VIỆT NAM

​Việt Nam mở ra con đường mới với niềm tự hào về Điện Biên Phủ

Minh Tân (mintyni@ajunews.com)16:54 21-10-2019

[Ảnh = Minh Tân] Lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc trong buổi làm việc một ngày trước khi diễn ra Diễn đàn kinh tế thành phố Hồ Chí Minh năm 2019.


Đầu năm 1954, khi chiến tranh ở Hàn Quốc và kỷ nguyên chiến tranh lạnh kết thúc, ở phía đông bán đảo Đông Dương - trận Điện Biên Phủ - trận chiến cuối cùng giữa Việt Nam và Pháp đã diễn ra. Trận chiến diễn ra trong vòng 54 ngày, với chiến lược phi thường của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã mang lại chiến thắng trước quân đội Pháp và đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến tranh giành độc lập kéo dài 8 năm. Chiến tranh lần thứ nhất ở Đông Dương mà đại diện là trận Điện Biên Phủ, được xem là trường hợp duy nhất trong đó chủ nghĩa dân tộc châu Á đã chiến thắng chủ nghĩa đế quốc phương Tây. Đây là một sự kiện lịch sử mà bây giờ vẫn còn được nhắc đến và là niềm tự hào của nhân dân Việt Nam.

Cách đây vài thập kỉ, Việt Nam chỉ là một quốc gia nông nghiệp yên bình. Giờ đây, đất nước này đang tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất các sản phẩm tiên tiến và xây dựng các thành phố với nhiều tòa nhà cao tầng. Công nghiệp hóa và tiến bộ xã hội đang được tiến hành đồng thời và một số các quy định đang trong quá trình gỡ bỏ do ý chí mạnh mẽ của chính phủ. Việt Nam đang gấp rút đầu tư kiến thiến đất nước và tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục tăng và năm tới, Việt Nam sẽ trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.

Năm ngoái, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao kỉ lục (7.08%).

Vào năm ngoái Việt Nam đã đạt được kỉ lục tăng trưởng kinh tế là 7.08%. Con số này vượt qua mục tiêu 6.7% của chính phủ và là tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong 10 năm qua.

Xuất khẩu của Việt Nam vào năm ngoái là 244,7 tỉ USD (khoảng 293,45 nghìn tỉ won), tăng 13.8% so với cùng kì năm trước đó. Thặng dư tài khoản hiện tại lên tới 7,2 tỷ USD, cao hơn mức 2,1 tỷ USD là thặng dư thương mại vào năm 2017. Cụ thể trong lúc tranh chấp thương mại Mỹ - Trung vẫn được tiếp diễn thì tỉ số xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng 26% so với năm trước, đó là động lực thúc đẩy gia tăng xuất khẩu ra toàn thế giới.

Theo như thống kê từng ngành, mức độ tăng trưởng trong ngành sản xuất và xây dựng nổi bật nhất với 8.85% trong ngành sản xuất và xây dựng, 7.03% trong ngành dịch vụ, 3.76% trong ngành lâm nghiệp, thủy sản và nông nghiệp. Tỉ trọng của mỗi ngành trong GDP tổng tỉ trọng sản xuất trong nước là 48.6% đối với ngành sản xuất và xây dựng, 48.6% trong ngành dịch vụ, 8.7% trong ngành nông nghệp và thủy sản. Những con số này cho thấy Việt Nam đã hoàn toàn thoát khỏi nhà nước nông nghiệp và chuyển sang nhà nước công nghiệp điển hình.

Xét về bình quân đầu người GDP, tổng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vào năm ngoái là 2.500 USD (theo ước tính của IMF). Con số đó cao hơn 160 USD so với thu nhập bình quân đầu người vào năm 2017 là 2.343 USD. Thu nhập bình quân đầu người của hai thành phố lớn Hồ Chí Minh và Hà Nội lần lượt vượt quá 5.000 USD và 7.000 USD, đã được đánh giá là một nước phát triển. So với tăng trưởng của thu nhập quốc dân trong 10 năm qua, Việt Nam đã đạt mức 404 USD vào năm 2000 và tăng vọt gấp 6 lần.

Theo ngân hàng quốc tế và IMF, Việt Nam dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng kinh tế vững chắc trong nửa cuối năm nay. Ngân hàng thế giới dự đoán, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng thông qua tăng trưởng thị trường nội địa vững chắc và sản xuất định hướng xuất khẩu mạnh mẽ dựa trên lạm phát, tỷ giá và ổn định giá cả.

Hiệp định hợp tác kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và FTA-EU Việt Nam sẽ có hiệu lực trong năm nay có triển vọng sẽ thúc đẩy cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam, lợi thế về cạnh tranh công nghiệp và đưa vào nền kinh tế toàn cầu. Trong các lĩnh vực đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) trong sản xuất, bất động sản và cơ sở hạ tầng dự kiến sẽ tiếp tục được kích hoạt, phản ánh ý chí mạnh mẽ của chính phủ.

Vào ngày 1 tháng 1 năm nay, chính phủ Việt Nam đã công bố các phương án chính để thực hiện kê hoạch phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong năm 2019. Các nền tảng của chính sách kinh tế vĩ mô là duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng cường tự chủ kinh tế khu vực và khả năng cạnh tranh.

Thông qua ngày chính phủ Việt Nam, chính phủ đã đặt mục tiêu nâng GDP bình quân đầu người lên 10.000USD vào năm 2035. Đồng thời cho biết họ có kế hoạch cắt giảm tỷ lệ nghèo xuống 1% vào năm 2035 và nâng tầng lớp trung lưu lên 50%, đạt 1,5 nghìn tỷ USD vào năm 2045.

Để đạt được kế hoạch này, bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam có chiến lược vào năm 2030 sẽ tạo ra hơn 2 triệu doanh nghiệp tư nhân. Đây sẽ là trung tâm của tăng trưởng kinh tế, chiếm 60-65% GDP của cả nước. Cho đến năm 2035, chính phủ Việt Nam đưa ra mục tiêu tăng trưởng GDP trung bình hàng năm nằm trong khoảng 6%. Tý lệ tăng trưởng của năm nay được đặt ở mức 6.8%.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết trong một tuyên bố chính thức của Kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội năm 2019, "Chúng tôi sẽ xây dựng các hệ thống mới như hiện đại hóa nền kinh tế, phát triển khu vực tư nhân, xây dựng năng lực đổi mới và chính phủ hiệu quả". Không nên trì hoãn cải cách tăng trưởng kinh tế, nên tiến hành phát triển liên tục.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기