kết quả tìm kiếm
Tìm kiếm tổng cộng 4
-
Người nước ngoài cư trú tại Hàn Quốc sống tập trung ở những khu vực nào?
Theo những số liệu gần đây, có thể thấy rằng những người nước ngoài vốn sinh sống đông đúc ở các khu vực của Seoul, Gyeonggi thì nay đã di chuyển ra rải rác khắp Hàn Quốc. Thành phố Ansan - nơi tập trung nhiều người ngoại quốc sinh sống Trung tâm Nghiên cứu Thông tin Địa lý Khu vực của Đại học Quốc gia Jeonnam đã phát hành một báo cáo vào ngày 11 mang tên "Một nghiên cứu về khu dân cư của người nhập cư nước ngoài tại Hàn Quốc thông qua chỉ số khác biệt (index of dissimilarity)". Theo kết quả phân tích dựa trên dữ liệu về cư dân nước ngoài của Bộ Hành chính và An ninh, tỷ lệ tất cả cư dân nước ngoài sống tại Seoul giảm 8,1 điểm phần trăm từ 30,8% năm 2010 xuống 22,7% năm 2018, ghi nhận mức giảm lớn nhất trong cả nước. Mặt khác, Gyeonggi-do tăng từ 30,3% lên 33,8% và Chungnam tăng từ 4,1% lên 5,8%, tương ứng tăng 3,5 điểm phần trăm và 1,7 điểm phần trăm. Gwangju tăng nhẹ từ 1,38% lên 1,81%, và Gangwon-do tăng từ 1,45% lên 1,46%. Tổng số người nước ngoài lưu trú tại Hàn Quốc tăng 79,3% từ 92.887 (1,85% tổng dân số) vào năm 2010 lên 16,51.561 (3,2%) vào năm 2018. Theo chính quyền khu vực, Gyeonggi-do (278.997 → 558.197) và Gangwon-do (13.300 → 34.682) đã tăng hơn gấp đôi. Busan (32.809 người → 55.506 người) và Daegu (22.73 người → 35.280 người) cũng tăng lần lượt là 69,2% và 74,0%. Đặc biệt, Gwangju (12.673 người → 38.698 người) tăng hơn ba lần. Seoul, nơi có tỷ lệ người nước ngoài sinh sống nhiều nhất trong cả nước, đã tăng gần 100.000 người từ 283.000 lên 374.000. Nhóm nghiên cứu phân tích rằng "trục trung tâm của khu vực có người nước ngoài sinh sống đã di chuyển từ Yeongdeungpo-gu, Seoul sang các khu vực khác nhau của tỉnh Gyeonggi. Điều này là do các khu liên hợp công nghiệp đã được xây dựng khắp khu vực và có nhiều khu vực nông thôn đang tìm kiếm lao động nước ngoài." Trên thực tế, Yeongdeungpo-gu, Seoul (37.000 người), là nơi có nhiều cư dân nước ngoài nhất vào năm 2010 tuy nhiên đến năm 2018 thì Yeongdeungpo-gu chỉ còn xếp ở vị trí thứ 4 (khoảng 49.000 người) . Theo số liệu tính đến năm 2018, khu vực có nhiều người nước ngoài sinh sống nhất là Ansan (76.000 người), tiếp theo là Suwon (53.000 người) và Hwaseong (52.000 người) ở tỉnh Gyeonggi. “Trong trường hợp của Hwaseong, tỉnh Gyeonggi, nơi số lượng cư dân nước ngoài tăng nhanh chóng, người ta phân tích rằng hầu hết những người ngoại quốc ở đây đều có visa E-9 (việc làm không chuyên nghiệp)và sống gần các khu công nghiệp và trang trải cuộc sống bằng cách làm các công việc đơn giản." Có thể thấy, không chỉ nơi cư trú mà quốc tịch của những người nước ngoài sinh sống tại Hàn Quốc cũng khá đa dạng. Số lượng người nước ngoài lưu trú trong năm 2010 theo thứ tự là 66,2% người Trung Quốc gốc Hàn (dân tộc Joseon), 13,7% người Trung Quốc, 9,4% người Việt Nam và 6,9% người Mỹ. Đến năm 2018, số người Trung Quốc gốc Hàn tuy vẫn chiếm đa số với 32,1%, nhưng đã ghi nhận sự sụt giảm chưa bằng một nửa so với 8 năm trước. Mặt khác, tỷ trọng của người Đông Nam Á như Việt Nam 10,2% và Thái Lan 9,2% tăng lên. Kim Soo-jeong, giáo sư nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Jeonnam, cho biết, "Mặc dù quốc tịch, mục đích cư trú và khu vực định cư của người di cư ngày càng đa dạng, chính sách đối ngoại của chúng ta dường như vẫn chỉ tập trung vào các gia đình đa văn hóa sống ở Seoul. Tôi thấy chugs ta cần phải chia nhỏ các chính sách thành từng biện pháp hỗ trợ phù hợp với đặc điểm của mỗi vùng theo sáng kiến của chính quyền địa phương chứ không phải chỉ theo hướng dẫn của một mình chính quyền trung ương." Người nước ngoài cư trú tại Hàn Quốc sống tập trung ở những khu vực nào?
