Đời sống Xã hội

Hàn Quốc: Kết thúc chương trình 'Giảm giá đồng hành'…Có thật sự mang lại hiệu quả?

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)13:49 13-07-2020
Doanh thu của các trung tâm thương mại ↑11% Siêu thị·Chợ truyền thống chưa đạt được hiệu quả như mong đợi

[Ảnh=Yonhap News]

Chương trình 'Giảm giá đồng hành' bắt đầu vào ngày 26/6 nhằm kích cầu tiêu dùng tại Hàn Quốc để phục hồi tâm lý người tiêu dùng vốn đang bị ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid19 đã kết thúc vào ngày hôm qua 13/7.

Doanh số của các trung tâm thương mại đã ghi nhận tăng do tâm lý ưa thích hàng hiệu của người tiêu dùng, trong khi các cửa hàng siêu thị lớn và chợ truyền thống chưa thu được hiệu quả như mong đợi do quy định ngày nghỉ bắt buộc (의무휴업) và thiếu các thông tin quảng bá tương ứng.

◆ Doanh số của trung tâm thương mại tăng tới 11%…Chủ yếu là nhờ vào các mặt hàng xa xỉ

Theo ngành phân phối vào ngày 12, trong giai đoạn diễn ra 'Giảm giá đồng hành', doanh thu của các trung tâm thương mại đã tăng lên, tập trung chủ yếu vào các sản phẩm đồ hiệu.

Từ 26/6~9/7, doanh số của Trung tâm thương mại Shinsegae tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung tâm thương mại Hyundai và Trung tâm thương mại Lotte cũng ghi nhận mức tăng lần lượt 6,3% và 4,0%. Doanh số 6 cửa hàng Lotte Shopping Outlet cũng tăng 24,0%.

Đóng góp lớn nhất trong việc tăng doanh thu cho các trung tâm thương mại chính là các mặt hàng xa xỉ.

Cụ thể, doanh số bán hàng xa xỉ tại Shinsegae và Lotte tăng lần lượt 54,8% và 51,0% trong khi doanh thu của phân khúc 'thời trang nước ngoài' tại Hyundai cũng tăng 43,5%.

Ngoài ra, hiệu ứng của 'Giảm giá đồng hành' tại Shinsegae cũng được phân phối đồng đều trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm doanh số bán 'đồ gia dụng' và 'đồ dùng sinh hoạt' tăng lần lượt 83,0% và 54,6%. Doanh số của Hyundai trong lĩnh vực 'đồ dùng sinh hoạt' cũng tăng 31,6%.

◆ Các đại siêu thị không thu được kết quả như mong muốn…Ảnh hưởng của quy định 'ngày nghỉ bắt buộc'

Mặt khác, mặc dù các đại siêu thị đã bắt đầu triển khai sự kiện trước 1 ngày so với thời gian bắt đầu chính thức của chương trình 'Giảm giá đồng hành' nhưng doanh số vẫn tương tự hoặc thậm chí là giảm nhẹ so với năm ngoái.

Doanh số của Lotte Mart trong ba ngày kể từ ngày 25/6 đã tăng 7,2% so với cùng thời gian của tuần trước đó tuy nhiên sau đó lại không có mấy sự khác biệt đáng kể. Thậm chí, cho đến ngày 9/7 thì tổng doanh số của Lotte Mart đã giảm 4,7%.

Tuy nhiên, doanh số của các sản phẩm thịt và rượu đại diện tiêu biểu cho các mặt hàng giảm giá trong chương trình lại có mức tăng lần lượt 11,7% và 15,4%.

Doanh số của E-Mart trong các sản phẩm thịt, thủy sản và rượu cũng tăng lần lượt 22,3%, 12,4% và 15,7%. Thiết bị gia dụng và thiết bị gia dụng kỹ thuật số cũng tăng lần lượt 48,0% và 30,4%. Tổng doanh số của E-Mart được báo cáo là tương tự năm ngoái hoặc có tăng nhẹ.

Một quan chức tại một đại siêu thị cho biết "Trong những ngày đầu của 'Giảm giá đồng hành', doanh số có tăng, nhưng xu hướng này không được đà tăng do vướng vào ngày nghỉ bắt buộc vào hôm 28/6. Nếu loại trừ đi những gian hàng có thể sự dụng các quỹ hỗ trợ thảm họa thì việc cạnh tranh về giá cũng không cho thấy được ảnh hưởng đáng kể."

Tuy nhiên, ngành công nghiệp phân phối tin rằng doanh số bán hàng vốn bị thu hẹp rất nhiều do tác động của Covid19 tuy chưa đạt được kết quả như kỳ vọng nhưng cũng đã có ít nhiều sự cải thiện nhờ vào chương trình 'Giảm giá đồng hành'.

◆ Thiếu thông tin quảng bá cho các chợ truyền thống…Hiệu quả của quỹ hỗ trợ thiên tai vẫn chưa đủ

Thị trường truyền thống cũng cho thấy hiệu quả của 'Giảm giá đồng hành' tuy không quá lớn nhưng vẫn có những biến chuyển tốt hơn.

Theo Bộ Doanh nghiệp khởi nghiệp nhỏ và vừa (Ministry of SMEs and Startups), tỷ lệ giảm doanh thu của thị trường truyền thống trong tuần này là 22,9%, giảm 5,6 điểm phần trăm so với tuần trước.

Tỷ lệ giảm doanh thu giảm đi đồng nghĩa với việc doanh số đã được. Khi hiệu quả của khoản tiền hỗ trợ thiên tai đã gần như không còn tác dụng thì 'Giảm giá đồng hành' đã góp phần tác động tích cực đến thị trường chợ truyền thống.

Tuy nhiên, trái ngược với quỹ hỗ trợ thảm họa, có doanh số tăng rõ rệt, đánh giá hiệu quả chung của chương trình 'Giảm giá đồng hành' lại kém hơn so với mong đợi.

Đặc biệt, do việc quảng bá tập trung vào nhóm đối tượng người trẻ ở độ tuổi 30 và 40 nên đã có ý kiến chỉ ra rằng những người ở độ tuổi từ 50~70 chủ yếu sử dụng các thị trường truyền thống lại không biết đến sự kiện 'Giảm giá đồng hành' này.

Một thương nhân tại trung tâm mua sắm dưới mặt đất ở Gangnam Terminal, Seocho-gu, Seoul cho biết "Khi khoản tiền cứu trợ thảm họa được phát hành, doanh số có tăng nhẹ tuy nhiên khi diễn ra 'Giảm giá đồng hành', chúng tôi không cảm thấy có gì khác biệt trong doanh thu. Tôi cũng chưa từng gặp khách hàng nào hỏi về các vấn đề liên quan đến 'Giảm giá đồng hành' cả."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기