Theo Yonhap News, nền kinh tế Hàn Quốc đang đứng trước nhiều rối ren với sự cố thiết quân luật đột ngột của Tổng thống Yoon Suk-yeol kéo theo là đề xuất luận tội Tổng thống của các đảng đối lập. Tuy nhiên khi đề xuất luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol bị hủy bỏ vào cuối tuần trước, bất ổn xung quanh nền kinh tế Hàn Quốc dường như đã được đẩy lên đến đỉnh điểm.
Các chuyên gia cho rằng thời điểm vàng để giải quyết hậu quả của thiết quân luật muộn nhất là giữa đến cuối tháng 12, đồng thời yêu cầu cho giới chính trị phải giải quyết tình hình càng sớm càng tốt.
Một quan chức cấp cao của cơ quan tài chính cho biết trong một cuộc điện thoại vào ngày 10, "Tin tốt là bây giờ vẫn đang là tháng 12. Nếu vụ việc Tổng thống từ chức tiếp tục kéo dài thêm vài tuần tới tận tháng 1 năm sau mà vẫn không có hồi kết thì đó sẽ là một bức tranh hoàn toàn khác".
Một cựu quan chức cấp cao của một tổ chức tài chính Hàn Quốc cho biết: "Đáp án là phải nhanh chóng loại bỏ sự bất ổn. Tôi đã lo lắng rằng chúng ta đang ở trong kỷ nguyên tăng trưởng thấp ở mức dưới 2%, nhưng ngay cả điều đó cũng sẽ trở thành một triển vọng tươi sáng chỉ sau một hoặc hai tuần nữa".
Kang Seong-jin, giáo sư kinh tế tại Đại học Hàn Quốc, cho biết: "Các cơ quan xếp hạng tín dụng ban đầu nói về tình trạng thiết quân luật như một sự cố ầm ĩ nhất thời, nhưng bây giờ người ta cho rằng nó sẽ kéo dài hơn dự kiến. Nếu tình hình chính trị tiếp tục như thế này, khả năng không nhỏ nó sẽ ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng".
"Thực tế không phải tổng thống gàn như là đã bị luận tội rồi sao? Khi tiến tới giai đoạn xét xử hiến pháp, tranh cãi ít nhất sẽ giảm bớt. Cơ quan tư pháp cũng cần được tổ chức lại nhanh chóng", Giáo sư Kang cho biết thêm.
Yonhap News cũng nhận định, thị trường tài chính vào ngày 9 tại Hàn Quốc dường như là điềm báo trước về tương lai sắp tới.
Tỷ giá hối đoái won/đô la tăng vọt 17,8 won so với ngày giao dịch trước đó dựa trên giá đóng cửa của giao dịch hàng tuần (3:30 chiều). Khi Bộ Quốc phòng thông báo vào khoảng 10:30 sáng rằng "tổng tư lệnh quân đội hiện tại vẫn thuộc về Tổng thống Yoon Suk-yeol", tỷ giá hối đoái ngay lập tức tăng vọt, cho thấy thị trường đã phản ứng cực kỳ nhạy cảm với các thông tin này.
Tỷ giá hối đoái đã tiệm cận mức 1.450 won ngay sau khi cuộc bỏ phiếu luận tội thất bại, và cũng có dự đoán rằng nó có thể sớm vượt qua mức 1.500 won.
Trong trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục rút vốn đầu tư với số lượng lớn, chắc chắn sẽ có những hạn chế đối với khả năng bảo vệ tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Hàn Quốc bằng cách sử dụng nguồn dự trữ ngoại hối.
Nếu tỷ giá tăng, nguy cơ cao sẽ gây ra những vấn đề bất ngờ và nghiêm trọng về tính thanh khoản của các công ty, công ty tài chính, cuối cùng gây ra cú sốc cho toàn bộ nền kinh tế.
Vào ngày 10, KOSPI giảm 2,8% và KOSDAQ giảm 5,2%. Chỉ 4 ngày giao dịch sau ngày 4, một ngày sau khi thiết quân luật được ban bố, vốn hóa thị trường đã bốc hơi tới 144 nghìn tỷ won.
Ngoài ra còn có sự lo lắng trên thị trường trái phiếu. Mặc dù chưa đến mức người nước ngoài bán hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ, nhưng vẫn có một bầu không khí phân vân, lưỡng lự bao trùm khi xem tin tức chính trị.
Một chuyên gia về thị trường trái phiếu cho biết: "Việc Tổng thống tuyên bố từ chức hay lãnh đạo tiếp theo là ai không phải là điều mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhất. Điều quan trọng ở đây là khi nào tình hình này mới kết thúc và liệu các tranh cãi có được giải quyết sớm theo thủ tục pháp lý hay không".
Cũng có các ý kiến cho rằng cách xử lý ngân sách năm tới của Quốc hội Hàn Quốc có thể tác động đáng kể đến thị trường tài chính của nước này.
Từ góc nhìn của các nhà đầu tư nước ngoài, những người nắm giữ chìa khóa trên thị trường ngoại hối, các cuộc đàm phán ngân sách đang hướng tới sự đổ vỡ có thể đóng vai trò là điểm biến đổi khiến xung đột chính trị nghiêm trọng lan rộng thành các vấn đề kinh tế.
