Kinh tế Chính trị

Hàn Quốc tăng hai bậc về chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu trong năm 2018

Thanh Phương (thanhphuongdlu@ajunews.com)16:16 17-10-2018
Hàn Quốc xếp thứ 15 về chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu trong tổng số 140 quốc gia

[Ảnh = Bộ Tài chính Kế hoạch Hàn Quốc]


Ngày hôm nay 17 tháng 10, Bộ Tài chính Kế hoạch Hàn Quốc đã công bố kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) tiến hành. Theo đó, Hàn Quốc đứng thứ 15 trên tổng số 140 quốc gia được đánh giá. Ba vị trí cao nhất lần lượt là Mỹ, Singgapore và Đức.

Thứ hạng này của Hàn Quốc cao thứ 5 tại khu vực châu Á và cao thứ 12 trong số 35 quốc gia thuộc OECD. Như vậy, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Hàn Quốc đã tăng 2 bậc so với vị trí thứ 17 trong bảng xếp hạng năm ngoái.

Với sức mạnh về kỹ thuật công nghệ thông tin và nền tảng kinh tế ổn định, Hàn Quốc được cho là đang có chỉ số cạnh tranh toàn cầu ở mức độ tốt, đáp ứng tiêu chuẩn của một quốc gia phát triển. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng được đánh giá là có quốc gia hàng đầu thế giới về nỗ lực quản lý bền vững tầm vĩ mô, đầu tư và phổ cập cơ sở hạ tầng cũng như công nghệ thông tin và truyền thôn tích cực, thúc đẩy các tăng trưởng mang tính cải cách.

Tuy nhiên, các vấn đề như sự yếu kém về cấu trúc cạnh tranh của thị trường chế biến sản xuất, tính cứng nhắc và kém linh hoạt của thị trường lao động là những điểm yếu mà Hàn Quốc đang phải đối mặt.

Về thứ hạng theo từng hạng mục đánh giá, trong số 12 hạng mục, Hàn Quốc có 10 hạng mục đạt vị trí trong top 30. Trong đó, lĩnh vực phổ cập công nghệ thông tin và truyền thông xếp thứ nhất, cơ sở hạ tầng xếp thứ 6, năng lực cải cách xếp thứ 8, quy mô thị trường xếp thứ 14, lĩnh vực y tế và hệ thống tín dụng cùng xếp thứ 19, năng lực doanh nghiệp xếp thứ 22, hạng mục chế độ xếp thứ 27. Ngược lại, thị trường chế biến sản xuất và thị trường lao động lần lượt xếp thứ 67 và 48.

GCI dựa trên 12 khía cạnh gồm thể chế, hạ tầng, tiếp nhận công nghệ thông tin và liên lạc, ổn định kinh tế vĩ mô, y tế, giáo dục và kỹ năng, thị trường sản phẩm, thị trường lao động, hệ thống tài chính, quy mô thị trường, sự năng động kinh doanh, năng lực đổi mới.

Với cách WEF sử dụng phương pháp xếp hạng mới theo thang điểm 100 trong năm nay, Việt Nam được 58,1 điểm, xếp thứ 77/140 nền kinh tế, giảm 3 bậc so với năm 2017. Theo WEF sự thay đổi này nhằm xác định tốt hơn tính sẵn sàng cạnh tranh trong tương lai của các nền kinh tế.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기