Kinh tế Chính trị

Sự cố cúm lợn Châu Phi đang lây lan ở Trung Quốc có thể đẩy giá thịt lợn trên toàn thế giới tăng cao

Minh Tân (mintyni@ajunews.com)00:04 23-04-2019

[Ảnh = Kinh tế AJU]


Khi trả lời phỏng vấn với phóng viên tờ The Economy, một quan chức ngành chế biến chăn nuôi Hàn Quốc cho biết về dịch cúm lợn châu Phi đang càn quét châu Á như sau: "Cơn sốt lợn ở châu Á hoàn toàn khác với sự cố đã xảy ra ở châu Âu trước đây. Giá thịt lợn trên thế giới có thể tăng trong nửa cuối năm năm nay và tạo nên một cơn sốt thịt lợn”.

Cúm lợn châu Phi (ASF) là một bệnh dịch ở động vật với tỷ lệ tử vong lên tới 100% và thậm chí bệnh này còn chưa có vắc-xin phòng ngừa. Bệnh lần đầu tiên được xác định ở Châu Phi vào đầu những năm 1900 và được đặt tên là Cúm lợn Châu Phi. Đây là một bệnh phổ biến ở châu Phi cận Sahara, nhưng nó đã lan sang châu Âu và châu Mỹ vào cuối những năm 1950 cũng như qua Bồ Đào Nha và Cuba vào đầu những năm 1970.

Trong những năm gần đây, châu Âu đã nổi lên như một điểm đến bệnh tật lớn thay thế cho châu Phi. Chính quyền Liên minh châu Âu (EU) đã căng thẳng khi dịch này lan tới Bỉ, trung tâm của Tây Âu, ngay trước khi chúng tập trung ở Đông Âu. Hoa Kỳ không có trường hợp bùng phát, nhưng mối lo ngại về khả năng đã có virus lây lan vẫn còn đang lơ lửng. Trung Quốc là quốc gia châu Á bị nhiễm ASF đầu tiên và sự lây nhiễm này xảy ra vào tháng 8 năm ngoái.

Hiện nay bệnh này đã lan sang Việt Nam, Mông Cổ và Campuchia. Các chuyên gia lo ngại rằng bệnh cũng đã lây lan sang Thái Lan, Philippines và Bắc Triều Tiên vì đây là các quốc gia láng giềng của các nước đã báo cáo về sự xuất hiện của dịch bệnh. Theo báo cáo năm ngoái của "Thị trường thương mại gia súc và gia cầm thế giới", số lượng lợn được nuôi trên toàn thế giới là 769 triệu con. Hơn một nửa trong số đó (433 triệu con) được nuôi ở Trung Quốc. Số lợn được nuôi ở Việt Nam là khoảng 30 triệu, gần một nửa Hoa Kỳ (73 triệu).
 

[Ảnh = Kinh tế AJU]


Một quan chức từ ngành chế biến chăn nuôi cho biết: "Châu Á có tỷ lệ chăn nuôi lợn cao hơn Châu Âu hoặc Hoa Kỳ nên sự lây lan của ASF diễn ra nhanh hơn.” Giá thịt lợn ở Trung Quốc đã tăng vọt. Theo Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, giá thịt lợn ở nước này đã tăng 7,6% trong tháng trước. Ngân hàng đầu tư Nhật Bản Nomura dự đoán rằng giá thịt lợn ở Trung Quốc sẽ tăng vọt 78% vào năm 2020 và đạt mức 33 nhân dân tệ mỗi ki-lô-gam. Hiện nay, giá thịt lợn đang ở mức 18,5 nhân dân tệ (khoảng 3100 won) mỗi ki-lô-gam.

Tính đến thời điểm này, giá thịt lợn ở Trung Quốc cao hơn khoảng 11% so với giá quốc tế, nhưng nếu cơn sốt lợn tiếp tục lan tràn, giá thịt lợn quốc tế sẽ phải tăng theo. Giá thịt lợn được giao dịch trên Sàn giao dịch Chicago Mercantile (CME) đã tăng hơn 70% kể từ tháng Ba. Khi giá thịt lợn tăng vọt, nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc đã tăng đáng kể.

