Đời sống Xã hội

Động thái của Mỹ trong bối cảnh xung đột giữa Nhật Bản và Hàn Quốc leo thang.

응웬티탐 (Choiketu93@ajunews.com)16:30 10-07-2019
Trong khi cục diện xung đột kinh tế giữa Hàn Quốc và Nhật Bản không tìm được lối thoát, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố lặp lại về nguyên tắc "hệ thống điều phối quốc tế của ba nước cần được duy trì chặt chẽ".
 

[Tổng thống Moon Jae-in đang bắt tay với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại buổi tiếp đón chính thức của hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka vào ngày 28 tháng 3. [Ảnh: Yonhap News]]


Vào ngày 8, thông qua Đài Tiếng nói Mỹ VOA, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: "Hợp tác chặt chẽ giữa Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản là điều cần thiết trong bối cảnh thách thức từ Triều Tiên".

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao cho biết: "Nhật Bản và Hàn Quốc đều là đồng minh rất quan trọng đối với Mỹ. Mỹ coi trọng mối quan hệ mật thiết và bền chặt giữa ba nước trong bối cảnh giải quyết những thách thức từ Triều Tiên, Ấn độ Thái Bình Dương và sâu rộng hơn là trên toàn thế giới."

Gần đây, Mỹ nêu rõ quan điểm trung lập nhấn mạnh việc tăng cường đẩy mạnh mối quan hệ ba chiều. Mặt khác, Bộ Ngoại giao của Mỹ cũng không đưa ra bất kì bình luận nào về việc Nhật Bản tuyên bố luật hạn chế xuất khẩu nguyên vật liệu bán dẫn sang Hàn Quốc.

Thay vì chủ động can thiệp vào cuộc xung đột giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, Nhà Trắng đã nhiều lần kêu gọi 3 bên hợp tác "liên minh ba chiều" để đáp ứng chung cho vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.

Tổng thống Trump, người luôn thẳng thắn bày tỏ ý kiến của mình trực tiếp thông qua Twitter cũng không có động thái nào đề cập chính thức đến những xung đột giữa Hàn Quốc và Nhật Bản xảy ra gần đây.

Thông qua những động thái im ắng gần đây của Trump, người ta đồn đoán rằng liệu có phải chính quyền của Ông chủ Nhà Trắng cũng đang rất cẩn trọng trong mối quan hệ với 2 nước này.

Khác với thực tế, một số quan chức thuộc chính quyền của ông chủ nhà Trắng cũng đã bày tỏ quan ngại về những căng thẳng giữa Hàn Quốc và Nhật Bản gần đây.

Một nhà ngoại giao Washington cho biết "Bây giờ không phải là thời điểm Mỹ có thể đưa ra 1 động thái cụ thể nào. Mỹ đang cẩn thận suy xét và phân tích cụ thể về quy định hạn chế xuất khẩu vật liệu đến Hàn Quốc của Nhật sẽ có những tác động tiêu cực gì đến các công ty Mỹ. Mặt khác mối quan hệ căng thẳng giữa Hàn Quốc và Nhật Bản có khiến Trung Quốc ngư ông đắc lợi hay không. "

Một chuyên gia khác cũng bày tỏ ý kiến rằng: "Chính quyền Mỹ đang suy xét cẩn thận và chắc chắn, sau đó mới đưa ra hành động. Bởi lẽ bối cảnh xung đột lần này của Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ không thể dễ dàng kết thúc trong một khoảng thời gian ngắn"

Trong thời điểm này, thật khó để đưa ra nhận định rằng Mỹ sẽ có những động thái nào tiếp theo trong bối cảnh xung đột giữa Hàn và Nhật đang leo thang.

Ông Scott Sean, giám đốc công ty tư vấn khủng hoảng Eurasia Group Hoa Kì cho biết "Nếu xung đột giữa đồng minh lớn nhất của Mỹ là Hàn Quốc và Nhật Bản tiếp tục leo thang, Việc Mỹ phải đối mặt với những căng thẳng trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và Triều Tiên chỉ là 1 sớm 1 chiều".

Khác với chính quyền trước đây, ông chủ nhà trắng Trump vẫn đang giữ động thái không can thiệp. Nếu Trump không thay đổi suy nghĩ và tỏ rõ động thái của mình thì những xung đột giữa Hàn và Nhật sẽ ngày càng gay gắt hơn.

James Zum Walt, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương tại Tổ chức Hòa bình Sasakawa, cảnh báo rằng "nếu cuộc xung đột giữa Hàn Quốc và Nhật Bản tiếp diễn, Mỹ sẽ khó có thể đạt được kết quả phi hạt nhân hóa từ Triều Tiên".

James Shaw, một nhà nghiên cứu tại Carnegie Endowment Hòa bình Quốc tế, nói: "Xung đột kéo dài giữa Hàn Quốc và Nhật Bản có thể gây ra hậu quả tiêu cực. Trong bối cảnh này, Mỹ cần phải đóng vai trò trong việc hòa giải và tạo ra đối thoại giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Đứng ở vị trí trung lập, Mỹ khó có thể đưa ra ý kiến đứng về bên nào. Tuy nhiên Mỹ cũng cần làm cầu nối để việc đối thoại 2 bên giữa Nhật và Mỹ được thỏa thuận tốt đẹp'

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기