kết quả tìm kiếm
Tìm kiếm tổng cộng 5
-
Giá tiêu dùng cả năm 0.5%↑…2 năm liên tiếp tăng trưởng ở mức 0%
Do hậu quả của dịch coronavirus mới (Covid19), mức tăng giá tiêu dùng năm nay vẫn ở mức 0% so với năm ngoái. Đây là lần đầu tiên tốc độ tăng giá tiêu dùng hàng năm về mức 0% trong năm thứ hai liên tiếp. Giá xăng dầu giảm 7,3% do sự lan rộng của Covid19 ra nước ngoài, và các dịch vụ công cộng giảm 1,9% do ảnh hưởng của các chính sách hỗ trợ. Biến động chỉ số giá tiêu dùng. ◇ Chỉ số vật giá cả năm chỉ đạt 0% trong 2 năm liên tiếp Theo xu hướng giá tiêu dùng tháng 12 và hàng năm do Cục Thống kê Quốc gia công bố ngày 31, chỉ số giá tiêu dùng năm nay là 105,42 (2015 = 100), tăng 0,5% so với một năm trước. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1965 khi các số liệu thống kê liên quan được báo cáo, tỷ lệ tăng giá tiêu dùng hàng năm đạt 0% trong năm thứ hai liên tiếp sau khi ghi nhận mức 0,4% của năm ngoái. Có 4 giai đoạn giá tiêu dùng hàng năm về 0% hàng năm, bao gồm năm nay 2020 (0.5%), năm ngoái 2019(0.4%), năm 2015 (0,7%), do ảnh hưởng của giá dầu thấp và suy thoái kinh tế trước đó chồng chéo lên nhau, và năm 1999 (0,8%), ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Ahn Hyeong-jun, một người phụ trách pân tích xu hướng kinh tế tại Cục Thống kê, cho biết, "Do giá dầu quốc tế giảm vì tác động tiêu cực của Covid19 khiến giá xăng dầu giảm và mức tăng trưởng của giá dịch vụ cá nhân như ăn uống và nghỉ ngơi cũng bị hạn chế do các biện pháp giãn cách xã hội. Sự sụt giảm trong các dịch vụ công do chính sách hỗ trợ của chính phủ như hỗ trợ chi trả cho học sinh trung học cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chỉ số vật giá cả năm." ◇ Giá thuê nhà tăng 0,2% · Dịch vụ công cộng giảm 1,9% Giá dịch vụ năm nay chỉ tăng 0,3% so với một năm trước. Dịch vụ cá nhân tăng 1,2%, mức thấp nhất trong tám năm kể từ năm 2012 (1,1%). Trong đó, tiền thuê nhà tăng 0,2%. Jeonse (tiền thuê đóng 1 lần) và tiền thuê hàng tháng tăng lần lượt 0,3% và 0,1%. Dịch vụ công giảm 1,9% do hỗ trợ chính sách liên quan đến Cvid19 và hỗ trợ công trong lĩnh vực giáo dục. Đây là mức thấp nhất kể từ khi thống kê được báo cáo vào năm 1985. Giá sản phẩm tăng 0,9%. Trong đó, giá nông sản và thủy sản tăng 6,7%. Đây là mức cao nhất kể từ năm 2011 (9,2%). Cải thảo (41,7%), hành tây (45,5%), cá thu (12,8%) và thịt lợn (10,7%) tăng. Sản phẩm công nghiệp giảm 0,2%. Điều này là do giá dầu giảm 7,3% do sự bùng phát của Covid19 ở nước ngoài. Điện, nước và gas giảm 1,4% do thành phố cắt giảm lượng cung cấp. ◇ Giá nguồn năm nay cũng ghi nhận mức thấp nhất kể từ năm 1999 Chỉ số giá nguồn (giá các mặt hàng loại trừ sản phẩm nông nghiệp và dầu mỏ) xác định xu hướng dài hạn, loại trừ lạm phát do yếu tố mùa vụ hoặc các cú sốc tạm thời, đã tăng 0,7% so với một năm trước. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 1999 (0,3%), sau khi thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính. Chỉ số giá nguồn loại trừ thực phẩm và năng lượng, là cơ sở của tiêu chuẩn Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), đã tăng 0,4% so với một năm trước. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ năm 1999 (-0,2%). Chỉ số thực phẩm tươi sống, được tính toán dựa trên 50 mặt hàng có mức giá dao động lớn tùy thuộc vào điều kiện thời tiết như cá, ngao sò, rau và trái cây, tăng 9,0% so với một năm trước. Đây là mức cao nhất kể từ năm 2010 (21,3%). 'Chỉ số giá cả theo cảm nhận thực', dựa trên 141 mặt hàng thường xuyên được mua và chi tiêu nhiều trong tổng số 460 mặt hàng, đã tăng 0,4% lên mức cao nhất kể từ năm 2018 (1,6%). ◇ Chỉ số giá ttiêu dùng tháng 12 ↑0.5%... Tháng thứ 3 liên tiếp ghi nhận tăng trưởng dưới 1% Tỷ lệ tăng hàng tháng đạt 0% trong 3 tháng liên tiếp. Trong tháng 12, chỉ số giá tiêu dùng là 105,67 (2015 = 100), tăng 0,5% so với một năm trước. Tỷ lệ tăng giá tiêu dùng hàng tháng năm nay đã tăng từ mức âm lên 0,0% vào tháng 6, 0,3% vào tháng 7, 0,7% vào tháng 8 và 1,0% vào tháng 9, nhưng sau đó lại giảm xuống 0,1% vào tháng 10 do tác động của hỗ trợ chi phí viễn thông của chính phủ. Sau đó, vào tháng 11, khi không còn chịu tác động của hiệu ứng hỗ trợ chi phí truyền thông thì chỉ số này đạt 0,6%, và tháng này là 0,5%. Giá nguồn của tháng 12 tăng 0,9% so với một năm trước. Ông Ahn Hyeong-jun cho biết, "Vào tháng 12, giá điện và nước nói chung đã giảm như giá hàng năm, ngược lại giá nông sản và gia súc lại tăng lên." Chợ bán buôn nông sản ở Gangseo, Seoul. Giá tiêu dùng cả năm 0.5%↑…2 năm liên tiếp tăng trưởng ở mức 0%
-
Giá tiêu dùng của Hàn Quốc tăng với tốc độ nhanh hơn trong tháng 11.
Giá tiêu dùng của Hàn Quốc trong tháng 11 đã tăng với tốc độ nhanh hơn so với một tháng trước đó khi giá nông sản và phí dịch vụ tăng lên. Theo dữ liệu của Thống kê Hàn Quốc, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,6% so với tháng trước, so với mức tăng 0,1% trong tháng trước, Trong tháng 10, tỷ lệ lạm phát của nước này tăng với tốc độ chậm nhất trong 4 tháng do các khoản trợ cấp của nhà nước đối với hóa đơn điện thoại di động. So với một tháng trước đó, lạm phát tiêu dùng của nước này đã giảm 0,1% vào tháng trước sau khi tháng 10 giảm 0,6%. Lạm phát cơ bản, không bao gồm giá thực phẩm và dầu biến động, đã tăng 0,6% vào tháng trước so với năm trước. Ahn Hyung-joon, một quan chức cấp cao của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc, cho biết: “Vào tháng 11, lạm phát tiêu dùng tăng lên do tác động của việc nhà nước trợ cấp một lần cho phí liên lạc và giá nông sản tăng”. Giá tiêu dùng của Hàn Quốc tăng với tốc độ nhanh hơn trong tháng 11.
