Văn hóa làm tương bằng cách lên men đậu nành của Hàn Quốc đã trở thành văn hóa phi vật thể của nhân loại được UNESCO công nhận.
Ủy ban liên chính phủ của Công ước UNESCO về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể (Ủy ban Di sản phi vật thể) đã quyết định đưa nghề làm nước tương vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại cuộc họp được tổ chức ở Asunción, Paraguay vào chiều ngày 3/12 (theo giờ địa phương).
Cụ thể tên chính thức của di sản này là "Văn hóa làm tương (tiếng Hàn: 장, phiên âm "jang") Hàn Quốc", tên được biểu đạt bằng tiếng Anh là "Knowledge, beliefs and practices related to jang-making in the Republic of Korea" (tạm dịch: Kiến thức, tín ngưỡng và tập quán liên quan đến làm tương Hàn Quốc).
Ủy ban tin rằng việc làm tương đậu nành đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa cộng đồng.
Ủy ban cho biết: "Việc làm tương phản ánh bản sắc của gia đình và thúc đẩy tình đoàn kết giữa các thành viên (trong gia đình). Bằng các hoạt động chung, việc làm tương tạo ra cảm giác thân thuộc và an yên trong cộng đồng".
Tương đậu nành là một loại gia vị cơ bản đã có mặt trên bàn ăn Hàn Quốc từ rất lâu.
Tùy thuộc vào quá trình lên men, phương pháp ủ và mục đích, người làm có thể tạo ra nhiều loại tương khác nhau chẳng hạn như tương đậu nành (doenjang), nước tương (ganjang) và tương ớt đỏ (gochu-jang).
Văn hóa làm tương đậu nành không chỉ bao gồm thực phẩm được gọi là tương đậu nành mà còn bao gồm kiến thức, niềm tin và kỹ năng được truyền đạt trong quá trình chuẩn bị các nguyên liệu khác nhau cũng như chế biến, quản lý và sử dụng tương đậu nành.
Ngay cả trong những nền văn hóa sử dụng đậu nành lên men, tương đậu nành Hàn Quốc vẫn được đánh giá là độc nhất.
Quy trình làm tương đậu nành của Hàn Quốc phải trải qua các bước như trồng đậu nành, sản xuất "meju" (khối đậu nành lên men), làm jang, chia jang, và các bước để ủ và lên men, tất cả đều khác với các phương pháp được sử dụng ở Trung Quốc và Nhật Bản. Đặc biệt, Hàn Quốc có kỹ thuật tạo ra cả 'doenjang' và 'ganjang' từ cùng một meju và thêm jang mới vào nước tương còn thừa từ năm trước, được coi là một tập tục văn hóa độc đáo của Hàn Quốc.
Văn hóa làm tương của Hàn Quốc cũng có giá trị lớn về "vẻ đẹp của sự chờ đợi".
Phải mất ít nhất ba tháng để hoàn tất quá trình đun sôi, vo thành từng khối có kích thước đồng đều để làm meju rồi buộc bằng rơm rạ, lên men ở nhiệt độ thích hợp rồi phơi khô.
Có thể mất vài năm để các vị ngọt, đắng, chua, mặn hòa quyện với nhau tạo nên hương vị thơm ngon của tương đậu nành.
Trong loạt bài được xuất bản gần đây có tựa đề 'Văn hóa làm tương của Hàn Quốc', Cơ quan Xúc tiến Di sản Quốc gia cho biết, "Tương là sản phẩm của thời gian. Đó là một loại thực phẩm lên men phức tạp được hoàn thiện với tính thẩm mỹ của sự chân thành và chờ đợi".
Sau quyết định đăng ký của ủy ban, Hàn Quốc trở thành quốc gia có tổng cộng 23 hạng mục di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Choi Eung-cheon, Giám đốc Cục Quản lý Di sản Quốc gia Hàn Quốc, cho biết: "Việc làm tương đậu nành chứa đựng lịch sử và truyền thống gia đình được truyền lại trong mỗi gia đình, đồng thời là di sản bắt nguồn từ văn hóa hàng ngày của người Hàn Quốc. Mặc dù văn hóa làm tương chiếm tỉ trọng lớn nhất trong văn hóa ẩm thực Hàn Quốc nhưng giá trị của nó đã bị bỏ qua do quan niệm rằng đây là thực phẩm phổ biến hàng ngày. Tôi hy vọng đây sẽ là cơ hội để chúng ta tự hào và trân trọng nền văn hóa của đất nước".
