Kinh tế Chính trị

Tập đoàn tài chính KEB Hana cung cấp các dịch vụ tài chính phù hợp với đà tăng trưởng của Việt Nam

Thanh Phương (thanhphuongdlu@ajunews.com)18:21 19-11-2018

[Ảnh = KEB Hana Bank cung cấp]


Có thể thấy, Tập đoàn tài chính KEB Hana đang triển khai các dịch vụ tài chính phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn tài chính Hana tiền thân là Công ty tài chính đầu tư Hàn Quốc, bắt đầu hoạt động bằng 2 chi nhánh vào năm 1971. Tính đến đến cuối tháng 6 năm 2018, tổng tài sản của Tập đoàn này đạt đến 476.138 tỷ won (tương đương hơn 400 tỷ USD), nằm trong top 100 tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới. Mạng lưới của Hana phủ 24 quốc gia với 153 chi nhánh, được xem là Tập đoàn có mạng lưới nước ngoài lớn nhất Hàn Quốc. Tại Việt Nam, Tập đoàn có 2 chi nhánh ngân hàng KEB Hana tại có 2 chi nhánh tại Hà Nội (thành lập vào tháng 9 năm 1999) và Thành phố Hồ Chí Minh (thành lập vào tháng 4 năm 2015).

Năm 1968, đổi tên thành Korea Exchange Bank (KEB) và được tư nhân hoá vào năm 1989. Đến tháng 9 năm 2015, KEB sáp nhập với Hana Bank và được gọi là KEB Hana Bank. Kể từ tháng 12 năm 2015, tổ chức tài chính Hana Finacial Group Inc sở hữu toàn bộ cổ phần của KEB Hana Bank.

Ngân hàng KEB Hana có 134 chi nhánh nước ngoài tại 24 quốc gia, chủ yếu ở Châu Âu, Trung Đông, Châu Mỹ và đặc biệt ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Trong những năm gần đây, KEB Hana đang chuyển hướng sang một phương thức kinh doanh mới tại Việt Nam, đó là dự kiến đầu tư vào cơ sở hạ tầng Việt Nam.

Tại buổi tiếp ông Kim Jung-tai - Chủ tịch Tập đoàn tài chính Keb Hana của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ vào đầu năm nay. Phó thủ tướng đã cho rằng “Chính phủ Việt Nam xác định năm 2018 là năm tăng tốc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng-tài chính. Đây là cơ hội đầu tư, hợp tác của các Tập đoàn tài chính như KEB Hana”. Khi đó lãnh đạo định chế tài chính đến từ Hàn Quốc cho biết sẽ đầu tư vốn trực tiếp hoặc qua các quỹ vào cơ sở hạ tầng. Cùng đó, KEB Hana sẽ mở rộng hợp tác với các chế định tài chính của Việt Nam qua các công ty tài chính-công nghệ fintech.

Thông tin về việc Ngân hàng BIDV chuẩn bị phát hành riêng lẻ hơn 603 triệu cổ phiếu để bán cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là Ngân hàng KEB Hana Bank của Hàn Quốc đã gây chú ý gần đây. Nếu thương vụ này thành công, KEB Hana Bank nắm giữ 17,65% vốn chủ sở hữu tại BIDV và trở thành một trong những thương vụ đầu tư lớn nhất thời gian qua của các nhà đầu tư nước ngoài vào một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Trong thời gian qua, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng xã hội (SOC) dựa vào sự hỗ trợ từ các nguồn vốn ODA. Tuy nhiên, với việc phát triển kinh tế nhanh chóng hiện nay, các dự án SOC đang dần chuyển sang thu hút vốn từ cơ chế đối tác công tư (PPP: Private Public Partnership). Chính vì vậy, việc ngân hàng KEB Hana có kế hoạch mở rộng sang đầu tư cơ sở hạ tầng là phù hợp với sự phát triển của Việt Nam hiện nay.

Việt Nam là một trong những nước phát triển nhanh nhất trên thế giới. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nền kinh tế Việt Nam đã tăng 6,8% trong năm ngoái, vượt qua mức tăng trưởng toàn cầu 3,6%. Cao hơn 5,2% so với ASEAN và 3% so với Hàn Quốc. Dân số Việt Nam hiện nay hơn 96,8 triệu người, độ tuổi trung bình của dân số Việt Nam là 31 tuổi. Chính vì vậy mà Việt Nam được xem là điểm đến kinh tế không thể hấp dẫn hơn.

Trong thời gian tới Ngân hàng KEB Hana dự định tham gia vào lĩnh vực phi ngân hàng thông qua hợp tác với các doanh nghiệp liên quan để kết hợp triển khai các hoạt động kinh doanh phù hợp với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Ngoài ra KEB Hana cũng tích cực đóng góp các hoạt động xã hội, thông qua Quỹ Tài chính Hana, doanh nghiệp cung cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam, hỗ trợ y tế và thực hiện các dự án bảo vệ môi trường.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기