Đời sống Xã hội

Tại sao giới văn phòng Hàn Quốc ngày càng thờ ơ với việc thăng chức?

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)16:17 12-01-2021
Theo kết quả một cuộc điều tra gần đây, dân văn phòng Hàn Quốc không mấy quan tâm đến các đánh giá nhân sự cũng như việc thăng chức.
 

[Ảnh=Internet]

Vào ngày 12, kết quả của cuộc khảo sát về “đánh giá nhân sự và suy nghĩ về thăng chức” của Saramin với 1.129 nhân viên văn phòng đã cho thấy gần một nửa số người được hỏi (46,8%) trả lời rằng họ không quan tâm đến việc thăng chức.

'Bởi vì khái niệm về nơi làm việc trọn đời đã bị phai nhạt' (51,5%) được cho là lý do lớn nhất khiến người Hàn Quốc không còn quá quan tâm đến vấn đề này. Cũng có nhiều người cho rằng 'Thăng chức không phải là yếu tố hấp dẫn để duy trì cuộc sống văn phòng' (46,2%).

Ngoài ra, 'vì tôi không thực sự tin vào đánh giá nhân sự' (28,4%), 'vì kỹ năng tài chính và phát triển bản thân quan trọng hơn mong muốn thăng tiến' (26,7%), 'vì tôi sẽ không có ý định làm nhân viên văn phòng cả đời' (18,9%), 'vì có nhiều cách khác để gia tăng tài sản ngoài tiền lương văn phòng' (7,8%).

Ý tưởng về việc đánh giá nhân sự quyết định sự thăng tiến cũng đã thay đổi so với trước đây. 58,6% người được hỏi trả lời rằng họ 'không hài lòng với hệ thống nhân sự', nhưng nguyên nhân quyết định là do 'tiêu chí đánh giá chưa rõ ràng' (70,5%). Sau đó, là những lý do như 'quyết định được đưa ra dựa theo ý kiến chủ quan của cấp trên' (49,2%), 'ít cơ hội thăng tiến' (35%), 'xu hướng thay đổi trong các nhiệm vụ công việc của thế hệ hiện tại hoàn toàn không được phản ánh' (31,9%), 'thiếu sự liên kết trong trao đổi ý kiến ​​với cấp trên' (27,5%).

Ngày nay, đa số nhân viên văn phòng Hàn Quốc đều không có thiện cảm với kiểu văn hóa nhân sự thiếu giao tiếp theo chiều ngang và không tích cực phản hồi. 

Tuy nhiên cũng có không ít người quan niệm rằng 'chỉ cần duy trì mối quan hệ công khai' (39,3%) hoặc 'không nhất thiết phải liên lạc sau giờ làm việc mà chỉ cần thân thiết tại nơi làm việc' (33,5%) là đã có thể xác định đó là mối quan hệ đồng nghiệp phù hợp.

Cũng theo kết quả của khảo sát trên, công việc đã không còn là ưu tiên số một trong cuộc sống. Trong số những người được hỏi, số người được hỏi trả lời rằng công việc là 'ưu tiên thứ hai' chiếm 39%, tiếp theo là 'ưu tiên thứ ba' là 30% và 'không thuộc mức đô ưu tiên nào hết' là 12.3%. Chỉ 5,3% trả lời là 'ưu tiên hàng đầu'.

Trưởng nhóm Lim Min-wook của Saramin cho biết, "Không giống như trước đây, khi việc thăng chức là tiêu chuẩn tuyệt đối, thế hệ Millennials được hưởng đầy đủ các loại hình tiện ích và giải trí đa dạng, và từ đó đặt ra nhiều tiêu chuẩn thành công như cảm giác hoàn thành công việc hay phát triển sự nghiệp dựa vào các giá trị khác nhau. Đã đến lúc các công ty phải suy nghĩ và tìm kiếm cách đánh giá các nhân viên ngày nay theo phương pháp và tiêu chí mới cùng với những phần thưởng phù hợp để đảm bảo nhân tài."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기