Đời sống Xã hội

Nỗi bất an của nhân viên văn phòng trong thời kỳ Covid19…"Lo lắng có thể bị mất việc"

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)10:05 28-10-2020
Khảo sát của Saramin với 1106 nhân viên văn phòng 4/10 người "lo lắng về việc làm"
Khi cuộc khủng hoảng Covid19 kéo dài, nỗi lo thất nghiệp của nhân viên văn phòng ngày càng gia tăng.
 

[Ảnh=Saramin]

Theo kết quả của một cuộc khảo sát về 'Sự bất an về việc làm' với đối tượng là 1.106 nhân viên trên nền tảng tìm kiếm việc làm Saramin thì có đến 42,9% trả lời rằng họ đang cảm thấy lo lắng về tình trạng việc làm hiện tại của mình.

Khi được hỏi liệu tình trạng khủng hoảng việc làm có tồi tệ hơn năm ngoái hay không, 88,6% trả lời là có. Nhiều nhân viên văn phòng lo ngại về tình trạng thất nghiệp hơn so với năm ngoái trước khi dịch Covid19 bùng phát.

Lý do số một khiến nhân viên văn phòng cảm thấy lo lắng là 'vì hiệu quả quản lý của công ty kém' (61,7%). Vì hầu hết doanh số bán hàng của các công ty đều đã bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, kéo theo tình trạng thất nghiệp gia tăng.

Theo sau là các lý do như 'vì công việc dễ thay thế' (22,5%), 'vì công ty tái cơ cấu hoặc có kế hoạch tái cơ cấu như sa thải bớt nhân viên' (15,8%), 'vì hiệu suất công việc thấp hơn trước' (14,3%) và 'hiệu quả hoạt động của các bộ phận kém hơn' (12,4%).

Sự lo lắng về việc làm cũng ảnh hưởng đến cuộc sống công việc. Nhiều người trong số những người được khảo sát trả lời rằng ho sẽ 'thay đổi công việc hoặc từ chức' (57,1%), 'động lực làm việc giảm sút' (54,7%). Ngoài ra, gần một nửa tổng số (47,6%) trả lời rằng họ đang bị căng thẳng nghiêm trọng do lo lắng về công việc.

Để tồn tại trong cuộc cạnh tranh tại công ty nhằm giữ được công việc, cách thức phổ biến nhất mà các nhân viên văn phòng thực hiện đó là "Dồn sức lực vào việc phát triển bản thân" (42,1%). Theo sau đó là những nỗ lực như 'Dù cảm thấy không hài lòng với công việc nhưng tôi cũng không để lộ ra cảm xúc bất mãn' (40%), 'Tôi chấp nhận các chỉ thị về công việc của sếp nhiều nhất có thể' (31,4%), 'Tôi chấp nhận gánh vác cả những công việc tồi tệ' (27,5%), 'Tôi cố gắng làm vừa lòng sếp' (23,9%) và 'Tôi làm thêm giờ nhiều hơn' (17,9%).
 

[Ảnh=Yonhap News]

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기