-
Giá tiêu dùng tháng 10 tăng 0.1%…Ảnh hưởng từ việc hỗ trợ chi phí viễn thông
Tháng trước, tốc độ tăng giá tiêu dùng tăng không đáng kể, về 0% trong một tháng. Chính sách của chính phủ, hỗ trợ chi phí viễn thông 20.000 won đã làm giảm cước điện thoại di động kéo theo giảm mức tăng giá tiêu dùng nói chung. Do chi phí viễn thông giảm, lạm phát cơ bản theo chuẩn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1999. Biến động chỉ số giá tiêu dùng Theo báo cáo 'Xu hướng giá tiêu dùng' được công bố vào ngày 3 của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 là 105,61 (2015 = 100), tăng 0,1% so với cùng tháng năm ngoái. Đây là mức tăng nhỏ nhất kể từ tháng 6 (0,0%). Tốc độ tăng giá tiêu dùng vẫn ở mức 0% trong tháng 6 đến tháng 8 năm nay và tăng lên 1,0% vào tháng 9, nhưng lại quay đầu giảm vào tháng 10 vừa qua. Xét theo mặt hàng, sản phẩm tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhóm hàng nông sản và thủy sản tăng 13,3% do sản lượng thu hoạch sụt giảm vì ảnh hưởng của mùa mưa kéo dài. Đặc biệt, rau tăng 20,2%, nông sản tăng 18,7%. Hành tây (70,7%), hành lá (53,5%), cà chua (49,9%), táo (49,4%), và bột ớt đỏ (21,4%) cũng đồng loạt tăng. Trái lại, xà lách (-28,6%), củ cải non (-22,5%) và dưa chuột (-13,0%) lại giảm. Sản phẩm chăn nuôi tăng 7,5% và giá thủy sản tăng 5,6%. Ngược lại, do giá dầu quốc tế giảm nên các sản phẩm công nghiệp giảm 1,0%. Các sản phẩm dầu mỏ giảm 14,0% còn thực phẩm chế biến cũng chỉ tăng nhẹ. Điện, nước và gas cũng giảm 4,0% so với cùng kỳ năm ngoái. Dịch vụ giảm 0,8%, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 10/1999 (-0,9%). Điều này là do dịch vụ công giảm 6,6% do chính phủ hỗ trợ chi phí thông tin liên lạc và tăng cường hỗ trợ chi trả cho các trường trung học. Phí điện thoại di động giảm 21,7%, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 1/1996, khi các thống kê liên quan bắt đầu được thực hiện. Các khoản chi trả cho học sinh trung học giảm 74,4%. Dịch vụ cá nhân tăng 1,4%. Ăn tối bên ngoài tăng 1,0% và ăn ngoài hàng tăng 1,7%, tương ứng. Giá thuê nhà tăng 0,5% so với một năm trước, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 8/2018 (0,5%). Giá thuê nhà theo năm (0,6%) tăng mạnh nhất kể từ tháng 2 (0,6%) năm ngoái. Chỉ số này đã ghi nhận tháng thứ sáu tăng giá kể từ tháng 5/2019. Tiền thuê nhà hàng tháng đã tăng 0,3%. Theo mục đích chi tiêu, thực phẩm và đồ uống không cồn tăng 8,2% do nhu cầu về 'thực phẩm gia đình' tiếp tục nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng do ảnh hưởng của dịch Covid19. Mặt khác, rượu và thuốc lá (-0,1%), hàng gia dụng và dịch vụ dọn phòng (-0,2%), văn hóa giải trí (-0,5%) đồng loạt giảm. Chỉ số 'Sản phẩm nông nghiệp và loại trừ dầu mỏ' (giá gốc), được chuẩn bị để xác định xu hướng dài hạn, loại trừ các yếu tố mùa vụ hoặc biến động lạm phát do các cú sốc tạm thời, đã tăng 0,1% so với một năm trước. Lạm