Kinh tế Chính trị

Sau 8 tháng, sản xuất công nghiệp tháng 1 quay đầu giảm (↓0,6%)…Tiêu dùng ↑1,6%

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)10:22 02-03-2021
Chế tạo sản xuất giảm sau 3 tháng…"Mức tăng trưởng của chất bán dẫn bắt đầu chững lại" Ngành dịch vụ tiếp tục sụt giảm trong tháng thứ 2 liên tiếp…Mức độ sụt giảm đã thu hẹp lại Doanh số bán lẻ tăng trong tháng thứ 2 liên tiếp…"Nhờ tăng doanh số bán thiết bị gia dụng do thời tiết lạnh"
Sản xuất công nghiệp trong tháng 1/2021 đã giảm so với tháng trước, ghi nhận mức sựt giảm sau 8 tháng tăng trưởng.

Điều này là do hoạt động sản xuất của ngành chế tạo ghi nhận tăng trưởng âm do hiệu ứng cơ bản (sự biến đổi bất ngờ của số liệu lạm phát hàng tháng, xảy ra do mức lạm phát cao hoặc thấp bất thường của tháng trước), và ngành dịch vụ cũng suy giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid19.

Tuy nhiên, bất chấp việc tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội với cường độ cao, lĩnh vực tiêu dùng vẫn tăng mạnh nhất trong 5 tháng.
 

Xu hướng tăng giảm của hoạt động công nghiệp. [Ảnh=Yonhap News]


◇ Sản xuất -1,7%…Linh kiện điện tử ↓9,4% · Chất bán dẫn ↑0,3%

Theo báo cáo "Xu hướng hoạt động công nghiệp do Cục Thống kê Quốc gia công bố ngày 2, sản xuất toàn ngành công nghiệp trong tháng 1 (không bao gồm điều chỉnh theo mùa và nông, lâm, ngư nghiệp) giảm 0,6% so với tháng trước.

Đây là lần đầu tiên sau 8 tháng kể từ tháng 5/2020 (-1,5%), sản xuất công nghiệp lại ghi nhận mức giảm. Sản xuất công nghiệp tăng liên tực từ tháng 6 (3,9%) đến tháng 7 (0,3%), tháng 8 (0,1%), tháng 9 (1,1%), tháng 10 (0,1%), tháng 11 (0,9%), tháng 12 (0,4%) tuy nhiên lại bất ngờ sụt giảm trong tháng 1/2021.

Sản xuất chế tạo giảm 1,7%, kéo theo sản lượng khai khoáng và công nghiệp giảm 1,6%. Do sản xuất các mặt hàng liên quan đến TV LCD chậm lại khiến ngành linh kiện kiện điện tử ghi nhận mức tăng trưởng -9,4%, ngành thiết bị vận tải khác cũng giảm 12,4%.

Ngành chế tạo sản xuất quay đầu giảm sau 3 tháng cũng do ảnh hưởng của hiệu ứng cơ bản. Ngành chế tạo sản xuất, tăng trưởng âm so với tháng trước tuy nhiên nếu so với 1 năm trước thì chỉ số này ghi nhận mức tăng 7,4%.

Khi xuất khẩu tiếp tục ghi nhận nhiều tích cực, chất bán dẫn (0,3%) cũng tăng so với tháng trước, nhưng mức tăng đã thu hẹp so với tháng 12 (11,6%). Theo đó, doanh số chất bán dẫn tăng 19,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Eo Un-seon, chuyên gia về thống kê xu hướng kinh tế tại Cục Thống kê Hàn Quốc cho biết: “Chất bán dẫn là nhân tố chính trong tăng trưởng khai thác và sản xuất công nghiệp trong tháng 12 năm ngoái tuy nhiên mức tăng trưởng của lĩnh vực này đã bắt đầu chững lại vào tháng 1 năm nay. Do tác động này, ngành chế tạo sản xuất đã ghi nhận sụt giảm so với một tháng trước."

Sản xuất của ngành dịch vụ giảm 0,2%, tiếp tục giảm trong tháng thứ 2 liên tiếp sau tháng 12/2020 (-1,1%), nhưng mức giảm cũng đang được thu hẹp lại. Tài chính và bảo hiểm (1,3%), thông tin và truyền thông (0,7%) tăng, nhưng nghệ thuật, thể thao và giải trí (-15,4%), bán buôn và bán lẻ (-0,8%) lại đồng loạt giảm.

◇ Tiêu dùng ↑1,6% trong hai tháng liên tiếp

Doanh số bán lẻ, thể hiện xu hướng tiêu dùng, tăng 1,6%. Đây là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 8/2020 (3,0%) và cũng là tháng thứ 2 liên tiếp chỉ số này ghi nhận mức tăng trưởng dương.

Hàng hóa không lâu bền như dược phẩm (-0,1%) giảm so với tháng trước, nhưng doanh số sản phẩm lâu bền như đồ gia dụng (4,8%) và sản phẩm bán lâu bền như quần áo (1,0%) lại tăng. Lý do chính cho sự gia tăng tiêu thụ điện tử tiêu dùng được cho là vì tác động của dịch bệnh và thời tiết giá lạnh của mùa đông đã khiến mọi người ở trong nhà nhiều hơn.

Đầu tư cơ sở vật chất tăng 6,2%. Thiết bị vận tải như ô tô (-8,4%) giảm nhưng đầu tư vào máy móc như máy công nghiệp đặc biệt (11,2%) lại tăng.

Thời gian thi công thực tế mà các công ty xây dựng thi công giảm 6,0%.

Ông Eo cho biết "Trong bối cảnh sự gia tăng liên tục của các ca nhiễm Covid19, sản xuất trong ngành dịch vụ suy giảm và sản xuất trong ngành khai khoáng phần nào bị thu hẹp do hiệu ứng cơ bản vào tháng trước, nhưng tiêu thụ tăng do doanh số bán thiết bị gia dụng tăng đột biến vì ảnh hưởng của các đợt lạnh."

Sự dao động theo chu kỳ của chỉ số đại diện cho nền kinh tế hiện tại, giảm 0,2 điểm so với tháng trước, đã chặn đứng xu hướng tăng kéo dài trong 7 tháng liên tiếp cho đến tháng 12 vừa qua.

Mặt khác, sự biến động theo chu kỳ của chỉ số dẫn đầu, dự đoán nền kinh tế tương lai, tăng 0,3 điểm, tiếp tục đà tăng trong 8 tháng liên tiếp. Đây là mức tăng dài nhất kể từ khi nó tăng trong 12 tháng liên tiếp từ tháng 2/2009 đến tháng 1/2010.
 

[Ảnh=Yonhap News]

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기