kết quả tìm kiếm
Tìm kiếm tổng cộng 38
-
Liệu có xảy ra tình trạng 'hỗn loạn giao hàng' vào Tết nguyên đán?…Bài toán tăng giá vận chuyển vẫn còn để ngỏ
Do phía công ty chuyển phát và phía người lao động đã thống nhất được các biện pháp để ngăn chặn tình trạng làm việc quá sức nên việc chuyển phát hàng hóa sẽ không bị gián đoạn trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, người ta chỉ ra rằng nếu muốn cải thiện môi trường làm việc một cách toàn diện, cuối cùng không có lựa chọn nào khác ngoài việc tăng chi phí giao hàng. Chính phủ có kế hoạch công bố kế hoạch hiện thực hóa chi phí giao hàng vào cuối tháng 6 sau khi tiến hành nghiên cứu đầy đủ, nhưng việc tăng chi phí giao hàng sẽ lập tức dẫn đến gánh nặng cho người tiêu dùng, vì vậy việc mang lại một thỏa hiệp xã hội dự kiến vẫn là một nhiệm vụ trong tương lai. Theo Hiệp hội lao động vận chuyển toàn quốc vào ngày 21, thỏa thuận thống nhất giữa người chuyển phát và liên đoàn lao động vào ngày đó là ▲ làm rõ công việc phân loại bưu kiện chuyển phát ▲ phạm vi công việc của người chuyển phát nhanh và đầu tư thêm nhân viên phụ trách phân loại ▲ chi phí hỗ trợ trong trường hợp người giao hàng đông thời thực hiện công việc phân loại ▲ các điều kiện làm việc phù hợp hơn cho người giao hàng ▲ cải thiện cơ cấu giao dịch của các chi phí vận chuyển ▲ chuẩn bị các biện pháp đặc biệt cho mùa cao điểm như dịp lễ Tết ▲ hợp đồng lao động tiêu chuẩn. Công việc phân loại bưu kiện, được coi là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng làm việc quá sức, đã bị loại ra khỏi phạm vi công việc cơ bản của người chuyển phát, và phía công ty vận chuyển cần phải chịu trách nhiệm trong việc thuê riêng và chi trả chi phí cho nhân lực phụ trách phân loại. Điều quan trọng là nếu người chuyển phát phải kiêm thêm việc phân loại, thì phải có thêm tiền hỗ trợ tương ứng để dần xóa bỏ thói quen phi lý của các công ty khi coi việc phân loại như là công việc đương nhiên mà nhân viên chuyển phát phải thực hiện. Khi đạt được thỏa thuận về quy trình phân loại, vấn đề bất mãn nhất của người lao động trong ngành chuyển phát, công đoàn quyết định sẽ không tiến hành cuộc tổng đình công như đã thông báo trước đó nữa. Do đó, có vẻ như sẽ không có sự gián đoạn chuyển phát trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán sắp tới vì lo sợ người lao động đình công như mọi người dự đoán. Jin Gyeong-ho, Phó chủ tịch cấp cao của công đoàn chuyển phát, giải thích, “Nếu phải tóm tắt lại những chi tiết trong cuộc thảo luận đầu tiên thì đó là chúng ta đã đạt được thỏa thuận mà những người công nhân vận chuyển được giải phóng hoàn toàn khỏi công việc phân loại, thứ vốn được coi là công việc đương nhiên của người chuyển phát trong suốt 28 năm qua." ◇ Tăng hay Không tăng phí vận chuyển?…Sẽ được thảo luận chính thức từ tháng 2 Trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nỗi lo về tình trạng gián đoạn giao hàng đã được xóa bỏ tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề cầ được xem xét chi tiết. Đó chính là chi phí giao hàng vẫn chưa được quyết định. Các chuyên gia cho rằng, để cải thiện cơ bản môi trường làm việc, không có lựa chọn nào khác ngoài việc tăng chi phí giao hàng. So với nước ngoài, chi phí giao hàng tại Hàn Quốc rẻ hơn tương đối nhiều. Theo hiệp hội chuyển phát, chi phí chuyển phát ở Mỹ là hơn 9.000 won, Nhật Bản là 7200 won tuy nhiên con số này chỉ là 2.269 won ở Hàn Quốc, chưa bằng một phần ba so với Mỹ và Nhật Bản. Do sự cạnh tranh về giá nên chi phí chuyển phát bưu kiện đã giảm từ 3.265 won vào năm 2002 xuống còn 2.200 won. Rất khó để mong đợi nhiều đầu tư hơn để cải thiện việc đối xử với các tài xế chuyển phát do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty. Vấn đề là rất khó để đạt được sự đồng thuận xã hội, vì gia tăng chi phí giao hàng có thể là gánh nặng đối với người tiêu dùng đang trải qua thời kỳ khó khăn do hậu quả của đợt nhiễm coronavirus mới (Covid19). Hơn nữa nếu đặt vấn đề chi phí giao hàng qua một bên thì cấu trúc giao dịch giữa các công ty chuyển phát và các công ty mua sắm trên internet cũng nên được cải thiện. Khi chi phí chuyển phát của một người tiêu dùng là 2.500 won, phần của công ty chuyển phát là 1.730 won còn phần của các trang web mua sắm online là hơn 730 won. Có thể thấy các trang web mua sắm online đã lấy 29% phí chuyển phát. Các công ty mua sắm trên Internet giải thích rằng đó là chi phí trong danh mục chi phí đóng gói. Tuy nhiên, công đoan chuyển phát cho rằng số tiền này là quá nhiều. Theo ngành chuyển phát bưu kiện, chi phí dành cho đóng gói chỉ rơi vào khoảng 100~200 won. Theo đó, cả công đoàn và các công ty chuyển phát đều thận trọng khi đưa ra ý kiến về việc tăng chi phí giao hàng. Một quan chức công đoàn cho biết “Nếu tăng phí vận chuyển thì vấn đề cần giải quyết tiếp theo là sự gia tăng gánh nặng của người tiêu dùng. Điều này đòi hỏi sự đồng thuận lớn của xã hội. Một quan chức của một công ty chuyển phát cho biết “Nếu chi phí chuyển phát tăng lên thì cũng không có gì chắc chắn rằng môi trường làm việc cho lao động sẽ được cải thiện. Rất khó để có thể chỉ ra được hiệu quả mong đợi của việc này." Kế hoạch hiện thực hóa chi phí giao hàng sẽ được thảo luận trong cơ chế đồng thuận xã hội lần hai bắt đầu vào tháng Hai tới. Bộ Đất đai Cơ sở hạ tầng và Giao thông có kế hoạch tiến hành các dịch vụ nghiên cứu vào tháng 3 và công bố công khai kế hoạch thực hiện chi phí giao hàng và cải thiện cơ cấu giao dịch vào cuối tháng 6. Phó Chủ tịch cấp cao Jin cho biết, "Chúng tôi sẽ tìm kiếm biện pháp để cải thiện 2 vấn đề đó là cấu trúc giao dịch và phí giao hàng chưa hợp lý. Nó sẽ được thảo luận và giải quyết một cách nghiêm túc tại tổ chức đồng thuận xã hội lần hai dự kiến được tổ chức vào ngày 17/2." Liệu có xảy ra tình trạng 'hỗn loạn giao hàng' vào Tết nguyên đán?…Bài toán tăng giá vận chuyển vẫn còn để ngỏ
-
Giá sản xuất tháng 12/2020 phục hồi…Sản phẩm nông nghiệp 6%↑
