Kinh tế Chính trị

Giá tiêu dùng tháng 10 tăng 0.1%…Ảnh hưởng từ việc hỗ trợ chi phí viễn thông

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)11:04 03-11-2020
Phí điện thoại di động 21.7%↓ Giá thuê nhà 0.5%↑, mức tăng lớn nhất kể từ 8/2018
Tháng trước, tốc độ tăng giá tiêu dùng tăng không đáng kể, về 0% trong một tháng.

Chính sách của chính phủ, hỗ trợ chi phí viễn thông 20.000 won đã làm giảm cước điện thoại di động kéo theo giảm mức tăng giá tiêu dùng nói chung. Do chi phí viễn thông giảm, lạm phát cơ bản theo chuẩn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1999.
 

Biến động chỉ số giá tiêu dùng [Ảnh=Yonhap News]

Theo báo cáo 'Xu hướng giá tiêu dùng' được công bố vào ngày 3 của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 là 105,61 (2015 = 100), tăng 0,1% so với cùng tháng năm ngoái.

Đây là mức tăng nhỏ nhất kể từ tháng 6 (0,0%). Tốc độ tăng giá tiêu dùng vẫn ở mức 0% trong tháng 6 đến tháng 8 năm nay và tăng lên 1,0% vào tháng 9, nhưng lại quay đầu giảm vào tháng 10 vừa qua.

Xét theo mặt hàng, sản phẩm tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, nhóm hàng nông sản và thủy sản tăng 13,3% do sản lượng thu hoạch sụt giảm vì ảnh hưởng của mùa mưa kéo dài. Đặc biệt, rau tăng 20,2%, nông sản tăng 18,7%.

Hành tây (70,7%), hành lá (53,5%), cà chua (49,9%), táo (49,4%), và bột ớt đỏ (21,4%) cũng đồng loạt tăng. Trái lại, xà lách (-28,6%), củ cải non (-22,5%) và dưa chuột (-13,0%) lại giảm.

Sản phẩm chăn nuôi tăng 7,5% và giá thủy sản tăng 5,6%.

Ngược lại, do giá dầu quốc tế giảm nên các sản phẩm công nghiệp giảm 1,0%. Các sản phẩm dầu mỏ giảm 14,0% còn thực phẩm chế biến cũng chỉ tăng nhẹ.

Điện, nước và gas cũng giảm 4,0% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dịch vụ giảm 0,8%, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 10/1999 (-0,9%). Điều này là do dịch vụ công giảm 6,6% do chính phủ hỗ trợ chi phí thông tin liên lạc và tăng cường hỗ trợ chi trả cho các trường trung học.

Phí điện thoại di động giảm 21,7%, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 1/1996, khi các thống kê liên quan bắt đầu được thực hiện.

Các khoản chi trả cho học sinh trung học giảm 74,4%.

Dịch vụ cá nhân tăng 1,4%. Ăn tối bên ngoài tăng 1,0% và ăn ngoài hàng tăng 1,7%, tương ứng.

Giá thuê nhà tăng 0,5% so với một năm trước, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 8/2018 (0,5%).

Giá thuê nhà theo năm (0,6%) tăng mạnh nhất kể từ tháng 2 (0,6%) năm ngoái. Chỉ số này đã ghi nhận tháng thứ sáu tăng giá kể từ tháng 5/2019.

Tiền thuê nhà hàng tháng đã tăng 0,3%.

Theo mục đích chi tiêu, thực phẩm và đồ uống không cồn tăng 8,2% do nhu cầu về 'thực phẩm gia đình' tiếp tục nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng do ảnh hưởng của dịch Covid19.

Mặt khác, rượu và thuốc lá (-0,1%), hàng gia dụng và dịch vụ dọn phòng (-0,2%), văn hóa giải trí (-0,5%) đồng loạt giảm.

Chỉ số 'Sản phẩm nông nghiệp và loại trừ dầu mỏ' (giá gốc), được chuẩn bị để xác định xu hướng dài hạn, loại trừ các yếu tố mùa vụ hoặc biến động lạm phát do các cú sốc tạm thời, đã tăng 0,1% so với một năm trước.

Lạm phát cơ bản loại trừ 'Chỉ số Thực phẩm và Năng lượng', theo cơ sở tiêu chuẩn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), giảm 0,3%, ghi nhận mức giảm lớn nhất kể từ tháng 9/1999 (-0,4%).

Chỉ số 'Thực phẩm tươi sống', được tính toán dựa trên 50 mặt hàng có giá biến động lớn tùy thuộc vào điều kiện thời tiết như cá, động vật thân mềm vỏ (ngao, hến), rau và trái cây, tăng 19,9%. Trong đó, hoa quả tươi tăng 28,9% và rau củ quả tươi tăng 20,3%.

Để dự đoán được giá cả theo cảm nhận thực, chỉ số giá sinh hoạt, được tạo ra dựa trên 141 mặt hàng thường xuyên được mua và chi tiêu nhiều trong tổng số 460 mặt hàng, đã giảm 0,7%.

Chỉ số bao gồm chi phí cư trú, vốn làm tăng thêm chi phí dịch vụ trong khi sử dụng nhà sở hữu trong giá tiêu dùng, tăng 0,2%.

Ông Ahn Hyeong-joon, Phó Giám đốc Thống kê Xu hướng Kinh tế của Văn phòng Thống kê cho biết: "Hóa đơn điện thoại di động sụt giảm do biện pháp hỗ trợ chi phí liên lạc 20.000 won của chính phủ, góp phần làm giảm tốc độ tăng giá tiêu dùng nói chung. Có thể có tác động từ việc kinh tế tăng trưởng chậm lại tuy nhiên tốc độ gia tăng của lạm phát cơ bản cũng đã giảm do ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ”.

Tuy nhiên, ông nói thêm, "Vì hỗ trợ cho chi phí liên lạc là chỉ có một lần, nên việc lạm phát giảm do chi phí truyền thông được hạ giá sẽ không còn tồn tại vào tháng tới. Theo đó sẽ tạo nên yếu tố gia tăng lạm phát."
 

[Ảnh=Yonhap News]

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기