điều quan trọng nhất là những người trẻ tuổi phải cố gắng tích lũy kinh nghiệm làm việc để có thể ghi vào lý lịch của mình khi có cơ hội việc làm." Những người trẻ Hàn Quốc trong độ tuổi 20 và nỗi lo trở thành 'thế hệ bị đánh mất'
-
Làn sóng lây nhiễm thứ 3 đã bắt đầu có dấu hiệu giảm dần…Hàn Quốc ghi nhận 524 ca nhiễm mới
Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), quốc gia này đã xác nhận thêm 524 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 496 ca lây nhiễm trong nước và 28 ca nhập cảnh từ nước ngoài vào, nâng tổng số ca nhiễm lên 70.728 ca. Trong số các trường hợp lây nhiễm tại địa phương, thủ đô Seoul chiếm 131 trường hợp, tiếp theo là tỉnh Gyeonggi, bao quanh Seoul với 162 và 24 người ở Incheon. Ngoài khu vực đô thị, ghi nhận Busan là khu vực số ca nhiễm mới lớn nhất với 40 người, tiếp theo là Gwangju 30, Chungbuk 18, Gyeongbuk và Gyeongnam mỗi khu 16, Chungnam 12, Daegu và Gangwon mỗi khu 11, Ulsan 9, Jeonnam 6, Daejeon và Jeonbuk mỗi nơi 3, Sejong và Jeju mỗi nơi 2 người. Trong số 29 trường hợp mới được xác nhận từ nước ngoài, 11 trường hợp được xác nhận trong quá trình kiểm dịch tại sân bay hoặc cảng, và 17 người trong khi tự cách ly ở Gyeonggi (9), Seoul (3), Gyeongbuk (2), Incheon, Gwangju, Ulsan (mỗi nơi 1 người). Hàn Quốc báo cáo thêm 10 người tử vong nâng tổng số người thiệt mạng do Covid19 lên thành là 1.175 người. Làn sóng lây nhiễm thứ 3 đã bắt đầu có dấu hiệu giảm dần…Hàn Quốc ghi nhận 524 ca nhiễm mới
-
Số ca nhiễm mới ở Hàn Quốc tăng nhẹ (537 ca) so với hôm qua
Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), quốc gia này đã xác nhận thêm 537 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 508 ca lây nhiễm trong nước và 29 ca nhập cảnh từ nước ngoài vào, nâng tổng số ca nhiễm lên 69.651 ca. Trong số các trường hợp lây nhiễm tại địa phương, thủ đô Seoul chiếm 163 trường hợp, tiếp theo là tỉnh Gyeonggi, bao quanh Seoul với 163 và 20 người ở Incheon. Ngoài khu vực đô thị, ghi nhận Gyeongnam là khu vực số ca nhiễm mới lớn nhất với 55 người, tiếp theo là Busan 21, Daegu 17, Chungbuk 16, Jeonbuk 11, Gyeongbuk 8, Gwangju·Daejeon·Ulsan·Gangwon mỗi nơi 7, Jeonnam và Jeju mỗi nơi 2, Chungnam và Sejong mỗi nơi 1 người. Trong số 29 trường hợp mới được xác nhận từ nước ngoài, 8 trường hợp được xác nhận trong quá trình kiểm dịch tại sân bay hoặc cảng, và 21 người trong khi tự cách ly ở Gyeonggi (12), Seoul (4), Chungnam (2), Daegu·Incheon·Jeonbuk (mỗi nơi 1 người). Hàn Quốc báo cáo thêm 25 người tử vong nâng tổng số người thiệt mạng do Covid19 lên thành là 1.165 người. Số ca nhiễm mới ở Hàn Quốc tăng nhẹ (537 ca) so với hôm qua
-
Sau 41 ngày, số ca nhiễm mới ở Hàn Quốc giảm xuống mức 400…419 ca trong nước·32 ca nhập cảnh
Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), quốc gia này đã xác nhận thêm 451 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 419 ca lây nhiễm trong nước và 32 ca nhập cảnh từ nước ngoài vào, nâng tổng số ca nhiễm lên 69.114 ca. Trong số các trường hợp lây nhiễm tại địa phương, thủ đô Seoul chiếm 137 trường hợp, tiếp theo là tỉnh Gyeonggi, bao quanh Seoul với 142 và 18 người ở Incheon. Ngoài khu vực đô thị, ghi nhận Gwangju là khu vực số ca nhiễm mới lớn nhất với 24 người, tiếp theo là Busan 16, Ulsan 14, Gyeongnam 13, Daegu, Gangwon và Chungnam 10, Chungbuk 9, Jeonbuk 6, Gyeongbuk 4, Jeonnam 3, Jeju 2, Daejeon 1 người. Trong số 32 trường hợp mới được xác nhận từ nước ngoài, 11 trường hợp được xác nhận trong quá trình kiểm dịch tại sân bay hoặc cảng, và 21 người trong khi tự cách ly ở Gyeonggi (5 người), Seoul · Incheon (mỗi nơi 4 người), Busan (3 người), Daegu · Gangwon · Jeonbuk · Chungbuk · Chungnam (mỗi nơi 1 người). Hàn Quốc báo cáo thêm 15 người tử vong nâng tổng số người thiệt mạng do Covid19 lên thành là 1.140 người. Sau 41 ngày, số ca nhiễm mới ở Hàn Quốc giảm xuống mức 400…419 ca trong nước·32 ca nhập cảnh
-
Sau 5 ngày, Hàn Quốc ghi nhận số ca nhiêm mới dưới 700…Các ca tử vong vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm
Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), quốc gia này đã xác nhận thêm 674 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 633 ca lây nhiễm trong nước và 41 ca nhập cảnh từ nước ngoài vào, nâng tổng số ca nhiễm lên 67.358 ca. Trong số các trường hợp lây nhiễm tại địa phương, thủ đô Seoul chiếm 186 trường hợp, tiếp theo là tỉnh Gyeonggi, bao quanh Seoul với 236 và 30 người ở Incheon. Ngoài khu vực đô thị, ghi nhận Gyeongbuk là khu vực số ca nhiễm mới lớn nhất với 28 người, tiếp theo là Busan 23, Chungnam và Gwangju 21, Gyeongnam 19, Daegu 17, Gangwon 11, Ulsan và Chungbuk 10, Daejeon 8, Jeonbuk 7 và Jeju 6 người. Trong số 41 trường hợp mới được xác nhận từ nước ngoài, 6 trường hợp được xác nhận trong quá trình kiểm dịch tại sân bay hoặc cảng, và 35 người trong khi tự cách ly ở Gyeonggi (22), Seoul (5), Gyeongnam (3), Gyeongbuk (2), Busan, Daegu và Jeonbuk (mỗi nơi 1 người). Hàn Quốc báo cáo thêm 35 người tử vong nâng tổng số người thiệt mạng do Covid19 lên thành là 1.081 người. Người tuyết cũng phải tuân thủ quy định đeo khẩu trang. Sau 5 ngày, Hàn Quốc ghi nhận số ca nhiêm mới dưới 700…Các ca tử vong vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm
-
Ngày thứ 4 liên tiếp ghi nhận dưới 1.000 ca…Các trường hợp xác nhận mới vẫn xảy ra tập trung ở các viện dưỡng lão
Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), quốc gia này đã xác nhận thêm 870 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 833 ca lây nhiễm trong nước và 37ca nhập cảnh từ nước ngoài vào, nâng tổng số ca nhiễm lên 66.686 ca. Trong số các trường hợp lây nhiễm tại địa phương, thủ đô Seoul chiếm 292 trường hợp, tiếp theo là tỉnh Gyeonggi, bao quanh Seoul với 294 và 37 người ở Incheon. Ngoài khu vực đô thị, ghi nhận Gyeongbuk là khu vực số ca nhiễm mới lớn nhất với 34 người, tiếp theo là Gangwon 30, Gwangju 28, Busan 23, Gyeongnam 20, Chungnam 19, Chungbuk 14, Daegu 10, Daejeon, Ulsan, Jeju mỗi nơi 9, Sejong 3, Jeonbuk 2 người. Trong số 37 trường hợp mới được xác nhận từ nước ngoài, 14 trường hợp được xác nhận trong quá trình kiểm dịch tại sân bay hoặc cảng, và 23 người trong khi tự cách ly ở Gyeonggi (9), Seoul (6), Incheon (4), Gyeongbuk (2) và Chungnam / Jeonnam (mỗi nơi 1 người). Hàn Quốc báo cáo thêm 19 người tử vong nâng tổng số người thiệt mạng do Covid19 lên thành là 1.046 người. Ngày thứ 4 liên tiếp ghi nhận dưới 1.000 ca…Các trường hợp xác nhận mới vẫn xảy ra tập trung ở các viện dưỡng lão