Giá sản xuất đã tăng sau ba tháng, chủ yếu là do sự tăng giá của các mặt hàng nông sản. Xu hướng chỉ số giá sản xuất Theo Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) vào ngày 21, chỉ số giá sản xuất tháng 12 năm ngoái là 103,78 (năm 2015 là 100), tăng 0,7% so với tháng 11 (103,09). Chỉ số giá sản xuất đã ghi nhận sụt giảm sau 5 tháng vào 10/2020 và tăng trở lại trong 3 tháng sau khi duy trì mức tương tự vào tháng 11. Khi xem xét tỷ lệ biến động hàng tháng theo mặt hàng, giá nông·lâm·thủy sản tăng 2,3% và giá hàng công nghiệp tăng 1%. Sản phẩm chăn nuôi (-1%) và thủy sản (-0,6%) giảm, nhưng các sản phẩm nông nghiệp nói chung tăng 5,9% như dâu tây (116,8%), táo (21,3%) và dưa chuột (59,6%). Do giá than và sản phẩm xăng dầu (11%) và sản phẩm hóa chất (1,2%) tăng, giá sản xuất sản phẩm công nghiệp cũng tăng 1,0% so với tháng trước. Mặt khác, trong nhóm hàng công nghiệp, giá máy vi tính, điện tử và thiết bị quang học giảm 0,2%. Giá sản xuất trong ngành dịch vụ cũng tăng 0,2% so với tháng 11. Nhóm ngành tài chính và bảo hiểm (1,8%) có mức tăng lớn nhất, trong khi bất động sản (0,1%) truyền thông và phát thanh truyền hình (0,1%) cũng tăng nhẹ. Một quan chức BoK giải thích, "Chỉ số giá sản xuất trong tháng 12 cho thấy xu hướng tăng trong ba tháng do giá dầu quốc tế hồi phục và giá nông sản tăng cao." Chỉ số giá sản xuất tháng 12/2020 cao hơn 0,1% so với cùng kỳ năm trước đó. Sản phẩm từ than và xăng dầu giảm 24,8%, trong khi nông, lâm, thủy sản tăng 7,8%. Chỉ số giá cung ứng trong nước, đo lường biến động giá bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu, tăng 0,7% so với tháng trước nhưng giảm 2,7% so với cùng kỳ năm 2019. Chỉ số giá tổng sản lượng trong tháng 12, bao gồm cả xuất khẩu và vận chuyển nội địa, cũng tăng 0,5% so với tháng 11, nhưng giảm 1,4% so với cùng kỳ một năm trước đó. Năm ngoái, chỉ số giá sản xuất hàng năm và chỉ số giá cung ứng trong nước lần lượt giảm 0,5% và 2,3% so với năm 2019. Giá sản xuất tháng 12/2020 phục hồi…Sản phẩm nông nghiệp 6%↑
-
Người tiêu dùng Hàn Quốc bắt đầu có nhận thức tích cực hơn với việc mua bán đồ đã qua sử dụng
Theo kết quả khảo sát, tại Hàn Quốc cứ 10 người tiêu dùng thì có 8 người đã mua hàng hóa đã qua sử dụng và việc từ chối các giao dịch đã qua sử dụng đã giảm hơn so với trước đây. Một số ứng dụng mua bán đồ cũ tại Hàn Quốc Theo kết quả của cuộc khảo sát 1.000 người tiêu dùng vào tháng trước của công ty nghiên cứu thị trường Embrain Trend Monitor vào ngày 30, 76% người được hỏi cho biết họ đã từng mua đồ đã qua sử dụng. Hơn một nửa (54,9%) đối tượng được khảo sát cho biết họ có trải nghiệm mua đồ cũ đã qua sử dụng trong năm ngoái. Quần áo (29,6%) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng được mua, tiếp theo là thiết bị kỹ thuật số (25,3%), sách (23,7%) và hàng hóa linh tinh (20,3%). Vói câu hỏi "Lý do mua hàng đã qua sử dụng là gì?", câu trả lời 'giá thấp' thường được nhắc đến nhiều nhất với 65,3%. 32,6% số người được hỏi trả lời 'vì việc mua đồ cũ đã qua sử dụng gần đây đã trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn'. Các yếu tố cần cân nhắc khi mua hàng đã qua sử dụng chủ yếu là tình trạng sản phẩm (68,9%) và giá cả (63,9%), tiếp theo là xếp hạng tín dụng của người bán (37,6%). 62,1% số người được hỏi cho biết họ đã có kinh nghiệm bán hàng đã qua sử dụng trực tiếp và 44,5% số người đã làm việc đó trong năm ngoái. 67,1% cho biết sự cảm giác nghi ngờ của họ đối với các mặt hàng đã qua sử dụng gần đây đã giảm hơn so với trước đây. Theo thế hệ, 72,4% ở độ tuổi 20 và 70,4% ở độ tuổi 30 trả lời rằng sự nghi ngờ của họ giảm xuống, cho thấy nhận thức tích cực hơn so với những người ở độ tuổi 40 (64%) và 50 (61,6%). 68,9% người được hỏi trả lời rằng mua bán đồ cũ là cách hợp lý để tìm được những sản phẩm mong muốn với giá rẻ. Điều này dường như là do sự tiện lợi của giao dịch đã qua sử dụng đã tăng lên do sự gia tăng của các nền tảng liên quan như các ứng dụng mua bán đồ cũ. Trên thực tế, 55% số người được hỏi nói rằng việc sử dụng một nền tảng mua bán đồ cũ đã giúp làm giảm sự nghi ngờ của họ. Tuy nhiên, chỉ 28% tin vào các ứng dụng này và công nhận đây là nơi có thể tin tưởng để giao dịch. Đặc biệt, 57,5% cho rằng họ có nguy cơ cao bị lừa đảo khi thực hiện các giao dịch mua bán đồ cũ. 49,1% trả lời rằng giữa mô tả sản phẩm của người bán và sản phẩm thực tế có thể có sự khác biệt lớn. 42,3% người được hỏi lo ngại rằng họ có thể bị mua hớ vì không có giới hạn về giá. Embrain Trend Monitor phân tích rằng "mặc dù cảm giác nghi ngờ đối với các giao dịch đã qua sử dụng vẫn còn hiện hữu nhưng nhận thức chung đã được cải thiện theo hướng tích cực. Nhận thức tiêu cực là do lo ngại về phương thức giao dịch hơn là ái ngại với bản thân hàng hóa đã qua sử dụng." Người tiêu dùng Hàn Quốc bắt đầu có nhận thức tích cực hơn với việc mua bán đồ đã qua sử dụng
-
Khủng hoảng phân phối ngoại tuyến…Dịch Covid19 khiến các công ty phải tiếp tục giảm thiểu nhân lực
Tái cấu trúc lực lượng lao động trong ngành phân phối ngoại tuyến đang diễn ra mạnh mẽ. Các công ty lớn được gọi là “Big 3” trong ngành phân phối ngoại tuyến như Lotte, Shinsegae và Hyundai đã giảm hơn 2.400 nhân viên trong vòng 9 tháng đầu năm nay. Do sự lây nhiễm coronavirus mới (Covid19), việc tái cấu trúc các doanh nghiệp ngoại tuyến đang diễn ra mạnh mẽ và tốc độ cắt giảm nhân lực cũng đang được đẩy nhanh. Khi cuộc khủng hoảng Covid19 kéo dài và hoạt động của các công ty phân phối với các cửa hàng ngoại tuyến tiếp tục xấu đi, dự kiến việc cắt giảm lực lượng lao động vào cuối năm nay sẽ còn tiếp tục kéo dài. Hiện trạng tuyển dụng của 3 công ty đứng đầu ngành lưu thông (thứ tự từ trái qua phải: Lotte Shopping - Shinsaege - Hyndai Department Store) ) Theo một công bố của Dịch vụ Giám sát Tài chính vào ngày 19, tổng số nhân viên tại Lotte Shopping, Shinsegae Group và Hyundai Department Store Group đã giảm từ 56.710 người vào cuối năm ngoái xuống còn 54.291 người vào tháng 9 năm nay, giảm đi tổng cộng 2.419 người. Đặc biệt, Lotte Shopping là nơi tích cực tham gia vào việc tái cơ cấu các cửa hàng dẫn đến số lượng nhân viên bị cắt giảm nhiều nhất (1.994 người). Trung tâm thương mại của Tập đoàn Shinsegae và E-Mart đã giảm tổng cộng 518 người. Ngược lại, trung tâm thương mại Hyundai lại tăng 93 người do thúc đẩy kinh doanh và mở cửa hàng mới. Việc các nhà bán lẻ lớn cắt giảm nhân lực là do việc tổ chức các cửa hàng offline phù hợp với xu hướng ngành phân phối đang chuyển từ offline sang online. Trước đó, Lotte Shopping đã thông báo rằng họ sẽ đóng cửa 120 cửa hàng (5 cửa hàng bách hóa, 16 siêu thị nhỏ, 74 đại siêu thị và 25 cửa hàng mỹ phẩm LOHBs) trong năm nay. