Ông Nguyễn Đăng Quang, chủ tịch Masan Group, được ghi nhận là tỷ phú USD mới của khu vực
Mới đây, Hãng tin tài chính nổi tiếng Bloomberg vừa có bài tổng kết về các tỷ phú USD châu Á năm 2018 với những ghi nhận về sự khó khăn của hầu hết các doanh nhân giàu có do tác động từ những biến động khôn lường trên thị trường tài chính toàn cầu và từ cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tuy nhiên, khu vực Đông Nam Á ghi nhận thêm 2 tỷ phú USD mới. Ông Nguyễn Đăng Quang, chủ tịch Masan Group, được ghi nhận là tỷ phú USD mới của khu vực. Người thứ 2 tại Đông Nam Á lọt danh sách này là tỷ phú ngành bất động sản Donald Sihombing của Indonesia. Bloomberg ghi nhận ông Quang là tỷ phú thứ 3 tại Việt Nam, chỉ sau tỷ phú bất động sản Phạm Nhật Vượng (chủ tịch Vingroup) và tỷ phú hàng không Nguyễn Thị Phương Thảo (VietJet).
Ông Nguyên Đăng Quang được biết đến là người mang ngành sản xuất mì gói và tương ớt sang Nga. Ông Quang là tiến sỹ vật lý hạt nhân, nhưng khởi nghiệp tại Nga với thương hiệu mì gói Mivimex và trở nên giàu có với nhà máy công suất 30 triệu gói/tháng.
Về Việt Nam, ông Quang thành công hơn với việc xây dựng được một chế hàng tiêu dùng nhanh với nhiều sản phẩm từ mì gói, tương ớt, nước tương,... Masan Group cũng đầu tư vào một số lĩnh vực khác trong đó có khoáng sản và tài chính.
Sáng 23 tháng 12, CTCP Masan Nutri - Science đã tổ chức lễ Khánh thành Dự án Tổ hợp chế biến thịt MNS Meat Hà Nam tại Khu Công nghiệp Đồng Văn IV, xã Đại Cương, huyện Kim Bảng.
Tổ hợp chế biến thịt MNS Meat Hà Nam có công suất thiết kế 1,4 triệu con heo/năm với tổng vốn đầu tư 1.000 tỉ đồng với dây chuyền thiết bị do công ty Marel về thiết bị giết mổ, chế biến thịt của Hà Lan cung cấp. Toàn bộ quy trình sản xuất theo công nghệ thịt mát từ châu Âu, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Sản phẩm thịt mát thương hiệu Meat Deli của Masan được tung ra thị trường từ 23 tháng 12, có mặt tại cửa hàng Meat Deli và hệ thống Vinmart Hà Nội.
Masan của ông Nguyễn Đăng Quang được các tập đoàn đầu tư tài chính nước ngoài đặc biệt quan tâm. Hồi tháng 11, quỹ Chính phủ Singapore cũng đã chi hơn 100 triệu USD mua cổ phiếu Masan, nâng sở hữu lên xấp xỉ 8,9% và trở thành cổ đông ngoại lớn thứ 2 tại Masan, sau SK Group.
Tuy nhiên, khu vực Đông Nam Á ghi nhận thêm 2 tỷ phú USD mới. Ông Nguyễn Đăng Quang, chủ tịch Masan Group, được ghi nhận là tỷ phú USD mới của khu vực. Người thứ 2 tại Đông Nam Á lọt danh sách này là tỷ phú ngành bất động sản Donald Sihombing của Indonesia. Bloomberg ghi nhận ông Quang là tỷ phú thứ 3 tại Việt Nam, chỉ sau tỷ phú bất động sản Phạm Nhật Vượng (chủ tịch Vingroup) và tỷ phú hàng không Nguyễn Thị Phương Thảo (VietJet).
Ông Nguyên Đăng Quang được biết đến là người mang ngành sản xuất mì gói và tương ớt sang Nga. Ông Quang là tiến sỹ vật lý hạt nhân, nhưng khởi nghiệp tại Nga với thương hiệu mì gói Mivimex và trở nên giàu có với nhà máy công suất 30 triệu gói/tháng.
Về Việt Nam, ông Quang thành công hơn với việc xây dựng được một chế hàng tiêu dùng nhanh với nhiều sản phẩm từ mì gói, tương ớt, nước tương,... Masan Group cũng đầu tư vào một số lĩnh vực khác trong đó có khoáng sản và tài chính.
Sáng 23 tháng 12, CTCP Masan Nutri - Science đã tổ chức lễ Khánh thành Dự án Tổ hợp chế biến thịt MNS Meat Hà Nam tại Khu Công nghiệp Đồng Văn IV, xã Đại Cương, huyện Kim Bảng.
Tổ hợp chế biến thịt MNS Meat Hà Nam có công suất thiết kế 1,4 triệu con heo/năm với tổng vốn đầu tư 1.000 tỉ đồng với dây chuyền thiết bị do công ty Marel về thiết bị giết mổ, chế biến thịt của Hà Lan cung cấp. Toàn bộ quy trình sản xuất theo công nghệ thịt mát từ châu Âu, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Sản phẩm thịt mát thương hiệu Meat Deli của Masan được tung ra thị trường từ 23 tháng 12, có mặt tại cửa hàng Meat Deli và hệ thống Vinmart Hà Nội.
Masan của ông Nguyễn Đăng Quang được các tập đoàn đầu tư tài chính nước ngoài đặc biệt quan tâm. Hồi tháng 11, quỹ Chính phủ Singapore cũng đã chi hơn 100 triệu USD mua cổ phiếu Masan, nâng sở hữu lên xấp xỉ 8,9% và trở thành cổ đông ngoại lớn thứ 2 tại Masan, sau SK Group.