Bất kể cuộc tranh luận về các hạng mục ngân sách như là chi phí hoạt động đặc biệt, quỹ dự trữ hay ngân sách bằng nội tệ, điều cấp thiết là đảng cầm quyền và phe đối lập phải đạt được thỏa thuận.
Trước đó, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc Rhee Chang-yong đã nói trong một cuộc phỏng vấn báo chí nước ngoài vào ngày 4, "Xét đến các nguyên tắc cơ bản mạnh mẽ của thị trường và nền dân chủ trưởng thành của Hàn Quốc, tôi tin rằng chính trị và kinh tế có thể tách rời".
Tuy nhiên trên thực tế, đã 1 tuần trôi qua kể từ ngày Tổng thống Hàn Quốc ra sắc lệnh thiết quân luật nhưng những bất ổn chính trị tại đây vẫn chưa được giải quyết, thâm chí đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tài chính.
Các thông điệp về việc ổn định thị trường được lặp đi lặp lại của chính quyền có thể vẫn tốt hơn là việc không đưa ra bất cứ bình luận gì, tuy nhiên hiệu quả của chúng dường như đang suy yếu nhanh chóng. Nguyên nhân là do các cuộc đàm phán ngân sách tại Quốc hội đang bế tắc.
Người ta chỉ ra rằng nếu xảy ra tình huống chưa từng có tiền lệ trong đó kế hoạch ngân sách của đảng đối lập được tự mình thông qua, quan điểm của các nhà đầu tư nước ngoài về hệ thống chính trị và kinh tế Hàn Quốc có thể càng trở nên lạnh nhạt hơn.
Một quan chức chủ chốt trong ngành đầu tư tài chính cho biết: "Nếu thỏa thuận ngân sách thất bại, đó sẽ là một điểm biến đổi chí mạng, phá vỡ logic cho rằng chính trị và kinh tế có thể tách rời. Khi sự bất ổn về hệ thống kinh tế của chúng ta ngày càng tăng, thị trường ngoại hối cũng sẽ bị phá hỏng".
Park Jeong-woo, nhà kinh tế tại Nomura Securities, nhấn mạnh: "Thỏa thuận giữa đảng cầm quyền và đảng đối lập về ngân sách chính phủ trong thời gian tới đây sẽ trở thành thước đo xem tình hình chính trị và kinh tế có tiến triển bình thường được hay không".
"Nếu dự luật cắt giảm ngân sách được thông qua sẽ dẫn đến việc bắt buộc phải bổ sung ngân sách vào năm tới và kết quả là sẽ rất khó để ứng phó với tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay. Khả năng phải bổ sung ngân sách tăng lên là một yếu tố tiêu cực vì nó gây áp lực lên lãi suất dài hạn", ông Park cho biết.
Một quan chức cấp cao của cơ quan tài chính cho biết trong một cuộc điện thoại vào ngày 10, "Tin tốt là bây giờ vẫn đang là tháng 12. Nếu vụ việc Tổng thống từ chức tiếp tục kéo dài thêm vài tuần tới tận tháng 1 năm sau mà vẫn không có hồi kết thì đó sẽ là một bức tranh hoàn toàn khác".
Một cựu quan chức cấp cao của một tổ chức tài chính Hàn Quốc cho biết: "Đáp án là phải nhanh chóng loại bỏ sự bất ổn. Tôi đã lo lắng rằng chúng ta đang ở trong kỷ nguyên tăng trưởng thấp ở mức dưới 2%, nhưng ngay cả điều đó cũng sẽ trở thành một triển vọng tươi sáng chỉ sau một hoặc hai tuần nữa".
Kang Seong-jin, giáo sư kinh tế tại Đại học Hàn Quốc, cho biết: "Các cơ quan xếp hạng tín dụng ban đầu nói về tình trạng thiết quân luật như một sự cố ầm ĩ nhất thời, nhưng bây giờ người ta cho rằng nó sẽ kéo dài hơn dự kiến. Nếu tình hình chính trị tiếp tục như thế này, khả năng không nhỏ nó sẽ ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng".
"Thực tế không phải tổng thống gàn như là đã bị luận tội rồi sao? Khi tiến tới giai đoạn xét xử hiến pháp, tranh cãi ít nhất sẽ giảm bớt. Cơ quan tư pháp cũng cần được tổ chức lại nhanh chóng", Giáo sư Kang cho biết thêm.
Yonhap News cũng nhận định, thị trường tài chính vào ngày 9 tại Hàn Quốc dường như là điềm báo trước về tương lai sắp tới.
Tỷ giá hối đoái won/đô la tăng vọt 17,8 won so với ngày giao dịch trước đó dựa trên giá đóng cửa của giao dịch hàng tuần (3:30 chiều). Khi Bộ Quốc phòng thông báo vào khoảng 10:30 sáng rằng "tổng tư lệnh quân đội hiện tại vẫn thuộc về Tổng thống Yoon Suk-yeol", tỷ giá hối đoái ngay lập tức tăng vọt, cho thấy thị trường đã phản ứng cực kỳ nhạy cảm với các thông tin này.
