Đời sống Xã hội

Tình trạng béo phì·thiếu hụt vitamin D đang gia tăng ở trẻ em do ảnh hưởng của việc ở nhà kéo dài vì Covid19

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)10:23 20-01-2021
9,5% trẻ em thuộc nhóm cân nặng → nhóm thừa cân béo phì Trẻ em từ các gia đình có thu nhập thấp gặp khó khăn trong việc tiếp cận một chế độ ăn uống cân bằng trong thời gian đóng cửa trường học
Tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em trong độ tuổi đi học đang gia tăng do phải học trực tuyến ở nhà nhằm phòng tránh sự lây lan của coronavirus mới (Covid19).
 

So sánh 'điểm Z' của trẻ em trong giai đoạn trước Covid19 và giai đoạn Covid19 [Ảnh=Tạp chí y học Hàn Quốc cung cấp]


Nhóm của Giáo sư Ahn Moon-bae đến từ Khoa Nhi của Đại học Công giáo Hàn Quốc ngày 20 công bố kết quả đo chỉ số khối cơ thể (BMI) của 226 trẻ em từ 4~14 tuổi đăng ký tại phòng khám tăng trưởng nhi khoa tại Bệnh viện St. Mary's, Seoul.

Nhóm nghiên cứu gọi giai đoạn 1 năm kể từ trước ngày 2 tháng 3 năm ngoái (2/3/2019~2/3/2020), khi các biện pháp hoãn khai giảng đầu tiên được thực hiện là 'giai đoạn trước Covid19' và khoảng thời gian 6 tháng ngay sau đó, được định nghĩa là 'giai đoạn Covid19'.

Theo kết quả phân tích dựa trên tiêu chí này, chỉ có 23,9% trẻ em thuộc nhóm thừa cân hoặc béo phì trong giai đoạn trước Covid19, nhưng tỷ lệ này tăng lên 31,4% trong giai đoạn Covid19.

Trong số 158 em ở nhóm cân nặng bình thường, có 22 em (9,5%) đã chuyển sang nhóm thừa cân và nhóm béo phì.

'Điểm Z' (là một giá trị có được bằng cách chia trọng lượng cơ thể (kg) cho bình phương chiều cao (m)) tổng thể cũng tăng lên. Điểm Z trung bình trong suốt giai đoạn Covid19 là 0,42 ± 1,25, cao hơn đáng kể so với 0,20 ± 1,25 trong giai đoạn trước Covid19.

Trên thực tế, người ta thấy rằng sau 47 ngày ở giai đoạn Covid19 điểm Z tăng trung bình 0,002 mỗi ngày.

Những thay đổi trong một số chỉ số lâm sàng liên quan đến chuyển hóa cũng được quan sát thấy.

Mức trung bình của axit uric, chất béo trung tính và cholesterol mật độ thấp (LDL-C) tăng tương ứng, và mức cholesterol tổng thể cũng tăng.

Mặt khác, người ta khẳng định rằng lượng vitamin D trong cơ thể được tổng hợp bởi ánh sáng mặt trời giảm khi các hoạt động ngoài trời của trẻ em bị hạn chế.

Lượng phát hiện của 'calcifediol '(25-hydroxyvitamin D3 · 25OHD), được sử dụng để đo mức độ vitamin D trong cơ thể là 18,9 mg/㎗ trong giai đoạn Covid19, thấp hơn mức 23,8 mg/㎗ trong giai đoạn trước Covid19.

Giáo sư Ahn Moon-bae cho biết, "Khi thời gian ở nhà tăng lên do việc hoãn khai giảng và sự lan rộng của các lớp học online, thời gian ra ngoài hoạt động để có thể hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời đã giảm, ngược lại lượng calo nạp vào cơ thể lại tăng lên. Đặc biệt đối với trẻ em từ các gia đình có thu nhập thấp, việc tiếp cận một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh trong thời gian đóng cửa trường học cũng trở nên khó khăn."

Giáo sư Ahn nhấn mạnh: "Mỗi trẻ em cần phải chăm sóc sức khỏe của mình, chẳng hạn như tìm cách tập thể dục trong nhà hoặc đơn giản là nhảy dây trước nhà, ăn nhiều cá và rau giàu vitamin D, hoặc bổ sung thêm một số loại viên uống vitamin tổng hợp riêng".

Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Y học Hàn Quốc (JKMS) số mới nhất.
 

[Ảnh=Internet]

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기