-
715 ca nhiễm mới·26 trường hợp tử vong…Tổng số người thiệt mạng do Covid19 tại Hàn Quốc đã vượt quá 1.000 người
Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), quốc gia này đã xác nhận thêm 715 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 612 ca lây nhiễm trong nước và 43 ca nhập cảnh từ nước ngoài vào, nâng tổng số ca nhiễm lên 64.979 ca. Trong số các trường hợp lây nhiễm tại địa phương, thủ đô Seoul chiếm 193 trường hợp, tiếp theo là tỉnh Gyeonggi, bao quanh Seoul với 214 và 48 người ở Incheon. Ngoài khu vực đô thị, ghi nhận Chungbuk là khu vực số ca nhiễm mới lớn nhất với 32 người, tiếp theo là Daegu 31, Gangwon 27, Gyeongbuk 24, Gwangju 23, Gyeongnam 21, Chungnam 18, Busan 14, Jeju 8, Daejeon 7, Ulsan, Jeonbuk và Jeonnam mỗi nơi 4 người. Trong số 43 trường hợp mới được xác nhận từ nước ngoài, 16 trường hợp được xác nhận trong quá trình kiểm dịch tại sân bay hoặc cảng, và 27 người trong khi tự cách ly ở Gyeonggi (16), Seoul (6), Busan, Daegu, Incheon, Daejeon và Jeonbuk (mỗi nơi 1 người). Hàn Quốc báo cáo thêm 26 người tử vong nâng tổng số người thiệt mạng do Covid19 lên thành là 1.007 người. Số lượng mẫu xét nghiệm vào những ngày nghỉ năm mới đã giảm đáng kể trong 2-3 ngày qua khiến các ca xác nhận mới cũng giảm mạnh (820, 657). Tuy nhiên con số báo cáo vào ngày hôm qua (4/1) đãmột lần nữa tăng lên hơn 1.000 do hậu quả của một vụ nhiễm trùng nhóm tại trung tâm giam giữ phía đông ở Seoul và một bệnh viện điều dưỡng ở Incheon và Gwangju. Đến hôm nay, số ca xác nhận mới lại giảm xuống còn 700 người. Mặc dù số lượng các trường hợp được xác nhận mới đã giảm trở lại trong bối cảnh liên tục tăng nhanh và giảm mạnh, nhưng vẫn còn quá sớm để đánh giá rằng mức độ lây lan của dịch bệnh tại Hàn Quốc đã suy yếu. Nếu quan sát theo xu hướng hàng tuần, số ca nhiễm có khả năng tăng trở lại từ giữa tuần này. Giữa lúc này, khi số người chết do Covid19 tiếp tục tăng, con số tích lũy đã vượt quá 1.000 người, đặt các cơ quan kiểm dịch vào trạng thái khẩn cấp. Lần đầu tiên, chính phủ đặt mục tiêu ngăn chặn sự lây lan càng nhiều càng tốt thông qua biện pháp giãn cách xã hội (duy trì mức 2.5 ở khu vực đô thị, mức 2 ở khu vực ngoài đô thị) và 'các biện pháp kiểm dịch đặc biệt' chẳng hạn như cấm các cuộc họp trên 5 người trở lên trên khắp đất nước. Thêm vào đó, chính phủ Hàn Quốc cũng có kế hoạch mở rộng kiểm dịch và hỗ trợ cho nhiều bệnh viện điều dưỡng nơi có nhiều bệnh nhân cao tuổi nhằm ngăn chặn sự xuất hiện thêm của các ca tử vong. 715 ca nhiễm mới·26 trường hợp tử vong…Tổng số người thiệt mạng do Covid19 tại Hàn Quốc đã vượt quá 1.000 người
-
1 năm sau khi Covid19 bùng phát, từ khóa trong các bài phát biểu năm mới của các công ty đã thay đổi ra sao ?
