Kết quả một cuộc khảo sát gần đây đã cho thấy sự hài lòng của người tiêu dùng Hàn Quốc đối với giá thực phẩm chế biến tiếp tục giảm. Điều này được cho là do ảnh hưởng của lạm phát kéo dài.
Theo 'Báo cáo phân tích cơ bản khảo sát thái độ người tiêu dùng thực phẩm chế biến năm 2023' của Viện kinh tế nông thôn Hàn Quốc (KREI) vào ngày 13, kết quả khảo sát được thực hiện trên 2.000 hộ gia đình trên toàn Hàn Quốc từ tháng 8~10/2023 cho thấy rằng mức độ hài lòng với thực phẩm chế biến sẵn, vốn chiếm phần không nhỏ trong chi tiêu hộ gia đình, đạt 3,6/5 điểm, giảm so với năm 2022 (3,9 điểm).
Xét về mức độ hài lòng theo yếu tố, tính tiện lợi đạt điểm cao nhất với 3,9 điểm, tiếp theo là sự đa dạng (3,8 điểm), hương vị (3,7 điểm), an toàn (3,5 điểm) và dinh dưỡng (3,5 điểm), cuối cùng là giá cả với 3,3 điểm.
Trong đó, mức độ hài lòng về giá cả đã liên tục sụt giảm từ 3,6 điểm năm 2020 xuống 3,5 điểm năm 2021, 3,4 điểm năm 2022 và 3,3 điểm năm 2023, phản ánh rõ nhận thức của người tiêu dùng về việc tăng giá.
Loại thực phẩm chế biến sẵn có tác động lớn nhất đến giá giỏ hàng là các loại mì (25,5%), sản phẩm từ sữa (14,4%), đồ uống có cồn (5,8%) và thực phẩm tiện lợi ăn liền (5,7%).
Do gánh nặng chi phí, tần suất mua thực phẩm chế biến cũng ít dần đi.
Năm ngoái, tần suất mua hàng phổ biến nhất là 40,6% mỗi tuần một lần, tiếp theo là hai tuần một lần (26,7%), 2~3 lần một tuần (23,9%), 1 lần một tháng (6,5%), ít hơn 1 lần một tháng (1,2%) và hàng ngày (1,0%).
So với năm 2022, tỷ lệ mỗi tuần một lần (41,7% → 40,6%) và 2-3 lần một tuần (25,3% → 23,9%) đã giảm đi, ngược lại tỷ lệ 1 lần một tuần (25,0% → 26,7%) lại tăng lên.
Tần suất 1 lần một tuần, vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đã giảm đáng kể từ 50,2% năm 2020 xuống còn 40,6% vào năm 2023.
Yếu tố được xem xét phổ biến nhất khi mua thực phẩm chế biến sẵn là hương vị (27,4%), tiếp theo là giá cả (19,6%), chất lượng (16,5%), an toàn (11,0%), độ tươi (9,5%), dinh dưỡng (7,1%), sự tiện lợi khi mua hàng ( 4,8%) và sự tiện lợi trong nấu nướng (4,0%).
Tỷ lệ người được hỏi chọn hương vị làm tiêu chuẩn tăng 2,0 điểm phần trăm so với năm trước, nhưng tỷ lệ người được hỏi chọn giá cả lại giảm 4,6 điểm phần trăm.
Mặt khác, tỷ lệ lạm phát đối với thực phẩm chế biến sẵn tăng nhẹ từ 1,4% năm 2020 lên 2,1% năm 2021, sau đó tăng vọt lên 7,8% vào năm 2022. Mặc dù tốc độ tăng có chậm lại trong năm 2023 nhưng vẫn ở mức cao 6,8%.
Năm ngoái, người dân Hàn Quốc thường mua thực phẩm chế biến tại các siêu thị lớn (36,9%), tiếp theo là siêu thị gần nhà (25,4%), siêu thị vừa và nhỏ do các tập đoàn lớn điều hành (15,7%) và trang mua sắm trực tuyến (12,6%).
Xét về mức độ hài lòng theo yếu tố, tính tiện lợi đạt điểm cao nhất với 3,9 điểm, tiếp theo là sự đa dạng (3,8 điểm), hương vị (3,7 điểm), an toàn (3,5 điểm) và dinh dưỡng (3,5 điểm), cuối cùng là giá cả với 3,3 điểm.
Trong đó, mức độ hài lòng về giá cả đã liên tục sụt giảm từ 3,6 điểm năm 2020 xuống 3,5 điểm năm 2021, 3,4 điểm năm 2022 và 3,3 điểm năm 2023, phản ánh rõ nhận thức của người tiêu dùng về việc tăng giá.
Loại thực phẩm chế biến sẵn có tác động lớn nhất đến giá giỏ hàng là các loại mì (25,5%), sản phẩm từ sữa (14,4%), đồ uống có cồn (5,8%) và thực phẩm tiện lợi ăn liền (5,7%).
Do gánh nặng chi phí, tần suất mua thực phẩm chế biến cũng ít dần đi.
Năm ngoái, tần suất mua hàng phổ biến nhất là 40,6% mỗi tuần một lần, tiếp theo là hai tuần một lần (26,7%), 2~3 lần một tuần (23,9%), 1 lần một tháng (6,5%), ít hơn 1 lần một tháng (1,2%) và hàng ngày (1,0%).
So với năm 2022, tỷ lệ mỗi tuần một lần (41,7% → 40,6%) và 2-3 lần một tuần (25,3% → 23,9%) đã giảm đi, ngược lại tỷ lệ 1 lần một tuần (25,0% → 26,7%) lại tăng lên.
Tần suất 1 lần một tuần, vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đã giảm đáng kể từ 50,2% năm 2020 xuống còn 40,6% vào năm 2023.
Yếu tố được xem xét phổ biến nhất khi mua thực phẩm chế biến sẵn là hương vị (27,4%), tiếp theo là giá cả (19,6%), chất lượng (16,5%), an toàn (11,0%), độ tươi (9,5%), dinh dưỡng (7,1%), sự tiện lợi khi mua hàng ( 4,8%) và sự tiện lợi trong nấu nướng (4,0%).
Tỷ lệ người được hỏi chọn hương vị làm tiêu chuẩn tăng 2,0 điểm phần trăm so với năm trước, nhưng tỷ lệ người được hỏi chọn giá cả lại giảm 4,6 điểm phần trăm.
Mặt khác, tỷ lệ lạm phát đối với thực phẩm chế biến sẵn tăng nhẹ từ 1,4% năm 2020 lên 2,1% năm 2021, sau đó tăng vọt lên 7,8% vào năm 2022. Mặc dù tốc độ tăng có chậm lại trong năm 2023 nhưng vẫn ở mức cao 6,8%.
Năm ngoái, người dân Hàn Quốc thường mua thực phẩm chế biến tại các siêu thị lớn (36,9%), tiếp theo là siêu thị gần nhà (25,4%), siêu thị vừa và nhỏ do các tập đoàn lớn điều hành (15,7%) và trang mua sắm trực tuyến (12,6%).