-
Chưa có máy bay về nước do Covid19, số người cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc đạt gần 400.000 người
Hiện tại do không ít các chuyến bay đến và đi tới các quốc gia khác bị tạm dừng vì đại dịch toàn cầu coronavirus mới (Covid19) đã khiến cho nhiều người hết hạn cư trú tại Hàn Quốc nhưng không thể xuất cảnh. Điêu này dẫn đến tình trạng số lượng người nước ngoài bất hợp pháp ở Hàn Quốc đã lên tới gần 400.000 người, con số cao nhất trong lịch sử. Vào ngày 6 tháng 3, trước Trung tâm Dịch vụ Xuất nhập cảnh của Bộ Tư pháp Hàn Quốc tại Nhà ga số 1 của Sân bay Quốc tế Incheon, những người nước ngoài bất hợp pháp đang xếp hàng dài chờ khai báo về việc tự nguyện xuất cảnh. Một quan chức khác từ Chính sách Nhập cư và Người nước ngoài cho biết thêm “Chúng tôi đang cố gắng đưa những người cư trú bất hợp pháp muốn trở về quê hương của họ càng sớm càng tốt, nhưng ngày càng nhiều quốc gia đóng cửa đường bay quốc tế. Vì thế chỉ trừ khi có sự thay đổi lớn trong các biện pháp kiểm soát phòng dịch của các nước còn không thì xu hướng gia tăng số lượng người nước ngoài bất hợp pháp sẽ vẫn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới." Kim Dae-kwon, đại diện của tổ chức phi lợi nhuận 'Những người bạn châu Á' cũng cho biết, "Do số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn vì những ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid19 ngày càng gia tăng, những người lao động nhập cư từng làm việc tại các doanh nghiệp này cũng đã bị thất nghiệp. Nếu không tìm được việc làm lại trong vòng 3 tháng sau khi bị sa thải, họ sẽ phải tự nguyện xuất cảnh khỏi Hàn Quốc nhưng với tình hình hiện tại để tìm được việc làm là cả một vấn đề nan giải. Tuy nhiên việc đăng ký để trở về nước thậm chí còn khó khăn hơn.” Chưa có máy bay về nước do Covid19, số người cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc đạt gần 400.000 người
-
Số người nước ngoài tại Hàn Quốc lần đầu tiên vượt quá 2,5 triệu người…Tăng 6.6%
Con đường đa văn hóa Ansan Số lượng người nước ngoài ở Hàn Quốc lần đầu tiên vượt quá 2,5 triệu người. Theo báo cáo thống kê hàng tháng do trụ sở chính sách nhập cư và chính sách đối ngoại của Bộ Tư pháp công bố vào ngày 17/2, số người nước ngoài lưu trú vào cuối tháng 12/2019 đã đạt 2.524.656 người, tăng 3,7% so với tháng trước đó và 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau khi vượt qua 1 triệu người vào tháng 8/2007 và 2 triệu người vào tháng 6/2016, đến nay số lượng người nước ngoài đã vượt quá mốc 2,5 triệu người. Con số này chiếm 4,9% tổng dân số Hàn Quốc. Thông thường, nếu tỷ lệ người nước ngoài so với người bản địa