Khi sự lây nhiễm coronavirus mới (Covid19) bao phủ khắp thế giới, các từ khóa chính cho bài phát biểu năm mới của 10 giám đốc điều hành tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc năm nay cũng đã thay đổi so với các năm trước. Koo Kwang-mo, Chủ tịch Tập đoàn LG, người đã nhấn mạnh 'khách hàng' trong bài phát biểu năm mới 2021. Kết quả phân tích từ khóa (keyword) trong bài phát biểu năm mới của 10 nhà quản lý các tập đoàn hàng đầu năm nay được trang web đánh giá công ty CEO Score công bố vào ngày 5 cho thấy rằng 'cách mạng' và 'sự cạnh tranh', những từ ngữ then chốt trong các bài phát biểu trong quá khứ, đã bị đẩy ra khỏi top các từ khóa hàng đầu. Thay vào đó là các từ khóa liên quan đến những vấn đề gần đây như 'Covi19' hay 'khách hàng' và 'tăng trưởng'. Từ khóa xuất hiện nhiều nhất trong top 10 năm nay là 'khách hàng', với tổng số 56 lần được đề cập. Tiếp theo, 'tăng trưởng' (35 lần), 'thay đổi' (31 lần), 'xã hội' (30 lần), 'tương lai' (30 lần), 'sự mới mẻ' (30 lần), 'môi trường' (24 lần), 'toàn cầu' (23 lần), 'an toàn' (22 lần), 'Covid19' (Tập 22) đều đã lọt vào top 10. Trong số đó, 'xã hội', 'an toàn' và 'Covid19' là những keyword mới gia nhập top đầu năm nay do ảnh hưởng của đại dịch Covid19 từ năm ngoái. Có thể thấy nhận thức về tầm quan trọng của sức khỏe, an toàn và môi trường đã tăng lên do tác động của dịch bệnh. 'Khách hàng' là từ khóa được nhắc đến nhiều nhất trong ba năm liên tiếp, sau 2019 (59 lần) và 2020 (72 lần). Chủ tịch Tập đoàn LG Koo Kwang-mo đã 30 lần đề cập đến 'khách hàng', nhấn mạnh triết lý quản lý của tập đoàn, và trong bài phát biểu năm mới của Shinsegae, tập đoàn này cũng nhấn mạnh vai trò của 'khách hàng' khi nhắc đến từ này mười lần. Chủ đề về 'sự phát triển' đã được xếp hạng thứ hai trong ba năm liên tiếp cho đến năm nay. CEO Score giải thích rằng tinh thần doanh nghiệp hướng tới sự phát triển mạnh mẽ được phản ánh trong môi trường bên ngoài thay đổi nhanh chóng. Từ khóa 'Thay đổi' được nhắc đến 26 lần trong bài phát biểu mừng năm mới năm ngoái, đã được đề cập đến 31 lần trong năm nay. Các từ như 'khủng hoảng' (18 lần), 'chuẩn bị' (17 lần), 'suy nghĩ' (17 lần), 'trái tim' (15 lần), 'bây giờ' (15 lần), 'cần thiết' (15 lần) cũng lần lượt xuất hiện ở top 20. Ngược lại, 'sự đổi mới' và 'sự cạnh tranh', nằm ở top các từ khóa hay được nhắc tới trong các bài phát biểu năm mới vào năm ngoái, đã bị đẩy ra khỏi bảng xếp hạng. Các từ như 'thị trường', 'cốt lõi', 'ngành' và 'phát triển', trước đây nằm trong top 20, cũng nhường chỗ cho các từ khóa thiên về cảm xúc như 'khủng hoảng', 'suy nghĩ', 'trái tim' và 'bây giờ' trong năm nay. Đối với 'top 3 từ khóa' xét theo từng tập đoàn, Samsung nhấn mạnh 'xã hội' (5 lần) và 'thay đổi' · 'khách hàng' (mỗi từ 3 lần). Đối với Hyundai Motor Company là 'an toàn' (11 lần) · 'tăng trưởng' (8 lần) · 'khách hàng' (7 lần). Còn tập đoàn SK là 'xã hội' (9 lần) · 'các vấn đề' (6 lần) · 'hạnh phúc' (5 lần). 1 năm sau khi Covid19 bùng phát, từ khóa trong các bài phát biểu năm mới của các công ty đã thay đổi ra sao ?