phát cơ bản loại trừ 'Chỉ số Thực phẩm và Năng lượng', theo cơ sở tiêu chuẩn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), giảm 0,3%, ghi nhận mức giảm lớn nhất kể từ tháng 9/1999 (-0,4%). Chỉ số 'Thực phẩm tươi sống', được tính toán dựa trên 50 mặt hàng có giá biến động lớn tùy thuộc vào điều kiện thời tiết như cá, động vật thân mềm vỏ (ngao, hến), rau và trái cây, tăng 19,9%. Trong đó, hoa quả tươi tăng 28,9% và rau củ quả tươi tăng 20,3%. Để dự đoán được giá cả theo cảm nhận thực, chỉ số giá sinh hoạt, được tạo ra dựa trên 141 mặt hàng thường xuyên được mua và chi tiêu nhiều trong tổng số 460 mặt hàng, đã giảm 0,7%. Chỉ số bao gồm chi phí cư trú, vốn làm tăng thêm chi phí dịch vụ trong khi sử dụng nhà sở hữu trong giá tiêu dùng, tăng 0,2%. Ông Ahn Hyeong-joon, Phó Giám đốc Thống kê Xu hướng Kinh tế của Văn phòng Thống kê cho biết: "Hóa đơn điện thoại di động sụt giảm do biện pháp hỗ trợ chi phí liên lạc 20.000 won của chính phủ, góp phần làm giảm tốc độ tăng giá tiêu dùng nói chung. Có thể có tác động từ việc kinh tế tăng trưởng chậm lại tuy nhiên tốc độ gia tăng của lạm phát cơ bản cũng đã giảm do ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ”. Tuy nhiên, ông nói thêm, "Vì hỗ trợ cho chi phí liên lạc là chỉ có một lần, nên việc lạm phát giảm do chi phí truyền thông được hạ giá sẽ không còn tồn tại vào tháng tới. Theo đó sẽ tạo nên yếu tố gia tăng lạm phát." Giá tiêu dùng tháng 10 tăng 0.1%…Ảnh hưởng từ việc hỗ trợ chi phí viễn thông
-
Hàn Quốc: Tỷ lệ gia tăng giá tiêu dùng tháng 6 là 0%
Tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng của Hàn Quốc trong tháng 6/2020 đã cho thấy sự ổn định sau khi ghi nhận mức âm vào tháng 5. Theo 'Xu hướng giá cả tiêu dùng' của văn phòng thống kê Hàn Quốc công bố vào ngày 2, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 6 là 104,87 (năm gốc 2015=100), tương đương với cùng kỳ năm ngoái. Ahn Hyung-Jun cán bộ thống kê xu hướng kinh tế của văn phòng thống kê giải thích "Có thể thấy vật giá đạt 0% nếu xét đến số thập phân thứ nhất theo hướng dẫn của tổ chức lao động quốc tế (ILO)." Năm nay, tỷ lệ giá tiêu dùng đã tăng lên 1%, nhưng đã giảm xuống 0% vào tháng Tư (0,1%) do hậu quả của Covid19, và sau đó giảm xuống mức âm (-0,3%) vào tháng 5. Đó cũng là mức âm sau 8 tháng kể từ lần giảm xuống chỉ số âm đầu tiên vào tháng 9 năm ngoái (-0,4%). Giá nông sản, chăn nuôi và thủy sản tăng (4,6%) làm tăng tỷ lệ lạm phát chung lên 0,35 điểm phần trăm, nhưng giá dầu giảm (-15,4%) và dịch vụ công (-2,0%) giảm cũng đã kéo theo mức giảm chung lần lượt là 0,68% và 0,28%. Việc tăng giá nông sản và chăn nuôi chịu ảnh hưởng lớn từ giá vật nuôi tăng 10,5% do nhu cầu tăng khi người dân chuyển sang trạng thái sinh hoạt phòng dịch và đã nhận được hỗ trợ thảm họa khẩn cấp. Mặt khác, giá các sản phẩm công nghiệp như dầu mỏ đã giảm 1,4%. Trong số các dịch vụ, dịch vụ cá nhân