Trong hai tháng đầu năm nay, nước này đã nhập khẩu 207.000 tấn thịt lợn, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngân hàng Hà Lan, Lobo Bank, dự đoán rằng ASF có thể đã lây lan khắp Trung Quốc, với khoảng 150 triệu đến 200 triệu con lợn bị chết hoặc bị giết, khiến sản lượng thịt lợn của Trung Quốc trong năm nay giảm 30%. Tờ Hoa Nam buổi sáng của Hồng Kông (SCMP) chỉ ra rằng ngay cả khi Trung Quốc thu mua hết lợn của cả thế giới thì vẫn không đủ bù đắp sự thiếu hụt loại thịt này ở Trung Quốc.
 

[Ảnh=아이클릭아트]


Tình hình ASF ở Trung Quốc có thể còn nghiêm trọng hơn vì có khả năng những gì thế giới biết được chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Các chuyên gia lo ngại rằng tình hình ASF ở Trung Quốc có thể trầm trọng hơn nhiều so với những thông tin được công bố chính thức. Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng các biện pháp ngăn chặn dịch lây lan đã được thực hiện kể từ khi ASF bùng phát vào tháng 8 năm ngoái là có hiệu quả.

Tuy nhiên, thực tế virus đã lan rộng khắp Trung Quốc chỉ trong sáu tháng. Từ đó cho thấy phản ứng của chính phủ Trung Quốc chưa thực sự hiệu quả như những gì được tuyên truyền trên phương tiện truyền thông của nước này. Một số người nói chính quyền địa phương ở Trung Quốc đang che giấu sự bùng phát của dịch bệnh. Theo Reuters, nếu sự bùng phát của ASF được xác nhận, tất cả lợn trong vòng 3 km của trang trại nên được xử lý và nông dân nên được hỗ trợ 1200 nhân dân tệ (khoảng 200.000 won).

Tuy nhiên, các quan chức trong ngành chăn nuôi của Trung Quốc cho biết một số chính quyền địa phương, vốn không được tài trợ, đang che giấu sự bùng phát dịch để tránh gánh nặng hỗ trợ. Đây là lý do tại sao Trung Quốc không khoanh vùng chính xác nơi lợn bị nhiễm virus, vẫn tiếp tục chế biến số lợn bệnh và khiến dịch lây lan. Gần đây, chính quyền Mỹ đã tăng cường kiểm dịch sân bay và cảng. Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) đã thu giữ khoảng một triệu pound (tương đương 454 tấn) thịt lợn chế biến của Trung Quốc tại New York vào tháng trước.

Bộ Nông nghiệp Mỹ tuyên bố đang điều tra khả năng nhiễm ASF. Tổng cộng có 14 gen virus ASF đã được phát hiện ở nước này từ năm ngoái đến năm nay trong các thực phẩm từ Trung Quốc. Nguy cơ ASF từ Triều Tiên lây lan sang Hàn Quốc tùy thuộc vào việc Triều Tiên có bị nhiễm bệnh hay không. Có rất ít người trong ngành chăn nuôi Hàn Quốc nghĩ rằng Triều Tiên đã nhiễm ASF bởi vì Triều Tiên đã không thông báo cho cộng đồng quốc tế về sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm ác tính kể từ khi công bố bệnh tay chân miệng vào tháng 1/2014.

Các chuyên gia cảnh báo rằng một khi ASF phát triển ở Bắc Triều Tiên, virus có thể được truyền sang Hàn Quốc do lợn rừng. Một quan chức trong ngành chế biến chăn nuôi cho biết, "Hàn Quốc, vẫn là “khu vực sạch” và cần tiếp tục duy trì." Tuy nhiên, ngay cả khi ASF không đổ bộ vào Hàn Quốc thì việc tăng giá thịt lợn vẫn là điều không thể tránh khỏi.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기