-
Giá tiêu dùng cả năm 0.5%↑…2 năm liên tiếp tăng trưởng ở mức 0%
Do hậu quả của dịch coronavirus mới (Covid19), mức tăng giá tiêu dùng năm nay vẫn ở mức 0% so với năm ngoái. Đây là lần đầu tiên tốc độ tăng giá tiêu dùng hàng năm về mức 0% trong năm thứ hai liên tiếp. Giá xăng dầu giảm 7,3% do sự lan rộng của Covid19 ra nước ngoài, và các dịch vụ công cộng giảm 1,9% do ảnh hưởng của các chính sách hỗ trợ. Biến động chỉ số giá tiêu dùng. ◇ Chỉ số vật giá cả năm chỉ đạt 0% trong 2 năm liên tiếp Theo xu hướng giá tiêu dùng tháng 12 và hàng năm do Cục Thống kê Quốc gia công bố ngày 31, chỉ số giá tiêu dùng năm nay là 105,42 (2015 = 100), tăng 0,5% so với một năm trước. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1965 khi các số liệu thống kê liên quan được báo cáo, tỷ lệ tăng giá tiêu dùng hàng năm đạt 0% trong năm thứ hai liên tiếp sau khi ghi nhận mức 0,4% của năm ngoái. Có 4 giai đoạn giá tiêu dùng hàng năm về 0% hàng năm, bao gồm năm nay 2020 (0.5%), năm ngoái 2019(0.4%), năm 2015 (0,7%), do ảnh hưởng của giá dầu thấp và suy thoái kinh tế trước đó chồng chéo lên nhau, và năm 1999 (0,8%), ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Ahn Hyeong-jun, một người phụ trách pân tích xu hướng kinh tế tại Cục Thống kê, cho biết, "Do giá dầu quốc tế giảm vì tác động tiêu cực của Covid19 khiến giá xăng dầu giảm và mức tăng trưởng của giá dịch vụ cá nhân như ăn uống và nghỉ ngơi cũng bị hạn chế do các biện pháp giãn cách xã hội. Sự sụt giảm trong các dịch vụ công do chính sách hỗ trợ của chính phủ như hỗ trợ chi trả cho học sinh trung học cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chỉ số vật giá cả năm." ◇ Giá thuê nhà tăng 0,2% · Dịch vụ công cộng giảm 1,9% Giá dịch vụ năm nay chỉ tăng 0,3% so với một năm trước. Dịch vụ cá nhân tăng 1,2%, mức thấp nhất trong tám năm kể từ năm 2012 (1,1%). Trong đó, tiền thuê nhà tăng 0,2%. Jeonse (tiền thuê đóng 1 lần) và tiền thuê hàng tháng tăng lần lượt 0,3% và 0,1%. Dịch vụ công giảm 1,9% do hỗ trợ chính sách liên quan đến Cvid19 và hỗ trợ công trong lĩnh vực giáo dục. Đây là mức thấp nhất kể từ khi thống kê được báo cáo vào năm 1985. Giá sản phẩm tăng 0,9%. Trong đó, giá nông sản và thủy sản tăng 6,7%. Đây là mức cao nhất kể từ năm 2011 (9,2%). Cải thảo (41,7%), hành tây (45,5%), cá thu (12,8%) và thịt lợn (10,7%) tăng. Sản phẩm công nghiệp giảm 0,2%. Điều này là do giá dầu giảm 7,3% do sự bùng phát của Covid19 ở nước ngoài. Điện, nước và gas giảm 1,4% do thành phố cắt giảm lượng cung cấp. ◇ Giá nguồn năm nay cũng ghi nhận mức thấp nhất kể từ năm 1999 Chỉ số giá nguồn (giá các mặt hàng loại trừ sản phẩm nông nghiệp và dầu mỏ) xác định xu hướng dài hạn, loại trừ lạm phát do yếu tố mùa vụ hoặc các cú sốc tạm thời, đã tăng 0,7% so với một năm trước. