Kinh tế Chính trị

​Abe Shinzo và Tập Cận Bình! áp đảo xuất khẩu và những âm mưu của 'Những nhà cầm quyền của các nước cường quốc'

응웬티탐 (Choiketu93@ajunews.com)16:34 05-07-2019
​Abe Shinzo và Tập Cận Bình! áp đảo xuất khẩu và những âm mưu của 'Những nhà cầm quyền của các nước cường quốc'

[Hình ảnh = Ông Lee Jae - ho, Thành viên ban biên tập,
Giáo sư Trường đại học Viễn Đông]

Thủ tướng Đức Angela Merkel được coi là 'Một nhà lãnh đạo nhân ái' khi có những chính sách trượng nghĩa chấp nhận người tị nạn Syria và giải cứu Hy Lạp khỏi gánh nặng nợ nần. Đây cũng là lí do bà được bầu chọn 'Nhân vật của năm' trong tuần báo thời báo Hoa Kì tháng 12 năm 2015. Các nhà lãnh đạo trên các cường quốc hiện nay, khi thất bại trong vai trò của mình thì họ luôn luôn nhắc nhở " Học hỏi và chú ý đến các chính sách của bà Angela Merkel"

Bà Merkel được người ta nhắc nhiều đến vào ngày mà Nhật Bản tiến hành các động thái trả đũa kinh tế Hàn Quốc. Chúng ta nhìn thấy khuôn mặt của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bị che khuất bởi một 'châu Âu mở cửa' đầy dũng khí chào đón người tị nạn và chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Hình ảnh khuôn mặt của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng hiện lên đâu đó. Liệu đây có còn được gọi là cường quốc đông dân, diện tích lớn và quy mô kinh tế lớn mạnh không? Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ giữ chức thủ tướng Đức đến nhiệm kì 2021. Liệu chúng ta có thể thấy thêm 1 nhà lãnh đạo như vậy ở Đông Bắc Á?

Liệu bây giờ đã muộn chưa? Tại hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức tại Osaka, 1 sự kiện mà người dân của 2 nước Nhật Bản và Hàn Quốc đặt kì vọng. Hình ảnh của 2 nhà lãnh đạo có 1 cái bắt tay ngắn trong 8 giây rồi quay mặt đi đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất. Phải chăng hình ảnh này là sự tượng trưng cho mối quan hệ đang ngày càng lạnh gắt giữa 2 quốc gia này? Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã có những tín hiệu rằng bản thân mình rất sẵn sàng cho 1 cuộc thảo luận ngay trước cuộc họp thượng đỉnh, tuy nhiên Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thì dường như ngó lơ. Chúng ta tự hỏi liệu thủ tướng Nhật Bản có nên hành xử như vậy không khi mà Ông đang ở vị trí 'chủ nhà' còn Tổng thống Moon đang đứng ở vị thế của 1 'người khách'. Ít nhất 2 bên có thể ngồi lại và tiến hành hội nghị thượng đỉnh song phương sau đó mới đàm phán đến việc phán quyết về vấn đề cưỡng ép lao động thời đế chế Nhật. Tuy nhiên thực tế là không có 1 cuộc đàm phán nào được tổ chức, Người ta cảm thấy khá đáng tiếc cho sự hành xử của Ông Abe - 1 nhà lãnh đạo ở 1 cường quốc như Nhật Bản. Chúng ta đặt ra câu hỏi liệu Ông Abe có nên thể hiện mình là 1 người thông minh, biết nhẫn lại và biết nhận biết thời điểm và tình huống.

Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra quy định siết chặt xuất khẩu đối với ba vật liệu dùng để sản xuất chất bán dẫn và màn hình cho thị trường Hàn Quốc và giải thích rằng đây là lí do bắt nguồn từ "Niềm tin giữa hai nước đã bị phá vỡ nghiêm trọng". Lí do này thực sự chưa thỏa đáng. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng đã chỉ ra rằng: Khi một quốc gia đưa ra những lợi ích về trên hàng rào thương mại và phi thuế quan đối với 1 quốc gia khác, thì quốc gia đó cũng cần phải đáp lẽ tương ứng. Nếu như chúng ta tạo ra cho ai những lợi ích thì theo giả thuyết thông thường, chẳng có lí nào mà lại thu hồi những lợi ích đó đi khi không có 1 lí do cụ thể. Người ta nghi ngờ liệu "Phá vỡ cho niềm tin" được chính phủ Nhật Bản đề cập đây có phải là nguyên nhân chính?