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng rất khó để tái cơ cấu nhân lực thông qua việc sắp xếp lại nhân lực, chẳng hạn như chuyển nhân lực từ các cửa hàng đã đóng cửa sang các cửa hàng lân cận. Trên thực tế, khoảng 2.000 nhân viên đã biến mất trong khi 100 cửa hàng bị đóng cửa. Tập đoàn Shinsegae cũng cắt giảm nhân lực khi thanh lý các mảng kinh doanh không có khả năng sinh lời như Pierrot Shopping và Boots do E-Mart điều hành. Tính đến tháng 9 năm nay, số lượng nhân viên của E-Mart là 25.310 người, giảm 469 người. Việc tái cấu trúc ngành phân phối không chỉ giới hạn ở các công ty phân phối lớn. Amorepacific, một nhà sản xuất mỹ phẩm, đã giảm số lượng nhân viên của mình từ 6.064 người vào năm ngoái xuống còn 5.855 người vào tháng 9 năm nay, giảm hơn 200 người do công ty quyết định đóng cửa bớt 1 số cửa hàng ngoại tuyến của Innisfree và Aritaum. Việc tái cơ cấu ngành phân phối dự kiến sẽ tiếp tục tăng vào cuối năm. Lotte Shopping hiện đang tiến hành tái cơ cấu nhân lực đối với 140 nhân viên (Lotte Department Store + Lotte Mart) đã ở vị trí cũ lâu năm hoặc chưa áp dụng hệ thống lương cao điểm. Việc tái cấu trúc đã được thực hiện hàng năm đối với nhân viên cấp cao, nhưng năm nay có thông tin cho rằng quy mô đã được tăng hơn hai lần bằng cách mở rộng lên cấp quản lý. Tập đoàn Amorepacific cũng đã quyết định nhận chế độ hưu trí lần đầu tiên sau 75 năm kể từ ngày thành lập, nhắm đến những nhân viên có hơn 15 năm công tác vào cuối năm nay. Một quan chức trong ngành phân phối cho biết, "Tâm lý tiêu dùng đã giảm xuống do sự tái bùng phát nhiều lần của dịch bệnh, và khiến xu hướng tiêu dùng chuyển sang phương thức mua sắm trực tuyến. Theo đó, số lượng khách hàng ghé thăm các cửa hàng ngoại tuyến ngày ngày một giảm. Vì không thể ngay lập tức thay đổi bản chất của cửa hàng ngoại tuyến nên dự kiến trước hết các doanh nghiệp sẽ đẩy nhanh việc giảm chi phí cố định bằng cách cắt giảm nhân lực.” Mặt khác, ngành thương mại điện tử ngày càng phát triển với nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng cao giúp tạo ra thêm không ít việc làm. Theo Dịch vụ Hưu trí Quốc gia, Coupang đã thuê hơn 14.000 người trong năm nay, và số lượng nhân viên đã vượt qua 40.000 người, đồng thời lọt vào Top 3 về việc làm sau Samsung Electronics và Hyundai Motors. EBay Korea và 11st, nơi điều hành Gmarket và Auction, cũng đang có kế hoạch tuyển dụng khoảng 100 người mỗi công ty trong năm nay. Khủng hoảng phân phối ngoại tuyến…Dịch Covid19 khiến các công ty phải tiếp tục giảm thiểu nhân lực
-
E-Land bán lại mảng kinh doanh quần áo nữ ... "Tập trung vào Thương hiệu sản xuất và phân phối (SPA)· Thương hiệu thể thao"
E-Land bán lại mảng kinh doanh thời trang nữ. E-Land đã công bố vào ngày 17 rằng họ có kế hoạch bán mảng kinh doanh quần áo nữ để tập trung vào các thương hiệu sản xuất và phân phối (SPA) và các doanh nghiệp thương hiệu thể thao, đồng thời đầu tư toàn diện vào các nền tảng trực tuyến. Bộ phận kinh doanh quần áo nữ của E-Land bao gồm sáu thương hiệu: Miso, Roem, Evelyn, Klavis, Nine (W9) và E&C World's EnC của E-Land World. Doanh thu hàng năm của các thương hiệu này là khoảng 300 tỷ won, mức cao nhất trong ngành. Hiện tại, có tổng cộng 500 cửa hàng offline của 6 thương hiệu quần áo nữ. Doanh số bán hàng trực tuyến tăng trung bình 50% trong ba năm. Một quan chức của E-Land cho biết, "Chúng tôi sẽ đưa ngành kinh doanh quần áo nữ trở thành một tập đoàn độc lập và bán nó cho các nhà đầu tư tài chính, sau đó hình thành một liên minh chiến lược. Việc tổ chức lại danh mục thời trang này là một biện pháp ưu tiên để đảm bảo khả năng cạnh tranh toàn cầu thông qua việc đầu tư và vận hành phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị kinh doanh." Ông nói thêm, "E-Land có kế hoạch tập trung vào việc phát triển thương hiệu SPA, hãng thời trang Spao và thương hiệu thể thao New Balance thành các thương hiệu lớn toàn cầu." Về vấn đề này, E-Land quyết định chọn Samsung Securities làm cố vấn tài chính và phân phối bản cáo bạch đầu tư (IM) cho các nhà đầu tư tiềm năng như nhà đầu tư tài chính (FI) và nhà đầu tư chiến lược (SI). Cac thư ngỏ ý đầu tư dự kiến sẽ được E-Land tiếp nhận nhận cho đến cuối tháng sau. E-Land bán lại mảng kinh doanh quần áo nữ ... "Tập trung vào Thương hiệu sản xuất và phân phối (SPA)· Thương hiệu thể th…
-
Khai trương sự kiện "Korea Fashion Market"…334 thương hiệu giảm giá lên tới 90%
'Korea Fashion Market Season 2', một sự kiện khuyến mãi giảm giá quy mô lớn trong ngành thời trang, sẽ được tổ chức từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 5 tháng 11 tới đây. Vào sáng ngày 26 tháng 6, người dân mua sắm tại sự kiện 'Korea Fashion Market' mùa 1 ở chi nhánh Jamsil của Trung tâm thương mại Lotte tại Seoul. Nó được chuẩn bị như một phần của 'Lễ hội giảm giá Hàn Quốc 2020' (Korea Sale Festival), sẽ được tổ chức bắt đầu vào ngày 1 tháng sau nhằm giúp các doanh nghiệp cũng như các nhãn hàng thời trang vượt qua cuộc khủng hoảng do tác động tiêu cực của sự suy thoái kinh tế liên tục và dịch bệnh Covid19. Đây là lần thứ hai sự kiện được tổ chức sau 'mùa 1' (season 1) được tổ chức vào tháng 6 vừa qua. Được biết trong sự kiện lần này số lượng công ty tham gia tăng gần gấp đôi so với mùa 1. Các nền tảng thời trang trực tuyến như Naver, Musinsa và W Concept cũng sẽ tham gia với tư cách là nhà phân phối. Với các cửa hàng trực tiếp có nhiều trung tâm thương mại như Lotte, Shinsegae, Hyundai cùng với các đại lý khác tham gia với mức khuyến mại có thể lên tới 90% cho 334 nhãn hiệu thời trang như quần áo nữ, nam, trang phục thường ngày, trang phục ngoài trời, trang phục công sở, quần áo chơi gôn và quần áo trẻ em. Tại sự kiện khai trương được tổ chức tại chi nhánh Jamsil của Lotte Department Store vào ngày hôm nay Thứ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Jeong Seung-il, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Thời trang Hàn Quốc Han Joon-suk, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Dệt may Hàn Quốc Jeong Dong-chang, Chủ tịch Hiệp hội Trung tâm thương mại Hàn Quốc Hwang Beom-seok, và Đại diện W Concept Lee Eun-cheol đã tham dự. Một buổi trình diễn thời trang trực tuyến bao gồm các sản phẩm tham gia sự kiện cũng đã được tổ chức và phát sóng thông qua nhiều kênh khác nhau như 'Naver V Live'. Một buổi phát sóng đặc biệt đã được tổ chức trên '100live', một kênh thương mại trực tiếp ở Trung tâm Thương mại Lotte, trong đó Thứ trưởng Jung cũng xuất hiện với tư cách là người bán sản phẩm. Trong lời phát biểu chúc mừng, Thứ trưởng Jung nói: "Tôi mong muốn tạo động lực thúc đẩy tiêu dùng thông qua Thị trường thời trang Hàn Quốc cùng sự hợp tác giữa chính phủ và ngành phân phối với tinh thần đôi bên cùng có lợi." Khai trương sự kiện "Korea Fashion Market"…334 thương hiệu giảm giá lên tới 90%