Mặt khác, Hàn Quốc có kế hoạch đăng ký "kiến thức truyền thống, công nghệ và thực hành văn hóa sản xuất Hanji (tên tiếng Hàn '한지': giấy truyền thống Hàn Quốc) vào năm 2026.
Cụ thể tên chính thức của di sản này là "Văn hóa làm tương (tiếng Hàn: 장, phiên âm "jang") Hàn Quốc", tên được biểu đạt bằng tiếng Anh là "Knowledge, beliefs and practices related to jang-making in the Republic of Korea" (tạm dịch: Kiến thức, tín ngưỡng và tập quán liên quan đến làm tương Hàn Quốc).
Ủy ban tin rằng việc làm tương đậu nành đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa cộng đồng.
Ủy ban cho biết: "Việc làm tương phản ánh bản sắc của gia đình và thúc đẩy tình đoàn kết giữa các thành viên (trong gia đình). Bằng các hoạt động chung, việc làm tương tạo ra cảm giác thân thuộc và an yên trong cộng đồng".
Tương đậu nành là một loại gia vị cơ bản đã có mặt trên bàn ăn Hàn Quốc từ rất lâu.
Tùy thuộc vào quá trình lên men, phương pháp ủ và mục đích, người làm có thể tạo ra nhiều loại tương khác nhau chẳng hạn như tương đậu nành (doenjang), nước tương (ganjang) và tương ớt đỏ (gochu-jang).
Văn hóa làm tương đậu nành không chỉ bao gồm thực phẩm được gọi là tương đậu nành mà còn bao gồm kiến thức, niềm tin và kỹ năng được truyền đạt trong quá trình chuẩn bị các nguyên liệu khác nhau cũng như chế biến, quản lý và sử dụng tương đậu nành.
Ngay cả trong những nền văn hóa sử dụng đậu nành lên men, tương đậu nành Hàn Quốc vẫn được đánh giá là độc nhất.
Quy trình làm tương đậu nành của Hàn Quốc phải trải qua các bước như trồng đậu nành, sản xuất "meju" (khối đậu nành lên men), làm jang, chia jang, và các bước để ủ và lên men, tất cả đều khác với các phương pháp được sử dụng ở Trung Quốc và Nhật Bản. Đặc biệt, Hàn Quốc có kỹ thuật tạo ra cả 'doenjang' và 'ganjang' từ cùng một meju và thêm jang mới vào nước tương còn thừa từ năm trước, được coi là một tập tục văn hóa độc đáo của Hàn Quốc.
Văn hóa làm tương của Hàn Quốc cũng có giá trị lớn về "vẻ đẹp của sự chờ đợi".
Phải mất ít nhất ba tháng để hoàn tất quá trình đun sôi, vo thành từng khối có kích thước đồng đều để làm meju rồi buộc bằng rơm rạ, lên men ở nhiệt độ thích hợp rồi phơi khô.
Có thể mất vài năm để các vị ngọt, đắng, chua, mặn hòa quyện với nhau tạo nên hương vị thơm ngon của tương đậu nành.
Trong loạt bài được xuất bản gần đây có tựa đề 'Văn hóa làm tương của Hàn Quốc', Cơ quan Xúc tiến Di sản Quốc gia cho biết, "Tương là sản phẩm của thời gian. Đó là một loại thực phẩm lên men phức tạp được hoàn thiện với tính thẩm mỹ của sự chân thành và chờ đợi".
Sau quyết định đăng ký của ủy ban, Hàn Quốc trở thành quốc gia có tổng cộng 23 hạng mục di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Choi Eung-cheon, Giám đốc Cục Quản lý Di sản Quốc gia Hàn Quốc, cho biết: "Việc làm tương đậu nành chứa đựng lịch sử và truyền thống gia đình được truyền lại trong mỗi gia đình, đồng thời là di sản bắt nguồn từ văn hóa hàng ngày của người Hàn Quốc. Mặc dù văn hóa làm tương chiếm tỉ trọng lớn nhất trong văn hóa ẩm thực Hàn Quốc nhưng giá trị của nó đã bị bỏ qua do quan niệm rằng đây là thực phẩm phổ biến hàng ngày. Tôi hy vọng đây sẽ là cơ hội để chúng ta tự hào và trân trọng nền văn hóa của đất nước".
Mặt khác, Hàn Quốc có kế hoạch đăng ký "kiến thức truyền thống, công nghệ và thực hành văn hóa sản xuất Hanji (tên tiếng Hàn '한지': giấy truyền thống Hàn Quốc) vào năm 2026.