Kinh tế Chính trị

[Tin độc quyền] Luật hạn chế xuất khẩu sản phẩm bán dẫn sang Hàn Quốc của Nhật Bản đang gây hậu quả trực tiếp đến chính kinh tế của 'xứ sở mặt trời mọc.

응웬티탐 (Choiketu93@ajunews.com)17:36 19-08-2019
Sau khi chính phủ Nhật bản tuyên bố sẽ siết chặt các sản phẩm bán dẫn xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, một số lộ trình từ Hàn Quốc đến đảo Tsushima của Nhật Bản đã bị hủy bỏ, gây ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế của đảo này. Theo thông tin gần đây, một doanh nghiệp vận tải đã phải gửi đơn xin 'viện trợ việc làm' từ chính phủ.

 

[Ảnh = Yonhap news]


Số lượng khách du lịch đến hòn đảo này cũng giảm đáng kể do tình hình căng thẳng giữa Hàn Quốc và Nhật Bản leo thang. Đây là lần đầu tiên ngành lao động Nhật Bản gặp khó khăn và phải xin hỗ trợ của chính phủ khiến dư luận rất quan tâm.

Một số ý kiến cho rằng việc tẩy chay Nhật Bản sẽ tiếp tục kéo dài trong thời gian tới, ngoài lĩnh vực du lịch thì một số lĩnh vực khác như thực phẩm, nhà ở, quần áo của Nhật Bản cũng dự kiến sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng.

Theo Bộ Lao động Hàn Quốc cho biết vào ngày 19, một công ty vận chuyển Nhật Bản ở Pohang đã xin trợ cấp hỗ trợ việc làm cho 6 trên 12 nhân viên tại chi nhánh ở Busan.

Công ty vận chuyển khai thác này đang vận hành các tuyến đường tàu chở khách đi giữa Busan và đảo Tsushima. Do số lượng hành khách bị giảm nên tuyến đường này đã bị tạm đình chỉ hoạt động.

Trợ cấp duy trì việc làm là một hệ thống mà chính phủ trợ cấp tiền lương cho nhân viên khoảng 180 ngày khi xảy ra trường hợp công ty cần điều chỉnh nhân sự, cho nhân viên nghỉ việc hoặc nghỉ không lương trong những trường hợp bất khả thi. Chính phủ sẽ chi trả số tiền lương hàng ngày là 66.000 won trong vòng 6 tháng cho những nhân viên bị nghỉ việc hoặc nghỉ không lương.

Công ty này cho biết số lượng hành khách bắt đầu giảm mạnh vào một tháng trước, hiện tại đến bây giờ thì số lượng hành khách không đủ để duy trì tuyến đường này. Việc đình chỉ hoạt động tuyến đường này khiến cho những gánh nặng về chi phí nhân công của công ty này ngày càng tăng cao. Tuy nhiên trong trường hợp này khó có thể xa thải nhân viên vì lí do trên nên công ty này đã gửi đơn đến chính phủ đã xin hỗ trợ việc làm.

Bộ lao động hiện đang theo dõi sát sao tình hình việc làm của các ngành liên quan xem có bị ảnh hưởng bởi luật thắt chặt xuất khẩu của Nhật Bản hay không.

Bộ Việc làm cũng cho biết: "Hiện nay các doanh nghiệp ngành hàng không của Nhật Bản đang tiến hành xin viện trợ từ chính phủ rất nhiều. Việc xin viện trợ hỗ trợ việc làm lần đầu tiên này dường như là dấu hiệu không tốt của ngành tuyển dụng Nhật Bản."

Trước đó 3 cửa hàng Uniqlo tại Hàn Quốc cũng tuyên bố đóng cửa do nhận ảnh hưởng từ cuộc tẩy chay hàng tiêu dùng Nhật Bản của Hàn Quốc.

Một quan chức của Bộ Việc làm cho biết: "Hiện tại chưa có thông tin nào đề cập đến việc doanh nghiệp Uniqlo tiến hành đăng kí xin nhận viện trợ từ chính phủ. Việc doanh nghiệp này đã tham gia vào bảo hiểm thất nghiệp nên nếu nhân viên của công ty này bị xa thải thì vẫn có thể nhận được trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên ở trường hợp này, việc đóng 3 cửa hàng sẽ khiến nhân viên họ phải được điều động sang cửa hàng khác, khách hàng cũng sẽ thay thế thương hiệu này bằng 1 thương hiệu khác."
 

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기