-
Người dân Hàn Quốc ngày càng chi nhiều tiền mua sắm đồ cho thú cưng
Dữ liệu do một trung tâm mua sắm trực tuyến nổi tiếng công bố cho thấy, những người mua sắm Hàn Quốc có nuôi thú cưng đã chi nhiều tiền hơn cho những người bạn động vật của họ so với số tiền chi cho bản thân. Theo số liệu của chính phủ, có ít nhất 5,9 triệu hộ gia đình Hàn Quốc có vật nuôi. Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Các vấn đề Nông thôn suy đoán rằng có khoảng 5,9 triệu con chó và 2,5 triệu con mèo được nuôi như thú cưng trong gia đình. Thị trường các sản phẩm dành cho thú cưng tại Hàn Quốc dự kiến đạt 3,7 nghìn tỷ won (32,7 tỷ USD) vào năm 2020. Market Kurly, một trung tâm mua sắm trực tuyến nổi tiếng với hệ thống giao hàng qua đêm, cho biết trong một tuyên bố vào ngày 28 rằng số tiền trung bình chi cho các sản phẩm thú cưng thông qua một giao dịch trực tuyến duy nhất ở mức khoảng 70.000 won (61,9 USD) trong 10 tháng đầu tiên của năm nay. Tuy nhiên điều thú vị là khi mua các sản phẩm khác, người tiêu dùng Hàn Quốc đã chi ra ít hơn 36% so với khi mua sản phẩm cho thú cưng. Một quan chức của Market Kurly cho biết: “Chúng tôi tin rằng những người chủ đã tìm kiếm các sản phẩm dành cho vật nuôi để giảm bớt căng thẳng cho thú cưng của mình do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid19 gây ra.” Các sản phẩm thú cưng phổ biến nhất là đồ chơi, sau đó là đồ ăn nhẹ và thức ăn. Doanh số bán sản phẩm dành cho thú cưng từ tháng 3 đến tháng 10 cũng đã tăng 1,097% so với cùng kỳ năm ngoái. Market Kurly đã xâm nhập vào thị trường trung tâm mua sắm trực tuyến vào năm 2014, thu hút sự chú ý từ các bà mẹ đi làm hoặc các hộ gia đình độc thân quá bận rộn để đi mua sắm. Trong khi Market Kurly cung cấp nhiều loại nguyên liệu thực phẩm tươi sống thông qua dịch vụ giao hàng qua đêm, thì gói thực phẩm sơ chế sẵn (meal-kit) cũng như các gói đồ ăn chế biến sẵn dễ nấu được người tiêu dùng trẻ ưa chuộng. Các trung tâm mua sắm trực tuyến đã tăng cường lượng khách hàng trong năm nay khi người tiêu dùng chọn mua hàng thông qua các trung tâm mua sắm trực tuyến thay vì đến các cửa hàng tiện lợi và siêu thị nhằm giảm bớt sự lây lan của dịch bệnh. Người dân Hàn Quốc ngày càng chi nhiều tiền mua sắm đồ cho thú cưng
-
Hàn Quốc: Gia hạn vô thời hạn bán hàng miễn thuế tồn kho…Xem xét cho phép vận chuyển hàng miễn thuế ra nước ngoài
Việc bán hàng miễn thuế thương mại đã được gia hạn vô thời hạn. Hàng người đứng xếp hàng chờ mua các sản phẩm miễn thuế trước cửa hàng miễn thuế Shilla (Shilla Duty-free) vào tháng 7/2020 Cơ quan Hải quan Hàn Quốc vào ngày 27 thông báo rằng họ sẽ cho phép thông quan nhập khẩu hàng miễn thuế từ hàng tồn kho để hỗ trợ ngành công nghiệp miễn thuế, vốn đang gặp khủng hoảng nghiêm trọng do dịch coronavirus mới (Covid19). Trước đó, Cơ quan Hải quan Hàn Quốc đã lên kế hoạch cho phép bán thương mại hàng hóa miễn thuế tồn kho cho đến ngày hôm nay (28/10). Theo đó, từ nay cho đến cuối năm các doanh nghiệp miễn thuế có thể giao những sản phẩm miễn thuế cho bên thứ ba thay vì nơi mua hàng. Thêm vào đó, Cục Hải quan Hàn Quốc đã quyết định xem xét trong năm nay kế hoạch cho phép những người mua nước ngoài đã đăng ký trước với cơ quan hải quan được vận chuyển hàng miễn thuế ra nước ngoài tại các địa điểm giao hàng được chỉ định. Cơ quan Hải quan Hàn Quốc cho biết, "Chúng tôi yêu cầu sự hợp tác tích cực từ ngành công nghiệp miễn thuế và ngành phân phối có liên quan để các biện pháp hỗ trợ khác nhau về việc đảm bảo việc làm cho các cửa hàng và nhà cung cấp hàng miễn thuế được tiến hành suôn sẻ nhất." Hàn Quốc: Gia hạn vô thời hạn bán hàng miễn thuế tồn kho…Xem xét cho phép vận chuyển hàng miễn thuế ra nước ngoài
-
Giao dịch không tiếp xúc tăng cao do Covid19…Gian lận thương mại tăng gấp đôi
Khi số lượng giao dịch mua bán không tiếp xúc tăng lên do coronavirus mới (Covid19), các vụ lừa đảo thương mại nhằm vào các công ty xuất khẩu cũng tăng mạnh. (Trên) Hiện trạng các vụ lừa đảo theo loại hình (Dưới) Hiện trạng các vụ lừa đảo theo khu vực Theo số liệu do KOTRA được gửi đến cho Hạ nghị sĩ Lee Gyu-min của Đảng Dân chủ thuộc Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng của Quốc hội, Ủy ban Kinh doanh Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ, số trường hợp khai báo thiệt hại do gian lận thương mại mà các văn phòng thương mại ở nước ngoài của KOTRA nhận được từ tháng 9/2019~8/2020 là 166, tăng gấp đôi so với 82 trường hợp của cùng kỳ năm trước. (9/2018~8/2019). Số tiền thiệt hại (ước tính) ước tính khoảng 9,06 triệu đô la (khoảng 10,6 tỷ won), tăng 22,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Khi xem xét tình trạng gian lận thương mại theo loại hình, giả mạo tài liệu là nhiều nhất, với 46 vụ, sau đó là gian lận thanh toán (37 vụ), hàng kém chất lượng trong lô hàng (33 vụ) và lừa đảo qua email (22 vụ). So với trước khi sự bùng nổ của Covid19, thiệt hại đã tăng lên đáng kể ở hầu hết các loại như giả mạo tài liệu (411,0%↑), vận chuyển hàng kém (153,8%↑), gian lận thanh toán (94,7%↑) và lừa đảo qua email (37,5%↑). Theo khu vực, Đông Nam Á có nhiều gian lận thương mại nhất với 33 vụ, tiếp theo là Châu Âu (32), Trung Đông (24), Châu Phi (17), Trung Quốc (17) và Bắc Mỹ (16). So với trước Covid19, gian lận thương mại tăng mạnh ở tất cả các khu vực và mức tăng đặc biệt đáng kể ở Bắc Mỹ (220,0%↑), Châu Phi (183,0%↑) và Trung Quốc (183,0%↑). Trong trường hợp gian lận thương mại mà KOTRA tiết lộ trên trang web, vào tháng 7 năm nay, công ty A của Hàn Quốc đã chuyển tiền giao dịch vào tài khoản ngân hàng U ở Ireland theo một email do một nhà xuất khẩu Đài Loan gửi, nhưng cuối cùng phát hiện ra email này là lừa đảo. Số tiền này đã được rút ra và một người giả danh là nhân viên của một công ty thương mại Đài Loan bị phát hiện đã lừa Công ty A bằng cách cố đặt tên địa chỉ email của anh ta giống với tên công ty Đài Loan để gây nhầm lẫn. Công ty B của Hàn Quốc gần đây đã liên hệ ký hợp đồng giao hàng trị giá 20.000 đô la với C ở Philippines. Anh K, một nhân viên người Hàn Quốc của Công ty C, gửi yêu cầu chuyển tiền từ ngân hàng Philippines cho Công ty B, nói rằng anh đã chuyển hàng, và khuyên B nên liên hệ với một công ty logistics ở Hàn Quốc vì rất khó đặt lịch bay sang Philippines do tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp. Công ty B đã liên hệ với công ty logistics do ông K giới thiệu, nhận được phản hồi về việc đặt chỗ chuyến bay và chuyển tiền vé máy bay và các chi phí liên quan, nhưng khi liên lạc với nhân viên công ty logistics này thì thấy đã không liên lạc được. Nghị sĩ Lee Gyu-min cho biết, "Với sự gia tăng của thương mại không tiếp xúc do Covid19, các vụ lừa đảo nhằm vào các công ty xuất khẩu dường như đang tăng lên nhanh chóng. Vì gian lận thương mại là một vấn đề liên quan trực tiếp đến sự sống còn của các công ty xuất khẩu nên việc ác bộ ngành liên quan cần chuẩn bị các biện pháp ngăn chặn là nhiệm vụ vô cùng cấp thiết." Giao dịch không tiếp xúc tăng cao do Covid19…Gian lận thương mại tăng gấp đôi
