Coronavirus mới (Covid19) đã thay đổi hầu hết mọi thứ trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, và ngôn ngữ cũng không nằm ngoài danh sách này. Giáo sư Nam Gil-im thuộc khoa Văn học Hàn Quốc của Đại học Quốc gia Kyungpook cùng với 3 cộng sự, gần đây đã phân tích ra rằng đã có 302 từ mới được tạo ra do Covid19 trong năm nay thông qua luận văn ‘Nghiên cứu thu thập các từ mới liên quan đến Covid19 và hình thức sử dụng của các từ mới’.
Nhóm nghiên cứu thu được kết quả này bằng cách phân tích 132.181 bài báo (38,54 triệu từ) trên 5 tờ nhật báo và 284.000 bài báo (76,02 triệu từ) trên 77 tờ báo online. Các điều kiện cho các từ mới là △ xuất hiện sau tháng 12 năm 2019, △ xuất hiện nhiều hơn một lần trên các phương tiện thông tin đại chúng và △ không được liệt kê trong từ điển 'Ngôn ngữ Hàn Quốc' (우리말샘: Woorimaksem).
Trong số 302 “Từ mới liên quan đến Covid19”, 136 là thuật ngữ chuyên môn (ngôn ngữ dùng trong các lĩnh vực chuyên ngành), và số còn lại là thuật ngữ chung.
Về mặt thuật ngữ chuyên môn, có 57 từ mới trong lĩnh vực phúc lợi, chẳng hạn như “phí sinh hoạt khẩn cấp do thảm họa” (재난긴급생활비) và “phiếu chăm sóc trẻ em” (아동돌봄쿠폰). Ngoài ra, lĩnh vực sức khỏe (45 từ) như "khẩu trang phân phối theo thứ" (마스크 5부제), lĩnh vực y tế (17 từ) như thuốc điều trị corona "Ramdesivir" (램데시비르), và "Qconomy" (được ghép bởi chữ 'Q' được viết tắt từ "Quarantine" có nghĩa là 'sự cách ly' và "economy" có nghĩa là kinh tế) ám chỉ hiện tượng do mang tâm lý lo lắng nên người dân không tiêu dùng ngay cả khi đã được chính phủ hỗ trợ tiền mặt.
Trong số các thuật ngữ chung, từ vựng phản ánh các quy định giãn cách xã hội, chẳng hạn như “dân tộc Jipkog” (집콕족) và “Tập thể thao trực tuyến” (랜선운동) là xuất hiện nhiều từ mới nhất với 65 từ. Ngoài ra, có 26 từ mới liên quan đến khẩu trang.
Trong tất cả các từ mới, từ được nhắc đến nhiều nhất cho đến nay là “Covid19” (코로나19) với 3.136.000 lần. Tiếp theo là “bệnh truyền nhiễm coronavirus mới” (신종 코로나바이러스 감염증) với 974.000 lần, và “giãn cách xã hội” (사회적 거리 두기) với 260.000 lần.
Các nhà nghiên cứu giải thích, "Chúng tôi xác nhận thông qua phân tích các từ mới xuất hiện do sự có mặt của dịch bệnh Covid19 này rằng tình hình khủng hoảng do dịch bệnh này gây ra có tác động mạnh mẽ đến toàn bộ cuộc sống của con người, kể cả về mặt từ ngữ."
Trong số 302 “Từ mới liên quan đến Covid19”, 136 là thuật ngữ chuyên môn (ngôn ngữ dùng trong các lĩnh vực chuyên ngành), và số còn lại là thuật ngữ chung.
Về mặt thuật ngữ chuyên môn, có 57 từ mới trong lĩnh vực phúc lợi, chẳng hạn như “phí sinh hoạt khẩn cấp do thảm họa” (재난긴급생활비) và “phiếu chăm sóc trẻ em” (아동돌봄쿠폰). Ngoài ra, lĩnh vực sức khỏe (45 từ) như "khẩu trang phân phối theo thứ" (마스크 5부제), lĩnh vực y tế (17 từ) như thuốc điều trị corona "Ramdesivir" (램데시비르), và "Qconomy" (được ghép bởi chữ 'Q' được viết tắt từ "Quarantine" có nghĩa là 'sự cách ly' và "economy" có nghĩa là kinh tế) ám chỉ hiện tượng do mang tâm lý lo lắng nên người dân không tiêu dùng ngay cả khi đã được chính phủ hỗ trợ tiền mặt.
Trong số các thuật ngữ chung, từ vựng phản ánh các quy định giãn cách xã hội, chẳng hạn như “dân tộc Jipkog” (집콕족) và “Tập thể thao trực tuyến” (랜선운동) là xuất hiện nhiều từ mới nhất với 65 từ. Ngoài ra, có 26 từ mới liên quan đến khẩu trang.
Trong tất cả các từ mới, từ được nhắc đến nhiều nhất cho đến nay là “Covid19” (코로나19) với 3.136.000 lần. Tiếp theo là “bệnh truyền nhiễm coronavirus mới” (신종 코로나바이러스 감염증) với 974.000 lần, và “giãn cách xã hội” (사회적 거리 두기) với 260.000 lần.
Các nhà nghiên cứu giải thích, "Chúng tôi xác nhận thông qua phân tích các từ mới xuất hiện do sự có mặt của dịch bệnh Covid19 này rằng tình hình khủng hoảng do dịch bệnh này gây ra có tác động mạnh mẽ đến toàn bộ cuộc sống của con người, kể cả về mặt từ ngữ."