Đời sống Xã hội

Ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Hàn Quốc 'sống dở chết dở' trong Covid19

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)10:48 09-09-2020
Phân tích dữ liệu lớn từ Naver Blog và Twitter Các cuộc gặp mặt ăn uống đều bị hủy…Sự quan tâm dành cho 'giao hàng' tăng đột biến
Phân tích dữ liệu lớn tiết lộ rằng các thói quen của người Hàn Quốc như 'tìm kiếm quán ăn ngon' và 'gặp gỡ kết hợp ăn uống' vốn là một phương thức hỗ trợ ngành dịch vụ thực phẩm Hàn Quốc bị ảnh hưởng bởi dịch coronavirus mới kéo dài (Covid19) nay đã giảm mạnh.
 

[Ảnh=Yonhap News]

Theo phân tích SNS của hệ thống phân tích khu vực thương mại của Công ty Cổ phần Xúc tiến Thị trường Doanh nghiệp Nhỏ ngày 9, số lượt đề cập đến 'quán ăn ngon' trong 3 tháng qua từ ngày 8/6 đến ngày 7/9 là 1.844.080, so với 2.215.658 trong ba tháng trước đó đã giảm đến 16,77%.

Phân tích này là một bản tóm tắt về số lượt đề cập trên Naver Blog và Twitter, và bằng cách phân tích ý nghĩa của lượng thông tin khổng lồ đang lưu hành trên SNS, bạn có thể có được cái nhìn tổng quát về dư luận trong nước, nhu cầu tiềm năng và xu hướng.

Mặc dù ba tháng gần đây có bao gồm kỳ nghỉ hè từ tháng 7 đến tháng 8, có thể hiểu rằng mức độ nhắc đến các 'quán ăn ngon' đã giảm do sự tái bùng phát của Covid19 cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu ăn ngoài hàng cũng giảm sút.

Trong khoảng thời gian này, từ khóa 'quán ăn ngon' được nhắc đến nhiều nhất là vào thứ Sáu, ngày 12 tháng 6, với tổng cộng 26.792 lượt trên Naver blog và Twitter.

Giữa tháng 6 là khoảng thời gian mà lượng chi tiêu cho các hoạt động ăn uống tại nhà hàng tăng lên do khoản thanh toán hỗ trợ thiên tai quốc gia vào tháng 5, và số trường hợp được xác nhận mới của Covid19 mỗi ngày vẫn ở mức hai con số.
 

Xu hướng đề cập đến từ khóa 'gặp gỡ kết hợp ăn uống' trong 3 tháng gần đây [Ảnh=Công ty Cổ phần Xúc tiến Thị trường Doanh nghiệp Nhỏ]

Trong cùng thời kỳ, lượt đề cập đến 'găp gỡ kết hợp ăn uống' giảm 27,33% từ 331.947 xuống 241.225 trường hợp, và' ăn ngoài' giảm 25,41% từ 292.645 xuống 218.268.

Mặt khác, ngược lại, số lượng đề cập đến các từ khóa như 'giao hàng tận nhà' và 'takeout' (mua mang đi) tăng mạnh do sự tái phát của Covid19 sau ngày 15/8.

Khi so sánh 24 ngày từ ngày 15/8 đến ngày 7/9 với khoảng thời gian trước đó thì từ khóa 'giao hàng tận nhà' tăng từ 129.932 đến 161.473 và 'Takeout' tăng từ 24.407 lên 4.407 vụ lên 33.360 tương đương với mức tăng 24,27% và 36,68%.

Điều thú vị là trong khoảng thời gian này, 'giao hàng tận nhà' và 'takeout' thường được đề cập nhiều nhất vào ngày 31/8, là ngày thứ Hai đầu tuần chứ không phải thứ Sáu hay cuối tuần. 1 ngày sau ngày 30 khi các biện pháp kiểm dịch mức độ 2.5 bắt đầu được triển khai ở Seoul và các khu vực đô thị khác. Vào ngày này, số lượt đề cập 'giao hàng tận nơi' và 'takeout' lần lượt đạt 10.771 và 2.181 lượt.

Đi kèm với biện pháp giãn cách xã hội mức độ 2.5 thì việc ăn uống bên trong các quán cà phê nhượng quyền trong khu vực đô thị cũng bị cấm và giới hạn giờ kinh doanh của các cửa hàng ăn uống chỉ được đón khách đến 9 giờ tối, vì vậy có thể thấy rằng nhu cầu giao hàng và mua mang đi tăng vọt là vì các lý do đó.

Một quan chức từ Hiệp hội Công nghiệp Dịch vụ Thực phẩm Hàn Quốc cho biết “Việc hạn chế hoạt động của nhà hàng vào lúc 9 giờ tối ở khu vực thành phố đang dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng về doanh thu. Nếu tình hình dịch Covid19 ổn định trở lại có thể các hoạt động ăn uống sẽ phục hồi nhưng những người tự kinh doanh hiện nay sẽ gặp khó khăn trong việc trang trải tiền thuê nhà và chi phí lao động vì các khoản vay đã nhận gần như cạn kiệt. Chính vì vậy, chính phủ nên cân nhắc đến những lĩnh vực này khi xây dựng các biện pháp hỗ trợ."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기