-
Kỳ sale mùa thu định kỳ tại các trung tâm thương mại sẽ bắt đầu vào 25…Thời gian tiến hành được kéo dài hơn
Các trung tâm mua sắm lớn sẽ bắt đầu chương trình giảm giá (sale) định kỳ mùa thu trước Chuseok (Trung thu) vào ngày 25/9 tới đây. Theo giới trung tâm thương mại vào ngày 22, Lotte Department Store sẽ tổ chức sự kiện giảm giá thường kỳ với 700 thương hiệu tham gia từ ngày 25/9~11/10. Các sản phẩm mới của mùa thu và mùa đông sẽ được giảm giá 10~30% và các sản phẩm hết mùa sẽ được giảm giá tối đa 70%. Mặc dù doanh số bán hàng hiện tại tập trung vào các sản phẩm thời trang, tuy nhiên Lotte Department Store cũng cho biết sự kiện năm nay sẽ có khác biệt bởi sự gia tăng doanh số bán hàng 1 cách rõ ràng của các mặt hàng thiết bị gia dụng, đồ nội thất và đồ dùng nhà bếp do ảnh hưởng của đại dịch coronavirus mới (Covid19). Trung tâm thương mại Galleria cũng sẽ bán các sản phẩm của hơn 70 thương hiệu với mức giảm giá tối đa lên đến 50% trong dịp khuyến mại định kỳ mùa thu năm nay. Đặc biệt, trong thời gian khuyến mại, Galleria dự kiến thu mua 7,9 tấn nông sản chưa bán được do hậu quả của Covid19 và bán lại với giá khuyến mại, đồng thời cung cấp coupon giảm giá cho các sản phẩm nông sản thông qua ứng dụng di động (app). Trung tâm thương mại Hyundai và Shinsegae cũng sẽ tiến hành chương trình giảm giá mùa thu trong cùng khoảng thời gian trên. Một quan chức tại Lotte giải thích, "Đợt giảm giá năm nay trùng với thời gian nghỉ lễ Chuseok và được kéo dài thời gian hơn một tuần so với năm ngoái, do cần phải hạn chế số lượng khách hàng trong cùng khoảng thời gian mua sắm nhằm ngăn ngừa sự lây nhiễm của Covid19." Kỳ sale mùa thu định kỳ tại các trung tâm thương mại sẽ bắt đầu vào 25…Thời gian tiến hành được kéo dài hơn
-
Tiền thừa có thể được trả trực tiếp vào tài khoản ngân hàng khi mua sắm ở cửa hàng tiện lợi·siêu thị·trung tâm thương mại
Mới đây, dịch vụ trả lại tiền thừa được trả trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của khách hàng khi mua sắm tại các cửa hàng bán lẻ đã được bắt đầu đưa vào sử dụng. Cửa hàng tiện lợi Ministop Vào ngày 8, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã thông báo rằng dịch vụ 'tiền thừa trả vào tài khoản' đã được giới thiệu lần đầu tiên tại 2.570 cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc bắt đầu từ ngày 3/9 vừa qua. Dịch vụ này là chức năng lập tức gửi trả tiền thừa của khách hàng còn lại sau giao dịch tiền mặt hoặc phiếu quà tặng vào tài khoản ngân hàng của khách hàng thông qua thẻ tiền mặt tại các cửa hàng bán lẻ và cửa hàng liên kết như cửa hàng tiện lợi, siêu thị và trung tâm thương mại. Hiện, người tiêu dùng hiện có thể sử dụng dịch vụ nhận tiền thừa vào thẻ tiền do 12 ngân hàng phát hành (Nonghyup, SC, Woori, Shinhan, Suhyup, Jeonbuk, Daegu, Gyeongnam, Busan, Jeju Bank và Nonghyup). Cho đến cuối năm nay, dịch vụ này sẽ được áp dụng cho các thẻ tiền mặt của Ngân hàng Hana, Kookmin, Korea Development Bank và Gwangju. Các cửa hàng bán lẻ của Hyundai Department (bao gồm 15 trung tâm thương mại và 8 cửa hàng outlet) và E-Mart 24 (5.000 cửa hàng) cũng đang chuẩn bị triển khai dịch vụ nay trong năm nay. Tiền thừa có thể được trả trực tiếp vào tài khoản ngân hàng khi mua sắm ở cửa hàng tiện lợi·siêu thị·trung tâm thương mạ…
-
Hàn Quốc: Doanh thu cao kỷ lục (46 nghìn tỷ KRW) từ ngành bán lẻ không qua cửa hàng
Trong nửa đầu năm nay, doanh số mua sắm trực tuyến, mua sắm tại nhà và giao hàng vượt quá 46 nghìn tỷ won, đây là mức tăng trưởng lớn nhất trong lịch sử. Trong nửa đầu năm nay, mua sắm qua Internet, mua sắm tại nhà (home shopping) và bán hàng giao về nhà là một ngành công nghiệp 'không đối mặt' (비대면: untact) cho thấy sự tăng trưởng rõ rệt hơn bao giờ hết do ảnh hưởng của đợt nhiễm coronavirus mới (Covid19). Các công ty tích cực bắt đầu bán sản phẩm thông qua Internet và mua sắm tại nhà khi ngành công nghiệp 'không đối mặt' thu hút sự chú ý do sự bùng phát của dịch Covid19. Trên thực tế, trong nửa đầu năm nay, doanh thu của các trung tâm thương mại và cửa hàng bán lẻ trực tiếp đã giảm sút không ít. Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu của các trung tâm thương mại là 12,9 nghìn tỷ KRW, giảm 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái còn các cửa hàng bán lẻ chuyên biệt giảm 10,3% xuống 61,1 nghìn tỷ KRW. Khi việc du lịch nước ngoài hầu như không thể thực hiện được, doanh thu của các cửa hàng miễn thuế cũng giảm 37,1% xuống còn 7,3 nghìn tỷ KRW. Mặc dù doanh thu của các đại siêu thị, siêu thị và cửa hàng tiện lợi tăng nhưng mức tăng ít hơn so với bán lẻ không qua cửa hàng. Trong nửa đầu năm, doanh số bán lẻ tại đại siêu thị đạt 16,2 nghìn tỷ KRW, tăng 1,1% so với nửa đầu năm ngoái, cửa hàng tiện lợi tăng 2,8% lên 12,7 nghìn tỷ KRW và siêu thị tăng 6,8% lên 23,2 nghìn tỷ KRW. Hàn Quốc: Doanh thu cao kỷ lục (46 nghìn tỷ KRW) từ ngành bán lẻ không qua cửa hàng
-
Orion ra mắt 'Chocopie vị chuối' phiên bản cải tiến…Từ ngoài vào trong đều đẫm vị 'chuối'