vượt quá 5% thì quốc gia đó sẽ được phân loại là một xã hội đa văn hóa. Theo đó, Hàn Quốc hiện nay đang đứng trước ngưỡng cửa của một xã hội đa văn hóa. Trong số hơn 2,5 triệu người, có 1.731.803 người nước ngoài (68,6%) đã đăng ký với các cơ quan hữu quan để lưu trú dài hạn từ 90 ngày trở lên và 792.853 (31,4%) người là người cư trú ngắn hạn. Nếu xét theo quốc tịch, Trung Quốc chiếm 1.101.782 người, tương đương 43,6%. Trong số này, 701.098 (63,3%) là người Hàn Quốc gốc Hoa, còn được gọi là người gốc Triều Tiên (조선족 = "Joseon jok"). Xếp sau là Việt Nam với 224.518 người, Thái Lan (209.909 người), Hoa Kỳ (156.982 người), Nhật Bản (86.196 người) và Uzbekistan (75.320 người), Philippines (62.398 người), Nga (61.427 người), Indonesia (48.854 người), Mông Cổ (48.185 người), Campuchia (47.565 người). Xét theo khu vực, nơi có nhiều người nước ngoài đã đăng ký sống nhất là Gyeonggi-do (414.318 người), Seoul (281.876 người), Chungnam bao gồm thành phố Sejong (76.375 người) và Gyeongnam (76.123 người), Incheon (72.259 người), Gyeongbuk (58.119 người), Busan (45.999 người), Chungbuk (40.714 người), Jeonnam (34.638 người) , Jeonbuk (33.074 người), Daegu (30.191 người), Jeju (25.668 người), Gwangju (23.825 người), Ulsan (20.450 người), Daejeon (19.109 người) và Gangwon (19.069 người). Số lượng người nước ngoài bất hợp pháp (người nước ngoài chưa đăng ký) là 390.281 người, tăng 9,9% so với năm trước đó. Tỷ lệ lưu trú bất hợp pháp của cư dân nước ngoài ở mức 15,5%, tăng 0,5 điểm phần trăm so với năm 2018. Số lượng sinh viên quốc tế tăng 12,1% đạt 180.131 người. Tốc độ tăng trưởng chậm lại so với năm 2018 (18,9%). Có khoảng 118.000 người theo học chương trình cao đẳng, đại học và sau đại học, còn lại khoảng 62.000 người theo học các khóa đào tạo tiếng. Sinh viên quốc tế xét theo quốc gia thì Trung Quốc (71.719 người) lại xếp đầu tiên, tiếp theo là Việt Nam (57.539 người), Uzbekistan (10.499 người), Mông Cổ (8.739 người), Nhật Bản (2.887 người), Nepal (2.331 người), Pakistan (1.905 người), Indonesia (1.461 người), Ấn Độ (1.451 người), Bangladesh (1.387 người) và Hoa Kỳ (1.385 người). Năm ngoái, có 15.452 người yêu cầu tị nạn, giảm 4,5% so với năm 2018. Trong đó có hơn 500 người Yemen đã nhập cảnh vào đảo Jeju vào từ 1/2018 và nộp đơn xin tị nạn. Từ sau năm 1994 đến tháng 12/2019, đã có 64.358 người yêu cầu tị nạn. Trong số 28.600 thẩm phán được sàng lọc, 1.022 người được công nhận là người tị nạn và 2.217 người được ở lại theo dạng cư trú nhân đạo. Số người nước ngoài tại Hàn Quốc lần đầu tiên vượt quá 2,5 triệu người…Tăng 6.6%
-
Người nước ngoài đang sử dụng bảo hiểm "free"?