tăng 1,0% và thuế nhà đất tăng 0,2%. Ông Ahn cho biết "Sản xuất của ngành công nghiệp thực phẩm và nhà ở tăng 14,4% do tác động của trợ cấp thiên tai tuy nhiên đối với tiêu dùng trong lĩnh vực ăn ngoài (외식) thì chỉ dừng ở mức 0,6%. Lạm phát là một chỉ số kéo dài chứ không phải là một xu hướng trong hoạt động công nghiệp, do đó, hiệu quả của khoản trợ cấp thiên tai có thể sẽ được phản ánh muộn hơn một chút." Văn phòng thống kê quốc gia giải thích rằng vào tháng 7, sẽ có các yếu tố khiến giá tiêu dùng biến động. "Các yếu tố khiến chỉ số tăng có thể đến từ giá dầu và diễn biến tích cực của ngành bán lẻ. Giá dầu có thể sẽ tăng khi phản ảnh sự gia tăng của giá dầu quốc tế. Doanh số bán lẻ cũng có khả năng tăng lên khi sản xuất dịch vụ bắt đầu tốt lên do một phần nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại. Tuy nhiên yếu tố khiến chỉ số giảm xuống là sự suy giảm trong giá dịch vụ công của lĩnh vực giáo dục cũng như nhu cầu tiêu dùng vẫn còn chậm chạp do các biện pháp giãn cách xã hội." ông Ahn giải thích. Xu hướng tăng giảm của chỉ số giá tiêu dùng Hàn Quốc: Tỷ lệ gia tăng giá tiêu dùng tháng 6 là 0%
-
Hàn Quốc: Giá tiêu dùng tháng 5 ↓0.3%…Ghi nhận mức 'âm' sau 8 tháng
Xu hướng tăng giảm của giá tiêu dùng Giá tiêu dùng của Hàn Quốc trong tháng 5 đã ghi nhận mức 'âm' sau 8 tháng. Theo báo cáo 'Xu hướng giá tiêu dùng' do Cục Thống kê Quốc gia Hàn Quốc công bố, chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 là 104,71, giảm 0,3% so với cùng tháng năm ngoái và giảm 0,2% so với tháng trước đó. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 9 năm ngoái, giá tiêu dùng tăng trưởng âm. Văn phòng thống kê quốc gia cho biết do giá dầu quốc tế lao dốc kéo theo giá dầu giảm 18,7%. Đồng thời lạm phát giá dịch vụ công có tác động đáng kể đến việc thực hiện giáo dục trung học miễn phí. Mặt khác, giá nông sản, chăn nuôi và thủy sản tăng 3,1% và được phân tích rằng nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng tiêu thụ nguyên liệu thực phẩm là bởi vì người dân có xu hướng nấu ăn ở nhà nhiều hơn do lo ngại dịch Covid19. Một quan chức của Văn phòng Thống kê Quốc gia cho biết "Giá tiêu dùng tháng 5 giảm mạnh là do các yếu tố như giá dầu quốc tế và giá dịch vụ công cộng giảm. Sẽ không phù hợp để đánh giá đây là tín hiệu của việc giảm lạm phát phát nếu dựa trên con số này." Hàn Quốc: Giá tiêu dùng tháng 5 ↓0.3%…Ghi nhận mức 'âm' sau 8 tháng
1
TIN TỔNG HỢP
-
Đời sống Xã hội Các công ty thưởng Tết năm nay như thế nào?
-
Kinh tế Chính trị Các cửa hàng mỹ phẩm Hàn Quốc 'bị vùi dập' bởi đại dịch COVID 19
-
Kinh tế Chính trị Vật giá leo thang đầu năm mới chỉ là 'màn dạo đầu'
-
Đời sống Xã hội SK Bioscience sẽ quản lý việc phân phối vắc xin COVID-19 tại Hàn Quốc
-
VIỆT NAM Việt Nam chính thức khai mạc Đại hội lần thứ XIII của Đảng
-
Đời sống Xã hội Liệu có xảy ra tình trạng 'hỗn loạn giao hàng' vào Tết nguyên đán?