Orion đã thông báo vào ngày 19 rằng họ sẽ tung ra một phiên bản cải tiến của bánh 'Chocopie vị chuối' (Chocopie Banana) bằng cách đổi mới cả về ngoại hình bên ngoài và nhân bên trong. Chocopie vị chuối 'Chocopie vị chuối' phiên bản mới là một sản phẩm trong đó khoảng 10 nhà nghiên cứu chuyên sản xuất Chocopie tập hợp lại và cố gắng tạo ra một công thức mới cho bánh chocopie truyền thống. Đầu tiên, ngoài vỏ bánh đã có thay đổi đáng kể. Không giống như các sản phẩm hiện có, nó được bao bọc trong "Banana White Cream" (kem socola trắng) với màu vàng ngà tinh tế tạo cảm giác giống như vỏ của một quả chuối chín. Đặc biệt, hương chuối cũng được thêm vào để nhân đôi vị chuối thơm ngọt. Trong "marshmallow vị chuối" cũng có chứa chuối thật vừa để tạo ra kết cấu mịn hơn vừa để làm đậm hương vị chuối. 'Chocopie vị chuối' lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2016, sau 42 năm kể từ khi bánh Chocopie truyền thống ra đời cũng như kỷ niệm 60 năm thành lập Orion. Vào thời điểm ra mắt, nó đã bán được tổng cộng 100 triệu chiếc trong sáu tháng. Sau thành công của Chocopie vị chuối, Orion tiếp tục cho ra mắt các loại Chocopie có nhân mới mẻ và độc đáo như Chocopie vị dâu phiên bản giới hạn mùa xuân, Chocopie nhân matcha tại thị trường Trung Quốc, Chocopie socola đen tại Việt Nam,Chocopie nhân berry ở Nga. Một quan chức của Orion cho biết, “Tôi đã cố gắng cải tiến 'Chocopie vị chuối' với tâm trí để tạo ra một sản phẩm mới bằng bí quyết chuyên sâu về bánh chocopie. Từ bên ngoài vào bên trong, bạn có thể mong đợi một hương vị chuối đậm đà và phong phú hơn cùng với đó là sự hòa quyện hương vị với lớp bánh sô cô la.” Orion ra mắt 'Chocopie vị chuối' phiên bản cải tiến…Từ ngoài vào trong đều đẫm vị 'chuối'
-
Người tiêu dùng Hàn Quốc và thói quen mua thực phẩm định kỳ
Người ta nhận thấy rằng cứ trong 10 người tiêu dùng Hàn Quốc thì có đến 5~6 người đang sử dụng dịch vụ mua thực phẩm định kỳ bằng cách nhận thực phẩm được giao theo tuần hoặc theo tháng. Theo kết quả khảo sát trực tuyến 'Chi tiêu định kỳ dành cho thực phẩm' của tổng công ty phân phối thực phẩm nông nghiệp và thủy sản Hàn Quốc (aT) với 1.374 người trong khoảng thời gian từ ngày 15~24/7 thì có đến 57,2% tổng số người được hỏi cho biết họ có đăng ký dịch vụ mua thực phẩm định kỳ. Xét theo nhóm tuổi, người trong độ tuổi 40 có tỷ lệ sử dụng nhiều nhất (60,2%), tiếp theo là độ tuổi 30 với 59,0%, độ tuổi 50 là 56,0%, độ tuổi trên 60 là 58,1% và độ tuổi 20 trở xuống là 49,0%. Đối với những người ở độ tuổi 20, tỷ lệ sử dụng dịch vụ mua thực phẩm định kỳ thấp hơn so với các dịch vụ thông thường như nội dung, nhu yếu phẩm hàng ngày, mỹ phẩm và đồ gia dụng (73,5%), trong khi những người ở độ tuổi 60 có tỷ lệ đăng ký mua thực phẩm định kỳ tương đối cao so với những dịch vụ thông thường (71,0%). Người mua thực phẩm định kỳ thường sử dụng dịch vụ giao đồ ăn theo thời gian được định sẵn (32,7%) như Coupang và Market Curly, tiếp theo là các bữa ăn được sơ chế sẵn (30,8%), hộp cơm trưa (21,0%) và gói rau củ quả (19,8%). Những người không sử dụng dịch vụ mua thực phẩm định kỳ trả lời rằng họ có xu hướng mua các bữa ăn được sơ chế sẵn (30,6%), dịch vụ giao thức ăn thông thường (29,6%), hộp cơm trưa (27,6%) và gói rau củ quả (27,2%). 66,2% những người sử dụng dịch vụ mua thực phẩm định kỳ cho rằng sự tiện lợi chính là là lợi thế lớn nhất của dịch vụ này. Theo sau là các lý do như 'tiết kiệm chi phí' (28,4%) hoặc 'không cần phải băn khoăn giữa các lựa chọn' (21,9%). Dịch vụ đăng ký thực phẩm thường được sử dụng theo tuần và theo tháng. Xét theo mặt hàng, các bữa ăn được sơ chế sẵn (meal-kit) thường được đăng ký để giao cách tuần (2 tuần/lần), hộp cơm và gói nông sản được giao hàng tuần, rượu và thực phẩm ăn kiêng được giao hàng tháng. Những người không hiện không sử dụng dịch vụ mua thực phẩm định kỳ cho biết nếu họ sử dụng gói đăng ký thực phẩm, họ sẽ đăng ký meal kit, hộp cơm trưa, đồ uống có cồn, nông sản và thực phẩm theo thời gian định kỳ hường xuyên 2 tuần/lần, còn đối với thực phẩm ăn kiêng có thể giao hàng tuần hoặc cách tuần và thực phẩm chức năng sức khỏe thì sẽ đăng ký giao hàng tuần. Chi phí trung bình hàng tháng của việc sử dụng dịch vụ đăng ký thực phẩm là 10.000~30.000 KRW (33,5%). Còn đối với những người sử dụng dịch vụ đăng ký thông thường thì chi phí chỉ rơi vào khoảng dưới 10.000 KRW (35,4%). Theo đó, có đến 7% người tiêu dùng chi tiêu hơn 100.000 KRW cho dịch vụ đăng ký đồ ăn là, vượt xa mức 4,2% người tiêu dùng chi cho dịch vụ đăng ký thông thường. Lý do hủy đăng ký thực phẩm là chất lượng thấp, không hài lòng với các thành phần trong gói đăng ký, giá cả chưa hợp lý và thay đổi lượng sử dụng trong thời gian đăng ký. Người tiêu dùng Hàn Quốc và thói quen mua thực phẩm định kỳ
-
Trung bình 1 tuần người Hàn Quốc mua đồ qua ứng dụng di động bao nhiêu lần?
Theo một cuộc khảo sát, người dân ở Hàn Quốc truy cập các ứng dụng mua sắm trên thiết bị di động hơn 4 lần/tuần và mua đồ trên đó hơn 2 lần/tuần. Ngoài ra, không giống như nam giới chỉ mua đúng với số lượng cần thiết, phụ nữ thường có xu hướng mua sắm hào phóng hơn. Theo 'Báo cáo xu hướng mua sắm trên thiết bị di động năm 2020' do công ty nghiên cứu thị trường Open Survey công bố vào ngày 5, người dân Hàn Quốc đã truy cập các ứng dụng mua sắm trên thiết bị di động 4,5 lần/tuần, trong đó có 2,6 lần phát sinh giao dịch mua hàng. Số ứng dụng mua sắm trung bình được cài đặt trên điện thoại di động là 6,1 ứng dụng/người. Cuộc khảo sát được thực hiện vào ngày 20 tháng trước với hình thức khảo sát trực tuyến với đối tượng là 1.000 người trong độ tuổi 20~49 về kinh nghiệm mua sắm trực tuyến và ngoại tuyến (offline). Lý do phổ biến nhất để sử dụng ứng dụng mua sắm trên thiết bị di động là 'Khi đột nhiên cần mua đồ' với 67,2%. Theo sau là các lý do như 'Khi không có việc gì làm hoặc buồn chán' (47,0%), 'Khi nghỉ ngơi trong giờ làm việc' (24,4%) và 'Trước khi đi ngủ' (24,0%). Mặc dù xu hướng mua sắm bằng các ứng dụng trên thiết bị di động khi cần mua đồ đột xuất là tương tự ở cả nam giới và nữ giới tuy nhiên nam giới cho thấy họ chỉ mua 'đúng với số lượng cần' (57%), trong khi đó phụ nữ có xu hướng 'mua dư ra so với số lượng cần' (54,2%). Tỷ lệ phụ nữ trả lời 'thường xuyên sử dụng các ứng dụng mua sắm trên thiết bị di động' ngay cả khi họ không cần bất cứ thứ gì, đạt 61,9% còn nam giới chỉ là 43,7%. Tỷ lệ sử dụng thẻ thành viên (membership) có tính phí trong các ứng dụng mua sắm trên thiết bị di động như Rocket Wow và Smile Club đã tăng đáng kể từ 29,2% trong năm 2019 lên 40,2% trong năm nay. Ngoài ra, nếu bạn đặt hàng một sản phẩm trước 11 giờ, trải nghiệm sử dụng dịch vụ 'giao hàng sáng sớm', được giao trước 7 giờ sáng hôm sau, cũng tăng từ 37,0% năm ngoái lên 52,9% trong năm nay. Khi được hỏi về ảnh hưởng của việc sử dụng các trang web mua sắm cung cấp dịch vụ giao hàng vào sáng sớm kết quả ghi được là 3,78/5 cho thấy việc giao hàng vào sáng sớm có ảnh hưởng đến việc sử dụng trang web mua sắm. Một quan chức từ Open Survey cho biết "Dịch coronavirus mới (Covid19) đã ảnh hưởng đến các hành vi sử dụng ứng dụng mua sắm trực tuyến và ứng dụng mua sắm trên di động." Trung bình 1 tuần người Hàn Quốc mua đồ qua ứng dụng di động bao nhiêu lần?