Có một số sự hiểu lầm và chỉ trích rằng người ngoại quốc, bao gồm cả người Hàn Quốc sống ở nước ngoài, đang sử dụng bảo hiểm y tế của Hàn Quốc 1 cách miễn phí, nhưng trên thực tế, họ nhận được bảo hiểm ít hơn so với chi phí bảo hiểm y tế mà họ đã đóng. Người nước ngoài được nói đến ở đây bao gồm công dân Hàn Quốc nhưng đã đổi quốc tịch, những người nước ngoài có quốc tịch Hàn Quốc, hay công dân Hàn Quốc (vẫn giữ quốc tịch Hàn) đang sinh sống ở nước ngoài. Theo tài liệu về 'Cân bằng tài chính của bảo hiểm y tế cho người nước ngoài' do Tập đoàn bảo hiểm y tế Hàn Quốc công bố vào ngày 13/2 (theo giờ địa phương), 946.475 người nước ngoài (bao gồm cả người Hàn Quốc ở nước ngoài) đã đăng ký bảo hiểm y tế của Hàn Quốc vào năm 2018 và số tiền họ đóng phí bảo hiểm thu được là 1.113 tỷ KRW (khoảng 21.866 tỷ VND). Phí bảo hiểm hàng năm cho mỗi sổ bảo hiểm của người nước ngoài là 1.068.186 KRW. Tuy nhiên, khi những người nước ngoài này đã sử dụng các cơ sở y tế, chẳng hạn như bệnh viện và nhà thuốc, thì họ sẽ nhận được lợi ích bảo hiểm là 776,7 tỷ KRW/năm tương đương với 823.890.000 KRW/người. Chính vì việc người nước ngoài nhận được lợi ích bảo hiểm ít hơn số chi phí bảo hiểm mà họ đã đóng cho nên hằng năm bảo hiểm y tế nước ngoài vẫn duy trì có lãi. Số dư tài chính của bảo hiểm người nước ngoài (hơn 941,7 tỷ KRW ) đã tiến gần đến con số 1.000 tỷ KRW trong bốn năm qua, là sự cộng dồn của tiền lãi từ 248,8 tỷ KRW năm 2015, 293 tỷ KRW năm 2016, 249 tỷ KRW năm 2017 và 234,6 tỷ KRW năm 2018. Mặt khác, số lượng người nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế năm 2019 đã đạt 1.227.475 người. Đây là lần đầu tiên số người nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế vượt quá 1 triệu người. Kể từ ngày 16 tháng 7 năm 2019, việc thực thi hệ thống bảo hiểm y tế bắt buộc đối với người nước ngoài đã có hiệu lực. Theo đó, người nước ngoài (bao gồm cả người Hàn Quốc ở nước ngoài) đã ở lại Hàn Quốc hơn sáu tháng sẽ được yêu cầu phải mua bảo hiểm y tế. Phí bảo hiểm y tế là hơn 110.000 KRW/tháng, và nếu chậm trễ trong việc nộp phí bảo hiểm thì bạn sẽ phải tự chi trả toàn bộ chi phí y tế. Số lượng người nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế mỗi năm đều thêm 784.369 người trong năm 2015, 863.940 người trong năm 2016, 889.891 người trong năm 2017 và 946.745 người trong năm 2018. Người nước ngoài đang sử dụng bảo hiểm "free"?
1
TIN TỔNG HỢP
-
Đời sống Xã hội Các công ty thưởng Tết năm nay như thế nào?
-
Kinh tế Chính trị Các cửa hàng mỹ phẩm Hàn Quốc 'bị vùi dập' bởi đại dịch COVID 19
-
Kinh tế Chính trị Vật giá leo thang đầu năm mới chỉ là 'màn dạo đầu'
-
Đời sống Xã hội SK Bioscience sẽ quản lý việc phân phối vắc xin COVID-19 tại Hàn Quốc
-
VIỆT NAM Việt Nam chính thức khai mạc Đại hội lần thứ XIII của Đảng
-
Đời sống Xã hội Liệu có xảy ra tình trạng 'hỗn loạn giao hàng' vào Tết nguyên đán?