Kinh tế Chính trị

HanaTour bị ảnh hưởng bởi lợi nhuận giảm, nợ tăng

Thanh Phương (thanhphuongdlu@ajunews.com)08:58 22-04-2019

[Ảnh = Hanatour]


Theo các nhà phân tích, HanaTour đang phải nỗ lực chống chọi với tình trạng lợi nhuận giảm và nợ nần ngày càng chồng chất khi nhiều người Hàn Quốc lựa chọn tự lên lịch các chuyến đi hơn là mua các gói tour du lịch từ các công ty.

Công ty du lịch lớn nhất Hàn Quốc vẫn chưa công bố thu nhập quý I năm 2019 nhưng theo các nhà phân tích, công ty này sẽ thu được 229,1 tỉ won lợi nhuận và 8,8 tỉ won lợi nhuận hoạt động, lần lượt giảm 0,09% và 26,67% so với một năm trước đó.

Trong năm 2018, công ty đã đạt doanh thu 828,27 tỉ won (tương đương 728,79 triệu USD), tăng 3% so với con số 804,34 tỉ won đạt được trong năm 2017. Tuy nhiên, lợi nhuận hoạt động lại giảm 39,5% (từ 41,11 tỉ won xuống còn 24,87 tỉ won). Lợi nhuận ròng cũng giảm 18,1% (từ 12,93 tỉ won xuống còn 10,59 tỉ won).

“Khách du lịch đến Nhật Bản chiếm gần 40% tổng số khách hàng của công ty nhưng đến nay, lượng khách này chưa thể hiện dấu hiệu phục hồi”, nhà phân tích Kim Soo-min của Daishin Securities cho biết.

Chi nhánh tại Nhật Bản của công ty, HanaTour Japan, đạt được 6,9 tỉ won lợi nhuận hoạt động trong năm 2018, giảm 29% so với 9,72 tỉ won của một năm trước đó.

Nguyên nhân giảm lợi nhuận của công ty chủ yếu là do số khách hàng mua tour du lịch có hướng dẫn liên tục giảm kể từ quý III năm ngoái.
Theo HanaTour, số khách hàng đã mua tour trong quý III của công ty là 817.070, giảm 11,71% so với một năm trước đó. Con số này cũng giảm 6,95% so với cùng kì năm trước trong quý IV, với số khách mua tour là 895.843 người.

Số khách hàng mua gói HanaTour trong quý đầu I năm nay là 964.174, giảm 12,35% so với cùng kì năm trước.

Một quan chức làm việc trong ngành du lịch cho biết: “Nhu cầu thực hiện các chuyến du lịch có hướng dẫn mang tính ổn định và sẽ ổn định trong một thời gian dài. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng con số khách hàng mua tour sẽ không tăng nhanh vì ngày càng có nhiều người nhận ra rằng việc đặt khách sạn, mua vé máy bay và tự xoay sở việc đi lại điểm đến là việc có thể thực hiện dễ dàng nhờ sự xuất hiện của các dịch vụ trực tuyến và di động”.

Để đối phó với tình hình suy yếu nhu cầu mua tour du lịch có hướng dẫn, công ty đã mở rộng danh mục đầu tư của mình để chi trả cho hoạt động kinh doanh miễn thuế. Tuy nhiên, SM Duty Free vẫn chưa có lãi mặc dù đã thu hẹp được khoản lỗ hoạt động từ 27,57 tỉ won trong năm 2017 xuống còn 13,83 tỉ won trong năm 2018.

Nợ của công ty cũng tăng từ 382,43 tỉ won trong năm 2017 lên 476,24 tỉ won trong năm 2018.

Tình hình kinh doanh ảm đạm, nợ nần chồng chất, đã thế công ty lại đang còn sa lầy trong một cáo buộc gian lận kế toán gần đây.

Tuần trước, một tạp chí tại Hàn Quốc đăng tin một nhân viên cấp cao của công ty đối tác của HanaTour có trụ sở tại Hồng Kông đã đệ đơn khiếu nại lên Dịch vụ giám sát tài chính rằng HanaTour đã gian lận sổ sách bằng cách khai man chi phí chi trả cho các công ty đối tác ở nước ngoài.

Sau cáo buộc này, cổ phiếu của HanaTour đã giảm 9,87% trong ngày 17 tháng 4 và đóng cửa ở mức 67.600 won. Trong khi đó, trước cáo buộc, cổ phiếu của công ty được giao dịch ở mức khoảng 72.000 won mặc dù cũng có lúc giảm xuống còn 58.900 won trong một phiên giao dịch.
HanaTour tuyên bố cáo buộc trên là “không có căn cứ” và công ty sẽ có hành động pháp lý mạnh mẽ vì cáo buộc đã gây ra tổn thất đáng kể cho các nhà đầu tư.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기