-
Trung bình một fan Kpop du lịch đến Hàn Quốc sẽ chi tiêu 1,2 triệu KRW
Hiệu ứng lan tỏa về mặt kinh tế của du lịch Hallyu Theo kết quả một cuộc khảo sát, năm 2019 khách du lịch vì yêu thích làn sóng Hàn Quốc (Hallyu) đã đến thăm Hàn Quốc chủ yếu là bởi K-pop với sức hút từ các động tác vũ đạo đều tăm tắp hay còn được gọi là 'vũ đạo quân đội' (칼군무). Thêm vào đó, kết quả khảo sát cũng cho thấy 1 người khách du lịch Hallyu thường chi trung bình 1,2 triệu KRW. Các ngôi sao Kpop yêu thích của đối tượng du khách này là BTS và EXO và Super Junior. Theo báo cáo 'Nghiên cứu Thị trường Du lịch Làn sóng Hàn Quốc' của Tổ chức Du lịch Hàn Quốc vào ngày 16, chi phí của mỗi khách du lịch Hallyu năm 2019 ước tính là 1.700 USD (khoảng 1,21 triệu KRW). Trong đó, số tiền được dùng để mua sắm thông thường là lớn nhất với 302 USD (khoảng 360.000 KRW), tiếp theo là chi phí chỗ ở với 184 USD (khoảng 220.000 won), chi phí thức ăn uống là 155 USD (khoảng 180.000 won) và chi phí mua sắm các sản phẩm về Hallyu là 138 USD (khoảng 160.000 won). Năm ngoái, quy mô của khách du lịch Hallyu được ước tính là 1.116.422 người chiếm 7,4% tổng số du khách nước ngoài đến Hàn Quốc. Khi không chỉ các ngôi sao K-Pop hay Hallyu, nếu xét cả khía cạnh người nước ngoài đến Hàn Quốc để khám phá đồ ăn, nghệ thuật, temple stay (trải nghiệm cuộc sống ở trong chùa) như 1 hình thức du lịch Hallyu thì quy mô khách Hallyu đã tăng lên tới 8.553.234 người, tương đương 55,3% tổng du khách du khách nước ngoài. Năm ngoái, tổng số tiền mà khách du lịch Hallyu đã chi ở Hàn Quốc ước tính là 1.124.130.000 USD (khoảng 1,35 nghìn tỷ KRW). Kéo theo hiệu ứng trong ngành sản xuất được ước tính là 2.550.660.000 USD (khoảng 2,47 tỷ KRW) và hiệu ứng trong tuyển dụng việc làm được ước tính là 13.518 người. Có thể thấy rằng K-Pop có ảnh hưởng lớn trong việc đưa khách du lịch Hallyu đến Hàn Quốc. Ngoài ra, ngôi sao Kpop được đối tượng khách du lịch Hallyu yêu thích nhất là chính là BTS, nhóm nhạc 7 thành viên đang vô cùng nổi tiếng trên toàn thế giới. Theo kết quả của một cuộc khảo sát trực tuyến về 'ngôi sao Kpop ưa thích' từ tháng 8~9/2019 với 12.663 người thì BTS đã đứng đầu danh sách với 36,1%. Kết quả khảo sát co thấy "Người hâm mộ làn sóng Hàn Quốc đã chọn BTS là ngôi sao Hallyu nổi tiếng nhất ở nước họ. Ngoài những màn trình diễn và ngoại hình tuyệt vời, BTS cũng được đánh giá tích cực khi nhóm nhạc này đang truyền tải những thông điệp tốt đến thanh thiếu niên thông qua âm nhạc." Các vị trí tiếp theo sau là EXO 10,4%, Super Junior 8.2%, Big Bang 5.6% và Shinhwa 3.0%. IU với 2,7% và leo lên vị trí thứ 6 và cũng là nữ nghệ sĩ solo duy nhất trong Top 10. Girls' Generation (2,7%) xếp ở vị trí thứ 7 và ở vị trí thứ 8 là TWICE (2,5%). Những người được hỏi trả lời rằng con đường khiến họ biết và yêu thích Kpop đó chính là thông qua YouTube (30,6%). Và lý do chính mà họ hâm mộ Kpop là do những màn trình diễn ấn tượng với vũ đạo đồng đều đẹp mắt (칼군무). Đặc biệt, 86,8% số người được hỏi đã ttrả lời rằng sự yêu thích Kpop chính là yếu tố quyết định cho việc du lịch đến Hàn Quốc. Những người này cũng cho biết một số các hoạt động liên quan đến K-Pop tại Hàn Quốc mà họ đã tham gia là 'Mua các sản phẩm có liên quan đến thần tượng K-Pop', 'Đến xem các biển quảng cáo điện tử của thần tượng ở ga tàu điện ngầm', 'Đến thăm quan mua sắm tại các cửa hàng nhà bán lẻ sản phẩm chính thức của các công ty giải trí', 'Tham quan các địa điểm đã quay video âm nhạc', 'Ghé thăm quán cafe do thần tượng điều hành'. Báo cáo cũng đưa ra lời khuyên "Nếu những người ở độ tuổi 10-20 hiện tại có khả năng kinh tế và tiếp tục yêu thích Làn sóng Hàn Quốc thì ngành công nghiệp du lịch có thể xem xét hiệu ứng lan tỏa từ Hallyu và coi đây như một cơ hội tương lai để khai thác đối tượng khách hàng này." Trung bình một fan Kpop du lịch đến Hàn Quốc sẽ chi tiêu 1,2 triệu KRW
-
E-Mart khai trương cửa hàng mới ở Sinchon vào 16/7
E-Mart sẽ chính thức khai trương một cửa hàng mới ở Sinchon vào ngày mai (16/7) E-Mart cơ sở Sinchon có vị trí tai tòa nhà Grand Plaza, Nogosan-dong, Mapo-gu, Seoul với diện tích hoạt động là 1.884m2 (570 pyeong) từ tầng B1~B3. E-Mart Sinchon sẽ bày bán những mặt hàng thực phẩm, đồ dùng thiết yếu với số lượng phù hợp để đáp ứng đối tượng khách hàng ở khu vực này khi thực tế phản ánh rằng tỷ lệ người ở độ tuổi 20 và 30 ở Sinchon cao tới 40% và có nhiều hộ gia đình chỉ có 1-2 người. Các cửa hàng tạp hóa bán thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến sẵn có diện tích 1.570m2 (475 pyeong), chiếm 83% tổng diện tích. Tầng B1 bao gồm chủ yếu là thực phẩm tươi sống hoặc chế biến sẵn gồm các mặt hàng nhỏ và tiện lợi như sashimi / sushi cho 1~2 người, trái cây tráng miệng, rau củ và salad với diện tích được mở rộng thêm 20~30% so với các chi nhánh E-Mart hiện có khác. Tại tâng này còn có khu vực 'Peacok Meal Kit Zone' và 'Cửa hàng chuyên bày bán sản phẩm hạt (nuts)' nơi bạn có thể dễ dàng tìm thấy các mặt hàng đã được sơ chế sẵn. Tầng B2 được kết nối trực tiếp với ga Sinchon trên tuyến tàu điện ngầm số 2 và khu vực thực phẩm tiện lợi có thể ăn ngay sau khi mua được đặt ở phía trước. Trong khu ẩm thực, khách hàng có thể tìm thấy các cửa hàng như bánh khoai tây 'Songsabu Korokke' (송사부 고로케), nước trái cây 'Juicy Chayam' (쥬시차얌) hay chả cá cay 'Busan Red Fishcakes' (부산 빨간어묵). Không những thế, ở đây cũng có khu vực 'Đồ uống & Rượu' có các loại từ các loại rượu vang cho đến beer bia nhập khẩu với giá vô cùng phải chăng, phù hợp với túi tiền của sinh viên. Nhằm kỷ niệm sự kiện khai trương, E-Mart Sinchon cũng đã chuẩn bị rất vô số các chương trình khuyến mại trong vòng 2 tuần từ ngày 16/7 cho đến ngày 29/7 chẳng hạn như 'mua 1 tặng 1', tặng túi đựng hàng và nhiều ưu đãi về giá. Chẳng hạn như thịt ba chỉ được bán với giá 1.380 cho 100g, set sushi tổng hợp bao gồm sashimi và sashimi cá hồi (khoảng 360g), đủ cho 2~3 người ăn được bán với giá 16.800 won. 6 loại salad lúa mì (khẩu phần 1 người) được bán với mức giá thống nhất là 3.900 won, 40 loại bia nhập khẩu được bán đồng giá 8.800 won cho 4 lon tự chọn cùng nhiều loại và thực phẩm chế biến và đồ dùng hàng ngày đa dạng khác. Không những vậy, từ ngày 23~29/7 khách hàng mua sắm với hóa đơn trị giá trên 30.000 won sẽ được tặng một bình nước Shirila và đối với hóa đơn trên 60.000 won sẽ nhận được phiếu mua hàng trị giá 5.000 won của Shinsegae. Yang Won-sik quản lý của E-Mart Sinchon cho biết "Chúng tôi đã nhìn thấy khả năng cạnh tranh trong thị trường thực phẩm tươi sống độc đáo của E-Mart ở Sinchon. Tôi mong muốn E-Mart sẽ trở thành một nơi mua sắm tiêu biểu, được khách hàng tin dùng trong khu vực Sinchon." E-Mart khai trương cửa hàng mới ở Sinchon vào 16/7
-
Hàn Quốc: Kết thúc chương trình 'Giảm giá đồng hành'…Có thật sự mang lại hiệu quả?
