Kinh tế Chính trị

Hàn Quốc: Nỗi lo tăng trưởng âm trong năm nay có thể trở thành hiện thực

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)10:22 14-09-2020
Doanh thu thẻ tại các cửa hàng ăn uống trong tuần đầu thực hiện giãn cách mức 2.5 ↓28% Không thể vừa đặt mục tiêu chống dịch lên đầu vừa hồi sinh tiêu dùng Dành 1.000 tỷ KRW đầu tư vào các cơ quan công
Mặc dù chính phủ Hàn Quốc đã không điều chỉnh tốc độ tăng trưởng trong năm nay, nhưng gần đây có vẻ như nỗi lo tăng trưởng âm ngày càng trở nên thực tế hơn bao giờ hết.
 

Con phố du lịch Myeongdong, Seoul vắng bóng du khách [Ảnh=Yonhap News]

Điều này là do hoạt động kinh tế bị thu hẹp đáng kể khi chính phủ thực hiện biện pháp giãn cách xã hội mức độ 2.5 trong khu vực đô thị khiến cho nền kinh tế hầu như không thể 'phục hồi theo hình chữ V'.

Theo Bộ Chiến lược và Tài chính vào ngày 14, Chính phủ đã thông qua việc tăng thêm ngân sách để cố gắng chống lại việc tăng trưởng âm nhưng gần đây, nỗi lo này đã trở thành điều khó có thể tránh khỏi.

Trước đó, vào ngày 11, Kim Yong-beom Thứ trưởng thứ nhất của Bộ Chiến lược và Tài chính, cho biết, "Chính phủ cũng thấy rằng việc tăng trưởng ròng đã trở nên khó khăn. Tôi nghĩ nhiệm vụ quan trọng bây giờ là nới lỏng có kiểm soát việc kiểm dịch và khôi phục xuất khẩu trong nửa cuối năm để giảm thiểu mức độ tăng trưởng âm."

Đây là lần đầu tiên chính phủ đề cập trực tiếp rằng tăng trưởng ròng trở nên khó khăn trong một lập trường chính thức.

Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI), một viện nghiên cứu do nhà nước điều hành, cũng đã điều chỉnh dự báo lần đầu tiên sau 8 năm kể từ năm 2012, khi cuộc khủng hoảng tài khóa châu Âu xảy ra, và dự đoán rằng nền kinh tế Hàn Quốc sẽ tăng trưởng âm 1,1% trong năm nay.

Động thái hạ dự đoán tăng trưởng của chính phủ và KDI phần lớn là do nhận thức được sự phục hồi khó khăn của nền kinh tế trong quý III do sự gia tăng trở lại của dịch coronavirus mới (Covid19).

Các chỉ số kinh tế phản ánh tác động của việc tái phát Covid19 vẫn chưa được công bố, nhưng các chỉ số cho thấy nền kinh tế trong nước và các hoạt động kinh tế như số lượng tiền chi trả qua thẻ và hành khách vận tải công cộng đã giảm xuống mức bằng với khoảng thời gian từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3.

Theo Bộ Thông tin, doanh thu từ thẻ được sử dụng tại các nhà hàng đã giảm 28,4% trong tuần đầu tiên của tháng 9 (từ 31/8~6/9) so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ giảm nhỏ hơn so với tuần thứ tư của tháng 2 (-37,8%) và lớn hơn so với tuần đầu tiên của tháng Ba (-27,4%).

Tuy nhiên, trong tuần đầu tiên của tháng 9, tổng lượng tiền được phê duyệt từ thẻ tín dụng chỉ giảm 2,2%, ít hơn so với tuần đầu tiên của tháng 3 (-10,3%). Điều này được giải thích là do việc tăng cường các các biện pháp kiểm dịch tập trung vào các ngành dịch vụ bán hàng trực tiếp như nhà hàng.

Số lượng khán giả đến các rạp chiếu phim cũng giảm 74,7% trong tuần thứ 4 của tháng 8, giảm 72,6% trong tuần đầu tiên của tháng 9 và hiện vẫn chưa thể phục hồi.

Hành khách đi tàu điện ngầm cũng giảm 41,4% trong tuần đầu tiên của tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái. Sự sụt giảm hành khách ít hơn tuần đầu tiên của tháng 3 (-42,7%), nhưng lớn hơn so với tuần thứ tư của tháng 2 (-34,9%).

Từ ngày 31/8~6/9, công suất sử dụng đường sắt cũng giảm 50,6% so với cùng kỳ năm trước do hành khách ngại di chuyển.

Theo xu hướng hoạt động công nghiệp do Văn phòng Thống kê Quốc gia công bố trước đó, doanh số bán lẻ trong tháng 7 đã giảm 6,0% so với một tháng trước và các chỉ số chính dự kiến ​​sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều sau tháng 8 khi tác động của việc tái bùng phát Covid19 bắt đầu được phản ánh.

Chính phủ đã sử dụng chính sách để phục hồi tiêu dùng, như trợ cấp thiên tai trong đợt bùng phát đầu tiên nhưng hiện nay vấn đề kiểm dịch đã ngày càng chặt chẽ hơn khiến cho khó có cách nào để cứu nền kinh tế đang ngày càng lún sâu.

Kế hoạch thanh toán 8 loại phiếu tiêu dùng từ tháng 8 dựa trên việc bổ sung ngân sách lần thứ ba cũng bị hoãn lại do sự tái phổ biến của Covid19.

Theo đó, chính phủ quyết định hỗ trợ kinh tế địa phương dù chỉ một chút bằng cách tăng cường đầu tư vào các tổ chức công.

Trong số các kế hoạch đầu tư của các tổ chức công cho năm tới, chính phủ sẽ chi 1.000 tỷ KRW trước quý 4 năm nay cho việc đảm bảo an toàn đường bộ và xây dựng hệ thống truyền tải và phân phối.

Chính phủ cũng đang có kế hoạch tiến hành thực hiện 100% khoản đầu tư vào các tổ chức công (60 nghìn tỷ KRW) đã được lên kế hoạch trong năm nay.
 

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기