Đời sống Xã hội

Người dân Seoul cảm thấy 'sức khỏe tinh thần bị giảm sút'

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)10:36 22-09-2020
Kết quả khảo sát về 'Những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày của người dân kể từ khi có dịch Covid19'
Kết quả 1 cuộc khảo sát gần đây cho thấy cứ 4 trong số 10 công dân của Seoul lại nhận thấy rằng sức khỏe tinh thần của họ bị xấu đi do ảnh hưởng của dịch Covid19.
 

Khảo sát về 'Những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày của người dân kể từ khi Covid19 xuất hiện' [Ảnh=Thành phố Seoul]

Chính quyền thủ đô Seoul vào ngày 21 đã công bố kết quả của một cuộc khảo sát trực tuyến với 3.983 công dân trong độ tuổi 10 đến 80 từ tháng 7 đến tháng 8 về tình trạng cuộc sống hàng ngày của người dân đã thay đổi như thế nào kể từ khi dịch Covid19 xảy ra.

Theo dữ liệu này, 40% (1.489 người) số người khảo sát trả lời rằng 'sức khỏe tinh thần bị tệ đi'. Phần còn lại (60%) cho biết 'không có gì khác biệt'.

Các nguyên nhân dẫn đến suy giảm sức khỏe tinh thần được cho là do khó khăn về tiền bạc, kinh tế trì trệ, thiếu các hoạt động giải trí do phải tuân thủ giãn cách xã hội, giảm hoạt động ngoài trời, giảm giao lưu, khó chịu do phải đeo khẩu trang, ít liên lạc với gia đình, thiếu mối quan hệ giữa các cá nhân.

Khi được hỏi về sức khỏe thể chất của họ, chỉ có 25% (892 người) cho biết 'sức khỏe có xấu đi', cho thấy Covid19 tác động xấu tới sức khỏe tinh thần nhiều hơn.

Trong số những khó khăn do Covid19 gây ra, 32% (1.128 người) được hỏi cho rằng 'các hoạt động thư giãn hoặc du lịch' là điểm khó khăn nhất. Tiếp theo là 'tương tác với mọi người' (26%), 'thất nghiệp hoặc giảm thu nhập' (24%), 'sử dụng phương tiện giao thông công cộng' (12%), và 'mua sắm hoặc ăn uống ở ngoài' (6%).

Về chính sách giãn cách xã hội, 51% số người được hỏi đồng ý rằng 'đây là chính sách cần thiết và không gây khó chịu', và 41% cho rằng đây là chính sách cần thiết nhưng hơi khó chịu. Tương đối ít người trả lời rằng chính sách đó là cần thiết, nhưng có quá nhiều điểm gây bất tiện' (6%) và 'chính sách đó là không cần thiết' (2%).

Khi được hỏi liệu họ có bao giờ cảm thấy bị cô lập do giãn cách xã hội hay không, đa số người được hỏi trả lời 'Tôi không cảm thấy điều đó cho lắm' (43%) và 'Tôi hoàn toàn không cảm thấy điều đó chút nào' (27%), nhưng nếu tính chung 'tôi cảm thấy phần nào' (26%), và 'tôi cảm thấy rất tệ'. (4%) thì con số này đã đạt 30%.

9% người được hỏi cho biết họ đã từng bị nhiễm bệnh hoặc cách ly, và 12% đã có các thành viên trong gia đình hoặc những người thân thiết trải qua việc cách ly. 27% người đã từng nhiễm bệnh cho biết họ không có ai chăm sóc, và 32% nói rằng nếu chẳng may nhiễm bệnh họ cũng không có ai chăm sóc.

Trong số các thành viên của xã hội chúng ta, những tầng lớp khó khăn nhất do dịch Covid19 là 'những người lao động cảm thấy khủng hoảng về thu nhập giảm sút và thất nghiệp' (25%), 'các chủ doanh nghiệp nhỏ và những người tự kinh doanh có doanh số bán hàng chậm chạp' (19%), 'các nhóm dễ bị tổn thương vì thu nhập thấp' (16 %), 'thanh niên và sinh viên chuẩn bị xin việc nhưng có ít cơ hội việc làm' (10%), 'sinh viên không thể đi học trong thời gian dài' (9%), và 'những cặp vợ chồng có con nhỏ cần chăm sóc' (8%).

Phương pháp ưa thích để thu thập thông tin về dịch bệnh là Internet (tin tức, v.v.) (34%), tin nhắn văn bản về an toàn thiên tai (30%), TV (tin tức, v.v.) (28%) và SNS (8%).

Trong số các chính sách của Seoul, 'chính sách kiểm dịch tích cực như kiểm tra trước miễn phí đối với các trường hợp nhiễm trùng không có triệu chứng' (34%) nhận được nhiều sự ủng hộ nhất.
 

[Ảnh=Internet]

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기