Chương trình 'Giảm giá đồng hành' bắt đầu vào ngày 26/6 nhằm kích cầu tiêu dùng tại Hàn Quốc để phục hồi tâm lý người tiêu dùng vốn đang bị ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid19 đã kết thúc vào ngày hôm qua 13/7. Doanh số của các trung tâm thương mại đã ghi nhận tăng do tâm lý ưa thích hàng hiệu của người tiêu dùng, trong khi các cửa hàng siêu thị lớn và chợ truyền thống chưa thu được hiệu quả như mong đợi do quy định ngày nghỉ bắt buộc (의무휴업) và thiếu các thông tin quảng bá tương ứng. ◆ Doanh số của trung tâm thương mại tăng tới 11%…Chủ yếu là nhờ vào các mặt hàng xa xỉ Theo ngành phân phối vào ngày 12, trong giai đoạn diễn ra 'Giảm giá đồng hành', doanh thu của các trung tâm thương mại đã tăng lên, tập trung chủ yếu vào các sản phẩm đồ hiệu. Từ 26/6~9/7, doanh số của Trung tâm thương mại Shinsegae tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung tâm thương mại Hyundai và Trung tâm thương mại Lotte cũng ghi nhận mức tăng lần lượt 6,3% và 4,0%. Doanh số 6 cửa hàng Lotte Shopping Outlet cũng tăng 24,0%. Đóng góp lớn nhất trong việc tăng doanh thu cho các trung tâm thương mại chính là các mặt hàng xa xỉ. Cụ thể, doanh số bán hàng xa xỉ tại Shinsegae và Lotte tăng lần lượt 54,8% và 51,0% trong khi doanh thu của phân khúc 'thời trang nước ngoài' tại Hyundai cũng tăng 43,5%. Ngoài ra, hiệu ứng của 'Giảm giá đồng hành' tại Shinsegae cũng được phân phối đồng đều trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm doanh số bán 'đồ gia dụng' và 'đồ dùng sinh hoạt' tăng lần lượt 83,0% và 54,6%. Doanh số của Hyundai trong lĩnh vực 'đồ dùng sinh hoạt' cũng tăng 31,6%. ◆ Các đại siêu thị không thu được kết quả như mong muốn…Ảnh hưởng của quy định 'ngày nghỉ bắt buộc' Mặt khác, mặc dù các đại siêu thị đã bắt đầu triển khai sự kiện trước 1 ngày so với thời gian bắt đầu chính thức của chương trình 'Giảm giá đồng hành' nhưng doanh số vẫn tương tự hoặc thậm chí là giảm nhẹ so với năm ngoái. Doanh số của Lotte Mart trong ba ngày kể từ ngày 25/6 đã tăng 7,2% so với cùng thời gian của tuần trước đó tuy nhiên sau đó lại không có mấy sự khác biệt đáng kể. Thậm chí, cho đến ngày 9/7 thì tổng doanh số của Lotte Mart đã giảm 4,7%. Tuy nhiên, doanh số của các sản phẩm thịt và rượu đại diện tiêu biểu cho các mặt hàng giảm giá trong chương trình lại có mức tăng lần lượt 11,7% và 15,4%. Doanh số của E-Mart trong các sản phẩm thịt, thủy sản và rượu cũng tăng lần lượt 22,3%, 12,4% và 15,7%. Thiết bị gia dụng và thiết bị gia dụng kỹ thuật số cũng tăng lần lượt 48,0% và 30,4%. Tổng doanh số của E-Mart được báo cáo là tương tự năm ngoái hoặc có tăng nhẹ. Một quan chức tại một đại siêu thị cho biết "Trong những ngày đầu của 'Giảm giá đồng hành', doanh số có tăng, nhưng xu hướng này không được đà tăng do vướng vào ngày nghỉ bắt buộc vào hôm 28/6. Nếu loại trừ đi những gian hàng có thể sự dụng các quỹ hỗ trợ thảm họa thì việc cạnh tranh về giá cũng không cho thấy được ảnh hưởng đáng kể." Tuy nhiên, ngành công nghiệp phân phối tin rằng doanh số bán hàng vốn bị thu hẹp rất nhiều do tác động của Covid19 tuy chưa đạt được kết quả như kỳ vọng nhưng cũng đã có ít nhiều sự cải thiện nhờ vào chương trình 'Giảm giá đồng hành'. ◆ Thiếu thông tin quảng bá cho các chợ truyền thống…Hiệu quả của quỹ hỗ trợ thiên tai vẫn chưa đủ Thị trường truyền thống cũng cho thấy hiệu quả của 'Giảm giá đồng hành' tuy không quá lớn nhưng vẫn có những biến chuyển tốt hơn. Theo Bộ Doanh nghiệp khởi nghiệp nhỏ và vừa (Ministry of SMEs and Startups), tỷ lệ giảm doanh thu của thị trường truyền thống trong tuần này là 22,9%, giảm 5,6 điểm phần trăm so với tuần trước. Tỷ lệ giảm doanh thu giảm đi đồng nghĩa với việc doanh số đã được. Khi hiệu quả của khoản tiền hỗ trợ thiên tai đã gần như không còn tác dụng thì 'Giảm giá đồng hành' đã góp phần tác động tích cực đến thị trường chợ truyền thống. Tuy nhiên, trái ngược với quỹ hỗ trợ thảm họa, có doanh số tăng rõ rệt, đánh giá hiệu quả chung của chương trình 'Giảm giá đồng hành' lại kém hơn so với mong đợi. Đặc biệt, do việc quảng bá tập trung vào nhóm đối tượng người trẻ ở độ tuổi 30 và 40 nên đã có ý kiến chỉ ra rằng những người ở độ tuổi từ 50~70 chủ yếu sử dụng các thị trường truyền thống lại không biết đến sự kiện 'Giảm giá đồng hành' này. Một thương nhân tại trung tâm mua sắm dưới mặt đất ở Gangnam Terminal, Seocho-gu, Seoul cho biết "Khi khoản tiền cứu trợ thảm họa được phát hành, doanh số có tăng nhẹ tuy nhiên khi diễn ra 'Giảm giá đồng hành', chúng tôi không cảm thấy có gì khác biệt trong doanh thu. Tôi cũng chưa từng gặp khách hàng nào hỏi về các vấn đề liên quan đến 'Giảm giá đồng hành' cả." Hàn Quốc: Kết thúc chương trình 'Giảm giá đồng hành'…Có thật sự mang lại hiệu quả?
-
Louis Vuitton khai trương lại cửa hàng tại Lotte Jamsil sau khi nâng cấp
Louis Vuitton mới cho khai trương lại cửa hàng đồ nữ mới được tân trang tại trung tâm thương mại Lotte cơ sở Jamsil vào ngày 1 tháng 7 (Thứ Tư) vừa qua. Việc nâng cấp cửa hàng đã được thực hiện từ tháng 1/2020, trải qua 6 tháng thì cửa hàng mới cũng đã hoàn thiện. Trước đây, cửa hàng này không bày bán các sản phẩm quần áo mà chỉ có túi xách, ví tiền, guốc dép. Tuy nhiên thông qua sự đổi mới lần này, tất cả các dòng sản phẩm RTW (ready-to-wear) hoặc các trang phục cao cấp của thương hiệu này sẽ đều được bày bán tại cửa hàng. Louis Vuitton khai trương lại cửa hàng tại Lotte Jamsil sau khi nâng cấp
-
Lotte x L'Oréal: Mỹ phẩm cao cấp…Mua liền tay-Hời ngay lập tức
Lotte sẽ bắt tay với L'Oréal để tổ chức một sự kiện ưu đãi đặc biệt về mỹ phẩm sẽ được áp dụng cho cả trực tuyến (online) và tại cửa hàng (offline). 8 thương hiệu nổi tiếng của L'Oréal Group như Yves Saint Laurent, Kiehl's, Lancôme và Giorgio Armani cũng sẽ góp mặt trong sự kiện này với các bộ sản phẩm dựa trên những sản phẩm tốt nhất của mỗi thương hiệu được bán với giá ưu đãi, giảm tối đa lên tới 65% thông qua các phương thức giảm giá như tích điểm, giảm giá từ công ty thẻ tín dụng. Sự kiện giảm giá lần này được thiết kế để đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng trên các kênh khác nhau bằng cách bày bán các mặt hàng ở cả trên mạng online lẫn bán offline tại cửa hàng. Cụ thể, sản phẩm kem nền tiêu biểu của Giorgio Armani 'Lasting Silk Foundation' sẽ được bán với mức giá khuyến mãi tới 30% và còn được tặng kèm 1 thỏi son tint 'Ecstasy Lacquer' chính hãng. Lancôme sẽ bán ra sản phẩm 'UV Expert Sunscreen 50ml' với mức giá ưu đãi giảm 27% so với giá gốc và được tặng kèm 1 chai toner. Ngoài ra, nếu bạn mua các sản phẩm trong 7 sản phẩm tiêu biểu do Lotte chuẩn bị, chẳng hạn như 'Foundation All Hour Foundation + Travel Deluxe Sample Set' của Yves Saint Laurent hay như 'Génifique Essence 75ml + Toner & Essence' của Lancôme thì sẽ được giảm thêm 5% nữa. Ngoài ra, với 7 bộ sản phẩm tiêu biểu của mỗi thương hiêu, khách hàng có thể áp dụng giảm giá bổ sung từ các ngân hàng phát hành thẻ và khi sử dụng Smart Pick. Trưởng bộ phận Lotte e-Commerce Yoo Hae-eun cho biết "Chúng tôi đã chuẩn bị sự kiện này cùng với L'Oreal Group như một sự kiện kết hợp ở cả mảng trực tuyến và ngoại tuyến nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng muốn mua sắm qua nhiều kênh khác nhau. Với mức chiết khấu cao, giá cả hợp lý và các sản phẩm chất lượng, tôi mong sự kiện lần này sẽ được khách hàng đón nhận một cách tích cực." Lotte x L'Oréal: Mỹ phẩm cao cấp…Mua liền tay-Hời ngay lập tức
TIN TỔNG HỢP
-
Kinh tế Chính trị Vật giá leo thang đầu năm mới chỉ là 'màn dạo đầu'
-
Đời sống Xã hội SK Bioscience sẽ quản lý việc phân phối vắc xin COVID-19 tại Hàn Quốc
-
Đời sống Xã hội Liệu có xảy ra tình trạng 'hỗn loạn giao hàng' vào Tết nguyên đán?
-
Kinh tế Chính trị Naver và CU thiết lập quan hệ đối tác để cung cấp các dịch vụ O2O thế hệ tiếp theo
-
Đời sống Xã hội Hàn Quốc giới thiệu bộ sạc EV siêu nhanh trong 20 phút ở hòn đảo nghỉ dưỡng phía nam
-
Đời sống Xã hội Sampyo áp dụng hệ thống nhà máy thông minh để sản xuất vật liệu xây dựng