Tỷ giá hối đoái đã tiệm cận mức 1.450 won ngay sau khi cuộc bỏ phiếu luận tội thất bại, và cũng có dự đoán rằng nó có thể sớm vượt qua mức 1.500 won.
Trong trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục rút vốn đầu tư với số lượng lớn, chắc chắn sẽ có những hạn chế đối với khả năng bảo vệ tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Hàn Quốc bằng cách sử dụng nguồn dự trữ ngoại hối.
Nếu tỷ giá tăng, nguy cơ cao sẽ gây ra những vấn đề bất ngờ và nghiêm trọng về tính thanh khoản của các công ty, công ty tài chính, cuối cùng gây ra cú sốc cho toàn bộ nền kinh tế.
Vào ngày 10, KOSPI giảm 2,8% và KOSDAQ giảm 5,2%. Chỉ 4 ngày giao dịch sau ngày 4, một ngày sau khi thiết quân luật được ban bố, vốn hóa thị trường đã bốc hơi tới 144 nghìn tỷ won.
Ngoài ra còn có sự lo lắng trên thị trường trái phiếu. Mặc dù chưa đến mức người nước ngoài bán hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ, nhưng vẫn có một bầu không khí phân vân, lưỡng lự bao trùm khi xem tin tức chính trị.
Một chuyên gia về thị trường trái phiếu cho biết: "Việc Tổng thống tuyên bố từ chức hay lãnh đạo tiếp theo là ai không phải là điều mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhất. Điều quan trọng ở đây là khi nào tình hình này mới kết thúc và liệu các tranh cãi có được giải quyết sớm theo thủ tục pháp lý hay không".
Cũng có các ý kiến cho rằng cách xử lý ngân sách năm tới của Quốc hội Hàn Quốc có thể tác động đáng kể đến thị trường tài chính của nước này.
Từ góc nhìn của các nhà đầu tư nước ngoài, những người nắm giữ chìa khóa trên thị trường ngoại hối, các cuộc đàm phán ngân sách đang hướng tới sự đổ vỡ có thể đóng vai trò là điểm biến đổi khiến xung đột chính trị nghiêm trọng lan rộng thành các vấn đề kinh tế.
Bất kể cuộc tranh luận về các hạng mục ngân sách như là chi phí hoạt động đặc biệt, quỹ dự trữ hay ngân sách bằng nội tệ, điều cấp thiết là đảng cầm quyền và phe đối lập phải đạt được thỏa thuận.
Trước đó, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc Rhee Chang-yong đã nói trong một cuộc phỏng vấn báo chí nước ngoài vào ngày 4, "Xét đến các nguyên tắc cơ bản mạnh mẽ của thị trường và nền dân chủ trưởng thành của Hàn Quốc, tôi tin rằng chính trị và kinh tế có thể tách rời".
Tuy nhiên trên thực tế, đã 1 tuần trôi qua kể từ ngày Tổng thống Hàn Quốc ra sắc lệnh thiết quân luật nhưng những bất ổn chính trị tại đây vẫn chưa được giải quyết, thâm chí đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tài chính.
Các thông điệp về việc ổn định thị trường được lặp đi lặp lại của chính quyền có thể vẫn tốt hơn là việc không đưa ra bất cứ bình luận gì, tuy nhiên hiệu quả của chúng dường như đang suy yếu nhanh chóng. Nguyên nhân là do các cuộc đàm phán ngân sách tại Quốc hội đang bế tắc.
Người ta chỉ ra rằng nếu xảy ra tình huống chưa từng có tiền lệ trong đó kế hoạch ngân sách của đảng đối lập được tự mình thông qua, quan điểm của các nhà đầu tư nước ngoài về hệ thống chính trị và kinh tế Hàn Quốc có thể càng trở nên lạnh nhạt hơn.
Một quan chức chủ chốt trong ngành đầu tư tài chính cho biết: "Nếu thỏa thuận ngân sách thất bại, đó sẽ là một điểm biến đổi chí mạng, phá vỡ logic cho rằng chính trị và kinh tế có thể tách rời. Khi sự bất ổn về hệ thống kinh tế của chúng ta ngày càng tăng, thị trường ngoại hối cũng sẽ bị phá hỏng".
Park Jeong-woo, nhà kinh tế tại Nomura Securities, nhấn mạnh: "Thỏa thuận giữa đảng cầm quyền và đảng đối lập về ngân sách chính phủ trong thời gian tới đây sẽ trở thành thước đo xem tình hình chính trị và kinh tế có tiến triển bình thường được hay không".
"Nếu dự luật cắt giảm ngân sách được thông qua sẽ dẫn đến việc bắt buộc phải bổ sung ngân sách vào năm tới và kết quả là sẽ rất khó để ứng phó với tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay. Khả năng phải bổ sung ngân sách tăng lên là một yếu tố tiêu cực vì nó gây áp lực lên lãi suất dài hạn", ông Park cho biết.