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 1999 (0,3%), sau khi thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính. Chỉ số giá nguồn loại trừ thực phẩm và năng lượng, là cơ sở của tiêu chuẩn Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), đã tăng 0,4% so với một năm trước. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ năm 1999 (-0,2%). Chỉ số thực phẩm tươi sống, được tính toán dựa trên 50 mặt hàng có mức giá dao động lớn tùy thuộc vào điều kiện thời tiết như cá, ngao sò, rau và trái cây, tăng 9,0% so với một năm trước. Đây là mức cao nhất kể từ năm 2010 (21,3%). 'Chỉ số giá cả theo cảm nhận thực', dựa trên 141 mặt hàng thường xuyên được mua và chi tiêu nhiều trong tổng số 460 mặt hàng, đã tăng 0,4% lên mức cao nhất kể từ năm 2018 (1,6%). ◇ Chỉ số giá ttiêu dùng tháng 12 ↑0.5%... Tháng thứ 3 liên tiếp ghi nhận tăng trưởng dưới 1% Tỷ lệ tăng hàng tháng đạt 0% trong 3 tháng liên tiếp. Trong tháng 12, chỉ số giá tiêu dùng là 105,67 (2015 = 100), tăng 0,5% so với một năm trước. Tỷ lệ tăng giá tiêu dùng hàng tháng năm nay đã tăng từ mức âm lên 0,0% vào tháng 6, 0,3% vào tháng 7, 0,7% vào tháng 8 và 1,0% vào tháng 9, nhưng sau đó lại giảm xuống 0,1% vào tháng 10 do tác động của hỗ trợ chi phí viễn thông của chính phủ. Sau đó, vào tháng 11, khi không còn chịu tác động của hiệu ứng hỗ trợ chi phí truyền thông thì chỉ số này đạt 0,6%, và tháng này là 0,5%. Giá nguồn của tháng 12 tăng 0,9% so với một năm trước. Ông Ahn Hyeong-jun cho biết, "Vào tháng 12, giá điện và nước nói chung đã giảm như giá hàng năm, ngược lại giá nông sản và gia súc lại tăng lên." Chợ bán buôn nông sản ở Gangseo, Seoul. Giá tiêu dùng cả năm 0.5%↑…2 năm liên tiếp tăng trưởng ở mức 0%
-
Hàn Quốc tiếp tục ghi nhận trên 1000 ca mới/ngày…Thêm 20 người tử vong
Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), quốc gia này đã xác nhận thêm 1.050 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 1.025 ca lây nhiễm trong nước và 25 ca nhập cảnh từ nước ngoài vào, nâng tổng số ca nhiễm lên 59.773 ca. Trong số các trường hợp lây nhiễm tại địa phương, thủ đô Seoul chiếm 383 trường hợp, tiếp theo là tỉnh Gyeonggi, bao quanh Seoul với 274 và 48 người ở Incheon. Ngoài khu vực đô thị, ghi nhận Daegu là khu vực số ca nhiễm mới lớn nhất với 49 người, tiếp theo là Daegu 29, Chungbuk 45, Busan 38, Gyeongnam 36, Jeonbuk 32, Chungnam 27, Gyeongbuk 21, Daejeon 19, Gangwon 17, Ulsan 15, Jeju 10, Gwangju 9, Sejong 2. Trong số 25 trường hợp mới