Đời sống Xã hội

Covid19 đã thay đổi cách chi tiêu của dân văn phòng Hàn Quốc như thế nào?

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)14:25 11-06-2020
72.5% 'Ý thức trong việc tiêu dùng tiết kiệm' Chi tiêu cho khẩu trang↑…Chi tiêu cho giải trí↓
Mô hình tiêu dùng của nhân viên văn phòng trong thời kỳ hậu Covid19 đang có những thay đổi.

45,3% tương đương với tỷ lệ 7 trong số 10 nhân viên văn phòng cho biết rằng họ đã có ý thức trong việc mua sắm hợp lý hơn kể từ khi dịch Covid19 xảy ra khi trả lời rằng "Cố gắng chi tiêu 1 cách hợp lý kể cả với các mặt hàng thiết yếu". Tuy nhiên, số tiền chi phí sinh hoạt hàng tháng vẫn ‘tương tự năm ngoái' chiếm tới 41,7%, thậm chí có 33,6% người trả lời rằng chi phí này còn 'tăng hơn so với năm ngoái'.

Trên đây chính là kết quả 1 cuộc khảo sát về 'Cách thức tiêu thụ hậu Covid19' của Job Korea (giám đốc Yoon Byung-Jun) kết hợp cùng Albamon (1 ứng dụng tìm kiếm việc làm bán thời gian) với 1.755 nhân viên văn phòng.

Job Korea đã hỏi các nhân viên tham gia rằng 'Có sự thay đổi nào trong cách thức tiêu dùng sau dịch Covid19 không?' và kết quả có tới 45,3% người trả lời là 'Tôi đang cố gắng chi tiêu hợp lý hơn cho các mặt hàng mà tôi nghĩ là cần thiết.'

Tuy nhiên, có điều đáng chú ý là 14,1% nhân viên văn phòng trả lời rằng 'Tuy đã tiết kiệm chi tiêu nhưng số lượng mặt hàng cần thiết phải mua tăng lên nên thậm chí chi phí sinh hoạt còn tăng hơn trước". Và13,1% trả lời "Tôi đã chi tiêu vô cùng tiết kiệm gần đến mức 'thắt lưng buộc bụng' để đề phòng cho trường hợp không may". So với trước khi có Covid19 số lượng nhân viên văn phòng ý thức được 'chi tiêu tiết kiệm' đã tăng cao, đạt mức 72,5%.

Mặt khác, 21,9% trả lời rằng "Cách thức tiêu dùng không có nhiều thay đổi và vẫn duy trì chi tiêu như trước khi có dịch" và 5,6% cho rằng "Có 1 số mặt hàng cần thiết phát sinh so với trước khi có dịch nên lượng chi tiêu đã tăng lên".

Kết quả đã cho thấy hầu hết người nhân viên văn phòng dường như đã không thành công trong việc giảm chi tiêu hàng tháng khi chỉ có 24,7% người lao động trả lời 'chi phí sinh hoạt trung bình tháng của họ là đã giảm so với thời điểm này năm ngoái". Hơn 33,6% số người được hỏi nói cho biết rằng "Chi phí sinh hoạt hàng tháng của họ tăng hơn năm ngoái" và 41,7% cho rằng "Chi phí sinh hoạt giống với năm ngoái".

Theo đó, người ta thấy rằng nhân viên văn phòng tăng chi tiêu vào các sản phẩm vệ sinh và nguyên liệu nấu ăn, thực phẩm trong khi chi tiêu cho văn hóa, giải trí bị cắt giảm bớt. Cụ thể, ▲ các sản phẩm vệ sinh, chăm sóc sức khỏe như khẩu trang, chất khử trùng, thiết bị khử trùng, v.v là 44,3%, ▲ các nguyên liệu nấu ăn, thực phẩm là 43,3% đã giành được vị trí thứ nhất và thứ hai. Theo sau là các ▲ chi phí cho việc sử dụng các dịch vụ nội dung như dịch vụ phát trực tuyến (streaming), tiền truyền hình cáp, tiền hội viên các trang tiểu thuyết mạng/ webtoons, v.v chỉ đạt 24,3% ▲ tiền thuê nhà, phí quản lý nhà là 22,2%, ▲ chi phí y tế là 20,6% cũng là các khoản ghi nhận tăng so với mức chi tiêu của năm 2019.

Ngược lại, trong số các mục giảm chi tiêu so với năm ngoái, ▲ chi phí văn hóa, giải trí (44,1%) bao gồm các buổi biểu diễn, triển lãm được xếp hạng đầu tiên. ▲ Chi phí ăn uống (35,7%) và ▲ du lịch (35,0%) cũng lần lượt xếp thứ hai và thứ ba. Ngoài ra, ▲ chi phí mua hàng làm đẹp, quần áo (22,5%), ▲ chi phí vận chuyển, bảo dưỡng phương tiện (21,5%) và ▲ chi phí ma chay cưới hỏi (19,9%) cũng ghi nhận giảm so với chi tiêu của năm 2019.

[Ảnh=Job Korea x Albamon]

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기