Đời sống Xã hội

Hyundai Heavy ký hợp đồng chính thức để tiếp quản công ty đóng tàu Daewoo

Minh Tân (mintyni@ajunews.com)03:58 11-03-2019

[Ảnh = Yonhap News]

SEOUL, theo hãng tin Yonhap – Thứ sáu vừa qua, công ty công nghiệp nặng Hyundai (Huyndai Heavy Industries Co.) đã ký hợp đồng chính thức với Ngân hàng phát triển Hàn Quốc (KDB) để mua lại Công ty đóng tàu và kỹ thuật hàng hải Daewoo (Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering Co.) và trở thành tập đoàn đóng tàu lớn nhất thế giới với 20% thị phần.

Hyundai Heavy trở thành ứng cử viên duy nhất trong thương vụ mua lại công ty đóng tàu Daewoo sau khi Công ty công nghiệp nặng Samsung (Samsung Heavy Industries Co.) từ chối tham gia đấu giá để mua lại công ty này.

KDB, cổ đông lớn nhất của công ty đóng tàu Daewoo với 55,7% cổ phần, đã ký một thỏa thuận sơ bộ với Hyundai Heavy vào tháng trước để bán cổ phần của mình.

Theo thỏa thuận ước tính trị giá hơn 2 nghìn tỷ won (1,78 tỷ USD), KDB sẽ chuyển giao cổ phiếu công ty đóng tàu Daewoo của mình cho Hyundai Heavy và mua số lượng cổ phiếu Hyundai Heavy trị giá 1,5 nghìn tỷ won được phát hành sau đó. Người cho vay chính sách cũng sẽ xem xét việc tăng hỗ trợ tài chính lên đến 1 nghìn tỷ won cho Công ty đóng tàu Daewoo.

Đổi lại, Hyundai Heavy sẽ được chia thành hai bộ phận, một trong số đó sẽ được niêm yết trên thị trường. Hyundai Heavy cũng sẽ bán cổ phiếu của mình cho KDB.

Theo một tuyên bố trước đó, nếu thỏa thuận được tiến hành như kế hoạch, Hyundai Heavy Industries Holdings Co., công ty mẹ của Hyundai Heavy, sẽ nắm giữ 26% cổ phần trong bộ phận mới, còn KDB sở hữu 18%.

Nếu việc tiếp quản được xúc tiến, ngành công nghiệp đóng tàu của Hàn Quốc sẽ bị chi phối bởi hai công ty đóng tàu lớn - Hyundai Heavy và Samsung Heavy.

Sau thương vụ trên, Tập đoàn công nghiệp nặng Hyundai (Hyundai Heavy Industries Group) sẽ có bốn công ty con là Hyundai Heavy, Hyundai Samho Heavy Industries, Hyundai Mipo Dockyard và Daewoo Shipbuilding.

Các công ty đóng tàu của Hàn Quốc, từng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho người lao động, đã liên tục thua lỗ trong vài năm qua. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự suy thoái của toàn ngành cũng như thất bại trong cuộc cạnh tranh gay gắt với các đối thủ đến từ Trung Quốc.

Sự kết hợp của hai công ty đóng tàu sẽ tạo nên một đối thủ mạnh trong lĩnh vực này. Tính đến năm ngoái, Huyndai Heavy đã có một đơn hàng tồn đọng đạt giá trị 11,14 triệu tấn đăng ký bù (compensated gross tons, CGTs). Đây là đơn hàng có giá trị lớn nhất so với các đơn hàng khác trong ngành. Đối với công ty đóng tàu Daewoo, con số này là 5,84 CTGs. Nói cách khác, đơn hàng tồn đọng của công ty sau khi kết hợp sẽ chiếm 21,2% tổng giá trị đơn hàng trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, nguồn tin trong ngành cho biết việc tiếp quản này đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Công đoàn lao động tại hai công ty đóng tàu (Huyndai Heavy và Deawoo Shipbuilding) do lo ngại về sự sa thải hàng loạt công nhân sau sáp nhập.

Ngoài ra, sự hợp tác của hai nhà máy đóng tàu lớn có thể làm thay đổi bộ mặt của ngành đóng tàu toàn cầu nên thương vụ này phải nhận được sự chấp thuận theo quy định từ các cơ quan chống cạnh tranh nước ngoài. Đây là yếu tố cốt lõi để có thể hoàn thành một thương vụ lớn.

Năm ngoái, các nhà máy đóng tàu địa phương đã hoàn tất đơn hàng 60 tàu LNG và gần như “càn quét” toàn bộ đơn hàng trên khắp thế giới. Sự sáp nhập sẽ tăng gấp đôi giá trị đơn hàng tàu LNG chưa thanh toán của hai công ty lên con số hơn 12 tỷ USD.

Theo VesselsValue, đơn đặt hàng cho các tàu LNG của Daewoo Shipbuilding ước tính đạt khoảng 6,85 tỷ USD, còn Hyundai Heavy ước tính đạt khoảng 6,01 tỷ USD.

Việc hợp nhất các xưởng đóng tàu có thể giúp giảm thiểu chi phí và nhờ đó giảm các dự án thua lỗ trong 5 năm qua.

Công ty đóng tàu Daewoo đã kết thúc chương trình gia hạn nợ vào tháng 8 năm 2001 sau khi được yêu cầu hợp lý hóa hoạt động vào tháng 8 năm 1999. Tập đoàn Daewoo mẹ của nó sụp đổ vì nợ nần sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997.

Năm 2009, KDB đã đưa Daewoo Shipbuilding trở lại sau khi hủy bỏ thỏa thuận bán cổ phần kiểm soát cho Tập đoàn Hanwha. Tính cho đến nay, việc cứu vãn Daewoo Shipbuilding đã tiêu tốn 10 nghìn tỷ won.

Trước đó, hàng trăm công nhân đóng tàu Daewoo đã đụng độ với cảnh sát chống bạo động trước trụ sở của KDB ở Seoul khi họ cố gắng xông vào tòa nhà văn phòng để ngăn chặn lễ ký kết.

Hyundai Heavy cho biết họ sẽ đảm bảo công ăn việc làm cho công nhân đóng tàu Daewoo cũng như duy trì quan hệ kinh doanh với các nhà thầu phụ của Daewoo và các công ty liên quan.
 

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기