được xác nhận từ nước ngoài, 11 trường hợp được xác nhận trong quá trình kiểm dịch tại sân bay hoặc cảng, và 14 người trong khi tự cách ly ở Seoul (4), Gyeonggi (3), Daegu, Gyeongbuk (mỗi nơi 2), Busan, Ulsan, Jeonnam (mỗi nơi 1 người). Hàn Quốc báo cáo thêm 20 người tử vong nâng tổng số người thiệt mạng do Covid19 lên thành là 879 người. Hàn Quốc tiếp tục ghi nhận trên 1000 ca mới/ngày…Thêm 20 người tử vong
-
Ảnh hưởng của làn sóng Covid19 thứ 3, tiêu dùng giảm tháng thứ 2 liên tiếp
Vào tháng 11, khi dịch coronavirus mới (Covid19) tái bùng phát, lượng tiêu thụ đã tiếp tục ghi nhận sụt giảm trong tháng thứ hai liên tiếp. Sản xuất công nghiệp và đầu tư, liên tục biến động tăng rồi lại giảm qua mỗi tháng kể từ tháng 8, tuy nhiên đã ghi nhận tăng vào tháng trước do sự phục hồi xuất khẩu tập trung vào chất bán dẫn. Xu hướng tăng giảm của hoạt động công nghiệp. ◇ Sản xuất công nghiệp 0,7%↑…Chất bán dẫn 7,2% · Tài chính · Bảo hiểm 4,6% ↑ Theo 'Xu hướng hoạt động công nghiệp tháng 12' do Văn phòng thống kê quốc gia công bố vào ngày 30, tất cả sản xuất công nghiệp (không bao gồmyếu tố điều chỉnh theo mùa và nông, lâm nghiệp và đánh bắt) đã tăng 0,7% so với tháng trước. Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp lĩnh vực liên tiếp ghi nhận sự trồi sụt trong tăng trưởng từ sau tháng 8 giảm (-0,8%), đã quay đầu tăng vào tháng 9 (2,3%) sau đó tiếp tục giảm vào tháng 10 (-0,1%) và lại một lần nữa ghi nhận tăng trưởng dương vào tháng 11 (0,7%). Sản xuất khai khoáng, bao gồm cả công nghiệp chế tạo (0,3%), tăng 0,3%. Sản xuất của ngành khai khoáng đã chuyển thành tăng từ mức giảm 1,1% trong tháng 10. Sản xuất chất bán dẫn, vốn chậm chạp trong tháng 10 (-9,5%), đã tăng 7,2% do hiệu ứng cơ sở (base effect) được phản ánh. Linh kiện điện tử cũng tăng 7,4%. Mặt khác, ô tô giảm 8,8% do sự lan rộng của Covid19 ra nước ngoài. Các sản phẩm hóa chất (-8,4%) và quang học chính xác y tế (-5,5%) cũng đồng loạt giảm. Sản xuất của ngành dịch vụ tăng 0,7% trong tháng thứ ba liên tiếp. Tài chính·Bảo hiểm (4,6%) và bất động sản (3,3%) khiến sản xuất ngành dịch vụ tăng do giá cổ phiếu và giá bất động sản tăng mạnh. Tuy nhiên, do biện pháp giãn cách xã hội tiếp tục được duy trì và tăng cường từ tháng 11, sự sụt giảm chủ yếu ở nhóm nhà nghỉ và nhà hàng (-2,7%), y tế và phúc lợi xã hội (-0,8%), bán buôn và bán lẻ (-0,3%). Người ta phân tích rằng sự gia tăng sản xuất công nghiệp có tác động lớn đến xuất khẩu. Xuất khẩu trong tháng 11 tăng 4,0% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của chất bán dẫn (16,4%), màn hình (21,4%) và thiết bị truyền thông không dây (20,2%). ◇ Mức tiêu