Những hành động và lời nới của Ông Abe thật đáng thất vọng. Tại cuộc họp G20, ông ấy đã tuyên bố và kêu gọi các đại biểu của các quốc gia xoay quanh vấn đề thương mại tự do như " Tôi kêu gọi 1 môi trường thương mại minh bạch. Tôi cũng mong muốn các vị ngồi đây đồng ý cũng tôi xây dựng những thỏa thuận để xây dựng môi trường đầu tư thương mại an toàn và minh bạc trong tương lai". Thế nhưng ngay khi kết thúc cuộc họp, ông đã thực hiện các biện pháp trả đũa Hàn Quốc vi phạm đến sự tự do và minh bạch trong thị trường đầu tư thương mại. Động thái của Ông không phải đã khác hoàn toàn với những gì đã tuyên bố. Năm 2010, Nhật Bản cũng đã từng hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc hay sao? Ông lý luận và biện minh rằng hành động này "không trái với quy định của WTO."

Người Hàn Quốc nghĩ rằng Ông Abe đang sử dụng vấn đề này cho những âm mưu chính trị trong nước của mình. Người Hàn Quốc cho rằng vấn đề này đang được Ông Abe sử dụng cho cuộc bầu cử sắp tới cho hạ viện sắp tới. Bất chấp cuộc biểu tình chống đối ông xảy ra tại Tokyo, Ông sử dụng vấn đề trong mối quan hệ của Nhật Bản và Hàn Quốc làm bàn đạp cho những âm mưu trong chính trị. Có rất nhiều nhận định cho rằng: Ông Abe nên dừng các động thái tiêu cực này lại. Cuộc chiến này không chỉ gây thiệt hại cho các công ty Hàn Quốc đang phụ thuộc vào Nhật Bản mà còn gây ra những tổn thất nặng nề cho các công ty Nhật Bản. Và cuối cùng, Trung Quốc sẽ là người chiến thắng duy nhất. Ngôn luận của Nhật Bản có quan tâm đến vấn đề này mỗi ngày? Dường như Thủ tướng Abe đang âm mưu đi theo "con đường của Trung Quốc".

Một vấn đề nữa chúng ta cần đề cập đến. Đó chính là hành động phản ứng gay gắt của Ông Tập Cận Bình và Trung Quốc xoay quanh vấn đề xây dựng hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao THAAD của Hàn Quốc. Trung Quốc yêu cầu Hàn Quốc cần gỡ bỏ THAAD - 1 hệ thống phòng thủ tên lửa hạt nhân của Triều Tiên. Ông đã đưa ra các động thái nhằm đặt được mong muốn của mình, cấm Trung Quốc nhập khẩu hầu hết tất cả các sản phẩm của Hàn Quốc , ngăn chặn và hủy bỏ các buổi công diễn của Hàn Quốc tại Trung Quốc, cấm khách du lịch Trung Quốc đến Hàn Quốc. Cuối cùng, sau khi Hàn Quốc đồng thuận với lời hứa 3 đô bao gồm việc khẳng định sẽ không xây dựng thêm hệ thống THAAD nào khác. Sự việc này khiến người Hàn nhớ đến những đau thương xảy ra năm 1637 khi Cuộc xâm lược Triều Tiên lần thứ hai của Mãn Châu điễn ra.

Vào tháng 1 năm 2017, tại diễn dàn kinh tế thế giới diễn ra tại Davos, Ông phát biểu rằng "Chúng tôi khuyến khích thương mại và đầu tư tự do toàn cầu và phản đối mạnh mẽ chủ nghĩa bảo hộ" ... Mỗi quốc gia dù có sự khác biệt về nền tảng kinh tế, về diện tích địa lí thì đều có quyền và nghĩa vụ riêng của mình với tư cách là thành viên bình đẳng của cộng đồng quốc tế". Những lời này gây tổn thương sâu sắc đến người dân Hàn Quốc.

Hai quốc gia Nhật Bản và Trung Quốc đều có một điểm chung. Đó là sự không thể phản kháng với những yêu cầu của Hoa Kì. Khi Ông Trump đề cấp đến Hiệp ước phòng thủ bất công giữa 2 nước (Hiệp ước được thực hiện từ sau thế chiến II, bảo đảm Mĩ sẽ bảo vệ Nhật nếu nước này bị tấn công. Ông Trump đã nói rằng hiệp ước này là bất công và yêu cầu Nhật Bản cũng cần phải có nghĩa vụ ngược lại.) Ông Abe đã không thể có động thái nào sau lời đề cập của tổng thống Mỹ. Vậy phải chăng Nhật Bản và Trung Quốc có xứng đáng là 2 cường quốc và có quyền nhận được những tiếp đãi từ đặc quyền của mình không?.

Nhật Bản đang mơ về giấc mở trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Trung Quốc thì đang âm mưu trở thành trung tâm của thế giới thông qua việc thành lập kế hoạch ' Một vành đai, Một con đường'. Để đạt được ước mơ đó, trước tiên 2 cường quốc này cần phải tìm được sự đồng thuận từ các nước trong khu vực. Cũng giống như triết lí của Mạnh Tử, để trở thành 1 cường quốc thì các quốc gia này cần phải biết lấy lòng các nước nhỏ. Vậy ai sẽ là người có thể làm được triết lí trên và đảm bảo 1 thế giới và Liên minh Châu Âu ổn định sau khi bà Merkel - thủ tướng Đức rút lui?

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기