THẾ GIỚI

Covid19 bắt đầu ăn mòn chuỗi cung ứng thực phẩm của thế giới…Khủng hoảng lương thực đang lan rộng

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)10:42 14-04-2020
Nhà máy thịt ở Mỹ ngừng hoạt động…Lo ngại về khủng hoảng thịt ngày càng tăng Mạng lưới sản xuất và vận chuyển lương thực bị ảnh hưởng trực diện…Chiến tranh an ninh lương thực

[Ảnh=Getty Images Bank]

Covid19 đã thâm nhập vào chuỗi cung ứng thực phẩm trên toàn thế giới. Trong một nhà máy sản xuất thịt lớn ở Hoa Kỳ, những lo ngại về cuộc khủng hoảng thịt đã ngày càng tăng cao khi nhà máy phải tạm ngừng hoạt động do các công nhân bị nhiễm bệnh. Ở tất cả các nơi trên thế giới việc hạn chế xuất khẩu thực phẩm là một nguyên nhân dẫn đến bùng nổ cuộc chiến đảm bảo an ninh lương thực.

Người ta chỉ ra rằng Covid19 đang phá vỡ chuỗi cung ứng thực phẩm khi gây ra tình trạng thiếu công nhân nông trại, đóng cửa các nhà máy thực phẩm, tắc nghẽn trong khâu vận chuyển và làm bùng phát chủ nghĩa bảo vệ lương thực.

◆ Sau khi nhà máy thịt tại Mỹ ngừng hoạt động…Lo ngại về cuộc khủng hoảng thịt bắt đầu gia tăng

Tại Mỹ, những lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung thịt đang gia tăng khi các nhà cung cấp thịt hàng đầu tiếp tục ngừng hoạt động.

Theo Bloomberg, nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới Smithfield Food đã đưa ra tuyên bố vào ngày 12/4 (theo giờ địa phương) về việc tạm thời đóng cửa nhà máy Sioux Falls ở Nam Dakota do một nhóm nhân viên bị nhiễm Covid19. Đây là một trong những nhà máy sản xuất thịt lợn lớn nhất ở Mỹ, chịu trách nhiệm cho 4%~5% nguồn cung thịt lợn của Mỹ.

Chỉ riêng tuần trước, Smithfield đã lên kế hoạch đóng cửa nhà máy trong ba ngày để tiến hành khử trùng và kiểm dịch, nhưng cuối cùng lại phải đóng cửa tạm thời khi 250 trong số 3.700 nhân viên được xác nhận nhiễm Covid19.

Trước đó, các nhà cung cấp thịt khác như Tyson Food, JBS USA Corporation, Cargill và Sanders Farms cũng đã phải ngừng hoạt động hoặc cắt giảm sản xuất do nhân viên nhiễm bệnh.

Việc đóng cửa nhà máy này sẽ kéo theo việc tích trữ thực phẩm do nhu cầu gia tăng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Covid19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp. Đây được cho là một dấu hiệu của mối lo ngại về cuộc khủng hoảng thịt.

Smithfield cảnh báo "Việc các nhà máy sản xuất thịt ngừng hoạt động dẫn đến các cửa cơ sở buôn bán thịt cũng đóng cửa theo, vô hình chung dồn hệ thống cung cấp thịt của Mỹ đến chân tường. Bởi khi các nhà máy ngừng hoạt động, chúng tôi không thể lấp đầy các cửa hàng tạp hóa và có nguy cơ cao gây ảnh hưởng tiêu cực đến các trang trại chăn nuôi."

◆ Mạng lưới sản xuất và vận chuyển lương thực bị ảnh hưởng trực tiếp…Cuộc chiến đảm bảo lương thực ở nhiều quốc gia

Covid19 đã tạo ra những cú sốc trên toàn chuỗi cung ứng thực phẩm của thế giới. Điều này là do những lệnh hạn chế di chuyển ở các quốc gia nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid19 khiến việc sản xuất và vận chuyển lương thực gặp nhiều khó khăn. Cũng có không ít ý kiến lo ngại về cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu có thể đang âm thầm diễn ra.

Các nước lớn ở châu Âu và Bắc Mỹ, số lượng công nhân nước ngoài phụ trách công việc đồng áng không thể nhập cảnh, các trang trại không có người làm nên không còn cách nào khác là tạm dừng chăn nuôi, trồng trọt. Từ sau khi chính phủ Ấn Độ ra lệnh giới hạn di chuyển trên toàn quốc, toàn bộ chuỗi cung ứng, từ sản xuất thực phẩm đến giao hàng và bán hàng đều đã bị ảnh hưởng nặng nề.

Với việc rút ngắn thời gian khai thác cảng trên toàn thế giới, qua trình vận chuyển thực phẩm xuyên biên giới cũng gặp không ít trở ngại. Tờ Bloomberg đưa tin "Không dễ để vận chuyển nhanh một container chứa thực phẩm vì hiện tại đang có quá nhiều containerchứa hàng hóa ở mọi cảng trên khắp thế giới."

Do đó, nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong nước không ít các quốc gia xuất khẩu thực phẩm bắt đầu hạn chế và dừng xuất khẩu 1 số mặt hàng. Việt Nam và Campuchia đã ngừng xuất khẩu gạo, Kazakhstan cấm lúa mì và Campuchia tạm thời không xuất khẩu hải sản. Còn Nga nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, đã quyết định hạn chế xuất khẩu ngũ cốc từ nay cho tới tháng 6.

Tuy nhiên tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn đối với những quốc gia không tự túc được nguồn lương thực. Ai Cập, nơi đã trải qua một sự thay đổi chế độ trong năm 2010 do giá lúa mì tăng vọt, đã quyết định mở rộng kho dự trữ lương thực chiến lược. Từ nay cho đến cuối tháng 7, Ả Rập Saudi cũng có kế hoạch tăng gấp đôi dự trữ ngũ cốc.

Sergei Peoplov giám đốc Ukragro Consulting, một công ty tư vấn nông nghiệp có trụ sở tại Kiev, Ukraine cho biết "Chúng ta đang chứng kiến một cuộc chiến mới trong chủ nghĩa bảo vệ thực phẩm. Nó cho thấy sự lo lắng nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng lương thực nguyên nhân là do đại dịch Covid19."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기