thụ giảm 0,9%, ghi nhận sụt giảm trong tháng thứ hai liên tiếp Doanh số bán lẻ, thể hiện xu hướng tiêu dùng trong tháng 11, giảm 0,9% so với tháng trước đó. Đây là mức giảm trong hai tháng liên tiếp sau tháng 10 (-1,0%). Doanh số bán hàng như quần áo (-6,9%) và hàng hóa lâu bền như ô tô du lịch (-0,4%) giảm đáng kể. Ahn Hyeong-jun, một nhà nghiên cứu thống kê xu hướng kinh tế tại Văn phòng Thống kê Quốc gia, cho biết, "Những mức sụt giảm này bị ảnh hưởng không chỉ bởi dịch bệnh bùng phát trở lại, mà còn do các biện pháp phogf dịch như yêu cầu hạn chế ra ngoài và ảnh hưởng của thời tiết tốt khiến quần áo mùa đông không bán được hàng. Mặt khác, xe du lịch không bán được do hiệu ứng cơ sở vì đã có rất nhiều xe được bán ra vào tháng 10 do tác động của các dòng xe mới." Đầu tư cơ sở vật chất tăng 3,6% do các khoản đầu tư tiếp tục tập trung chủ yếu vào chất bán dẫn và thiết bị sản xuất. Giống như sản xuất công nghiệp, đầu tư cơ sở vật chất cũng liên tục tăng hoặc giảm kể từ tháng 9. Ngoài ra, thời gian xây dựng thực tế mà các công ty xây dựng thi công tăng 2,1%. ◇ Chỉ số tổng hợp và chỉ số dẫn dắt cùng tăng trong tháng thứ 6 Sự biến động theo chu kỳ của chỉ số tổng hợp cho thấy nền kinh tế hiện tại đã tăng 0,5 điểm so với tháng trước đó. Sự biến động theo chu kỳ của chỉ số dẫn dắt, một chỉ số dự đoán nền kinh tế tương lai, cũng tăng 0,7 điểm. Mức tăng kết hợp của hai chỉ số ghi nhận lần này cũng là tháng thứ sáu liên tiếp, mức tăng liên tiếp dài nhất trong 21 năm và 3 tháng kể từ mức tăng liện tục trong 12 tháng từ tháng 9/1998 đến tháng 8/1999. Ông Ahn Hyeong-jun cho biết, "Sự giãn cách xã hội trong khu vực đô thị đã ảnh hưởng đến các chỉ số khi được nâng lên mức 1,5 vào ngày 19/11 và chỉ sau 5 ngày đã được tiếp tục nâng lên mức 2 vào ngày 24/11. Vào tháng 12, khi sự lan rộng của dịch bệnh ngày một lớn hơn, tác động của dịch bệnh lên các chỉ số được dự đoán sẽ còn nghiêm trọng hơn và kéo theo đó là sự bất ổn của các dịch vụ trực diện ngày càng tăng”. Chợ Namdaemun ở Jung-gu, Seoul chiều 30/11. Ảnh hưởng của làn sóng Covid19 thứ 3, tiêu dùng giảm tháng thứ 2 liên tiếp
TIN TỔNG HỢP
-
Kinh tế Chính trị Giá sản xuất tháng 12/2020 phục hồi
-
Đời sống Xã hội Tổng thống Moon Jae-in thông báo thỏa thuận tiềm năng về vắc xin COVID 19 của hãng Novavax cho 20 triệu người
-
Đời sống Xã hội Hàn Quốc xác nhận trường hợp thứ 67 mắc cúm gia cầm độc lực cao
-
Đời sống Xã hội Samsung hỗ trợ sản xuất thông minh sản phẩm ống tiêm vắc xin COVID-19
-
Đời sống Xã hội Korail bắt đầu mở bán vé tàu Tết
-
Đời sống Xã hội Xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số ngày càng phổ biến