Đời sống Xã hội

Hàn Quốc: Lượng tìm kiếm 'thức ăn tiện lợi' tăng đột biến…Quy mô thị trường tăng gấp đôi sau 5 năm

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)14:34 19-06-2020

[Ảnh=Tập đoàn phân phối thực phẩm và thủy sản Hàn Quốc (aT)]

Kể từ khi dịch coronavirus mới (Covid19) bùng phát, số lượng người tiêu dùng tìm kiếm các sản phẩm 'thức ăn tiện lợi' đã tăng hơn gấp đôi vì ngày càng nhiều người chọn cách ăn ở nhau thay cho việc tụ tập ăn uống bên ngoài.

Vào ngày 19 bằng cách trích dẫn xu hướng tìm kiếm của Naver, tập đoàn phân phối thực phẩm và thủy sản Hàn Quốc (aT) đã ghi nhận kết quả tìm kiếm từ khóa 'thực phẩm tiện lợi' tăng gấp 2,3 lần từ 43 điểm trong tuần thứ ba của tháng 1 (khoảng thời gian Covid19 bắt đầu bùng phát ở Trung Quốc) đã tăng vọt lên 100 điểm trong tuần thứ tư của tháng 3.

Sau đó, lượng tìm kiếm thực phẩm tiện lợi đã giảm xuống 72 điểm trong tháng 4, nhưng khi các trường hợp nhiễm mới tập trung xuất hiện ở khu vực đô thị thì lượng tìm kiếm lại tăng trở lại lên 94 điểm trong tuần thứ ba của tháng 5.

Trước khi Covid19 xuất hiện, các từ khóa liên quan đến 'thực phẩm tiện lợi' hay được tìm kiếm là 'giảm cân', 'salad ', 'shake', 'hương vị'. Tuy nhiên sau khi Covid19 bùng phát các từ khóa như 'Corona', 'buổi sáng', 'giao hàng', 'chuyển phát nhanh' đã được tìm kiếm nhiều hơn.

Có thể thấy thị trường thực phẩm tiện lợi tại Hàn Quốc đang phát triển nhanh chóng.

Theo Euromonitor, một công ty nghiên cứu thị trường, quy mô của thị trường thực phẩm tiện lợi tại Hàn Quốc đã tăng gần gấp đôi từ 1.021 tỷ KRW năm 2014 lên 1.950 tỷ KRW vào năm 2019, và dự kiến ​​sẽ đạt 2.915 tỷ KRW vào năm 2024.

Các đại siêu thị chiếm tỷ lệ phân phối thực phẩm tiện lợi lớn nhất ở mức 36% vào năm ngoái, nhưng nếu so với 5 năm trước (47%) thì tỷ lệ này đã thấp hơn đáng kể. Thay vào đó, tỷ lệ phân phối ở các cửa hàng tiện lợi đã tăng lên khá nhiều từ 25% lên 35%, trên các kênh bán hàng trực tuyến cũng tăng nhẹ từ 11% lên 13%.

Theo 'Khảo sát thái độ người tiêu dùng thực phẩm chế biến năm 2019' của Viện kinh tế nông thôn Hàn Quốc, lý do người tiêu dùng mua các sản phẩm 'thực phẩm tiện lợi' là vì 'việc nấu nướng quá phiền phức' (21,6%), 'chi phí nguyên liệu rẻ' (17,1%), 'không có thời gian nấu ăn' (16,7%) và 'có thể thưởng thức được nhiều món đa dạng' (12,3%).

Nếu xét theo chủng loại, các bà nội trợ thường ưa chuộng những sản phẩm vừa đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng vẫn đảm bảo yếu tố tiện lợi chẳng hạn như cơm hộp ăn kiêng, bánh bao và canh xương thịt bò.

Đặc biệt, 'Cơm hộp ăn kiêng' vốn được xếp hạng 5 trong các từ khóa phổ biến cho mục 'thực phẩm nấu chín đơn giản và đông lạnh' trong năm 2018, nhưng đã tăng lên xếp thứ 1 trong năm 2019~2020.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기